Ta hát cho chiều - tiếng vĩ cầm xưa vọng lại
Ta gửi cho chiều - những khắc khoải chờ mong
Ta tặng cho chiều - mối tình còn lắng đọng
Ta viết cho chiều - nắng ấm rụng trong tim
(NGLB)
Ta gửi cho chiều - những khắc khoải chờ mong
Ta tặng cho chiều - mối tình còn lắng đọng
Ta viết cho chiều - nắng ấm rụng trong tim
(NGLB)
*
Giả sử có ai cho mình 2 chọn lựa: một là nói chuyện với 1
anh nông dân, hai là nói chuyện với 1 ông tiến sĩ, thì mình sẽ chọn nói chuyện với
anh nông dân, vì sao?
Vì người nông dân ‘rin’ nói những chuyện có tính chất sống còn và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ = triết lý thực và tự nhiên nhất,
trừ những nông dân bị ‘tha hóa' - tức là
làm nông không đủ sống mà phải chuyển sang nghề chụp giựt như chạy xe ôm, sửa
xe hon-đa, bán quán, bán thịt chó, quấn mô-tơ, kinh doanh nhà nghỉ một giờ, đi
đào vàng…, mà họ không còn đầy đủ tính chất của thuần-nông-dân.
Vì có không ít tiến sĩ, ví dụ nói ‘tôi sống tức là tôi
bất tử’, ‘ông Tagore là vĩ đại thế này thế nọ’, ‘ông TQ nói: không có tình bạn vĩnh cửu mà
chỉ có quyền lợi vĩnh cửu!’, hay ‘tôi là trí thức nên tôi nói cái gì là phải đúng’ (khi được làm xếp), ‘thằng đó là ngu, chả biết cái gì’ (khi được làm
xếp), hay ‘làm như thế mới là… phi thường’, ‘nói như thế mới là triết lý’… mà
quá viễn vông và quá xa rời thực tại, trừ một số thầy/cô vẫn còn giữ được tính
chân chất và khiêm tốn của người đã xuất thân từ lũy tre xanh.
*
Các nông dân đã nói gì? Sau đây là vài mẩu chuyện mà họ đã
kể trực tiếp cho LB nghe, theo thứ tự A, B, C, có chuyện rất ngắn, có chuyện dài một tí.
1. Hai con ốc sên yêu nhau và thành phật!
Mình nghe một nữ triết gia nông dân! kể một câu chuyện như
sau: Có 2 con ốc sên cô đơn, chúng sống trong thế giới ảo, cả 2 con đều nghĩ
'không suy nghĩ lôi thôi' gì cả mất thời giờ, chúng đến với nhau, yêu nhau
không cần biết vũ trụ này có tồn tại hay không nữa. Nghe chuyện, đức Phật
ngưỡng mộ, bèn cho cả 2 thành phật!
2. Khi nào vui được thì cứ vui, nghĩ đến
tương lai làm gì cho khổ
Cách đây 5-6 năm gì đó, hắn đi xe đò và có dịp ngồi cạnh một
ông nọ suốt cả đêm trên đường đi… Nhà ông ấy trồng và kinh doanh cây cảnh, đó
là cây mai. Ông ấy kể lại là mới vừa bán được cây mai 10 triệu đồng, sau khi
báo cáo với vợ xong là ông ấy phi ngay lên một chuyến xe khách và đi chơi. Ông
ấy giả vờ bỏ quên cái điện thoại di động ở nhà, thế là đi chơi mút mùa lệ thủy,
không ai biết ông ấy đi chơi ở đâu, làm cái gì, nhậu có xỉn hay không, …, khi nào
hết tiền thì về, chờ dịp bán được cây mai khác, rồi đi chơi. Hắn mới lấy làm
ngạc nhiên và hỏi ‘anh có thương vợ con không?, trả lời ‘có, tối sắp xếp chu
đáo hết rồi’; hắn lại hỏi:
- ‘vậy sau này anh sống bằng cái gì?’, trả lời:
- ‘đời là thế, khi nào vui được thì cứ vui, nghĩ đến tương
lai làm gì cho khổ’…
3. Khôn hơn nhà bác học
…Ông bác học thì hầu như cái gì cũng biết, biết nhiều, biết
rộng, đã gọi là ‘bác’ mà, vì thế ông ta mới ‘cá độ’ với một người nông dân:
- Tôi hỏi anh một câu, nếu anh trả lời không được thì anh chỉ
trả tôi một hào thôi, còn nếu anh hỏi tôi một câu mà tôi trả lời không được thì
tôi phải trả anh một đồng (một đồng = 10 hào), ok?
