Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

727. Tượng đè...

 
Đêm thì trùm cõi nhiêu khê
Ngày thì lui tới bến mê chẳng dừng
Tượng đài ta bỏ sau lưng
Nhân sinh tự khổ, ta khùng chính ta

Trước đây, tôi có viết bài ‘Bóng đè…’ (xem đường dẫn bên dưới), có lẽ là bài ‘Tượng đè’ này cụ thể hơn!, hihi… Lưu ý rằng do vô tình ghé thăm nhà của một cụ già, tôi có nhắc đến một số sách đang nằm chình ình ở trước mặt tôi, mà các bạn nếu cần thì có thể… mượn, chớ đừng cho là tôi cố tình nhắc đến mấy thứ tượng đài ‘nhấp nháy’ bên dưới nhé, nói nhỏ nè: nhấp nháy thì được cái giề, hehe…
…Cụ đang kể mấy câu chuyện (xem dưới) thì bỗng có khách và mời tôi cùng tham gia, nhưng tôi nói:
-Dạ, tôi không tiếp khách… Việc của tôi thì tôi làm, việc của người khác thì người khác làm, tôi không quan tâm đến chuyện riêng của người khác.
…Trước khi có khách, cụ lại chém gió sang 3-4 đề tài khác mà sinh ra entry này và được viết rất tóm tắt.

1. Các tượng đài đã… bốc hơi
Tại nhà cụ…
*
Tôi vớ tay qua bên phải và thình lình chạm vào cuốn Tạp chí ‘Người đô thị’, trong đó có bài viết của ông Bùi Văn Nam Sơn nói về ‘Thắp sáng hiện sinh’ (existenzerhellung) gì gì đó, tôi thấy nào là hiện hữu, nào là hiện sinh, nào là thắp sáng hiện sinh, rồi nào là 'Chính sự 'bất an' và 'bất mãn' với hiện hữu ấy lại là biểu hiện cho khả thể của hiện sinh’, rồi ‘cảm nhận về cái chết như là 'việc tôi thu phục đời mình trong nỗi cô đơn tuyệt đối' (sách đã dẫn, p.40), tôi không thể biết là ông Sơn đang ‘hiện hữu’, đang ‘hiện sinh’, đang ‘thắp sáng hiện sinh’, đang ‘khả thể’, đang ‘tự do’, hay đang ‘bất an/bất mãn’… hay không (kể cả các sinh viên của ông, các bạn đọc và tôi!), nhưng có thể biết khá chắc một điều là ông không những không… nản lòng mà còn miệt mài nhắc đến các pho tượng cổ như Platon, Socartes, rồi cả lô Arendt, Camus, Cremin, Dewey, Greene, Hegel, Heidegger, Hobsbawm, Jaspers, Kierkegarrd, Loevlie, Parker, Reichenback, Russel, Sartre, Sennett… đã biết khóc ‘oe oe’ cách đây vài trăm năm (thậm chí là vài… ngàn năm), nay đã ‘bốc hơi’ vào cõi âm binh vô hình nào đó, mà làm cho Lão Tử chết cách đây cả 2500 năm phải nhắc nhở rằng ‘liệng bỏ cái trí đi’ (trí khí), làm cho Krishnamurti đang nằm dưới Cổ Mộ bỗng thò miệng ra mà thuyết giảng rằng ‘Những tâm thức như thế không bao giờ tìm thấy được một điều gì cả, hoạt động của chúng chỉ sinh thêm rối loạn cho mình và cho người’, làm cho nhạc sĩ Thanh Tùng có rên rỉ rằng ‘Sỏi đá rêu phong, sỏi đá chưa quên chân người’, và làm cho tôi cằn nhằn rằng:
-Không rõ bác Sơn có tư tưởng gì/sáng tạo riêng gì!... Hình như bác đang đi vào ngõ cụt, hình như bác chỉ cung cấp cho chúng sinh một đống ngôn từ rối loạn, và hình như đây là bài viết… dở nhất của bác ấy, hihi… (xin lỗi).
*
Tôi vớ tay về bên phải thì đụng phải cuốn ‘Đối diện cuộc đời’ (Krishnamurti), tôi thoáng thấy câu: ‘Rằng tất cả những tầm cầu tưởng chừng như rất đạo đức của họ chẳng qua đều là biến hiện của một tâm thức thèm khát thành tích, mong chờ ân sủng, tìm kiếm sự an toàn và tiện nghi nội tâm. Tất cả những thứ đó đều là biểu hiện của một cái 'tôi' ranh mãnh đang chờ chực trong tâm, muốn được thăng hoa, muốn được giác ngộ. Những tâm thức như thế không bao giờ tìm thấy được một điều gì cả, hoạt động của chúng chỉ sinh thêm rối loạn cho mình và cho người.’ (sách đã dẫn, p.7), hay ‘Chân lý là miếng đất không có đường đến’ (Truth is pathless land, p.8), mà ông Bách cho là tương đương về bản chất với câu ‘Đạo khả đạo phi thường đạo’ của Lão Tử...
Tất nhiên là mấy phát biểu này… ngàn năm mới có một (!), và vì thế mà một cao nhân như ông Nguyễn Tường Bách mới gọi Krishnamurti là ‘thầy của các vị thầy’ (hay gọi là ‘vạn thế sư biểu’ cũng không khác mấy): không phản đối!
*
Rồi ngay trước mặt, tôi có ‘duyên’ mà sờ phải cuốn ‘Thanh Tịnh Đạo’ (Thích Nữ Trí Hải)… Tôi được tiếp xúc với các khái niệm/thuật ngữ như: Các Phạm Trú, Các Vô Sắc Xứ, Mô tả về các uẩn, Mô tả về xứ và giới, Mảnh đất cho tuệ tăng trưởng: Căn, Đế, Đất cho tuệ sinh, Kiến Thanh Tịnh…, đại khái vậy.
Tôi lại nhìn lên tủ sách thì gặp cuốn ‘Đồng bằng sông Cửu Long - 40 năm nhìn lại’ (Lê Phú Khải). Tôi có đọc lướt qua, thấy câu cửa sổ của cuốn sách là: ‘Với đồng bằng sông Cửu Long, không có lũ cũng là thiên tai’ (Võ Văn Kiệt), với Quyết định 99TTg của Thủ tướng… gì đó, nhưng tôi không thể không nói là cuốn sách này hơi bị… ‘chán’, và cuốn ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’ (Ngô Thế Vinh) có hàm chứa tư tưởng hơn nên hấp dẫn hơn (xin lỗi)…
*
Xỏ đôi giép da vào chân, đi thêm 10m, tôi thấy các cuốn ‘Thiền và Bát nhã’ (Daisetz Teitaro Suzuki, Tuệ Sĩ dịch), ‘Không & Sắc’ (Bùi Chân Như), ‘Sách Tây Tạng về sự sống và sự chết’ (Sogyal Rinpoche, Ngô Trung Việt dịch), ‘Kinh diệu pháp liên hoa’ (Thích Trí Tịnh dịch), ‘Lược giải Kinh pháp hoa’ (Sadharma Pundarika Sutra, Thích Trí Quảng)... Bỏ đôi giép da ra, mang đôi giép nhựa vào, đi thêm 10m nữa, tôi thấy các cuốn ‘7 thói quen để thành đạt’ (Stephen R. Covey), ‘Minh triết Đông phương’ (Michael Jordan), ‘Mật mã Da Vinci’ (Dan Brown), ‘Cuộc chiến lỗ đen’ (Leonard Susskind), 'Tiểu sử Barack Obama’ (Joann F. Price)…

Ôi, thôi thôi, tôi vội tìm một cái gốc cây… bồ đề, nhắm mắt lại, và niệm nam mô liên tục:
-Nạy ông nạy bà đi qua đi nại, xin nàm ơn nàm phước cho tôi trả mấy cuốn sách đó về ‘cố quận’, vì nếu đi thêm 10m nữa thì chắc là tôi bị ‘tượng đè’ mà chết trước khi gặp Phật hay… Chúa!

