Ta buồn ta nhặt lá bàng
Cà phê ta uống, lang thang chốn này
Tháng ngày thì mặc tháng ngày
Ta mê ta mẫn, ta say với đời...
(NGLB)
Ở nước ta hiện nay có 63 tỉnh, mà LB đã sống và đi chợ ở… 60
tỉnh rồi, híc.. híc…, ví dụ chợ Tình (ở Sa Pa, Lào Cai), chợ Mường Lay (Điện
Biên), chợ Hàng Da (Hà Nội), chợ Núi Đôi (Thủy Nguyên,
Hải Phòng), chợ Bãi Cháy (Hạ Long, Quảng Ninh), chợ Giao Phong
(Giao Thủy, Nam Định), chợ Ngọc Lặc (Thanh Hóa), chợ Vĩnh Linh (Quảng Trị), chợ Vĩ Dạ/Đập Đá (Huế), chợ ‘Lộc Mỹ' (Quảng Nam), chợ ‘Mai Dị’ (Đà
Nẵng), chợ ‘Đắk Bla’ (Kon Tum), chợ Nhỏ (Gia Lai), chợ Phan Đình
Phùng (Ban Mê Thuột), chợ Nam Dong (Đắk Nông), chợ Đầm (Nha Trang), chợ Phan
Thiết (Bình Thuận), chợ Đồng Xoài (Bình Phước), chợ Lái Thiêu (Bình Dương), chợ Bà Chiểu (Sài Gòn), chợ ‘Metro’ (Cần
Thơ), chợ Đêm (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Phú Quốc), và rất nhiều chợ khác nhưng LB
không nhớ tên địa phương…Cà phê ta uống, lang thang chốn này
Tháng ngày thì mặc tháng ngày
Ta mê ta mẫn, ta say với đời...
(NGLB)
*
Đi chợ + nấu ăn cũng có cái thú của nó, LB thường chở chị/em họ, hay các cháu gái đi chợ, nói chung là chở phụ nữ đi chợ thì lâu lắm, mệt lắm, hì.. hì… LB có 1 người bạn, nếu không nhầm, không thích chuyện đi chợ, anh ấy chẳng thà ở nhà ăn mì tôm còn hơn!, nên hầu như bạn ấy không biết gì về chợ. Nhưng chúng ta hãy lưu ý rằng, hiện nay các siêu đầu bếp đều là… nam, lương của họ cở vài chục triệu/tháng, còn lương của siêu đầu bếp nước ngoài có thể lên đến vài chục ngàn đô-la/tháng, trong khi đó, ở ta, lương trung bình của một thầy giáo/kỹ sư chỉ 3-4 triệu đồng/tháng, mà rất khó xin được việc làm. Ngoài ra, bên Tàu ngày xưa còn có nhân vật ‘hư cấu’ là chú Thoòng, có truyện nói anh là một đầu bếp!, luôn đeo cái tạp-dề, mà rất nổi tiếng và được 1 người đẹp như tiên nữ yêu đóa!
*
Dưới đây LB chỉ kể lại một số ký ức mà còn để lại rất nhiều
ấn tượng trong đầu óc của LB mà thôi.