Anh nông dân vì nể ông bác học nên phải o.k. Rồi ông bác học
hỏi anh nông dân một câu, dĩ nhên là anh ta trả lời không được, bèn móc túi trả
ông bác học một hào.
Rồi đến lượt anh nông dân hỏi:
- Đố ông biết có con gì mà có 9 cái lỗ mũi, có 9 con mắt, có
9 cái lỗ tai và có 9 cái mồm?
Ông bác học trả lời không được, bèn móc túi trả cho anh nông
dân một đồng. Rồi ông bác học hỏi tiếp:
- Thế đó là con gì?
Anh nông dân im lặng móc túi ra trả ông bác học một hào…
4. Thạc sĩ hay tiến sĩ đều là… thợ sơn
Có ông tên 'C' hỏi:
- Đố anh Th.S. là gì?
Một người trả lời:
- Th.S. là thạc sĩ, ai mà không
biết.
Ông C nói:
- Sai rồi, Th.S. là thợ
sơn.
Rồi ông C hỏi câu khác:
- Đố anh KTS VTV là gì?
Một người trả lời:
- KTS… là kiến trúc sư chứ gì, ai
mà không biết.
Ông C nói:
- Sai rồi, KTS VTV là kỹ thuật số
đài truyền hình VN.
À, té ra thạc sĩ hay thợ sơn,
kiến trúc sư hay kỹ thuật số VTV, đuôi to (vĩ đại) hay đuôi không to… cũng vậy thôi, chắc gì cái nào đã hay hơn cái nào!!!
5. ‘Thỉnh phu quân nhập’
(Lưu ý rằng đây
là câu chuyện tiếu lâm do một nông dân tên ‘Nặc!’ - kế toán trưởng của 1 hợp
tác xã ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình - kể năm 1978, chắc bây giờ ông ta đã
chết! Mình đánh giá đây là một câu chuyện có tính cách 'nhạo báng bọn trí thức
ra vẻ ta đây’ hơn là chuyện tục)
Ngày xưa, thời
tảo hôn, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó. Vì thế, khi lấy chồng, người con gái
thường không biết chồng là ai, cho đến khi về nhà chồng, chồng giở khăn voan
(khăn che mặt) ra, họ mới biết mặt nhau. Có cô kia, lấy
phải một anh chồng nhà Nho, mà anh chàng này có cái tật là phải nói bằng chữ
Nho thì anh ta mới trả lời. Đêm động phòng
hoa chúc, anh ta gõ cửa phòng, đứng ngoài cửa, đằng hắng một cái, rồi nói:
-Khai môn nhập
phòng! (= mở cửa cho anh vào)
Nàng trả
lời:
-Anh cứ vào đi.
Và nàng nhẹ bước
ra mở cửa, rồi bẽn lẽn leo lên giường, hồi hộp chờ đón tiếp và sẽ tặng anh một
bản tình khúc ân ái tuyệt luân. Không ngờ anh chồng bỗng nỗi giận, bỏ đi, cả
đêm không quay trở lại. Nàng rất lo lắng.
Tối hôm sau, anh
chồng lại đến trước cửa phòng và gõ cửa, anh nói với giọng to tiếng, tỏ vẻ rất
bực bội:
-Khai môn nhập
phòng!
