Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

467. Ông trời cũng không thể biết

Gần đây, LB mới dạo lại về các Truyện thần thoại Việt Nam, Truyền thuyết thời Hồng Bàng, Lĩnh Nam chích quái, triết lý âm-dương của Việt tộc, các tư liệu nói về chữ ‘Khoa đẩu’ của người Việt xưa (của nền văn minh Văn Lang)… Sáng hôm qua, khi uống cà phê và ngước nhìn lên bầu trời, LB thấy rằng ta thật là ngu dại khi dùng ‘phép ánh xạ’ để gán những suy nghĩ hữu hạn của ta vào một hay nhiều điều trong một tập ‘đích’ vô hạn, híc.. híc…
Sáng hôm nay, khi bước vào quán cà phê, LB tình cờ gặp một người tên Lục, mà cách đây 5 năm, anh ta làm cơ khí ở Cục quản lý đường bộ gì đó, thường một mình lai vãng ở quán cà phê này, nay anh ta chở thêm một phụ nữ và một đứa con ngồi đàng sau xe nữa, hihi…
Và dưới đây, LB xin ghi lại những suy nghĩ của anh ta cho các blogger thư giãn nhé.
*
Trong các kinh sách xưa, dù người ta cố tình hay vô tình dùng ngôn ngữ cổ điển, ngôn ngữ triết học, ngôn ngữ thần bí, ngôn ngữ Hán-Việt… thì bản chất của sự việc cũng như nhau, vì tất cả các từ trong đó là do con người tự đặt ra cách đây vài ngàn năm rồi, chứ bản thân ‘ông trời’ không hề bảo họ dùng các từ như vậy.
Ví dụ nếu người ta có dùng chữ ‘địa sâm’ thì rau muống vẫn là rau muống, nếu người ta có dùng chữ ‘ô long vĩ’ thì bồ hóng trên gác bếp vẫn là bồ hóng trên gác bếp, nếu người ta có dùng chữ ‘ý niệm tuyệt đối’, ‘tinh thần vũ trụ’, ‘bá chủ vũ trụ’… gì gì đó thì ông trời vẫn là ông trời, người ta có dùng chữ ‘thiên tử’ thì con trời vẫn là con trời và không bao giờ thoát khỏi chữ ‘tử’…
Thôi thì ta tạm dùng từ ‘ông trời’ để dễ hình dung các câu chuyện dưới đây.
*
Năm 2013.
Các blogger hãy có một ly cà phê, cà phê Trung Nguyên chẳng hạn, buổi sáng ngắm bầu trời mù mịt, buổi chiều ngắm ánh chiều tà ảm đạm (vì ta đang ở vào mùa mưa bão), rồi buổi tối có thể ngắm những chiếc máy bay Airbus đang kêu ‘ù.. ù…’ hay những vì sao lấp lánh…, ta sẽ tự hỏi:
*
Ai sinh ra cái vũ trụ này?
Người Mường nói là do ‘Bua K’Lơi (= vua trời), ta hay nói là ‘ông trời’, người Hy Lạp - La Mã nói là ‘thiên đế’, người Tàu nói là ‘Ngọc Hoàng thượng đế’, có người nói là ‘thượng đế’, có người nói là ‘tự nhiên’, ‘tạo hóa’, ‘đấng không-thể-biết’, vũ trụ, God… thì tựu trung cũng là ‘ông trời’, vì con người không biết nên gọi tùm lum, phức tạp quá…
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông trời’:
-Thưa ngài, ngài là ai?
‘Ông trời’ trả lời:
-Ta không thể biết ta là ai.
*
‘Ông trời’ có xuất xứ từ đâu?
Có người nói là từ trước thời khai thiên lập địa, có người nói là từ thuở hồng hoang, có người nói là từ trước thời đại Hồng Bàng (thời có vũ trụ + đại hồng thủy), có người nói là từ thời hỗn mang (chaos), có người nói là từ thời vô thủy vô chung, có người nói là từ 'vô lượng kiếp' hay 'trùng trùng duyên khởi', có người nói là từ thời ‘vô cực’ (trước ‘thái cực’, theo Kinh Dịch)… Lại một lần nữa, con người lại suy đoán tùm lum.
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông trời’:
-Thưa ngài, ngài có từ khi nào?
‘Ồng trời’ trả lời:
-Ta không thể biết ta có từ lúc nào.
*
‘Ông trời’ đã hình thành vũ trụ như thế nào?