*
1.Chợ Hàng Da (Hà Nội)
Từ góc đường Hàng Bông-Phùng Hưng, có quán cà phê ‘Phố Huế’,
nếu ta đi bộ chừng 200m (về hướng Hồ Gươm), đến một quán cà phê ở ngã tư đèn
xanh-đèn đỏ, rẽ trái chừng 100m, thì sẽ tiếp cận chợ Hàng Da. Ngày xưa ở đấy,
hàng ngày, LB thường mua đầu cá thu, giá rất mềm so với ở trong Nam, về kho hay
nấu canh chua, rồi mua mấy trái cà tím (cà dái dê) về nướng/luộc sơ qua bằng
bếp ga mini, lấy muỗng/đũa giầm nát ra, pha chế thêm tí mắm ớt tỏi, ta sẽ có
một món ăn đơn giản nhưng rất ‘vào cầu’, hay ăn món dưa chua rất giòn, hay
thỉnh thoảng làm một bữa bún chả/thịt chó tại gia... Đối xứng với chợ
Hàng Da qua đường Hàng Bông, ta sẽ dễ dàng tìm ra hẻm bán bún đậu phụ mắm tôm, gà
tần, hay món bánh giò (= bánh ít ở miền Nam ), hột vịt lộn, sữa đậu nành,
chè mạn… mà bán ngay bên vệ đường. Ngoài ra, nếu người miền Nam muốn mua
đặc sản ‘bánh cốm’ nổi tiếng của Hà Nội (hay trái mận, bánh đậu xanh Rồng
Vàng…) thì hãy đến khu vực từ chợ Hàng Da đến Cửa Bắc…
*
2.Chợ Bãi Cháy (Hạ Long, Quảng Ninh)
Trên đường vào Hạ Long, đến bưu điện Bãi Cháy, rẽ phải, nếu
không nhầm, bạn sẽ đến chợ Bãi Cháy, nó nằm ngay cạnh bờ biển Bãi Cháy. Ở đấy,
có nhiều khách sạn mà thường nhờ thầy địa lý Tàu đến xem phong thủy trước khi
xây. Dọc đường, có rất nhiều quán nhậu (mà thường mở nhạc ‘vô thường’ rất hay) với
món tôm hấp bia, phở hải sản, ghẹ, bè bè (tôm tích - tiếng miền Nam), mực khô, đặc biệt là 2 bên đường có bán những
con cua xanh lè, cột bằng dây chuối!, rất to, trông thấy mà sợ luôn! Năm 2001,
giá mực khô ở đấy là 170-190.000đ/kg, sợ bị mua đắt, LB bèn rủ một ‘nàng tiên
cá’ đi mua giùm cho LB, không ngờ chưa mua mực, cô ấy ghé vào một cái shop bán
giày dép phụ nữ, chọn 1 đôi giép rất đẹp, rồi nhìn tiếc ngẩn tiếc ngơ, kết
quả là LB mua 1 kg mực với giá 470.000đ, vì mực chỉ có 170.000đ/kg, nhưng đôi dép
tới… 300.000đ, hu.. hu…
*
3.Chợ Ngọc Lặc (Thanh Hóa)
Từ trung tâm TP Thanh Hóa, đi dần về hướng Tây (đi mãi thì
đến Lào), qua nhà máy đường Lam Sơn với 2 bên đường trồng nhiều mía ơi là mía,
bạn sẽ qua quê hương của Lê Lợi (huyện Thọ Xuân) với món bánh gai cột dây nơ đỏ
chót, rồi ghé nhà Lê Lai một tí (xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc) với món thịt gà
luộc còn đỏ hỏn chấm với ‘quất muối’, rồi bạn sẽ vào chợ Ngọc Lặc. Ở đấy, bạn
sẽ mua được vài thứ thổ sản (của người Mường), ăn các món bình dân như heo, bò, gà, lòng heo, thịt chó mắm tôm, đặc biệt là
họ sẽ cho bạn ăn món canh rau đắng (= bồ công anh!) mút mùa lệ thủy luôn, híc..
híc… Có lần, mình tổ chức sinh nhật, mới nhờ cô cấp dưỡng mua cho 20 suất bánh
xèo (cho 20 khách mời), nhưng ối giời ơi, đến giờ, cô ấy dọn lên bàn toàn là
‘bánh chiên’ (hình tròn, vị ngọt, có nhân đậu xanh gì đó), làm mình phải
chuyển 20 khách ra nhà hàng, híc.. híc…
*
4.Chợ Giao Phong (Nam
Định)
Là một vùng rất ‘ngại’ hát Karaoke (sợ mang tiếng!), hầu như
không có mạng wifi, chợ Giao Phong cách bãi tắm Quất Lâm chừng 2-3km (nghe đồn
là có ‘ô-xin’ phục vụ!), có bán đủ loại hải sản tươi sống, người dân thường ăn
con ‘thò’ (= sò), con rươi (giống con giun, sống ở vùng nước lợ, thường được