Nàng lấy hết tự
tin, nói rõ ràng từng tiếng một:
-Anh cứ vào đi
mà, vợ chồng mình tâm sự rồi…, em xong 8 chữ S rồi nè: ‘sạch sẽ, sửa soạn, sẵn
sàng, sung sướng’.
Không ngờ anh
chồng cằm rằm chửi rủa, đá vào cách cửa một cái ‘rầm’, rồi hậm hực lớn bước bỏ
đi. Quá lo sợ, sáng
hôm sau, nàng về nhà để hỏi cha xem tại sao chồng mình lại có thái độ giận dữ
như vậy. Cha nàng cũng là một nhà Nho nên ông rất hiểu ý của anh chàng này. Ông
bèn rỉ tai con gái, bày cho cô một phương án xử lý tình huống rất là hiệu quả.
Đêm thứ ba, anh
chồng lại mò đến trước cửa phòng, anh cũng gõ cửa, ngần ngừ một tí, rồi nói với
giọng yếu ớt tỏ vẻ không tin tưởng vào cô vợ của mình:
-Khai môn nhập
phòng!
Nàng nhẹ nhàng
nói:
-Thỉnh phu quân
nhập! (= mời anh nhập).
Nghe nàng trả
lời bằng tiếng Nho, anh chồng rất sung sướng, bèn bước vào phòng, lên giường,
tiếp cận thân hình của nàng và nhập lần đầu. Nhập xong, khoan khoái nhất trên
đời, mà không lẽ không nói tiếng nào, anh bèn nói một câu cảm thán:
-Ngã khoái
hỉ! (= sướng vô cùng)
Nghe anh nói
tiếng Nho, cô vợ thất kinh hồn vía, vì cha của cô chỉ bày cho cô đúng có một
câu, nếu không nói thì sợ chàng nổi giận, vì thế cô đành bất đắc dĩ nói:
-Thỉnh phu quân
nhập!
Nghe cô trả lời
đúng bằng tiếng Nho, không thể mất lịch sự, anh chồng đành phải leo lên nhập
lần hai. Nhập xong, theo lệ, anh phải có một câu cảm thán:
-Ngã túc
hỉ! (mệt rụng đầu gối rồi)
Lại tiếng Nho,
nàng không còn cách nào khác ngoài câu trả lời:
-Thỉnh phu quân
nhập!
Lại tiếng Nho,
anh chồng lịch sự bèn cố gắng hết sức mình, leo lên nhập lần... ba. Nhập xong,
anh chồng hết xí quách (= rã rời chân tay), lăn thê thảm xuống giường, thở hào
hển, mồ hôi tướt ra dầm dề, cố gắng lắm anh mới bò đến được vách tường và ngồi
dựa vào tường cho đỡ mệt. Anh thều thào nói:
-Ngã tử
hỉ! (= mệt gần chết rồi)
Cô vợ chả còn
cách nào ngoài duy nhất một câu tiếng Nho đã học:
-Thỉnh phu quân
nhập!
Lúc đó, anh
chồng hết lịch sự, không nói tiếng Nho nữa, mà chuyển sang mầy tao:
-Mẹ mầy, tao mệt
gần chết rồi mà đòi nhập, nhập, nhập cái gì nữa…
Nàng lại nói
tiếp:
-Thỉnh phu quân
nhập...
