Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

729. Triết lý ngàn năm hơi bị… kỳ lạ!

Mắt thu nhìn thấy đời vi diệu
Anh... thấy em rồi, em rất tươi!
Thu về, không thấy thu gọi, nhắn
Ta ngắm trời mây, ta thấy... thu

---------
 
Có nhiều điều phải ghi chép lại ngay, nếu không, có thể ngày mai tôi không làm được!
Tại sao tôi lại dùng tiêu đề ‘Triết lý ngàn năm hơi bị kỳ lạ’? (xem thêm chú giải bên dưới).
Số là tôi đã chết đi sống lại nhiều lần, nên dần hiểu ra và chấp nhận những ‘chân lý ngàn năm’ rất… kỳ lạ mà người đời không dễ chấp nhận, và tôi cũng không ngoại lệ:
-Trong một quãng đời dài dằng dặc trong quá khứ, đặc biệt là thời ‘ngựa non háu đá’, vì cái tính muốn đạt được cái gọi là ‘lạc quan ảo’ của một kẻ khá tầm thường và ngu muội, tôi đã thờ ơ với nó!

*
Tôi đã có lần gặp một nữ ‘thiền sư’ người New Zealand, và đã kể trong blog này rồi. Nhưng những câu thuộc dạng… triết lý/chân lý dưới đây - mà kể cả nhiều đại gia, giám đốc hay các quý bà… thường đến để học - tôi đã có đọc sơ qua trước và sau khi gặp nữ thiền sư này, đó là:
-Cách đây khoảng một năm, khi tôi dắt xe máy ra cổng, bỗng cụ già (chủ nhà) gọi giật lại và tặng tôi một cuốn sách mỏng nói về Yoga gì đó, với tên là ‘Khôi phục các sức mạnh trong tâm hồn’ (của Trung tâm Inner Space); sau đó, tôi vất đâu đó ở nhà! Nay cần, tôi hỏi cụ, cụ nói ‘không biết có còn hay không nữa!’, nhưng may thay, lục lọi chung quanh bàn làm việc của cụ, tôi thấy còn 3 cuốn, nên chôm 1 cuốn để làm tư liệu.
-Cách đây vài hôm, ở một căn nhà bên cạnh dòng sông, tôi nằm ngủ trên một cái ghế bành mềm như nhung, ngủ không được, tôi bèn vớ tay lên bàn kiếm một cuốn sách nào đó để đọc chơi, nào ngờ trên cuốn sách đó có một ‘Cuốn lịch mỏng’ (của Chương trình Living Values Education), ghi lại một số ‘chân lý’ cách đây đến 5-6000 năm.
*
Với việc lược bớt một số từ/cụm từ hơi dài dòng hay nặng nề về ngôn từ, tôi xin chép ra đây một số câu:
  1. Lặn sâu xuống đáy đại dương nội tâm mình, tránh khỏi những cơn sóng bên ngoài và thậm chí những cơn giông bão cảm xúc… Tôi không bị thúc ép bởi nỗi sợ do những đòi hỏi hay kỳ vọng ở người khác…
  2. Phân biệt không phải là là phân chia ranh giới rạch ròi giữa người và người, mà là khả năng bước lùi khỏi bản thân mình, để nhìn thấu những ảo tưởng, từ đó có được ‘sức mạnh’ trong tinh thần lẫn cảm xúc, để tránh bị lừa dối ở lối sống rốt cuộc lại là một trò ảo giác tàn phá bên trong tôi.
  3. Trong thinh lặng, tôi hướng vào bên trong, cởi mở và tin cậy tựa một đứa trẻ, buông trôi điều đã biết, tôi kết nối với cội nguồn năng lượng thánh thiện…
  4. Tôi giận là do niềm tin trong tâm trí tôi rằng ai đó hay sự việc nào đó phải xảy ra như ý mình. (Vì thế), tôi để mình thoát khỏi mọi sự biện hộ, những nỗi lo ngại rằng người khác có thể nghĩ, nói hay làm gì đó đối với mình…