chiên với lá mơ), ghẹ tươi, bột sắn (làm bằng củ đậu, hay củ sắn dây - tiếng miền Nam), bột miến dong (làm bằng củ dong Tây hay củ chuối nước - tiếng miền Trung), món thịt mèo (= tiểu hổ, mà mới thịnh hành gần đây) và đặc
biệt là các món đặc sản như ‘thầu lầu’ (tiết canh toàn huyết heo), ‘cá khoai’
(nhưng hiện nay trở thành món VIP, rất đắt, giá đến 200-300.000đ/kg). Cách
không xa, đi về phía chợ thôn Thức Hóa, có bán đủ loại đồng hồ cổ của Pháp (to,
chạy bằng dây cót, hình hộp chữ nhật, loại tân trang cũng có), cứ 1 tiếng, nó
đánh lên tiếng nhạc rất hay, mà không làm mất ngủ, có cái rất đắt, giá đến 2-3
cây vàng/cái…
*
5.Chợ 'Lộc Mỹ' (Đại Lộc, Quảng Nam)
Chợ này nằm giữa làng Phiếm Ái và làng Đại Phú (tên cũ), thuộc huyện Đại Lộc, Quảng Nam. LB chỉ nhớ thời thơ ấu, chợ này có bán rau muống tự nhiên (ở ao, hồ, ruộng), cà dĩa (ngoài Bắc gọi là cà bát), tương, mắm cái, cá đồng, cá nục, cá chuồn thính hay cá ngừ (nhập từ Đà Nẵng hay Hội An), đặc biệt là hầu như lần nào đi chợ, mẹ cũng mua kẹo bi (làm bằng bột gạo, trộn đường, hình viên bi, có màu xanh đỏ vàng tím) và bánh đúc (về ăn, chấm với mắm cái). LB nhớ nhất là khi trời lụt, mẹ thường bảo LB cầm một cái rổ, đến bên bờ cao của cái 'bùng' (= một vùng đất bồi bên bờ sông Vu Gia), mua nguyên 20 đồng được 1 rổ 'cá rầm' (= cá con do cá biển lên đẻ ở thượng nguồn, rồi trôi xuống) do nông dân đánh bắt bằng cách
'cất vó',
rồi về rửa sạch, để nguyên con, kho với lá nghệ, ăn có vị đăng đắng, ôi, ngon ơi là ngon!
*
5.Chợ 'Lộc Mỹ' (Đại Lộc, Quảng Nam)
Chợ này nằm giữa làng Phiếm Ái và làng Đại Phú (tên cũ), thuộc huyện Đại Lộc, Quảng Nam. LB chỉ nhớ thời thơ ấu, chợ này có bán rau muống tự nhiên (ở ao, hồ, ruộng), cà dĩa (ngoài Bắc gọi là cà bát), tương, mắm cái, cá đồng, cá nục, cá chuồn thính hay cá ngừ (nhập từ Đà Nẵng hay Hội An), đặc biệt là hầu như lần nào đi chợ, mẹ cũng mua kẹo bi (làm bằng bột gạo, trộn đường, hình viên bi, có màu xanh đỏ vàng tím) và bánh đúc (về ăn, chấm với mắm cái). LB nhớ nhất là khi trời lụt, mẹ thường bảo LB cầm một cái rổ, đến bên bờ cao của cái 'bùng' (= một vùng đất bồi bên bờ sông Vu Gia), mua nguyên 20 đồng được 1 rổ 'cá rầm' (= cá con do cá biển lên đẻ ở thượng nguồn, rồi trôi xuống) do nông dân đánh bắt bằng cách
'cất vó',
rồi về rửa sạch, để nguyên con, kho với lá nghệ, ăn có vị đăng đắng, ôi, ngon ơi là ngon!
*
6.Chợ ‘Mai Dị’ (Hải Châu, Đà Nẵng)
Chợ này cách Tượng đài 2/9 khoảng 2km, cách Nhà bảo tàng
quân đội khoảng 1km. Hình như nó là chợ ‘tự tạo’, nằm ở đầu đường Mai Dị, có cá
đồng, cá chuồn, mắm cái, dưa cải/dưa gan muối, chuối chát, mít non luộc,
cua/ghẹ, cá khô, mực khô (mà giá cũng tương đương như ở Hạ Long, Nha Trang hay
Phan Thiết), bánh tráng nướng/bánh ướt, rau muống đồng mà sẵn sàng cho một bữa
bánh tráng cuốn cá nục, có đóng/sửa giày tại chỗ, cho thuê sách và phim VCD đủ
loại... Chợ này cách quán ‘mì Quảng Bà Ngân’ khoảng 1-2km, và từ đó có thể đi
đến đường Hải Phòng để ăn món ‘cao lầu Hội An’ nổi tiếng... Đặc biệt, ở đầu
đường (giáp đường Tiểu La!) có một quán mì Quảng (nước lều nấu với thịt heo ba
chỉ + tôm), quán nhỏ, bình dân, của một bà già ở huyện lên, giá mềm, nhưng rất
ngon…, sau này đi đâu, khi đói bụng, LB luôn nghĩ về quán mì Quảng đó, hì.. hì…
Bổ sung: Chuyện tiếu lâm miền Trung, do một hai lúa, tên là
Phúc, kể năm 2012, tại Sài Gòn.
Có một anh hai lúa mới lấy vợ làm nghề trồng dâu nuôi tằm.
Một tuần sau, anh ta nói:
-Kiếp sau tôi không dám lấy vợ làm nghề này nữa.
Được hỏi ‘tại sao?’, anh ta trả lời là cứ tối nào mà anh
đang nằm ngủ thì cứ tí tí là vợ anh gọi:
-Anh ơi, dậy cho tằm ăn đi, tằm đói lắm rồi.
...Rồi anh ta kết luận:
-Nếu cứ thế này mãi thì em sẽ bị kiệt tinh lực mà chết...
Ha.. ha.. ha…
*
7.Chợ Phan Đình Phùng (Ban Mê Thuột)
Trước đây, ở Ban Mê Thuột, ở cuối đường Phan Bội Châu, có
chợ Cao Su (chắc là hồi đó nó gần một Công ty cơ khí cao su nào đó!), sau này,
người ta có xây dựng một cái chợ mới, gọi là chợ Phan Đình Phùng để thay thế
(gần Nhà thiêu xác, thuộc Nghĩa địa Phan Bội Châu cũ - nay đã di dời). Gần chợ,
mé bên phải có các dịch vụ sửa ti-vi, hon-đa…, đối diện chợ có dịch vụ hớt tóc,
mát-xa, sửa điện cơ…, nay người bán hàng cũng dần lấn chiếm hết 1/3 hay nửa
đường Phan Bội Châu! Chợ này là chợ cấp phường, hàng bán cũng đa dạng, đa số là
hàng thực (không có loại hàng giả pha thuốc của Tàu), thỉnh thoảng có một phụ nữ người dân tộc đi qua bán bơ, ổi hay trái sung, hình như dân quanh chợ
theo đạo Phật nhiều hơn, mà có ngày, ví dụ như rằm, lễ Vu Lan, người ta có bán
nhiều ‘cá phóng sinh’ loại nhỏ, đặc biệt nhất là có gà ta loại 1-1,5kg, nấu
nước sôi, nhổ lông tại chỗ, rất tươi và ngon, mà nhiều đại gia ở các nơi khác
thường ghé mua. Khoảng 1-2 năm gần đây, chợ này có bán một loại xoài gọi là ‘xoài
Ea Súp’, cực ngon, đặc biệt là rất thơm, mà nhiều người SG lên Ban Mê chơi đã
nghiện loại xoài này...
*
8.Chợ Đầm (Nha Trang)
Chợ Đầm cũng bán nhiều hàng phong phú như ở các chợ khác ở
vùng duyên hải miền Trung, nhưng nổi tiếng từ sau giải phóng với các shop áo
quần (nhất là hàng si-đa) và sản phẩm hàng du lịch làm từ vỏ hải sản (vỏ tôm
hùm, ốc, sò, san hô, sao biển…). Sau năm 1975, mình có ghé Nha Trang, dẫn 2
thiên thần bé nhỏ đi dạo biển bằng xe đạp (lúc đó chưa có đường Trần Phú hiện
đại như ngày nay); rồi em gái mình có gom về nhà một đống áo quần si-đa!; năm
2001, mình có mua mực khô ở Nha Trang về làm quà; rồi sau đó, mình có mua về
nhà được một ‘cặp tôm hùm khô’ bỏ trong khung gỗ, to ơi là to… Hiện nay, giá
hải sản ở các nhà hàng ở Nha Trang là cực đắt, mặc dù ở vùng biển, ngược lại
với giá hải sản ở Dốc Lếch là cực rẻ, có thể nói là rẻ nhất Việt Nam… Có lần, mình
quen một em đạt giải nhất ‘Sao Mai’ gì đó, chiều hôm đó, ghé chợ Đầm, mình đưa
em 1 triệu đồng (lúc đó giá vàng là 5 triệu đồng/cây), những tưởng em sẽ xài
một ít thôi, ngờ đâu em xài hết 1 triệu đồng để mua quà cho người thân của em, còn ‘em không mua cho anh 1 xu quà nào cả’: mình nghe nói sáng sớm bước ra
đường gặp phụ nữ là xui, không biết sáng hôm đó mình có bị vậy không, nhưng chiều
hôm đó quả là mình bị xui thật sự, híc.. híc…
*
9.Chợ Phan Thiết (Bình Thuận)