6. Trong vương quốc của ái tình, nô lệ cũng là vua
‘Trong vương quốc của ái tình
Chúng ta là những tên nô lệ
Tự nguyện bán mình không một chút đắn đo
Suốt ngày không ăn vẫn thấy no
Ta đắm đuối trong cõi tình cho và nhận
Ta hiến dâng và ta chấp nhận
Trong vương quốc của người, nô lệ cũng là vua…’
(Đ.H, làm nông kiêm cô giáo)
Chúng ta là những tên nô lệ
Tự nguyện bán mình không một chút đắn đo
Suốt ngày không ăn vẫn thấy no
Ta đắm đuối trong cõi tình cho và nhận
Ta hiến dâng và ta chấp nhận
Trong vương quốc của người, nô lệ cũng là vua…’
(Đ.H, làm nông kiêm cô giáo)
7. Tui không cần biết
mấy ông bộ trưởng/thứ trưởng gì gì đó
Có một ông trồng cà phê nói rằng: ‘tui không cần biết mấy
ông có làm bộ trưởng/thứ trưởng gì gì đó hay không, nếu khi đương chức mà cái
mặt mấy ông ‘nhìn lên’ thì đối với chúng tôi là ‘miễn bàn’, các ông làm ra tiền
thì cho vợ cho con của các ông, chứ có cho chúng tôi cái gì đâu, rồi một ngày
nào đó, mấy ông cũng phải về ‘xóm’, nếu có tình có nghĩa thì chúng tôi còn chào
hỏi, nếu các ông không tôn trọng chuyện ‘bán anh em xa, mua láng giềng gần’ thì
chúng tôi xin kiếu’...
*
*
Cuối cùng: ‘Hắn viết, hắn thường nhớ đến thời thơ ấu, thời trẻ với
những cánh đồng, những dãy núi xa, những ngọn đồi gần, những dòng sông, những
rặng tre, khu nghĩa địa, những cái gai bòng, những cái lu nước, những con chó
bị làm thịt, cơn lụt dữ dội, một căn nhà 8.000m2 bị tan tành với 7 hố bom có
chỗ còn bốc khói và con chó yêu thương đã chết ngắt, trại tị nạn…, và những
những người nông dân, trong đó có có ba hắn. Mỗi một cái hắn nhớ là một câu
chuyện bao hàm sự thực và triết lý.
Dòng ấn tượng đôi khi luân lưu trong đầu óc hắn, hắn nhớ và
yêu những người nông dân mộc mạc đó. Có lúc hắn nhớ những người nông dân đó,
hắn khóc, hắn thông cảm với số phận của họ, hắn dành nước mắt cho họ, và hắn sẽ cùng khóc với họ. Cái hắn viết có hàm
chứa những người nông dân thực mà đã kết chặt vào tâm hồn hắn không thể nào
quên’. HẾT.
-------------------
Các entry có liên quan:
‘Hai con ốc sên’, ‘thạc sĩ’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/157-chi-la-tro-ua-cua-nhan-gian.html
‘Trong vương quốc của ái tình’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/151-su-ngo-ve-tinh-yeu.html
‘Anh nông dân
trồng mai’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/109-su-oi-cung-co-lam-cai-hay.html
'Những người nông dân': http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/02/12-nhung-nguoi-nong-dan-va-ba-han.html
‘Nông dân và bộ trưởng/thứ trưởng’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/158-lenh-ba-xa.html
‘Nông dân và bộ trưởng/thứ trưởng’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/01/158-lenh-ba-xa.html
Và mình rất nhớ những người bạn nông dân vui tính và trung thực của mình…
Trả lờiXóaA!Em xí được tem vàng nhà anh rùi nè! :)
Trả lờiXóaMấy câu chuyện thâm thúy quá anh ạ!Em đọc xong mà cười quên mệt mỏi.Hi..hi...
Em thích cái câu chuyện Khôn hơn bác học và ‘Thỉnh phu quân nhập" hơn cả đấy.Hi...hi..."Gậy ông lại đập lưng ông"!
Uh,
XóaLB rất thích đùa,
nên ở nông trường,
các bạn nông dân (lớn tuổi hơn)
đã ghé phòng làm việc của LB,
hay ngoài đồng ruộng, ngoài rừng...,
họ tâm sự với LB rất nhiều chuyện,
buồn có, vui có...
Cám ơn TA nghen, ngày mới ngọt ngào.
Và ngày hôm nay mới có một hiền triết LB . Rất đơn giản và gần gũi. Chia sẻ rất thiết thực "những chuyện có liên quan trực tiếp và có tính chất sống còn đến cuộc sống = triết lý thực và tự nhiên nhất" => DỂ HIỂU NHẤT
Trả lờiXóaÀ,
Xóalúc nào nghĩ về họ,
LB cũng thấy một tình cảm ấm áp, nhẹ nhàng,
mà trên thực tế,
ngày ngày LB vẫn chơi với ND đấy thôi.
Cám ơn KC, ngày mới ngọt ngào.
Trả lờiXóaNgười nông dân dí dỏm mà sâu sắc lắm!
Vâng, họ trung thực và vui tính lắm, cám ơn bạn PĐ, ngày mới tốt lành.
XóaMấy hôm nay MC bận việc quá và gặp nhiều chuyện căng thẳng, mệt mỏi nên giờ mới sang thăm LB nè
Trả lờiXóaChúc Bạn LB cuối tuần bình an, nhiều niềm vui và mọi điều tốt đẹp
Cám ơn bạn TMC,
Xóamấy hôm nay bận tiếp khách thi đại học, LB chỉ viết được vào ban đêm thôi,
chúc ngày mới tốt lành.
2 người Lớn này ai cũng bận công việc, hèn gì hong ai đi thăm tui...Huhuhu
XóaTại vì hóc ăn đào 1 mình, kg cho Lb ăn với, híc.. híc...
XóaỦa, trả lời xong mà biến đâu mất, tại vì MTB kg cho ăn quả hồng, híc...
XóaXã hội thì đa dạng . Mỗi con người đều có cách suy nghĩ , làm việc và mưu cầu riêng . Tất cả đều đáng tôn trọng .
Trả lờiXóaĐúng là với người nông dân có tuổi thì câu chuyện chân tình và đơn giản hơn . Họ không dở thằng dở tôi như tầng lớp nông phân nửa mùa hiện tại . Cái đáng quý nhất là họ rất quý những người có học và rất ái tài . Họ thực sự hãnh diện với những người cùng làng nhất là cùng họ có tiếng tăm . Thật đáng quý .
Cám ơn anh, mỗi lần chơi với nông dân, LB thấy rất là nhẹ nhàng, có lẽ vì trong thâm tâm LB thích mọi thứ đều đơn giản và nhẹ nhàng.
XóaChúc ngày mới tốt lành.
Em chưa bao giờ trò chuyện về tình yêu nam nữ thân mật với anh Lá Bàng.
Trả lờiXóaAnh Lá Bàng và em chưa bao giờ có cơ hội để đi chơi riêng với nhau như ăn uống, trò chuyện, nhậu nhẹt...
Em luôn luôn sống trong tỉnh giác và tôn trọng những người có tri thức, lịch sự.
Uh, lúc nào nhớ bay trên mây xuống nghen cô pé, ảo quá à, hì..., chiều ngọt ngào.
XóaEm vẫn chưa giác ngộ. Anh Lá Bàng đã giác ngộ chưa ?
XóaLB ngộ chứ chưa giác, hì..., đùa tí nghen, tối ngọt ngào.
XóaNếu anh Lá Bàng nghĩ rằng có cô nàng nào đó làm cho anh động tâm thì anh Lá Bàng nên rời bỏ vọng niệm và tìm lại bản tâm thanh tịnh của chính mình.
XóaNếu sau này mà anh Lá Bàng đạt được giác ngộ, giải thoát trước hơn em thì anh Lá Bàng phải hứa là độ cho em trước tiên đó nha.hi...hi...hi...
Uh, nhất trí, chiều thứ 7 ngọt ngào nghen.
XóaLưu comt Mưa rừng chiều:
Trả lờiXóa"Trời mưa, mưa mưa mưa
Trời nắng, nắng nắng nắng
Ta không biết quê nào
Chỉ một mình... lang thang"
Lưu comt Violet:
Trả lờiXóa"Chiều nay không thấy tím đâu
Tôi buồn, tôi viết, tôi ngồi ngắm... mây"
mua thu vang Yesterday 11:44 AM1
Trả lờiXóaNơi anh ở bên ấy
Làm gì có mùa thu
Cho lá vàng rụng khắp
Cho sen sắp lụi tàn
Nên thu đâu dám sang
Sợ... hạ tàn trách cứ
Nên đành thôi nắm giữ
Miền yêu... màu hư ảo.
