Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

732. Những lời minh triết và hạt bụi vô nghĩa

  

Thứ Sáu thu về đến tận song
Chiều buông xuống, gọi bóng trăng: buồn!
Sinh chi nhân thế, sầu nhân thế
'Thượng đế' mơ hồ, đau thế nhân!
*
Tím giận, mưa nhiều, ướt tóc anh
Rừng cây lay động, gió tung hoành
Chiều tan hơi sớm, màn đêm đến

'Thượng đế'!, ô kìa!, em rất xinh!


Hôm trước, nói chuyện với một ‘cư sĩ’ thường tìm hiểu về Phật học (so với các môn/học thuyết khác), tôi có hỏi:
-Cụ có biết câu này của Phật không: ‘Ta xem vua chúa, nhà cầm quyền, vàng bạc, châu báu, cung vàng điện ngọc… như một giọt dầu trên chân ta’?
Cụ nói là ‘không biết’, tôi rất ngạc nhiên, có lẽ vì tôi hỏi quá bất ngờ nên cụ quên chăng!

Giọt dầu trên chân ta
Sau đó tôi mới gửi email cho cụ toàn bộ lời phát biểu này:
-‘Ta xem những nơi các vua chúa và các nhà cầm quyền cai trị như là những hạt bụi. Ta xem những kho vàng và châu ngọc như những viên gạch và những viên sỏi. Ta nhìn những chiếc áo lụa tốt đẹp nhất như những mảnh vải rách tả tơi. Ta thấy vô số thế giới của vũ trụ này nhỏ như những hạt trái cây, và chiếc hồ lớn nhất ở Ấn Ðộ như một giọt dầu trên chân ta. Ta biết những giáo lý của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy. Ta thấy rõ tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như là một miếng nhung vàng trong giấc mộng, và thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như những đóa hoa xuất hiện trước mắt một người. Ta xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao và Niết bàn là một cơn mộng du giữa ban ngày. Ta xem những lời phán quyết về đúng và sai như là sự uốn mình nhảy múa của một con rồng, và sự lên xuống của đức tin là dấu vết của bốn mùa để lại’ (Phật).
*
Tiếp câu chuyện trên… Rồi tôi có nói là Chúa cũng có lời phát biểu vô cùng sâu sắc:
-‘Đời sống con người giống như hoa cỏ, như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc không còn mang vết tích’ (Chúa).
Tiện thể, tôi nói thêm:
-‘Có cái sáng suốt của sự ngu muội. Có cái thanh nhã của sự hòa hoãn. Có cái cơ xảo của sự trì độn. Có cái hữu ích của sự ẩn cư’ (Lão Tử), và
-‘…Con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó…’ (Krishnamurti, xem dưới).
v..v…