2. Dịch tượng đài!
Rồi tôi đọc/nghe được rất nhiều lời cằm rằm của các blogger và người dân ở nhiều hang cùng ngõ hẻm về cái ‘Dự án tượng đài nghìn tỉ’ gì gì đó, các bạn hãy đọc trên mạng, tôi xin… miễn bình luận mà chỉ có lưu gót chân ở nhà blogger Gia Minh rằng:
-Ôi, dịch... tượng đài, pùn quá!
À, quên, tôi xin lấy mấy câu thơ (từ 2 bài thơ khác nhau) của Tố Hữu mà cảm thấy hay và… phù hợp với ngữ cảnh này:
Như đỉnh non cao tự giấu hình
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh…
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
*
…Nhưng an ủi một chút, ta cũng (tạm nghĩ) có những Nguyễn Trung, Hoàng Tụy, Ngô Thế Vinh, Ngô Bảo Châu, Từ Huy, Thục Vy… cùng những blogger vô danh đang tham gia vào ‘dòng văn học blog’, và đặc biệt là mới đây có nữ TS Sử học Bùi Trân Phượng (Đại học Hoa Sen) với các câu nói triết lý giáo dục mà có vẻ ‘thắp sáng hiện sinh’ hơn:
-‘Trường học dạy sử làm sao mà các em đều hiểu rằng ở trên đời (chỉ) có hai loại nước: nước đế quốc đi áp bức bóc lột và nước bị áp bức bóc lột; (chỉ) có hai loại người: người bán nước và anh hùng dân tộc… Cách dạy sử nhồi nhét, bắt ghi nhớ sự kiện…, vì vậy nhà trường đào tạo ra những người quay cóp 'chuyên nghiệp', hay ‘Đối tượng nghiên cứu của lịch sử là toàn bộ xã hội trong quá khứ… Tại sao mình thu hẹp lịch sử lại chỉ có… các nhà cầm quyền, (chỉ có) lịch sử chính trị, (chỉ có) lịch sử những cuộc chiến mà không có những khía cạnh khác vô cùng phong phú trong đời sống? (sách đã dẫn, p.42-43)...
Nói chung, nếu không nhầm thì mấy ông ‘mắt xanh mũi lỏ’ (hay ‘khựa’) nói trên đều là ‘thầy’ ta cả, chỉ trừ ta!
*
Và tôi có nhận xét là dường như là các thế hệ gần gần lề trái có vẻ ‘thoát’ hơn!
Cụ hỏi tại sao, tôi mới trả lời là:
-Tại vì ở ta có nhiều học giả hiểu rất tốt, hiểu như… mấy ‘bức tượng nhấp nháy’ nói trên đã hiểu, mà sao họ lại không tự viết ra cái của chính mình suy nghiệm? Giả định ta và Khổng Tử cùng ngắm ‘đóa hoa hồng’ (thế giới tự nhiên) thì không có định luật nào chứng minh là ta mãi mãi phải mô tả nó kém hơn ổng, mà nếu ta mô tả giống ổng thì đã làm sao, ai nói là ‘đạo văn’!, vì hai người cùng mô tả một đối tượng cách nhau 2600 năm!, còn nếu ta có chỗ nào/góc độ nào mô tả hay hơn ổng thì làm sao, ai cấm!, ngược lại, những thế hệ trẻ tiến bộ sẽ ủng hộ ta mà thôi!
Rồi cụ có nhắc lại câu của ai đó là:
Tự trói, gọi là đi Tu
Bị trói, gọi là đi Tù mọt gông!
Còn tôi thì cho rằng:
Tháng ngày đời nghịch đảo
Chả biết bến bờ nào
Vô tận hay cùng tận?
Vô môn quan chỉ là...

Cụ mới thở dài và… kết luận:
-Ngàn năm nay Việt Nam chỉ đến đó thôi, làm gì có triết gia!

3. Tượng Đè Tử…
Trước khi đi đến phần kết, mời các bạn thư giãn một tí nhé (do cụ kể):
1. Hồi nhỏ, lúc khoảng 10 tuổi, vào một buổi sáng nọ, tôi (tức là cụ hồi nhỏ) đang nằm trên một đống bắp, nhìn lên bầu trời và tự hỏi như một… ông cụ non: ‘Ở trên cái bầu trời bao la đó là cái gì nhỉ?... Và cuối cùng là ta sẽ chết’.
Bỗng có một cụ già khoảng trên 50 tuổi đi ngang qua (xem chú dẫn bên dưới). Tôi mới nhỏm dậy đi theo cụ, nói chuyện lung tung đôi ba điều gì mà chả nhớ nữa, và có lẽ vì suy nghĩ về trời đất và kiếp người hồi nảy mà tôi chợt hỏi một câu hơi kỳ quặc:
-Ông ơi, ông có sợ chết không?
Cụ già bỗng cười rất vui vẻ và trả lời một cách không không:
-Ông đang chờ chết để xem thử cái chết như thế nào!
Câu trả lời này chả biết như thế nào mà trên 60 năm sau, tôi vẫn còn nhớ như in… Bây giờ nghĩ lại, tôi mới thấy kinh ngạc khi thấy một người dân thường lại trả lời rất là triết lý và rất chi là… ‘dũng cảm’.
2. Mới đây, cụ còn gặp một cụ già hơn, cụ già hơn hỏi:
-Nếu quả đất này biến mất thì có sao không?
Cụ suy nghĩ tí xíu rồi trả lời:
-À..., nếu quả đất này biến mất thì không có sao cả!

Tôi kể lại 2 câu chuyện này để làm gì? Để nói rằng dưới đây tôi nói mà như là không nói, hehe…
*
Nói chung, giống như tôi, cụ cũng… chê bài viết nói trên của ông Bùi Văn Nam Sơn (mà khen bài viết của bà Bùi Trân Phượng), và ông định viết một bài ‘phản kích’ về hiện sinh/tự do (tượng đài hay lịch sử) gì đó, tôi mới cười mà bảo rằng:
-Đề tài nào cũng quan trọng, nhưng xin lỗi, tôi nói thẳng nhé (ừ). Đố ông viết mà không dùng chữ Phật (hay Chúa) mà vẫn viết được! Vì phật ở trong tâm ta, nếu ta mà có tâm ‘thiện’ thì có phật ở trong đó, chứ phật không nằm ở trong sách, và vì ‘thượng đế’ có sẵn trong thế giới tự nhiên, ở bên ngoài, và chi phối ta vô cùng mãnh liệt, chứ ta - với tư cách là một cá thể - hoàn toàn và tuyệt đối không chi phối được ngài!
-Nếu không nhắc đến mấy bức tượng như ‘tứ diệu đế’, ‘ngũ uẩn’, ‘lục căn’ hay ‘bát nhã’… thì làm sao mà tôi viết được hả trời!
-Thế thì để viết được, chắc ông cũng sẽ nhắc đến mấy cái tượng như ‘Kinh Địch’, ‘Loạn lý học’/‘Tam đoạn lụn’, ‘Triết học hiện sưng’, ‘Phép bện chúng’, ‘Chủ nghĩa hậu hiện dại’, hay ‘Tứ Thử’, ‘Ngũ Kình’, ‘Lục Tài Tử Thử’… chứ gì! (xem chú dẫn bên dưới)
Cụ bỗng thở dài và hỏi tôi:
-Người ta có Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Socrate Tử, Nietzsche Tử, Krishnamurti Tử…, thế thì ta có cái gì Tử?

-Dạ, ta có Tượng Đè Tử ạ.

HẾT
---------
Chú giải:
  1. Bóng đè, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/603-bben-canh-dong-song-toi-ngan-ngo.html
  2. Cụ già trên 50 tuổi: Ở miền Nam, thời Ngô Đình Diệm, đàn ông trên 50 tuổi (và tuổi thọ cũng ngần này!), nhất là những ông Cửu, ông Hương, ông Chánh… thường mặc áo dài đen, đầu quấn khăn đóng, tay chống cây can, còn nông dân thường mặc bộ đồ giống như bộ đồ bà ba (khá cũ kỷ và khá dơ, do làm đồng)…, nhưng tất cả đều để râu dài không cạo, nên trông rất là… ‘cụ’!
  3. ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng’: một tác phẩm tư liệu văn học của tác giả Ngô Thế Vinh, xuất bản năm 2014: ‘Sách gần 700 trang, với 23 chương và hàng trăm hình ảnh, được viết theo lối tiểu thuyết ký sự, mà tác giả gọi là “dữ kiện tiểu thuyết” (tiểu thuyết nhưng chứa đựng nhiều dữ kiện và tài liệu thực), ghi lại hành trình của tác giả dọc theo dòng sông Cửu Long, trong đó những nhân vật hư cấu của câu chuyện tìm về khởi nguồn của dòng sông ở Tây Tạng, và theo dòng sông, đi xuyên qua các nước Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam, ở cuối nguồn. (ngươi-viet.com), xem tại: http://giaocam.saigonline.com/HTML-N/VSNgoTheVinh/NgoTheVinhTPCuuLongCanDongBienDongNoiSong.pdf
  4. ‘Đồng bằng sông Cửu Long - 40 năm nhìn lại’: một tác phẩm của nhà báo Lê Phú Khải, Nhà xuất bản Thanh niên 2015.
  5. ‘Đối diện cuộc đời’: các bài giảng của Krishnamurti, do Nguyễn Tường Bách biên dịch, Nhà xuất bản phụ nữ 2004.
  6. Kinh Dịch = Kinh Địch, Luận Lý học = Loạn lý học, Tam đoạn luận = Tam đoạn lụn, Triết học hiện sinh = Triết học hiện sưng, Phép biện chứng = Phép bện chúng, Tứ Thư = Tứ Thử (4 con chuột… chết), Ngũ Kinh = Ngũ Kình (5 con cá mập ăn thịt người) và Lục Tài Tử Thư = Lục Tài Tử Thử (6 con chuột chết vì… khoe tài)… là cách nói đùa của tôi. 
  7. Ngũ uẩn, Lục căn, Lục trần (tạm hiểu): Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt; Lục căn/lục thức (tạm hiểu): nhãn, nhỉ, tỳ, thiệt, thân và ý, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, da và ý tưởng/tư tưởng; Lục trần (tạm hiểu): sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, tức là màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác từ lưỡi (xúc giác) và sự lưu lại những cảm nhận đó… Còn phương Tây thì cũng hiểu tương tự, nhưng cụ thể hơn, đó là mọi thứ mà ta nhận thức được trên thế gian này xuất phát từ 5 giác quan (five senses) - thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác (mắt, tai, mũi, lưỡi và da).
  8. ‘Người đô thị’: là tạp chí của Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, số 39, tháng 8/2015.
  9. ‘Thanh Tịnh Đạo’ (The Path of Purification): Thích Nữ Trí Hải dịch, Thích Minh Châu giới thiệu, Nhà xuất bản tôn giáo Hà Nội 2001.

25 nhận xét:

  1. Muội qua thăm Ca Ca đọc bài ,muội thấy rất nhiều nơi nói về Tượng Đài trong ấm ức..Thăm Ca Ca để hiểu thêm muội mong Ca luôn vui hén!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, NLS tiểu sư muội, có nhiều chuyện đời ca ca phải ghi lại kẻo mất!, ngụ ý bài này vẫn là chuyện.. 'không không', hi...
      Cám ơn muội nhé, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  2. Mietvuon Sau [Blogger] Email 13.08.15@06:28
    Đêm thì trùm cõi nhiêu khê
    Ngày thì lui tới bến mê chẳng dừng
    Tượng đài ta bỏ sau lưng
    Nhân sinh tự khổ, ta khùng chính ta

    Bài dài quá nên chưa có tg đọc hết, chỉ khoái trước 4 câu thi này đã.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bạn Sáu quả có... thiên tư về thơ, hi..., cảm nhận (rất) hợp với mình,
      thank nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. vomtroirieng [Blogger] Email 13.08.15@07:53
    LB huynh mến, có lẽ huynh nhớ câu chuyện về gia đình nghèo khổ, mỗi bữa cơm chỉ được nhìn con cá gỗ chấm mút và tưởng tượng cho đỡ thèm
    Tượng đài là linh thiêng, ai "chấm mút" là mang tội, tượng đài lại quá vĩ đại, dân nghèo cũng khó lòng "chấm mút ' để tưởng tượng trong bữa cơm đạm bạc huynh à.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, LB mới đăng thêm 4 câu thơ của Tố Hữu, thiết nghĩ đã... trả lời được tâm tư này rồi!:
      Như đỉnh non cao tự giấu hình
      Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh…
      Mong manh áo vải hồn muôn trượng
      Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

      Cám ơn VTR nhé, ngày mới... ngọt ngào.

      Xóa
  4. Lưu comt MTV
    Còn lại những tàn phai
    Sao không thấy hình hài
    Nhạc tình, ai uổng phí
    Chốn này mưa sắp... rơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ẩn mình nơi giếng khơi
      Là bóng trăng lấp lánh
      Nhạc tình, sao đặc quánh
      Chốn tình... mưa... rơi rơi
      ...

      Xóa
  5. Lưu comt Phi Hùng
    Sài Gòn vào thu không có em
    Tiếng chuông ai gọi, số lạ đời
    Người anh muốn gọi, chưa buồn gọi
    Thôi, thả chiều rơi, mây xám bay

    Trả lờiXóa
  6. MTV tâm đắc nhất đoạn này LB ạ

    "Vì phật ở trong tâm ta, nếu ta mà có tâm ‘thiện’ thì có phật ở trong đó, chứ phật không nằm ở trong sách, và vì ‘thượng đế’ có sẵn trong thế giới tự nhiên, ở bên ngoài, và chi phối ta vô cùng mãnh liệt, chứ ta - với tư cách là một cá thể - hoàn toàn và tuyệt đối không chi phối được ngài!"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, LB biết rằng 'sách' và 'cái tôi' là có big problem,
      nên trong blog này, LB chỉ nêu lên một phần ý của mình thui, còn ý của ai thì tùy họ,
      nhưng LB rất thường được MTV đồng cảm, nên rất thương... huyền, hihi...,
      ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  7. Bút Chì (Facebook)
    Hình như bài viết chưa xong phải không chú nên cháu không hiểu vấn đề chính là gì cả?
    9 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bút Chì nói cũng có lý, bài này có 3 phần, mỗi phần đều có ý như nhau..., và LB thường khuyên bạn đọc nên đọc phần kết luận (cười), như sau:
      "Cụ bỗng thở dài và hỏi tôi:
      -Người ta có Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử, Trang Tử, Socrate Tử, Nietzsche Tử, Krishnamurti Tử…, thế thì ta có cái gì Tử?
      -Dạ, ta có Tượng Đè Tử ạ."
      Vậy nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  8. kieuthien [Blogger] 14.08.15@00:38
    Cái lần Chém Gió này sát với mang tai quá, bác ạ !


    Chúc bác luôn Khỏe và Vui nhé !
    Dạo này chú bận quá, hẹn mấy hôm nữa chém gió sau, bác nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, bài này không có ý định chém... gió, thiệt, vì nó có thiệt hết, hihi...
      Cám ơn bạn KT nhé, mình bận quá nên ít đi 'bình loạn' lang thang, sr nhé, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  9. hairachgia [Blogger] Email 13.08.15@20:38
    Một đống sách mà NGLB kể, HRG may mắn có được 1/3. Nhưng có một cuốn mà HRG có thì NGLB không kể hay không có. Đó là Kinh Kim Cang. Đây là cuốn mà HRG đọc nhiều lần nhất, mỗi lần đọc thì chỉ một đoạn thôi. Và mỗi khi tới dầu chấm hết là gặp hai câu mà HRG viết bằng bút mực (cây bút ấy biến mất từ lâu) không biết hồi nào.
    Không đọc thì chẳng biết chi
    Đọc xong thì chẳng có gì bận tâm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, 'cụ già' này có phần nào là cư sĩ, nên sách phật (và nhiều thể loại khác) có rất nhiều mà mỗi lần sờ vào thì LB phải đi rửa tay xà bông, vì tay bị dính bụi... trần, hihi...
      Thường thì 3 ngày (=72g) LB viết một bài trong... 1g, còn lại 71g là suy nghĩ vẩn vơ, nên không đọc sách phật được bao nhiêu anh à.
      Cám ơn anh, ngày mới an lạc.

      Xóa
  10. tranquoctrung78 [Blogger] Email 14.08.15@08:58
    Nhờ sự dẫn lối của bài viết này mình có nhìn qua bài viết của bác Sơn. Thấy bảo bác Sơn là một triết gia uyên bác - nếu đó là sự thật - thì mấy bài viết kia chắc chắn của kẻ xấu tính mạo danh, trò này xuất phát từ các nhà lý luận cộng sản Liên xô thời trước - nhưng thời này vẫn thấy nhan nhản, chỉ đọc chưa quá 7 dòng đã thấy buồn nôn - vừa bốc phét vừa xuyên tạc vừa lập lờ lấp lửng. Chẳng nhẽ một triết gia uyên bác mà lại ngụy tạo ngu như thế - thật phi lý. Thời này :) đọc càng nhiều sách [xuất xứ quê mình] thì càng ngu thì đọc nàm gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác đó là bài viết của bác Sơn, tên là 'Karl Jaspers thắp sáng hiện sinh', trang 40-41, trong cuốn 'Người đô thị' số 39, tháng 8/2015, ở ngay trên... đùi mình (mình có cả... chục bài của ông), hi...
      Thực ra ông chỉ là một giảng viên triết (thỉnh giảng) và là nhà nghiên cứu triết, có tính 'academic' (hàn lâm/kinh viện), chứ không phải là triết gia uyên bác gì đó đâu, nên mình chỉ viết vài dòng về ông 'cho vui' thôi, trong đó có nói là 'xin lỗi'...
      Lâu ngày quá mới thấy bóng bạn, cám ơn, TM.

      Xóa
    2. tranquoctrung78 [Blogger] Email 14.08.15@12:37



      Cái tên bài "thắp sáng hiện sinh" đã làm mình buồn nôn. Bảo Sratre là "người thầy hiện sinh" :) ngoài mấy bác tri thưc xứ mình thì ko ở đâu có thể nghĩ ra đc mấy thứ tởm lợm như thế. à đợt vừa rồi mình dùng thời gian vào những việc có ích - mà thật ra chủ yếu là xem sex. Mà xóm lá thì chẳng có em nào xinh xinh :(

      Xóa
    3. Uh, cái gì cũng vui tí là được, lâu lâu xem phim ấy một tí cũng... hay (cười), 'phim Lý Liên Kiệt' hay lắm, bạn vào youtube mà xem nhé,
      chúc chiều vui.

      Xóa
  11. Thăm anh đọc bài viết thú vị!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, bạn thức khuya vậy!, mình đang mày mò bài mới tí, hi...,
      cám ơn nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  12. Lâu k gặp , nhớ !
    À ta có GLB TỬ :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế cũng có thể có Lão Sa Tử đó, hihi...
      Cám ơn Lão nhé, tuần mới tốt lành.

      Xóa