"Chiều nay không có mùa thu
XóaVàng mờ nhạt nắng, mây mù trêu anh"
mua thu vang 9:02 PM1
XóaChiều nay lá chẳng còn xanh
Để cho thu cứ quẩn quanh...Lá Bàng, hi...
Lưu comt Bạch Mai:
Trả lờiXóaTâm hồn xáo động ngẩn ngơ,
Tơ lòng run rẩy, mộng chờ đợi ai...
"Đi phiên chợ nhỏ, thấy nàng thơ
Tóc bay bay gió, mắt nhìn mây
Tôi về suy nghĩ đêm ngày
Bốn dòng nho nhỏ, lung lay nắng chiều"
Lưu comt Huỳnh Gia:
Trả lờiXóa"Ngày ây tôi qua chốn Tây Ninh
Thấy nàng ghé lại cũng xinh xinh
Hai năm thấm thoát, nàng đâu mất
Để lại nhà tôi, một chữ Huỳnh"
Qua thăm anh cuối chiều chúc anh cuối tuần tràn đầy yêu thương nhé!
Trả lờiXóaCám ơn GG nghen, chơi 2 blog luôn à, tối ngọt ngào.
XóaLưu comt anh Đỗ Hưng:
Trả lờiXóa"Em ngồi đó
Nnư ngày mai em sẽ ra đi,
không còn mơ ước gì
với thế nhân,
ngoài những vì sao
Em sẽ ra đi trong tĩnh lặng."
Cám ơn anh ĐH đã ghé nhà, tối an bình.
Cám ơn Dung muội, hôm nay Tĩnh ca ca đang có khách, để tối ca ca sang thăm đào Đào Hoa nghen, chiều ngọt ngào.
Trả lờiXóaNếu đúng là những người nông dân đích thực, thì em nghĩ họ rất thật thà, chất phát và hiếu khách lắm anh Lá Bàng à, tuy nghèo khổ và cuộc sống bươn chảy rất khó khăn, nhưng khi nhà có khách đến chơi, họ sẳn lòng nhường phần ngon cho những người họ gọi là khách quí.
Trả lờiXóaEm thích bài viết này của Anh. Hay lắm.
Lâu rồi em khg sang thăm anh Lá Bàng, hy vọng là khg quên em gái nhỏ này ha Ca Ca...HihiEm chúc Anh sức khỏe luôn bình an nha.
LB quên mắt cô MTB rùi,
Xóachỉ nhớ cô hóc thui,
cám ơn hóc nghen,
nhớ về Vn măm măm bún riêu với LB nghen,
tối ngọt ngào.
Lưu comt Lê Mai Thúy:
Trả lờiXóa"Nhớ quê nhớ về con sông nhỏ
Ngọn núi xa xa thoáng thoáng mờ
Có cô gánh nước bên bờ giếng
Một giấc mơ qua chẳng thấy người"
Ta hát cho chiều - tiếng vĩ cầm xưa vọng lại
Trả lờiXóaTa gửi cho chiều - những khắc khoải chờ mong
Ta tặng cho chiều - mối tình còn lắng đọng
Ta viết cho chiều - nắng ấm rụng trong tim
(NGLB)
.
Anh ạ, chuyện hai con ốc sên nghe đơn giản, tưởng đơn giản mà sao có vần thơ ko đơn giản như thế nhỉ?
À,
XóaLB không hiểu tại sao mà mỗi chiều tà,
con người thường nhung nhớ hay khao khát người yêu,
và mỗi đêm về,
con người thường rạo rực với dáng huyền,
hì..., cám ơn BM nghen, CN ngọt ngào.
Huynh à, chủ nhật vui vẻ nhen, hihi
Trả lờiXóaUi, cám ơn TTBN nghen, tối CN ngọt ngào.
Xóa