Đứng từ cầu Phan Thiết, nghe mùi nước mắm Phan Thiết bốc lên mũi rừng rực, hướng về phía Bắc, thì phía bên trái cầu là chợ Phan Thiết, tuy nhiên, LB thường đi chợ ở phía bên phải cầu, tuốt bên phía đường Cao Thắng/Thủ Khoa Huân, có thể là chợ Mậu Thân hay Bình Hưng gì đó (lâu quá, từ năm 2002, nên quên tên mất rồi). Chợ này có bán ‘mực một nắng’/mực khô, tôm hùm, trái thanh long, cá dưa, nước mắm Phan Thiết mà tốt nhất là đến tận nơi sản xuất để mua (vì không có pha nước, nên lâu hư!), đặc biệt ở đường Hải Thượng Lãn Ông có món ‘bánh xèo hải sản’ tuyệt ngon mà nghe nói có lần đạt giải nhất trong 1 hội chợ ‘ẩm thực’ ở Cần Thơ, vào khoảng 10-11g tối, mình thường bảo cô ‘ô-xin’ mua mấy cái bánh xèo về nhà để măm măm. Ở đấy, mình cũng thường mua vài lạng thịt bò và đậu cô-ve, thịt bò xào dầu sơ, vớt thịt ra, lấy nước thịt nấu canh cô-ve, đến nỗi con mình bảo ‘ba suốt đời cho con ăn thịt bò xào và canh cô-ve’, hì…, và đây là những kỷ niệm mà mình nhớ nhất về Phan Thiết.
Bổ sung: Chuyện tiếu lâm, do một hai lúa, tên là Danh, kể năm 2003, tại Phan Thiết.
Tại một quán vịt quay ở Bắc Kinh, có một anh chàng đầu bếp có tài năng đặc biệt, đó là anh ta ngửi cái phao câu của bất cứ một con vịt nào, ảnh sẽ biết nó từ đâu đến. Để PR cho nhà hàng, chủ quán bịt mắt anh ta, rồi cho anh ta ngửi phao câu của con vịt thứ nhất, anh ta nói:
-Vịt Bắc Kinh.
Đúng hoàn toàn, các thực khách vỗ tay ầm ỉ, chủ quán liền cho anh ngửi phao câu của con vịt thứ hai, anh ta nói:
-Vịt Thượng Hải.
Đúng hoàn toàn, các thực khách lại vỗ tay ầm ỉ hơn, cô đầu bếp đứng bên cạnh, vì quá ghen tị, bèn đưa phao câu của cô ta cho anh ta..., anh ta liền nói:
-Vịt Phan Thiết…
*
10.Chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, Sài Gòn)
Chợ Bà Chiểu - gần chợ Tân Định (Đa Cao) - hơi bị nổi tiếng
với câu châm ngôn ‘không nói thách thì không phải là chợ Bà Chiểu’, thường thì
cái gì khoảng 80.000đ (ví dụ cái đồng hồ treo tường) thì họ sẽ nói thách là
180.000đ, mình bị hố 1-2 lần, mua với giá 120.000đ, hì.. hì… Mấy năm trước, chợ
Bà Chiểu bị ngập nước triều cường rất nặng, nhất là chỗ đèn xanh đèn đỏ Vũ
Tùng-Bùi Hữu Nghĩa, may nhờ có cải thiện hệ thống xử lý nước giữa năm 2012 mà
hiện tượng triều cường này hầu như giảm hẳn. Chợ này bán đồ thượng vàng hạ cám
gồm lương thực, thực phẩm kể cả các món kim chi làm theo kiểu miền Tây (đu đủ,
dưa gan, củ cải, cà rốt… muối với mắm nem), các loại cá/tôm-tép khô hay trái cây từ miền Tây vận
chuyển lên, hàng tươi/cà phê từ Tây Nguyên vận chuyển xuống, đặc biệt là có rất nhiều
gian hàng nhỏ, có tiệm kinh doanh vàng/đô-la, có một khu vực bán toàn là hải
sản (phía đường Bùi Hữu Nghĩa) và có vài siêu thị mini mới mọc lên; thịt chó
hầu như không có, nhưng có một số con gái ở quanh khu vực chợ Bà Chiểu rất đẹp...