‘Cà khịa chuyện của người khác’
Nói đến đây, tôi bỗng thở dài, và cũng không giải thích cho cụ là vì sao… Một lúc sau, tôi mới kể tiếp cho cụ nghe vài câu chuyện nữa:
-Cách đây vài năm, có một ông tiến sĩ đến nhà tôi chơi. Thấy anh ta làm việc rất chăm chỉ và vất vả, tôi mới nói rằng: ‘Thầy cứ ở cái phòng trên lầu mà nghiên cứu khoa học hay soạn giáo án/giáo trình, phòng này khép kín và rất là tiện nghi, cơm nước thì không quan trọng. Khoảng cuối chiều, khi thầy rảnh, tôi sẽ gọi thầy đi uống cà phê’. Không ngờ anh ta mới vào phòng có 15’ thì đã thấy bước ra, xuống lầu, ngồi nhấp nhỏm trước mặt tôi, rồi đi lên lầu (và cứ chốc chốc ổng lại xuống lầu và ngồi trước mặt tôi). Lúc đó tôi đang tập trung vào việc viết, nên không thể dừng lại được, nhưng tôi thừa biết là anh ta muốn chém gió, mà muốn chém gió thì phải nói về ‘cái tôi’ kết hợp với việc ‘cà khịa chuyện của người khác’ (hay ‘Đít mình lom nhom, lo dòm đít họ’!, một thành ngữ xứ… Quảng)
-Sau đó, có một anh chàng chuyên viên ở tỉnh ghé tôi nhà tôi chơi, đại khái là vào buổi trưa, tôi mới sắp xếp chỗ để anh ấy nghỉ ngơi trên lầu. Ngờ đâu 15’ sau, anh ta lại bước xuống lầu, lấy một điếu thuốc, hút phì phèo, và ngồi nhìn lên… trần nhà! Còn tôi thì ngồi tập trung viết lách cho xong cơ bản bài viết, rồi sẽ tắt máy nằm xuống ghế dưỡng thần một lúc. Tuy nhiên tôi cũng quan sát anh ta: tôi đếm được là, trong vòng 30’, anh ta đã nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống cả 10 lần. Vì sao? Vì anh ta muốn chém gió, mà muốn chém gió thì phải nói về ‘cái tôi’ kết hợp với việc ‘cà khịa chuyện của người khác’ (vì thế mà anh ta nói cái gì cũng ‘tửng tửng’, đầu cũng không ra đầu, đuôi không ra đuôi)...
-Nhà văn Somerset Maugham có viết một câu chuyện đại khái như sau: Có một ông nọ có tính rất là náo động, suốt ngày cứ thích đến chỗ đông người như: lễ lạt, hội họp, đám cưới, đám hỏi, tân gia, sinh nhật, nhậu nhẹt, liên hoan, văn nghệ văn gừng…, nói chung là chỗ nào ồn nào náo nhiệt thì ông ta đến, nhất là chỗ nào có tiếng loa 'chách chình' thật to, hay treo cờ phướn đầy màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, vàng, tím… thì ông ta càng phấn khởi… Nhưng có một hôm, khi ông ta đang đi chơi thuyền một mình trên biển thì gặp bão. Cơn bão đưa ông ta đến một nơi hoang đảo. Khoảng mười ngày sau, khi người ta tìm được thì ông ta đã chết rồi. (Các bạn có biết tại sao không?). Ông ta chết không phải vì thiếu ăn khát uống, mà vì không chịu nổi sự cô đơn, mà hễ không có ‘sự kiện náo nhiệt’, hay nói một cách khác là nếu không được thả nổi ‘cái tôi’ vào đám đông người thì ông ta sẽ chết, và quả thật, ông ta đã chết héo tàn nơi hoang đảo như một… con mực khô.

‘Đánh gục người khác’
Hãy hình dung nếu ta có một quãng đời làm việc, ví dụ 50 năm, mà dành hết 45 năm để ‘cà khịa chuyện của người khác, còn ‘Tây’ thì hầu như dùng hết 50 năm cuộc đời để đầu tư sâu vào các nghiên cứu của mình, thì (người ta nói rằng) kết quả là năng suất lao động của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… hơn ta từ 10-20 lần (thậm chí hơn, xem chú dẫn dưới). Về vấn đề này, cụ nói đó là vì tính thích ‘cà khịa chuyện của người khác’, hay ác hơn là tính sướng vì được ‘đánh gục người khác’, ở đây, đánh gục có nghĩa là dùng 'lý sự chổi cùn' để hạ bệ người khác thông qua mồm mép (hoặc viết lách/ném đá...):
-‘…Glep trạc bốn chục tuổi, môi dầy, tóc trắng, chịu khó đọc sách và tính tình cay độc. Làng Novaia tuy nhỏ, nhưng lại lắm người làm to: Một đại tá, hai phi công, một bác sĩ, một nhà báo… Bây giờ lại đến ông Conxtantin này là phó tiến sĩ. Không biết từ bao giờ đã thành cái lệ, mỗi khi có vị khách danh giá nào về thăm quê, thì ngay tối hôm đó dân làng kéo đến thăm hỏi chật nhà, để nghe người ở xa về kể các chuyện kỳ lạ, đồng thời cũng để kể cho khách nghe về những chuyện trong làng. Chính trong những dịp như thế mà bác Glep mò đến và "đánh gục" vị khách danh giá kia. Nhiều người không ưa cái thái độ ấy, nhưng cũng nhiều người, nhất là các ông nông dân chỉ mong có dịp để được nhìn thấy bác Glep kia đánh gục một vị khách danh giá nào đó. Mà không phải họ chỉ mong, thậm chí họ còn kéo đến nhà bác ta trước rồi mới cùng bác đến nhà vị khách kia. Họ hào hứng như đi xem diễn kịch vậy...’. (Vasily Shukshin)
Đầu bản dịch của truyện ngắn này, có câu:
Ông SHUKSHIN ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là... Việt Nam
Vâng, đó là chuyện xảy ra ở nước Nga cách đây trên nửa thế kỷ! (xem thêm ở đường dẫn bên dưới), nhưng nay ở ta có… đầy!
*
À, tôi có nói với 2 người bạn trên rằng:
-Bạn hãy ngồi yên một chỗ, cho cái ghế nóng lên cái đã!… Mỗi lần chém gió, hình như bạn muốn nói rằng bạn vừa mới phát hiện ra một chân lý vĩ đại (!), làm gì có chuyện dễ vậy, người ta phải suy nghiệm 30-40 chục năm mới ra (chút) chân lý đó, mà chưa chắc đã là chân lý!
Nói chung thì mỗi người mỗi tính, không có vấn đề gì. Nhưng nếu tính này là ‘dân tộc tính’, tức là nếu tuyệt đại đa số người - cả đời, hay cho đến khi 90 tuổi - cứ thích ‘cà khịa chuyện của người khác’ hay 'đánh gục người khác' thì quả là ‘very serious problem’ (chuyện rất nghiêm trọng)…, mà có lúc cụ già nói trên thắc mắc với tôi là:
-Phải chăng ta là ‘dân đồng bóng’…, đại khái là sống kiểu 'buôn dưa lê' hay kiểu ‘ngồi ăn rau muống mà luôn nói chuyện trên vũ trụ!’, do đó ta không có triết học, mà nếu ráng nói có thì chỉ có ‘triết lý làng nhàng’!
Tôi chỉ im lặng cười trừ…

Hạt bụi vô nghĩa...
Nhiều lúc nhìn lên bầu trời đêm và suy nghĩ, tôi liên tưởng đến hàng tỉ đám mây bụi khổng lồ trong vũ trụ, mà trong đó trái đất chỉ là một hạt bụi nhỏ hơn cả hạt bụi - vô nghĩa đối với ‘Đấng tạo hóa’ - qua câu chuyện mà tôi gom được ở nhà Ái Nữ (‘Cơn ác mộng của nhà thần học’, Bertrand Russell, xem dưới):
-Nhà tiến sĩ thần học nổi tiếng Thaddeus, mơ rằng ông đã chết và tiếp tục hành trình của mình hướng tới thiên đàng. Những nghiên cứu của ông đã chuẩn bị cho ông và ông đã không gặp khó khăn trong việc tìm đường. Ông gõ cửa thiên đường, và được tiếp nhận với sự tra soát chặt chẽ hơn mức ông dự đoán. “Tôi yêu cầu được vào cửa”, ông nói, “bởi vì tôi đã là một người tốt, và đã dâng hiến trọn đời tôi cho sự vinh danh của God”.
Người gác cổng nói:
-“Con người?, là cái-chi rứa?”
Người thủ thư tử tế nói với nhà thần học:
-“Có lẽ bạn có thể bảo cho tôi cái chỗ bạn gọi là ‘Trái Đất’ là ở chỗ mô?”
-“Ồ, nó là một phần của Thái Dương hệ”
-“Và Thái Dương hệ cái chi rứa hỉ?”
…Rất nhiều năm sau, một khối bốn mặt rất mệt mỏi và chán nản, tự trình diện trước nhà thủ thư về thiên hà, ông nói:
-“Tôi có đây, cuối cùng đã phát hiện ra ngôi sao (thiên hà) vốn liên quan đến yêu cầu cụ thể nay đã thực hiện được, nhưng tôi khá là hoàn toàn thất vọng không thể nào tưởng tượng được tại sao ngôi sao này đã dấy lên thành bất cứ quan tâm đặc biệt nào. Nó gần giống như một số rất nhiều những ngôi sao khác trong cùng một thiên hà. Nó có kích thước và nhiệt độ trung bình, và được bao quanh bởi rất nhiều những vật thể nhỏ gọi là ‘các hành tinh’. Sau dăm phút điều tra, tôi phát hiện ra rằng, ít nhất trong một số, các hành tinh này có ký sinh trùng, và tôi nghĩ rằng cái-con-gì này (Tiến sĩ thần học), mà nó đã thực hiện những thăm dò hỏi han, ắt phải là một trong số chúng”…
Vâng, Quả Đất mà ta đang sống là vô cùng bé, bé đến nổi mà các vị Thần ở trên Thiên đường tốn rất nhiều năm mà vẫn:
-Không biết con người, trái đất, ngân hà, thậm chí thiên hà… là cái chi rứa!

‘Đấng vô thường’ không can thiệp
…Rồi cụ bận đi đâu đó, chỉ còn lại một mình tôi…
Tôi mới đi dạo gần bờ sông…, thấy có rất nhiều đám rau càng cua, nó nằm bờ, nằm bụi, chỗ nào hợp thì nó mọc nhiều, không hợp thì nó mọc ít hay không mọc, rủi mà có ai giẫm lên thì nó đi đời một phần, hay quá rủi mà cô ô-xin cầm cái dao quơ luôn cả đám thì nó đi đời toàn toàn phần, chứ chủ nhà không can thiệp.
Tương tự cho loài người, được sinh ra và sống trong cuộc đấu tranh sinh tồn, khi nào ‘ngài’ nổi hứng thì cho đi đời một phần hay toàn phần, ví dụ như: Cơn địa chấn Sumatra-Andaman ở Indonesia năm 2004 làm cho 230.000 người chết, Bão Nargis ở Myanmar năm 2008 làm cho 138.000 người chết, Sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 làm cho 15.854 người thiệt mạng…, đó là chưa kể đến vụ mất tích chiếc máy bay MH370 ngày 8/3/2014 đã cướp đi sinh mạng của 239 hành khách và phi hành đoàn, hay vụ nổ kho hóa chất tại Thiên Tân (TQ) ngày 12/8/2015 đã cướp đi sinh mạng của 139 người, hoặc hơn (xem dưới)…, chứ ‘Đấng vô thường’ không can thiệp.
...Tôi cũng có nghĩ chút chút về ‘vụ Biển Đông’ (TQ), và biết rằng loài người nói chung ai cũng yêu chuộng hòa bình, bài trừ ‘Hành động này - không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính TQ về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà TQ cần có’ (Chu Phương, BTV TQ, tienphong.vn, xem dưới), vậy thôi...

Cuối cùng…
Và tôi nhớ lại là tối hôm đó, cụ có hỏi tôi:
-Anh nghĩ cuộc đời này có ý nghĩa gì?
Không chần chừ, tôi đáp:
-Tôi có cần sống đâu mà ý nghĩa với không ý nghĩa!
Cụ nhìn sững vào mặt tôi, có vẻ rất ngạc nhiên… Tôi nói tiếp:
-Hôm nay ta nói chuyện này, mai ta nói chuyện kia, mốt nói chuyện nọ, nói cả đời, để làm gì?, thay đổi được cái gì cho thế giới này? vậy thì những điều ta đã nói cả đời coi như không nói gì. Và tổng hợp những vui, buồn, được, mất..., cuối đời cộng lại vẫn bằng không.
Nghe vậy, cụ gật gù và… thừa nhận:
-Ừ, vô nghĩa.
*
…Viết đến đây, đã gần trưa, tôi bèn làm một hớp trà móc-câu, châm một điếu thuốc, đi ra vườn để đỡ mỏi mắt.
Ôi, chú mèo đang ‘vô ưu’ ngủ ngon lành trên một tấm phản bê-tông cả tiếng đồng hồ rồi, bất chấp là Thế chiến thứ 3 có xảy ra hay không, (hèn chi mà người ta nói là chó dại chứ không nói mèo dại!), tôi nghĩ thầm: Thua!
Ôi, bỗng tôi thấy một bụi hoa rừng màu tím đang bung tối đa sắc thắm rực rỡ vào thời điểm cực đỉnh 'dậy thì' hoàn hảo của nó, tôi lại nghĩ thầm:
-Thua!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
* Chuyện kể của Krishnamurti (do người viết kể lại): Một ông nọ đi chung với một con quỷ trên một con đường, họ nhìn thấy một người nông dân cúi xuống nhặt được một cái gì đó và bỏ vào túi, ông ta bèn hỏi:
-Anh ấy nhặt được cái gì vậy?
Con quỷ đáp:
-Đó là một mảnh của chân lý.
-Ấy chết, thế sao ngươi không cản lại, nếu loài người mà tìm được chân lý thì ngươi chỉ có con đường chết!
-Ngươi yên tâm đi, con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó, vì thế mà ta suốt đời ngự trị loài người, ha..ha..ha… 
** Khác
  1. ‘Cơn ác mộng của nhà thần học’ (The Theologian's Nightmare): là truyện ngắn của Bertrand Russell - đạt giải Nobel về văn chương 1954, xem:  http://sachhiem.net/SACHNGOAI/snL/LeDonBan/LDB04.php
  2. ‘Đánh gục’: là truyện ngắn của nhà văn Nga Vasily Shukshin (1929-1974), xem:http://58minutemoingay.blogspot.com/2011/04/shukshin-o-nuoc-ngama-em-lai-thay-rat.html?m=1 
  3. Năng suất lao động của Việt Nam: Vào năm 2013: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng cho biết, NSLĐ của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần (baodatviet.vn). Còn vào ngày 27/12/2014, Lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định… năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 18 lần so với Singapore, 6 lần của Malaysia, 3 của Thái Lan và Trung Quốc, xem thêm:http://news.zing.vn/Tai-sao-18-nguoi-Viet-Nam-chi-lam-bang-1-nguoi-Singapore-post496821.html
  4. Người TQ phản đối ‘vụ Tam Sa’, xem: http://www.tienphong.vn/the-gioi/bien-tap-vien-tan-hoa-xa-phan-doi-thanh-pho-tam-sa-585198.tpo
  5. Somerset Maugham (1874-1965): nhà văn, nhà soạn kịch người Anh, mà nhiều độc gỉa đã quen thuộc qua các tác phẩm như ‘Xâu chuỗi hạt’, ‘Lưỡi dao cạo’...
  6. ‘Tai họa của loài người’: Cơn địa chấn Sumatra-Andaman ở Indonesia và các khu vực lân cận vào năm 2004 đã làm cho khoảng 230.000 người chết, cơn bão Katrina tấn công vào nước Mỹ vào ngày 29/8/2005 làm cho 1.036 người chết, khoảng một triệu người bị mất nhà, năm triệu người bị cúp điện, bão Nargis vào ngày 3/5/2008 tấn công miền nam Myanmar, làm 138.000 người chết ở Đồng bằng Irrawaddy, Sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 làm cho 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn 125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn… khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình trạng mất điện và 1,5 triệu hộ bị mất nước… ít nhất 3 vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các lò phản ứng khi hệ thống làm mát bị hỏng hoàn toàn (wikipedia)…, đó là chưa kể đến vụ mất tích chiếc máy bay MH370 ngày 8/3/2014 đã cướp đi sinh mạng của 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn (songkhoe.vn), hay vụ nổ kho hóa chất tại Thiên Tân (TQ) ngày 12/8/2015 đã cướp đi sinh mạng của 139 + 34 người mất tích (vneconomy.vn)…, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/04/347-vu-no-bom-tai-boston-va-tai-hoa-cua.html

19 nhận xét:

  1. Thu Phong 62 [Blogger] Email 29.08.15@16:37
    Bài viết càng về cuối càng sôi nổi:
    "-Hôm nay ta nói chuyện này, mai ta nói chuyện kia, mốt nói chuyện nọ, nói cả đời, để làm gì?, thay đổi được cái gì cho thế giới này? vậy thì những điều ta đã nói cả đời coi như không nói gì. Và tổng hợp những vui, buồn, được, mất, cuối đời cộng lại vẫn bằng không."
    Đọc xong TP thở phào ra nhưng vẫn không dứt được ưu tư, không biết là mình bị vướng ở chỗ nào? LB hiểu tâm trạng đó không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LL à:
      Ai có thể thoát được nỗi sầu nhân thế
      Trong thế giới phù hoa đó
      Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ
      Sao còn muốn lên tận trời xanh?
      Chi bằng ngủ yên trong sự dịu êm...
      http://mp3.zing.vn/bai-hat/Mong-Uyen-Uong-Ho-Diep-3/IW66Z0FB.html
      Đại khái là ta hãy cố gắng hết mình để sống 'MỘT MÌNH', mặc cho vũ trụ vận hành, không phụ thuộc vào người khác, rồi một ngày rất gần, ta sẽ trả lại 'Đấng tạo hóa' tất cả và sòng phẳng, thân ái.

      Xóa
  2. Lưu comt LL
    Thứ Sáu thu về đến tận song
    Chiều buông xuống, gọi bóng trăng: buồn!
    Sinh chi nhân thế, sầu nhân thế
    'Thượng đế' mơ hồ, đau thế nhân!

    Trả lờiXóa
  3. Lưu comt Phi Hùng

    Chiều tà ngang cửa sổ
    Lãng vãng bóng thu sầu
    Mắt nhòa trong hư ảnh
    Đêm đến biết về đâu!

    Trả lờiXóa
  4. vomtroirieng [Blogger] Email 29.08.15@20:59
    Cuộc đời của ta - theo VTR - rất có ý nghĩa.
    Bời vì ta sinh ra từ tình yêu thương của ba mẹ dành cho nhau, phải ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ý nghĩa chứ,
      đó là cái cô mang kính mát đó,
      mà cổ bí ẩn quá,
      nên chiều chủ nhật pùn không biết làm gì,
      muốn mời... cà phê mà chẳng được,
      híc...

      Xóa
  5. saumietvuon [Blogger] Email 30.08.15@05:49
    Con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó…’
    TUI THÍCH CÂU NÀY ANH UI!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, đời là thế, cứ tít mù tít mờ, cứ bảo ta đúng người sai, chém giết nhau dài dài, nên người ta mới gọi là cõi ta bà! Thôi, cứ:

      Tím giận, mưa nhiều, ướt tóc anh
      Rừng cây lay động, gió tung hoành
      Chiều tan hơi sớm, màn đêm đến
      'Thượng đế'!, ô kìa!, em rất xinh!

      là... chuẩn nhất, hihi...

      Xóa
  6. Lưu comt Hương Trà

    Thu rơi qua nhà tím
    Dáng cong đâu anh tìm
    Chiều im, trời mưa vội
    Bướm đôi, anh nhọc nhằn

    Trả lờiXóa
  7. Em sang thăm anh đọc bài chém gió hay nè
    Chúc ca ca vui khoẻ ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Viết bài chém gió hay khó lắm đó, hi...
      Cám ơn muội nhé, tối ngọt ngào.

      Xóa
  8. "Hôm nay ta nói chuyện này, mai ta nói chuyện kia, mốt nói chuyện nọ, nói cả đời, để làm gì?, thay đổi được cái gì cho thế giới này? vậy thì những điều ta đã nói cả đời coi như không nói gì. Và tổng hợp những vui, buồn, được, mất..., cuối đời cộng lại vẫn bằng không."
    ...Ừ vô nghĩa... cuối đời cộng lại cùng bằng không.

    HÌ hì MTV luôn nghe "Ở đời phải biết mình là ai " rồi lại được nghe " Ở đời phải biết mình không là ai cả".. tóm lại cũng bằng không LB nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -"Ở đời phải biết mình là ai?"
      -"Ở đời phải biết mình không là ai cả"
      Chỉ riêng 2 câu này của MTV là đủ đậu bằng 'chiết gia' ở 'xứ rùa S' rùi, hihi...

      Sương vá!, tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  9. em sang thăm huynh, chúc huynh chiều an vui, và sức viết ngày càng tốt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Tím, Tím ở HN mà làm người SG 'nhờ ơ nhơ sắc' mới kỳ lạ chứ, hi..., chiều ngọt ngào.

      Xóa
  10. huongtra [Blogger] Email 31.08.15@05:22
    CUỐi CÙNG: (LB )
    Trà biết nói gì đây anh?... Thôi thì cứ tạm nghĩ biết đủ là đủ. Bởi vì... "cuối cùng cộng lại cũng bằng không"

    Giá như đừng có thế gian
    Thì người ta chẳng phàn nàn trời cao

    Trà chúc anh luôn bình an nhé anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giá như đừng có Hương Trà
      Thi đâu đến nổi chiều tà gió lay, hihi...

      Cám ơn muội, tối ngọt ngào.

      Xóa
  11. lhngan [Blogger] Email 01.09.15@15:43
    ... Anh! Vào nhà Anh em học được nhiều điều ạ! Anh viết hay và minh triết lắm. Cảm ơn Anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, nhìn lời bình, biết người còn... trẻ lắm,
      cám ơn nhiều nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa