Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

1077. Cài đèn ‘đom đóm’ của ông Edison... (Thư giãn)

Trời mưa nghĩ chuyện ‘đom đom’ (đóm)
Buồn cười cái vụ ‘chôm chôm’ tích Tàu!
Người ta tiến tận đẩu đâu
Còn ta quay lại cái thời... ‘đom đom’!
---------
Edison và Einstein là hai trong những ‘tỉ phú trí tuệ’ của nhân loại... Ông Edison nổi tiếng với câu chuyện ‘Xếp yêu cầu ông và một kỹ sư đóng tàu đề xuất một mẫu thiết kế tàu mới... Đến hẹn, ông kỹ sư chỉ đề xuất được có 1, trong khi Edison đưa ra đến... 50 mẫu!, mà mẫu nào cũng đầy tính sáng tạo’... Đó là vì Edison luôn suy nghĩ ra nhiều cái thì ông mới tổng hợp ra được một cái, nhưng ông suy nghĩ nhiều quá đến nỗi tổng hợp ra một lúc trên... 50 cái!’... 
Kết quả hình ảnh cho Phùng Xuân NhạTừ đó ta mới suy ra rằng nếu chỉ học có một thứ ‘triết’ thì chả nghĩ ra được thứ triết nào, hay may lắm là thứ xáo bò, à quên, xáo tạng ‘Lãng phí hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm là do học sinh... viết bậy vào sách giáo khoa’* (!, HÌNH 1), rồi lên làm giáo sư tiến sĩ gì gì đó!... Có thể mấy ông/bà này học từ... ‘đèn đom đóm’ mà ra chăng!
Phát minh làm tên tuổi của Edison ‘tồn tại vĩnh viễn’ trong lịch sử nhân loại là cái ‘đèn dây tóc’ (đèn Edison), chứ không phải là cái ‘vuông, tròn, méo’ nào đó mà ai đó đang ‘gáy’!:
- Đầu năm 1879, tại phòng thí nghiệm của mình, Thomas Edison - một trong những nhà phát minh nổi tiếng nhất của mọi thời đại đã chế tạo bóng đèn điện sợi đốt đầu tiên. Đèn phát sáng khi dòng điện đi qua dây tóc mỏng platin đặt trong một bóng thuỷ tinh hút chân không để chống ôxy hóa. Lúc đó, đèn chỉ cháy trong vài giờ... Tháng 10/1879, mẫu đèn đầu tiên của Edison đã cháy trong 45 giờ. Ngày hôm sau Edison bắt đầu thí nghiệm mới dùng bìa các tôn tẩm carbon làm dây tóc; vào đêm giao thừa 31/12/1879 Edison biểu diễn trước công chúng phát minh của ông tại công viên Menlo, New Jersey; ngày 17/1/1880, bằng phát minh được cấp cho Edison. Đó là thành quả của sự cải tiến liên tục của Edison làm cho đến tận năm 1879. 
Mặc dù đã hơn trăm năm qua chiếc bóng đèn này vẫn giống như những chiếc bóng đèn đang chiếu sáng các ngôi nhà hiện nay... (wiki) 

*
'Thấy bà hôn ??? Tá»›i các nhà chuyên môn có ý kiến nữa rồi !!!'Đèn LED*, đèn neon, đèn dây tóc, đèn dầu, đèn cầy, rồi đèn... ‘đom đóm’ dẫn ta đến nhiều ấn tượng thú vị, thậm chí còn lồng trong đó cái đgl ‘mông muội’!... Đèn LED là biểu hiện của thời 4.0, áp dụng phổ biến trên thế giới năm 2014*...; đèn neon rồi đèn huỳnh quang của thời 3.0, phát minh # 1937 (HÌNH 2)...; đèn Edison hay ‘đèn dây tóc’ là sản phẩm của thời 2.0, phát minh # 1879...; đèn dầu của thời 1.0, ra đời từ Ba Lan, # 1853...; đèn cầy hay đèn sáp* của thời 0.0, xuất xứ từ ‘Ả Rập’!, cách đây # 2000 năm...; còn đèn ‘đom đóm’ là của... thời cmn nào!, I don’t know là tôi không biết!...
Lưu ý rằng cái mà đgl cuộc ‘Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư’ (CMCN4) thì nay mới chỉ ở dạng sơ khai, dễ hiểu là cho đến khi mà ‘đa số’ ta bước vào nhà chỉ cần ‘bấm nút’ mà không cần cả xâu chìa khóa mở cửa ‘lách cách’, thì mới tạm gọi là bước vào ‘thời 4.0’ (sau 2025!), tuy nhiên chuyện này còn lâu mới xảy ra ở VN!...
Để dễ nhớ, khi nói đến ‘bóng đèn của Edison-1879’ thì ta hãy liên tưởng đến ‘thời 2.0’, còn các thời khác thì có thể từ đó mà suy ra... Nếu hiểu nôm na thì ‘đèn đom đóm’ là sản phẩm của ‘tích Tàu’ có từ thời tiền-Nguyên Mông, chính xác là vào thời Tấn, nhưng ở đây nói Mông cho dễ nhớ, vì ‘mông’ làm ta hình dung đến cái... ‘Khu đặc 2018’!... Còn nói theo lịch sử của ta thì dù nó là vào thời Nguyễn Hiền hay Mạc Đĩnh Chi gì gì đó thì cũng trước cả thời Nguyên Mông! (xem dưới).
Để hình dung rõ hơn thế nào là ‘thời 4.0’, nếu các bạn rảnh thì hãy vào xem toàn bộ phim ‘Điệp viên 007’ hay ‘James Bond’ (chứ đừng xem phim... Trương Vô Kỵ!), trong đó sẽ mô tả khá chi tiết cho bạn thấy thế nào là 'BỘ MẶT THẬT CỦA THỜI 4.0’:
- Phim Bond từ tập 1-24: https://www.google.com.vn/search?q=phim+james+bond&oq=Phim+James&aqs=chrome.2.69i57j69i60j0l6.6948j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-8
*
Nói thời ‘đom đóm’ là thời trước Nguyên Mông cũng chả... oan!...
Thật vậy, bởi ta có thể lên mạng và dễ dàng xem phim ‘Bao Thanh Thiên’ để xem mấy tay ‘hàn sĩ Tàu’, hay lão Bao đêm đêm thắp ‘đèn cầy’ ngồi ngâm cứu cách xử án!, thời này là vào cuối và nửa đầu tk11, thời Tống Nhân Tông, tức là thời mà nhà TỐNG đang rục rịch chuẩn bị bước sang thời Nguyên Mông, hay vào thời ĐINH Bộ Lĩnh bước sang thời Lê, Lý ở nước ta... Còn phim ‘Khang Hi vi hành’ cũng vậy, tả cảnh vua Khang Hi ngồi đốt ‘đèn cầy’ tán ‘gấy’ suốt đêm* với Trà hoa nữ - nữ sát thủ Tát Dung Nhi (phim ‘Trà diệp ký’)...
Thực ra, vụ ‘đèn đom đóm’ không có nói nhiều trong sử hay văn học, mà chỉ thi thoảng có nhắc đến mấy ‘con đom đóm’ trong các ‘truyện ngôn tình diễm lệ’ vào thời cổ tích-mông muội của Tàu (ở phương ‘Tây’ cũng có, vd như trong truyện ‘Cô bé Lọ Lem’*, hay trong bài hát ‘Bông cỏ may’ của Tuấn Vũ*)...
Sao ‘mông muội’? Cũng là một loại hậu duệ của thời Mông-Minh, thời mà ‘Minh giáo’ phải đổi tên thành ‘Triều Dương thần giáo’ (vì bị Chu Nguyên Chương đàn áp); cụ thể là vào cuối thời Đông Xưởng/Tây Xưởng, cũng là thời mà người dân tộc Miêu kết hợp với giặc Oa (Nhật) quậy phá vùng duyên hải Trung Hoa..., vào khoảng cuối tk15, có thiên tình sử ‘Lệnh Hồ Xung - Đông Phương Bất Bại’:
- Cất giấu hình ảnh người, khắc sâu vào trái tim ta/Không thể thể nào quên được lần đầu gặp gỡ/Sợ năm tháng trôi qua, xóa đi dung nhan kiều diễm/Vẫn là người năm ấy, chàng thiếu niên đa tình/Câu chuyện của chúng ta giờ chỉ còn lại lớp vỏ bọc/Nhân tình đã sớm thay hình đổi dạng/Nhưng dù cho đau đớn vẫn nguyện không buông tay/Lưu giữ lại khoảng hồi ức cuồng dại/Không cần lãng quên/Chẳng cần tỏ tường/Vì điều ta muốn chỉ là bờ vai nơi người/Lưu giữ khuôn mặt người, họa vào trong tâm can... 
- Hoạ Tình (Diêu Bối Na): https://www.youtube.com/watch?v=7lH4rwCRwE0
Kết quả hình ảnh cho Túi Ä‘om đómVâng, vào những đêm hôm khuya khoắt, Lệnh Hồ Xung thường dẫn nàng Đông Phương Bất Bại đi chơi... đom đóm! (HÌNH 3) - là nhiều cảnh trong ‘Tiếu ngạo giang hồ - Trần Kiều Ân' (phim chế bản), nhạc cảnh này nay đã có gần 3 triệu lượt người nghe...

*
Ngoài ra, ông Hoàng Tuấn Công còn giúp ta một đoạn...
TỪ “TÚI ĐOM ĐÓM” CỦA TÀU, ĐẾN “TRỨNG ĐOM ĐÓM” CỦA TA
Đời Tấn có người học trò tên là Xa Dận thông minh đĩnh ngộ ham học, nhưng gia cảnh bần hàn. Nhà nghèo, không đủ tiền mua dầu thắp sáng, nên vào những đêm hè, Xa Dận bắt đom đóm bỏ vào một cái túi lụa, gọi là “nang huỳnh” (túi đom đóm) để tạo ra ánh sáng đọc sách thâu đêm. Đến khi trưởng thành, Xa Dận càng nổi danh mẫn tiệp, thông tuệ, sau làm tới chức Lại bộ thượng thư.
Cũng vào đời Tấn, còn có một anh học trò khác, tên Tôn Khang, nhà cũng rất nghèo. Tối đến không có dầu đèn để xem sách, Tôn Khang cảm thấy đêm dài như vô tận. Đến mùa đông tuyết rơi, anh học trò nghèo Tôn Khang thường ngồi cạnh cửa sổ, nhờ ánh sáng phản chiếu của tuyết trong đêm để đọc sách, sau thành tài, làm quan tới chức Ngự sử đại phu.
Người đời sau đặt nên thành ngữ “Nang huỳnh độc thư” (Đọc sách bằng túi đựng đom đóm) hay “Ánh tuyết độc thư” (Đọc sách bằng ánh sáng của tuyết) chỉ những tấm gương hiếu học, vượt qua mọi gian khổ. Các dị bản “Nang huỳnh tích tuyết”; “Tập huỳnh ánh tuyết”; “Tụ huỳnh tích tuyết”; “Chiếu huỳnh ánh tuyết”, v..v… đều chỉ hai tấm gương hiếu học Xa Dận và Tôn Khang đời Tấn.
Vậy, sự thực người ta có thể đọc sách bằng ánh sáng của đom đóm bỏ vào túi vải lụa, hoặc ánh sáng phản chiếu của tuyết không?
Kết quả hình ảnh cho Túi Ä‘om đómTheo tôi, cũng có thể đọc được, nhưng rất khó (HÌNH 4). Đọc trong chốc lát đã khó. Nhờ đọc sách bằng cách ấy mà thành tài lại càng khó. Nhưng, chính vì khó, mới trở thành giai thoại, huyền thoại. Chính vì khó, mà trải qua hàng ngàn năm, đất nước TQ rộng lớn với hàng tỉ người, nhưng đọc sách bằng ánh sáng đom đóm cũng chỉ dừng lại con số 1 duy nhất-một người duy nhất sống ở thời kỳ mà hư thực thường hay ẩn hiện trong màn sương huyền hoặc. Bởi vì khó, nên mới được sử sách lưu danh. Nếu đọc được sách dễ dàng, thì chắc hẳn “đèn đom đóm”, hay “ánh tuyết” đã trở thành một thứ “năng lượng” được người khai thác rộng rãi, chứ không chỉ dừng ở những giai thoại trong sách vở.
Nhiều câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu” (24 gương hiếu) của người TQ cũng huyền hoặc chẳng khác nào gương “Nang huỳnh ánh tuyết”. Ví như “Ngoạ băng cầu lý” kể chuyện Vương Tường đời Tấn. Vì mẹ thèm cá chép, mà đương mùa đông Vương Tường vẫn nằm trên băng giá lạnh, cố tìm cho được. Rồi bỗng dưng băng nứt ra cả đôi cá chép. Hay “Khốc trúc sinh duẫn”, kể chuyện Mạnh Tông đời Tam Quốc. Giữa mùa đông giá lạnh, nhưng vì mẹ ốm, thèm canh măng, nên Mạnh Tông vào rừng, ngồi bên gốc trúc để khóc, bỗng đất trồi lên mấy giò măng.
Có lẽ chẳng cần làm thí nghiệm, người ta cũng hiểu rằng, đó chỉ là những câu chuyện DO NGƯỜI TQ SÁNG TÁC, “điển hình hoá” để tôn xưng những tấm gương hiếu học, hiếu với mẹ cha, nêu cao cho đời sau, chứ không có thực.
Ở Việt Nam, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cũng được người đời vì quý mến mà gắn với câu chuyện đọc sách bằng đèn đom đóm. Không ai tức giận, hoặc phản đối giai thoại này, bởi lẽ ông sống vào thời kì mà về sau những câu chuyện mang tính chất huyền sử vẫn được truyền tụng. Và có lẽ trên hết, Mạc Đĩnh Chi là người tài năng và có công tích thực sự với dân, với nước.
HTC/9/2018

***
Chuyện cái đèn dầu ở thôn quê vào trước và sau những năm 1960 thì tôi... nhớ rồi, đến khoảng năm 1965 thì ở miền Nam đã có điện - chủ yếu là ở thành thị... Còn sau 1975 thì một số nơi ở vùng ngoại ô mới có điện, nhưng phải bắt nhờ của nông trường/xí nghiệp, mỗi nhà chỉ được phép bắt một bóng đèn tròn, mà phải là những hộ có ‘số má’!...
Về vụ đèn ‘đom đóm’, lang thang đọc trên mạng, nghe người ta nhắc đến 2 ông siêng học là Nguyễn Hiền và Mạc Đĩnh Chi (HTC, nói trên) gì gì đó... Còn chuyện ông Nguyễn Hiền thì tôi quên mất, hỏi cụ Google thì mới được nhắc là ông sinh 1234-1256, thời Trần Thái Tông, đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi...; tôi đọc tư liệu về ông Nguyễn Hiền... mỏi cả mắt mà chả thấy cụ Wiki... thèm nhắc gì đến cái vụ ‘đèn đom đóm’ cả!, hahaha...
Nhớ đến 2 câu ‘Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán. Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường’, tôi bỗng mỉm cười chua chát, vì vào những năm 1850, thế giới đã thừa có những phát minh về 'đèn điện' của Galvani, Volta, Davy*... và phương Tây đang dần chuyển sang cuộc CMCN 3.0... Chiến tranh Nha phiến đã bùng nổ bên Trung Hoa, nhà Thanh thất bại nhục nhã và buộc phải ‘bấm nút’ thông qua ‘Nuật Khu đặc’ và nhượng cái ‘Khu đặc Hồng Kông - cẩu cẩu năm’ cho Anh vào năm 1941...
Ảnh của Trần Minh Châu.Còn Pháp thì tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, VN mất chủ quyền quốc gia và bắt đầu chìm vào thời kỳ ‘100 năm đô hộ giặc Tây’, thì cái lũ ‘khốn lạn’ ôm... dấy Tàu (HÌNH 5) vẫn còn mơ màng về cái ‘đèn đom đóm - 0.0’ của bọn Hán, Đường quá xa xưa!!! Không chỉ thế, mà mãi cho đến nay, đã năm 2018 rồi!!!, đã thời @ rồi!!!, khi thế giới đang chuyển mạnh sang thời ‘remote - 4.0’ (bấm nút), thời mà dân Việt mỗi năm phải bỏ ra 3-4 tỉ USD để cho con cháu sang bên ‘Mỹ’ học, thì bọn ‘Thứ tư nghỉnh cu’ này vẫn còn ngược về quá khứ xa hơn để ôm... dấy cả bọn ‘hàn sĩ’ Xa Dận, Tôn Khang chết rục xương cái cmn tuốt từ thời Tấn*!, cụ thể hơn là mấy ‘con virus được thuần hóa từ phương Bắc’ này vẫn cố moi móc cho ra chuyện cách đây đến... 1700 năm CỦA TÀU để mần cho được cái đgl ‘giáo dục’ cho con cháu ta!... Mịa nó!, không muốn nói tiếng Đan Mạnh cũng không được!

...Đèn đom đóm lấy ánh sáng từ đâu? Từ bụng con ‘đom đóm’, chỗ đó mấy người dân ở xóm tôi gọi là... cứt đom đóm.
Nghe vậy, thằng Cu xía vào, làm như nó có nhiều kinh nghiệm cuộc đời lắm!:
- Ở đời mình gặp 10 người thì có đến 9 người đểu!
‘Sư tử’ liền quát cho một tâng:
- Xí, mầy nhân đạo quá đáng!, thế thì làm sao mà sống ở đời này được!
'10 thằng thì có đến... 11 thằng đểu nghe con' (!)
Ha..ha..ha...

Chấm hết.
---------
Chú dẫn:
1.       Bông cỏ may (trình bày Tuấn Vũ, kg tìm ra bản gốc - rất hay) https://www.youtube.com/watch?v=zleUhD7hKxY
2.       Cô bé Lọ Lem (Cinderella) là một bộ phim kỳ ảo lãng mạn của Hoa Kỳ…, cốt truyện phim lấy cảm hứng từ truyện cổ tích 'Cô bé Lọ Lem' của Charles Perrault… Bộ phim ra mắt vào 13/3/2015 tại cả Mỹ và Việt Nam... (wikipedia). Xem phim tại:http://www.phimmoi.net/phim/lo-lem-2406/xem-phim.html
3.       Đèn LED (Light Emitting Diode) là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại... Trong ứng dụng làm thiết bị chiếu sáng, các chip LED được lắp ráp với nhau thành một nguồn phát ánh sáng nằm bên trong  các sản phẩm có hình dạng như: bóng tròn, tuýp dài, hình nến, hình cầu, downlight... Một số chip có khả năng phát ra hơn 300 lumen/watt. Năm 2014, thị trường LED đạt 2 tỷ USD và dự kiến có thể đạt mức 25 tỷ USD vào năm 2023... (denledsang-vn)
4.       Đèn sáp: thường được làm từ sáp ong, một số loại sáp thực vật và mỡ động vật như mỡ bò...
5.       Khang Hi ngồi đốt ‘đèn cầy’ tán ‘gấy’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/11/272-vai-nhan-xet-ve-chuyen-khang-hi-vi.html
6.       Lãng phí hàng nghìn tỷ mỗi năm là do học sinh viết bậy vào sách giáo khoa? http://chinhtrivn.net/lang-phi-hang-nghin-ty-moi-nam-la-do-hoc-sinh-viet-bay-vao-sach-giao-khoa.html
7.       Thám hiểm vũ trụ: Sau khi vượt qua nhiều đợt thử nghiệm vào năm 2017..., cuối cùng thì tên lửa Falcon Heavy sẽ di chuyển phi hành đoàn và hàng hóa giữa Trái Đất và sao Hỏa... Cơ quan Vũ trụ Châu Âu hy vọng sẽ phóng tàu vũ trụ BepiColombo của mình trước dịp cuối năm 2018; chuyến bay vào cuối năm sẽ.. đến sao Thuỷ, hành tinh gần mặt trời nhất... Tàu thăm dò NASA's Parker Solar dự kiến ra mắt vào mùa hè 2018... sẽ bay gần mặt trời hơn bất kỳ tàu không gian nào trong lịch sử... Xem thêm: https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/9-diem-moi-trong-nghien-cuu-tham-hiem-vu-tru-vao-nam-2018-20180102152324321.htm
8.       Thời Tấn: bắt đầu từ ‘Tư Mã Viêm’, cháu nội của Tư Mã Ý, lên ngôi năm 266..., kết thúc năm 420.
9.       Volta, Davy: Vào năm 1800, nhà phát minh người Ý Volta đã phát triển phương pháp thực tiễn đầu tiên làm phát ra điện, đó là cột volta. Năm 1809, Davy lần đầu tiên biểu diễn đèn hồ quang carbon tại Viện Hoàng Gia ở London. Năm 1877, những ngọn đèn hồ quang được treo bên ngoài Nhà hát kịch Balê, Pari... (wiki) 

5 nhận xét:

  1. Thăm huynh và đèn đôm đóm của huynh nhé! Chả muốn Huynh cứ chê GD nhìu thế đâu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Phạm Hiền có bình như sau, huynh trả lời chung vậy:
      -Phạm Hiền Không có đủ tiền đóng tiền điện (vì bị tăng giá bất ngờ) nên bị cắt cụp tối thui. Đèn dầu thi lạc hậu khó tìm mua. Thế là tui ghiền đọc sách quá, tìm bắt đom đón không có (vì dư lượng thuốc trừ sâu giết sạch), đành đọc sách dưới cột đèn. Haha. 0.4

      Xóa
    2. À, tôi bận đi... công tác anh à...
      Thấy một chuyện lạ... Nhà ông kia, ngồi ở phòng khách cứ nghe 'kính coong' hoài!... Đi quan sát mới biết.. Ở hai mí cửa trước nhà ổng có dán hai 'miếng băng' trắng bằng đầu ngón tay, cách nhau khoảng 5mm... Trong nhà ổng có cắm một 'cái gì đó' (X) cỡ bằng nửa cái điện thoại smartphone... Cứ hễ có ai đầy cửa vào hay ra, thậm chí là gió làm hở cánh cửa 1cm, thì nó bị dứt 'cảm ứng' và phát ra tiếng 'kính coong', nên người nhà biết liền...
      Tôi mới rút cái vật X đó ra xem thì thấy nó có đường nét rất tinh vi, có dán 'tem' hẳn hoi, còn có các dòng chữ thông số kỹ thuật rất nhỏ, đọc rất khó... Hỏi ra thì con ổng làm cho Nhật, hay đi Nhật, và về tặng cho 'bố'... Từ đó tôi đoán nó là hàng Nhật...
      Mấy đứa 9X nói: 'Cách đây 20 năm thì tưởng đây là chuyện khoa học viễn tưởng!'...
      Đây là lần đầu tiên tôi thấy ở VN!..., và một ngày nào đó tôi sẽ... trang bị cái này, hehe...
      Thank anh!

      Xóa