  5. Tôi tin vào mục tiêu của mình và thấu hiểu vì sao. Tôi sẽ quyết tâm thực hiện dù ở đâu và trong hoàn cảnh nào…
  6. Tôi là một học trò của quá khứ, chứ không phải là nô lệ của nó.
  7. Ham muốn bắt đầu khởi động quy trình thao túng, kiểm soát của nó và thậm chí bắt tôi có những hành vi tàn bạo đối với bất kỳ ai cản đường tôi đi. Loại suy nghĩ như thế tạo ra một trái bom nội tâm mà cuối cùng sẽ nổ. Đây là lý do vì sao mà nhiều người thấy đơn độc, căng thẳng, trầm cảm, mất định hướng, trống trải và giận dữ. Tôi đã hiểu và sẵn sàng buông trôi những ham muốn lệch lạc như thế.
  8. Cốt lõi của thời gian là một giây, cốt lõi của hạnh phúc là sự hài lòng, nhưng trên tất cả, nó chính là cốt lõi của một suy nghĩ thanh khiết trong một giây.
  9. Tôi chấp nhận rằng mỗi người là một diễn viên, (nên) tôi chỉ có thể diễn trong hạnh phúc khi chấp nhận kịch bản của người khác: không phán xét tốt-xấu, đúng-sai, cao quý-thấp hèn… vì tất cả đều cần đến cho một vở kịch đời mà có tôi trong đó.
  10. Thực tế mức độ bất hòa giữa con người với nhau tương ứng với mức độ yếu đuối bên trong họ.
  11. Bình an là sự tự do ở tôi. Tôi bắt đầu tự ngẫm nghĩ, buông thả mọi căng thẳng và những nỗi phiền muộn. Bằng nhận thức về bình yên sâu lắng, tôi hiểu rõ giá trị của nguyên lý vĩnh cửu phi bạo lực…, từ đây dẫn đến hợp tác một cách tự nhiên…
  12. Khiêm tốn giơ tay ra không phải để lấy hơn gì đó, mà lấy cái hiện có, đôi khi có rất nhiều và đôi khi chỉ có rất ít, đó không là một vấn đề, bởi nó tin tưởng rằng mọi thứ chắc chắn sẽ đến và xuất hiện đúng lúc.
  13. Khả năng cảm nhận sự thú vị trong sự đồng hành với chính mình là một món quà vô giá từ cuộc sống.
  14. Trung thực nghĩa là không có mâu thuẫn hoặc thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
  15. Khoan dung có nghĩa là cho dù ai đó có chống đối bạn cỡ nào, bạn vẫn cần khoan dung với họ - không phải một lần mà mười lần, bởi thành quả của sức mạnh khoan dung rất ngọt ngào và bất tử.
  16. Tôn trọng đầu tiên là với bản thân - phải biết rằng tôi sinh ra vốn dĩ đã có giá trị. Thế nên, khi ai đó chỉ trích và chê bai bạn, thì hãy xem điều đó có THẬT trong lời nói của họ không? Nếu có thì hãy thay đổi. Nếu không thì hãy phớt lờ và tiếp tục chú ý vào cuộc sống của bạn, bạn không cần phải tin và quan trọng hóa những điều KHÔNG ĐÚNG.
  17. Lần tới, khi thấy mình không thích gì đó… thì hãy tự hỏi “Có điều gì tích cực ở cái “không thích” này không?”. Dù bạn không tìm thấy, nó vẫn giảm bớt sự ác cảm ở bạn chút ít… Và thích cái “không thích” khiến bạn trở nên người sống hòa bình với bản thân và với mọi người.
v..v…
*
Hơi liên quan đến bài viết, tôi xin trích ra đây 2 lời bình để các bạn đọc tham khảo thêm cho vui:
-Suy nghiệm thì khác chân lý là bao nhiêu đâu hả bác. Thậm chí chân lý thì chỉ là tiệm cận, còn suy nghiệm thì có thể kiểm chứng. Vậy thì suy nghiệm quý lắm… (Kiều Thiện)

-Có lẽ suy nghiệm khác với chân lý. Chẳng hạn, tôi ngắm cuộc đời, tôi có thể suy nghiệm ra một số điều - có thể có lý, nhưng chưa hẳn là chân lý, vì chân lý có tính phổ quát - vì thế mà nó thường được gắn vào mồm của các 'thánh nhân'!, và chân lý là do con người đặt ra theo kiểu 'người mù sờ voi', do đó, nó không hẳn là chân lý! (Krishnamurti nói đó chỉ là 'một mảnh của chân lý')... Tuy nhiên ta không đi sâu vào học thuật, việc đó dành cho các học giả (hay các 'nhà giả học')!, ta chỉ chơi cho vui thôi... (NGLB)
*
Trên đây, nếu không nhầm, là các kinh nghiệm 5-6000 năm của… nhân loại! Và hình như chúng là của phái Raja Yoga, nhưng trường phái Yoga gì không quan trọng, vì thiết nghĩ rằng về bản chất thì tư tưởng của thiền-phật-chúa hay đông-tây cũng gần gần 'tiêu điểm' này!, và rộng hơn, vì chân lý là chân lý.
Lưu ý rằng tôi không thích lắm việc dùng từ ‘triết’, cũng không tin lắm vào cái được người đời gọi là ‘chân lý’ gì gì đó, do đó, các câu mà tôi trích dưới đây có thể được xem như là các suy nghiệm có lý... Tôi không thể xác định rõ là tôi thích kinh nghiệm nào trong số 17 câu trên, nhưng hợp nhất với tôi là câu:
-Khả năng cảm nhận sự thú vị trong sự đồng hành với chính mình là một món quà vô giá từ cuộc sống.
Và đối với 'chân lý', tôi không thể giải thích thêm... 

Còn các bạn nghĩ sao?

(HẾT)
---------
Chú giải:
-‘Hơi bị…’: Người miền Bắc đã và đang dùng nhiều ‘cụm tính từ’ dưới dạng thụ động cách, ví dụ ‘hơi bị đắt’, nó có thể là ‘khá đắt’, hay là ‘đắt so với khả năng của người mua’, thậm chí là ‘đắt ngoài khả năng của người mua’!
-Inner Space: Thế giới nội tâm, còn được dịch thoát là Đại dương nội tâm, Bản thể nội tâm…
-Living Values Education: Giáo dục những giá trị sống.

9 nhận xét:

  1. Thu Phong 62 [Blogger] Email 20.08.15@17:55
    Quay mòng mòng với các triết lý rồi LB ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy Lung Linh chọn 1 trong 17 câu trong bài (mới) đê!, vì LB hơi bị... thán phục nhận xét của LL lắm, hihi...
      Tối... ngọt ngào.

      Xóa
    2. Thu Phong 62 [Blogger] Email 20.08.15@22:21
      "Lặn sâu xuống đáy đại dương nội tâm mình, tránh khỏi những cơn sóng bên ngoài và thậm chí những cơn giông bão cảm xúc… Tôi không bị thúc ép bởi nỗi sợ do những đòi hỏi hay kỳ vọng ở người khác"
      Ý này được đó LB, mặc dù những câu khác cũng chí lý lắm.
      Khi TP có tâm bệnh, mình thường tìm những câu danh ngôn thế này mà tự trị thương.

      Xóa
    3. Ui, người đâu mà như 'đi guốc vào bụng' tại hạ sế, quả nhiên LL là LL, thán phục siệt đó nghen, hi...
      Thanks, ngủ ngon nhé.

      Xóa
  2. kieuthien [Blogger] 20.08.15@23:26
    "các câu mà tôi trích dưới đây có thể được xem như là các suy nghiệm có lý... "

    Suy nghiệm thì khác chân lý là bao nhiêu đâu hả bác. Thậm chí chân lý thì chỉ là tiệm cận, còn suy nghiệm thì có thể kiểm chứng.

    Vậy thì Suy nghiệm quý lắm bác Lá Bàng ơi !
    Chúc bác ngủ ngon !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn bình hay đấy!
      Có lẽ suy nghiệm khác với chân lý. Chẳng hạn, tôi ngắm cuộc đời, tôi có thể suy nghiệm ra một số điều - có thể có lý, nhưng chưa hẳn là chân lý, vì chân lý có tính phổ quát - vì thế mà nó thường được gắn vào mồm của các 'thánh nhân'!, và chân lý là do con người đặt ra theo kiểu 'người mù sờ voi', do đó, nó không hẳn là chân lý! (Krishnamurti nói đó chỉ là 'một mảnh của chân lý'...
      Tuy nhiên ta không đi sâu vào học thuật, việc đó dành cho các học giả (hay các 'nhà giả học')!, ta chỉ chơi cho vui thôi. TM.

      Xóa
    2. @ Kiều Thiện
      À, câu này đã được LB chọn đưa vào bài viết, cám ơn bạn KT nhé!

      Xóa
  3. Thăm khuya và đọc bài, anh ngủ ngon ạ!

    Trả lờiXóa