Bổ sung: Người đẹp chợ Bà Chiểu.
‘May quá, cũng sáng nay, ra chợ, trong khi đang mua mấy lát
đậu khuôn chiên, một thiên thần bé nhỏ bỗng nhiên xuất hiện, nàng mặc cái quần
jean xanh, áo cánh trắng, người cao ráo, da trắng, mặt mũi thanh tú, nàng hỏi
mua đậu khuôn trắng và lá hẹ, đứng kế bên cạnh LB trong 2 phút, mà mình đã liếc
nàng được tới... 3 lần, và tự nhiên mình cảm thấy cuộc đời nhẹ tưng, xin cảm ơn
nàng, nàng đã đưa LB ra khỏi cảnh chợ đời dung tục, hì.. hì...’
*
11.Chợ Phú Quốc (đảo Phú Quốc)
Ở Phú Quốc, mình có nhậu ở chợ Đêm (gần Dinh Cậu), tại đây
có đủ thứ hải sản tươi sống, như mực tươi hấp (từ màu xanh chuyển sang tím),
tôm hùm (chủ yếu là Tây ăn, vì đắt tiền), sò nướng, các loại lẫu…, nhưng giá
cũng khá đắt mặc dù là ở ngay tại biển đảo.
Chỉ trừ có một quán (trên đường đi
Bãi Sau về, chạy đến hướng Sân bay Phú Quốc), dành cho lái xe + khách tham quan,
quán này ở một xã nghèo (quên tên) mà có một chiếc cầu bê-tông dài chừng 0,5km,
chạy ra biển (giống như chiếc cầu ở Năm Căn, Cà Mau), có 1-2 cậu bé ngâm mình dưới nước rao bán sao biển, có ghẹ/tôm, cá 'đá' bắt trực tiếp từ
biển lên, giá cực mềm, ăn no mới về! Món rượu sim ở đây cũng rất ngon (nhưng
uống dễ xỉn), và gần đây ở Tây Nguyên (sim từ Đắk Hà, Kon Tum), người ta cũng
sản xuất rượu sim với chất lượng không kém. Các chợ ở Phú Quốc đều có bán hàng
làm bằng ngọc trai, nhưng nghi ngờ lắm, còn nếu ta đến các công ty sản xuất
ngọc trai của Nhật nằm bên bờ biển thì ‘ù tai’, vì giá một xâu chuỗi ngọc có
thể đến 200-500 triệu đồng, mà chỉ dành cho vợ của các đại gia, hay của các thứ
trưởng/bộ trưởng, híc.. híc…
*
Tất nhiên đây chỉ là các ký ức, LB không thể kể hết các chợ từ
Lạng Sơn đến Phú Quốc được, mà chỉ kể các chợ mà LB hay đi chợ thôi, các
blogger thấy có chi tiết nào chính xác hơn thì bổ sung cho LB nghen, ngoài ra,
dĩ nhiên là LB không bao giờ quên các người đẹp và các câu chuyện tiếu lâm, đó
là tính của LB, có gì các bạn thông cảm nghen, hì...
------------------------
Các entry có liên quan:
Chuyện nuôi tằm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/361-bay-tinh.html
Người đẹp chợ Bà Chiểu: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/06/371-su-dung-tuc.html
Tình yêu miền Bắc... miền Nam : http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/351-tinh-yeu-mien-bac-sac-ep-mien-nam.html
Ý niệm về… lá bàng: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/05/362-y-niem-ve-la-bang.html
Người đẹp chợ Bà Chiểu.
Trả lờiXóa‘May quá, cũng sáng nay, ra chợ, trong khi đang mua mấy lát đậu khuôn chiên, một thiên thần bé nhỏ bỗng nhiên xuất hiện, nàng mặc cái quần jean xanh, áo cánh trắng, người cao ráo, da trắng, mặt mũi thanh tú, nàng hỏi mua đậu khuôn trắng và lá hẹ, đứng kế bên cạnh LB trong 2 phút, mà mình đã liếc nàng được tới... 3 lần, và tự nhiên mình cảm thấy cuộc đời nhẹ tưng, xin cảm ơn nàng, nàng đã đưa LB ra khỏi cảnh chợ đời dung tục, hì.. hì...’
Không ngờ LB đi chợ nhiều thế ạ...vậy thì chắc chọn vợ còn phải chọn nhiều hơn thế nhiều.......hihi
Trả lờiXóaChúc anh tối vui vẻ ạ.
À, LB đi làm đó MTB à,
Xóacó tỉnh ở nhiều, có tỉnh ở ít,
nhưng rồi thế nào cũng phải ra chợ vòng vòng tí,
cám ơn MTB nghen, tối ngọt ngào.
Ui, MTV, LB cứ nhầm hoài, sr nghen.
XóaBằng Lăng Tím06:52 Ngày 02 tháng 7 năm 2013
Trả lờiXóa...BLT gởi huynh bài thơ này mà muội sưu tầm cùng tên với bài thơ muội viết lúc trước
Chiếc lá Cuối cùng
Lá co mình, run rẩy giữa cơn mưa,
Ướt nhẹp yêu thương một góc trời tháng bảy,
Nỗi nhớ nằm yên, nghẹn ngào không thể cháy,
Khoảng trống cô đơn trong lá lớn lên dần…
Con đường mòn chờ đợi những bước chân,
Lá đợi đêm về nằm đau, thổn thức…
Mưa nặng hạt rơi làm xóa mờ ký ức,
Tiếng gió thở than bên sắc lá hao gầy.
Có bàn tay nào quên nắm một bàn tay,
Cành cây khô quên nỗi buồn của lá.
Mong ước ngày xưa bây giờ xa xôi quá!
Ai đó đã quên có lá ở bên đời…
Có khi nào chiếc lá cuối cùng rơi?
Rũ hết vấn vương để tìm về với đất,
Lá sẽ dần tan ở nơi bình yên nhất,
Đêm yêu thương ru lá giấc yên lành…
Ngày an lạc nhé huynh
Bằng Lăng Tím 07:28 Ngày 10 tháng 7 năm 2013
XóaBên kia là còn lại dòng sông
Cánh buồm anh nửa đời đi không hết
Em xa quá, mùa thu thì chẳng biết
Có một người úp mặt khóc hòang hôn
Dạ, cảm ơn huynh
Còn muội thích nhất là khổ này
Ngày mới an lạc huynh nhé.
Nhìn cô gánh nước bên bờ sông
Trả lờiXóaAnh đứng nhìn xa khuất bóng rồi..hihi
vui cười thật nhìu ngày mới ca ca nhé
Mai Thúy Lê 7:18 AM
Xóahttp://mp3.zing.vn/bai-hat/Futari-No-Kimochi-Nhac-Khong-Loi/ZWZDZ0U7.html
Mai Thúy Lê 7:18 AM
tăng ca ca bản nhạc ca ca thích đó
Cám ơn sư muội nghen,
Xóasáng nay huynh sẽ nghe,
ngày mới ngọt ngào.
Mỗi ngày chỉ cần sang nhà LB là biết được rất nhiều thông tin thú vị....
Trả lờiXóaBlog là nhật ký mở,
Xóamỗi ngày có 1 tâm sự,
nhưng sẽ có ngày không tâm sự được nữa,
cám ơn bạn TMC, ngày mới tốt lành.
Chợ của VN (nói chung), của từng vùng miền (nói riêng) có những nét đặc trưng riêng của vùng miền đó phù hợp với sinh hoạt, tập quán của người dân nơi đó. Ở "chợ" có rất nhiều điều để cảm nhận, để nghe, để học hỏi, để phê phán cũng như để vui ... để buồn ... Vì vậy mới gọi là "chợ đời" phài ko ạ ?
Trả lờiXóaCô giáo đã uống cà phê chợ Bà Chiểu rồi đó nghen,
Xóamấy bà vẫn thường nhắc đóa, hì...,
cám ơn nhé, chiều ngọt ngào.