Có người nói ngài hình thành vũ trụ trong 7 ngày, có người nói trong 12 ngày (theo một số thần thoại Mường), có người nói là cách đây khoảng 13,7 tỉ năm (giả thiết ‘big-bang’, còn trái đất hình thành cách đây 4,55 tỉ năm)…
(Cần nói thêm rằng, người xưa hoàn toàn không biết khái niệm về con số hàng ‘tỉ’, việc biết các con số không phải ‘là từ khi Adam quyết định đưa tiền lương của mình cho Eva’ (blogger ‘/-\n0nYm’, vn.answers.yahoo.com), dĩ nhiên, vì đầu tiên người Hindu (sau đó là người Ả Rập, rồi Ba Tư…) chỉ biết đếm từ 1-9 vào năm 400TCN, và mặc dù vào thế kỷ thứ 1, phật học có dùng từ ‘shunyata’ (= không tính), nhưng mãi đến thế kỷ thứ 7, cụ thể là vào năm 628, loài người mới biết dùng con số 0 trong toán học (nhà toán học Ấn Độ, Brahmagupta, wikipedia).
Có người nói là ngài chả cần trợ lý - một mình ngài thừa sức tạo ra vũ trụ, có người nói là phải có nhiều thần khác (= Kem, tiếng Mường) 
như Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, Nữ Oa, Hỏa Ma Tà Thần, Diêm vương, Long Vương, Lý Tịnh, Na Tra, Dương Tiễn…, 
như ‘Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông kể sao, Ông đào sông, Ông trồng cây, Ông xây núi, Ông trụ trờị…, 
như Zeus, Hera, Hadex, Neptune, Athena, Venus, Arex (Mars)… 
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông trời’:
-Thưa ngài, ngài tạo nên cái vũ trụ này bằng cách nào?
‘Ông trời’ trả lời:
-Ta không thể biết ta tạo nên cái vũ trụ này như thế nào nữa.
*
'Ông trời' đã tạo ra con người như thế nào?
Có người nói là từ đất đá và hấp thụ âm dương của trời đất mà thành (Tàu), có người nói là từ 'vô lượng kiếp' hay 'trùng trùng duyên khởi', có người nói là ngài lấy tay nặn con người từ đất sét, rồi hút một luồng ô-xi vào lồng ngực và vận nội công thổi vào cục đất sét đó, thế là cục đất biến thành con người, có người bảo là con người do từ đơn bào, rồi đa bào, qua hàng triệu triệu năm mà phát triển nên, có người cho là từ con khỉ tiến hóa mà thành người - riêng đàn bà có tiến hóa đặc biệt là có eo thon, mông nở và hấp dẫn lạ thường, có người bảo con người là từ một hành tinh khác đến...
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông trời’:
-Thưa ngài, ngài tạo nên con người bằng cách nào?
‘Ông trời’ trả lời:
-Ta không thể biết, ngươi hỏi ta thì ta biết hỏi ai?
Trận Đại hồng thủy xảy ra khi nào?
Có người nói là cách đây khoảng từ 3,1 đến 4,1 tỉ năm (tiến sĩ Mỹ Marchi, tạp chí ‘Nature Geoscience’), có người nói là cách đây 65 triệu năm (thời mà loài khủng long bị tuyệt chủng, kết thúc thời Đại Trung Sinh), có người nói là trước thời đại Hồng Bàng (Hồng tức là trận lụt trên diện rộng của trái đất, trước năm 2879TCN), có người nói là đúng vào ngày 21/12/2012 (rồi ‘ngài’ xin hoãn sang năm 2013, nhưng năm 2013 sắp hết rồi, chắc xin hoãn sang năm 2014, híc.. híc…)…
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông trời’:
-Thưa ngài, trận Đại hồng thủy xảy ra lúc nào?
‘Ông trời’ trả lời:
-Ta không thể biết là nó xảy ra từ khi nào nữa.
*
Có thiên đình bất tử không?
Có người nói là ở niết bàn, có người nói là ở thiên đường/thiên đàng, có người nói là ở Thiên Đình (Tây du ký), có người nói là ở Thiên giới (Thần thoại Hy Lạp), có người nói là ở ‘chiều sâu tối thượng’ (Osho), có người nói là ở một chiều nào đó trong không gian vô hạn chiều, có người nói ‘chỉ có sự biến đổi là không bao giờ biến đổi’ hay ‘cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa - Steve Jobs’ (cái chết = bất tử), có người nói là bất tử trong tình yêu (chỉ có những giây phút bất tử của tình yêu, chứ không có tình yêu bất tử), nhưng lại có người mới vừa tuyên bố ‘tôi sống tức là tôi bất tử’…
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông trời’:
-Thưa ngài, có sự bất tử không?
‘Ông trời’ trả lời:
-Ta không thể biết, vì theo quy luật của ta thì cái gì cũng phải ‘tử’.
*
Hạnh phúc là gì?
Có người nói là hạnh phúc là ở niết bàn hay trạng thái ‘ngộ không’ (phật), có người nói hạnh phúc là đạt được trạng thái vô vi/tiêu dao (Lão-Trang, các đạo sĩ, Kim Dung), có người nói hạnh phúc là khi ta đạt được trạng thái tối thượng của ‘thiền’ (Osho, Dalai Lama, Thích Nhất Hạnh), có người nói ‘hạnh phúc’ là ngày hôm nay ta hãy sống như ngày mai ta sẽ chết (người Tây Tạng), có người nói là con người sẽ hưởng được một đời sống ‘hoan lạc’ ở thiên đình (Ki-tô giáo, Hồi giáo), có người nói là hạnh phúc khi ta có đóng góp to lớn cho dân tộc/nhân loại (‘nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh’), có người nói ta chỉ có thể đấu tranh để có được hạnh phúc ở ngay trên thiên-đường-trần-thế này, có người nói yêu là ‘hạnh phúc = một thứ đau khổ tuyệt vời’, có người nói là ‘lúc nào tôi cũng thấy lạc quan và phơi phới yêu đời’, lại có người nói ‘tiền là tiên là phật’…
Tốt nhất là ta hãy hỏi ‘ông tròi’:
-Thưa ngài, ngài có hạnh phúc không?
‘Ông trời’ trả lời:
-Ta không thể biết, vì theo quy luật thuận-nghịch của ta: có đau khổ thì mới có hạnh phúc, ta không đau khổ nên không thể trả lời bất cứ cái gì về hạnh phúc.
v.. v…
*
Khi người xưa nhìn lên bầu trời và sáng tạo… ra ‘ông trời’, thì theo nguyên lý chung của tư duy, họ sẽ đặt ra các câu hỏi trên và tự… trả lời, vì ‘ông trời’ đã, đang và sẽ không bao giờ trả lời cho họ, nếu ‘ngài’ trả lời thì mọi việc đã rõ ràng!, cần gì đến nay phải dùng đến từ ‘không-thể-biết’!
Thực ra, chính Tam Tạng cũng chưa bao giờ nhìn thấy Ngọc Hoàng thượng đế, ổng chỉ nghe Tề Thiên Đại Thánh ‘kể lại rằng’ mà thôi!
Ngọc Hoàng thượng đế cũng chả bao giờ gặp loài người, ngài chỉ phái Thái Thượng Lão Quân xuống trần ‘nói này nói nọ’ mà thôi!
Người Tàu cũng không thể biết ‘ông trời’ là ai, nên ai lên làm vua thì gọi là ‘con của ông trời’ (thiên tử).
Thần Dớt (Jeus) của Hy-La cũng là đấng-không-thể-biết, vì thế người Hy-La xưa mới cho rằng ngài chỉ có một nghề chuyên môn là xuống trần để ‘tán gái’ (entry 215):
‘Thần rượu nho Dionisote (Bacchus) là con của thần Zeus với một người phụ nữ Hi Lạp tên là Semele, cậu bé Dionisote sống với mẹ như một đứa con rơi, con hoang. Cuộc tình của mẹ chàng thật là bi thảm. Zeus lẩn tránh Hera, hóa thành chàng trai đến gặp nàng Semele, tỏ tình và khoe khoang. Ông ta hứa sẽ làm bất cứ điều gì nàng muốn. 
Nữ thần Hera nghe biết hết, liền tìm cách phá hai người. Bà xúi giục Semele nghi ngờ Zeus không phải là vị thần tối cao mà chỉ là kẻ chăn cừu bình thường. Rồi Semele khăng khăng đòi Zeus hiện nguyên hình để chứng minh nguồn gốc. Zeus ra sức chối từ, ngăn cản nàng. Nước mắt và sự cương quyết của người phụ nữ đã thắng. Zeus buộc lòng phải hiện nguyên hình. Một tiếng sét nổ xé tai, rung chuyển trời đất. Thành Thebes bốc cháy. Zeus nhanh tay cứu kịp đứa bé con trong bụng người tình. Đứa bé thiếu ba tháng. Zeus rạch đùi đặt đứa bé vào, nuôi tiếp. Từ đùi cha, câu bé Dionisote được sinh ra đời lần thứ hai. Zeus đem con đi gởi các tiên nữ Nymphe trong thung lũng nuôi giúp. Hera còn tiếp tục theo dõi đánh ghen khiến cậu bé phải chịu bao khổ cực, trôi dạt từ xứ này qua xứ khác. Có khi thần Zeus phải biến cậu thành con dê để che mắt Hera.
Lớn lên, Dionisote đi lang thang khắp nơi, dạy dân trồng cây nho, ép rượu. Rượu nho mang lại sự vui tươi, hoan lạc có khi tới độ cuồng nhiệt… Dân chúng Hi Lạp học được nghề trồng nho và nấu rượu nho, trở nên khá giả. Họ biết ơn vị thần Dionisote, lập đền thờ chàng’.
*
Ai là người thì sẽ chết,
ông A là con người,
vậy thì ông A cũng sẽ chết.
Cái gì thuộc về trời là không thể biết,
ngài ở trên trời,
nên ngài cũng không thể biết về ngài.
…7g sáng rồi, trước khi bắt tay tạm biệt mình để đi làm, anh Lục nói mấy lời cuối: ‘cả mấy ngàn năm nay (hay cho dù mấy chục ngàn năm nữa, nếu còn nhân loại, mà chắc là không còn!), loài người hoàn toàn và tuyệt đối không thể biết ‘ông trời là như thế nào?’.
Anh ta nói như vậy để LB có thể hình dung là:
-nếu ta lên thiên đình thì ta cũng không bao giờ gặp ông trời,
-mà nếu ta có gặp ông trời thì cái gì ngài cũng ‘không-thể-biết’.
Và nếu ai có-thể-biết thì người đó giỏi hơn ‘ông trời’, hihi...
HẾT.
----------------
Các entry có liên quan:
‘Ai phát minh ra số 1-9 và số 0’: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_số_Ả_Rập
Thần Dớt tán tỉnh nàng Semele - Entry 215:


7 nhận xét:

  1. ‘Ông trời’ đã hình thành vũ trụ như thế nào?
    Có người nói ngài hình thành vũ trụ trong 7 ngày, có người nói trong 12 ngày (theo một số thần thoại Mường), có người nói là cách đây khoảng 13,7 tỉ năm (giả thiết ‘big-bang’, còn trái đất hình thành cách đây 4,55 tỉ năm)…
    Có người nói là ngài chả cần trợ lý - một mình ngài thừa sức tạo ra vũ trụ, có người nói là phải có nhiều thần khác (= Kem, tiếng Mường) như Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu, Nữ Oa, Hỏa Ma Tà Thần, Diêm vương, Long Vương, Lý Tịnh, Na Tra, Dương Tiễn…, có người nói là ‘Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông kể sao, Ông đào sông, Ông trồng cây, Ông xây núi, Ông trụ trờị…, có người nói là Zeus, Hera, Hadex, Pozeidon (Neptune), Demeter, Herchia, Athena (Minerve), Aphrodite (Venus), Hephaistot, Apollon (Heliot), Arthemis (Diane), Arex (Mars)… Tốt nhất là ta hãy nhìn lên trời và hỏi ‘ông trời’:
    -Thưa ngài, ngài tạo nên cái vũ trụ này bằng cách nào?
    ‘Ông trời’ trả lời:
    -Ta không thể biết ta tạo nên cái vũ trụ này như thế nào nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Thư giản mà không thư giản!
    Chúc chủ nhà luôn vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình có 1 người bà con tên là Trùng Vương, hihi...
      Thì đọc cho vui vậy thôi, mình đâu có làm nghề 'viết' đâu...
      Cám ơn bạn nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  3. Chào anh
    Ôi ! Thật tội nghiệp cho Ông Trời, vì mọi thứ đều trả lời KHÔNG BIẾT đó là điều Ông Ấy BIẾT NHẤT.
    Bình an thân thương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn TC,
      'hẹn gặp nhé, giữa Sài Gòn', chắc chắn là có thể biết, hihi...,
      \chúc chiều vui.

      Xóa
  4. Rất nhiều kiến thức mình tiếp thu được từ bài viết này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi..., CTT cũng... siêu ghê, nếu đọc sơ sơ thì thấy bài này hình như nói chơi cho vui thôi, nhưng thực ra, LB đã lồng vào đó rất nhiều tư liệu - thì cũng là nói chơi cho vui, hihi...
      Cám ơn CTT nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa