Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

798. Việt Nam tủ pí là (Chuyện hài Hoài Linh phẩy - Phần 2)



Hoài xưa nên mới nợ nần
Cà phê phố núi, gọi anh: không lời
Sáng lạnh lùng, tối chơi vơi
Khuya vòng khói thuốc gọi mời dáng em

Viết ‘ný sự’ thì… không khó lắm, nhưng viết ‘buồn’ thì rất khó, mà viết ‘hài’ lại càng khó hơn! Mấy hôm nay, tôi cứ mãi suy nghĩ về chủ đề này…, mà hết nghĩ đến Nam Cao lại nhớ đến Vương Hồng Sển...
Tôi nhắc đến họ để làm gì? Tôi có đọc một số truyện/tài liệu của Dương Thu Hương, nghe nói là người ta không đồng ý chị viết chuyện ‘nóng’, còn tôi đặc biệt không thích việc chị nói xấu TNXP (tôi cũng là TNXP, nhưng nay nghĩ lại về họ với những tình cảm rất là trân trọng!); có đọc sơ qua truyện ‘Cò hồn xã nghĩa’ của Phạm Thành, thấy mấy trang đầu có kiến thức khá sâu, nhưng rồi liền bỏ sách xuống, vì anh viết… tục quá (xin lỗi); có đọc một số thơ ‘di cảo’ của Bùi Giáng, mà trong đó có dùng nhiều từ tục (như 'Cồn lọt', xem dưới, nhưng không sao, vì dù sao đó cũng là 'nói lái', và là chuyện đùa riêng tư của ông, xem dưới); có đọc cuốn ‘Đĩ thúi’ của Nguyễn Viện, sâu!, hay!, nhưng cũng không tránh được việc có vài chỗ anh dùng từ rất tục (xin lỗi)… Tôi cũng có xem hài Xuân Hinh, Kiều Oanh, Hoài Linh…, nhưng một số chỗ hài cũng không tránh được việc lồng chuyện… tục vào, ví dụ: Trong một clip hài của Kiều Oanh - đóng vai cái máy rút tiền, một ông cầm đồng xu nhét vào, nàng hài là: ‘Tôi có nhiều lỗ lắm, không biết nhét vào cái lỗ nào’ (!), còn Xuân Hinh có hài câu: ‘Cái máy của cô ấy lâu ngày không xài nên bị hỏng’ (!), tôi nhớ đại khái là như vậy… Thiết nghĩ là các nhà văn/nhà thơ! hay danh hài ‘đôi khi’ hơi bị đánh đồng giữa cái được gọi là văn học/nghệ thuật với chuyện sex/giỡn: tôi nói vậy để làm gì?, không phải để phê phán, mà dưới đây tôi sẽ viết vài vấn đề liên quan đến ‘nói lái’, ‘nói láy’ và ‘nói tục’ một cách khá cân nhắc!

*
Vương Hồng Sển (1902-1996) là người đã viết cuốn ‘Sài Gòn tả pí pù’ (*), mà ở đây tôi dùng chữ ‘tủ pí là’ không phải là bắt chước, mà là ‘nói lái’, và để tưởng niệm ông - người… nổi tiếng với câu:
-‘Xã hội có thể tha thứ một con điếm ăn năn, nhưng vẫn không dung một ông quan ăn vụng’ (wikipedia),
và cuộc tình tay ba giữa Hắc công tử (công tử Bạc Liêu), Bạch công tử và Vương công tử với ‘Cô Ba Trà (sinh 1906) - người mà được tôi phong là một trong ‘Ngũ đại mỹ nhân của VN’ (cười), may mắn thay, nhờ không ứng dụng định luật ‘trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một làm’, mà Vương công tử đã thoát được đại nạn: Hắc công tử và Bạch công tử vì Cô Ba Trà mà chém giết nhau, còn họ Vương thì… toàn mạng, ngồi làm thơ ‘chìn’ (xem dưới), và cho đến cuối đời vẫn được gặp nàng vào năm 1952 - mà đã bị biến thành một ‘Tàng kiếm giai nhân Lâm Tiên Nhi’ với nhan sắc tàn tạ như… Thẩm Thúy Hằng! (xem chú dẫn bên dưới).
*
Tôi nhắc đến Vương Hồng Sển vì ông đã ‘đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận’, rồi nhắc đến Bùi Giáng vì ông đã ‘lang thang du hành lục tỉnh’, còn tôi do số… xui nên đã ‘yêu và hát karaoke ở 62 tỉnh’ (trong số 63 tỉnh), hehe...
Có thể nói ai muốn ‘thuộc’ Lịch sử Việt Nam nhanh nhất thì hãy đến ‘Chùa Bái Đính’ (Ninh Bình) mà ở đấy có (các) người đẹp kể rất hấp dẫn về các thời ‘Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê’, trong đó có khởi nguyên của việc hình thành Phật giáo ở VN (Lý quốc sư Nguyễn Minh Không), thơ Lê Thánh Tông, nơi ‘hành lễ tế cờ đánh quân Thanh của Nguyễn Huệ’... Tại Bái Đính, tôi có làm bài... thơ:
Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời
Tràng An nước biếc vào xa đáy
Nước chảy về đâu? đến chỗ nào?
Dáng nàng thơm phức phương trời: khát!
Ướp ngạt hồn ai, rát chiều tà!
*
Trong chuyến đi xuyên Việt (có ghé thăm Bái Đính) cách đây vài năm, tôi ấn tượng mạnh nhất về 'lịch sử' là ở Động Phong Nha (cũng như ở Tràng An), nơi mà tôi đã tham quan một ‘căn nhà’ của người Việt cổ (thời gần nhất!), nằm trong một hang động, cách mặt nước khoảng 10-20m, với diện tích cỡ 100m2, cao khoảng 4-5m, mà vẫn còn lưu lại một số công cụ bằng đồ đá (bếp núc) của họ: người Việt cổ đã xuất hiện ở Việt Nam cùng với ‘nền văn minh lúa nước’ cách đây trên 20.000 năm - hoàn toàn độc lập với ‘nền văn minh Hoa Hạ’ của người Trung Hoa cổ xưa
Và nếu ai muốn ấn tượng với Lịch sử Việt nam thì hãy đến đến Tử Cấm Thành’ (Huế) để nghe các ‘tour guide’ (hướng dẫn viên du lịch) kể rất diễn cảm về ‘các thời vua Nguyễn’, trong đó tức cười nhất là việc kinh thành có... cửa hậu, để các ‘a ca’ của triều Nguyễn:
-Về đêm nổi hứng chui ra cổng sau để mần các chuyến ‘em út vi hành’!
Ha..ha..ha…
***
Nhưng thôi, xin tiếp tục đề tài ‘tả pí lù’…
Dưới đây là chuyện ngôn ngữ của người Việt, cụ thể là chuyện ‘nói láy’, ‘nói lái’ và ‘nói tục’… Trước tiên, tôi xin nói là tôi không có ‘lề phải’ hay ‘lề trái’ gì hết, mà chỉ viết theo kiểu ‘ngẫu hứng Lý ngựa ô’ - nghĩa là thấy sao mô tả vậy, dĩ nhiên là có hư cấu, nhưng càng khách quan thì càng tốt…
Khác với người Tàu (hay Tây, cũng có nhưng ít và rất khác), nói chung là dân ta có truyền thống nói láy rất trực quan - rất tượng thanh và tượng hình, thường là dưới dạng tính từ/trạng từ, mà xuất phát từ ‘mẫu tự đầu’ và lặp lại hay biến đổi chút ít ‘cụm nguyên âm cuối’ (gọi là 'láy âm', như: ‘ăng ẳng’, ‘ằng ặc’, 'bàng bạc', 'bèn bẹt', ‘bề bộn’, ‘bết bát’, ‘bì bỏm’, ‘bình bịch’, ‘biên biếc’, ‘biền biệt’, ‘bồng bềnh’, ‘bồng bột’, 'bùi bùi', ‘búp bùm bụp, xít xìn xịt, chát chàn chạt’, ‘bừa bãi’, ‘bừa bộn’, ‘canh cách/cành cạch’, ‘canh cánh’, ‘chan chứa’, 'chang chảng', ‘chát chúa’, 'chắt chiu', 'chệch choạc', 'chút chít', ‘cắc cớ’ (nói), ‘chênh chếch’, ‘chếnh choáng’, ‘chốc chốc’, ‘chút chút’, ‘cọc cạch’, ‘cót két’, ‘cuồn cuộn’, ‘cún cớn’, 'củn cởn', ‘cũ kỹ’, ‘da diết’, ‘dạt dào’, ‘dằng dặc’, ‘dặt dẹo’, ‘dích dắc’, ‘do dự/dụ dự’, ‘đen đúa’, ‘đen đủi’, ‘đùng đùng đùng/đoàng đoàng đoàng’, ‘đăng đắng’, ‘đậm đà’, ‘đo đỏ’, ‘đờ đẫn’, ‘ẹo ẹo’, ‘ghen ghét’, ‘gọn gàng’, ‘hau háu’, 'hay ho', ‘hăng hái’, 'hằn học', ‘hẳn hoi/hẳn hòi’, 'hăm hở', ‘hâm hâm’, ‘hềnh hệch’, ‘hình hịch’, ‘hí hố’, ‘hoi hói’, ‘hom hem’, ‘hỏm hòm hom’, ‘hồ hỡi’, 'hốc hác', ‘hổn hển’, 'hơ hớ', ‘hơn hớn’, 'hời hợt', 'hồi hộp', ‘hớt hơ hớt hãi’, ‘hung hăng’, ‘hùng hục’, ‘hục hặc’… (xem tiếp bên dưới).
Chưa tính đến những từ láy kết hợp bởi hai từ bắt đầu bằng hai phụ âm ('láy vần', như: bảng lảng, cao ráo, lộn xộn, ranh mãnh, xô bồ…), các từ loại khác (danh từ, động từ, giới từ…), việc dùng ‘điệp ngữ’/‘đảo ngữ’… mà trải qua hàng ngàn năm, hay hàng chục ngàn năm: tiếng Việt rất phong phú, khác tiếng Tàu, có vô số, mà nghiên cứu cả đời cũng không hết!
*
Về nói lái của dân Việt là rất đặc dị và… vô địch, thiệt, mà nó có nghĩa, nhưng với ý nghĩa khác, hàm ý nói vui, nói móc, nói chọc/ghẹo hay nói tục, như: ai bàn (an bài), bai cha (ba chai), bái chôn (bốn chai), bào đít (Bích Đào), bánh đa/ba đánh (đá banh), bả đó (bỏ đá), bật mí/bị mất (bí mật), bậu đến (bến đậu), bung dao (bao dung), cá đối (cối đá), cá nước đục (cục nước đá), cả đống (cổng đá), cạo da đầu (cầu gia đạo), căng bồng (công bằng), cầu Ông Đen (kèn ông đâu), cất đuốc (cuốc đất), chanh Bà Đùa (chùa Bà Đanh), chày đứng (đừng cháy), chỉ có già (chả có gì), chị chờ (chợ Chì), chở về (trễ giờ), chợ Cần Giuộc (chuột Cần Giờ), chú khiêng (chiến khu), chú phỉnh (chính phủ), chưa gí cò (chưa có gì), có không (công khó), có vài (cái vò), cố lãi (cái lỗ), cưa ngọn (con ngựa), cứ sợ (cớ sự), cứng chỗ đó (có chỗ đứng), dâm cường (dương cầm), dìm tiệt (tìm diệt), đang giỡn (đơn giản), đang nghèo (Đèo Ngang), đau cẳng (cao đẳng), đái bành (đánh bài), đầu tiên (tiền đâu), đá đẻo (đẽo đá), đì, chống (đồng chí), đĩ mẹ cha (để mà chi), đĩ người tiên (tiễn người đi), đổ phức (Đức Phổ), đời chua (đùa chơi), đò chơi (đời cho), giả sư (sử gia), giứt cháo (giáo chức), gồng, co (Gò Công), hang lỗ (hổ lang), hao mỡ (mơ hảo), họa dưới mông (mộng dưới hoa), học đại (đại học), hôn, móc (Hóc Môn), khiến chán (kháng chiến), không đái (khai đống), kia mấy (cây mía), kỹ sư (cư sĩ), lanh mưu (lưu manh), lưu hương (lương hưu), mai chột (một chai), mai than (mang thai), mang sơ (mơ sang), màng quỷ (mì Quảng), mặt đít (mít đặc), mèo đuôi cụt (mút đuôi kèo), mọi giảnh (mạnh giỏi), mông khua (mua không), mống chuồng (muốn chồng), mộng chè (mẹ chồng), mức độ (Mộ Đức), mười cắc (mắc cười), nhai chị (nhị chai/hai chai), nhờ tha (nhà thơ), nhường cấp tá (nhà cấp tướng), nhường trà (nhà trường), phỏng dái (giải phóng), sạch trơn (Sơn Trạch), sai cháu (sáu chai), táng mạnh (tánh mạng), tao kéo (huyện Keo Táo), tắp lự (tự lắp), thái dúi (thúi dái), tháo giày (thày giáo), thôi đành (thành đôi), thôi đẩy (thay đổi), thua đi (thi đua), thù Tây (thầy tu), Thứ Lễ (Thế Lữ), thưởng chao (thảo chương), tình tứ (tính từ), to dự (tự do), trai khiển (triển khai), tránh đâu/trâu đánh (đấu tranh), Trần Dư (trừ dân), tró dái (trái gió), trời đong (trong đời), trụt lời (trời lụt), tủ lạnh (lãnh tụ), từ đâu (đầu tư), ủ tờ (ở tù), vàng lông (vồng lang), váy lại (vái lạy), xiết vô (Xô-Viết), v..v…
*
Về ‘nói tục’, tôi ấn tượng nhất là chuyện:
Có một tay lái xe taxi, đến đậu ngay trước cổng cơ quan người ta, hết chủ tịch HĐQT, đến giám đốc, đến kỹ sư kỹ siếc… ra năn nỉ anh ta đi, nhưng tên này không chịu đi, dọa gọi công an thì nó nói:
-Thách đấy, ông cứ đậu đấy, chúng mầy làm gì được ông!
Mọi người đều ‘thua.com’. Nhưng bà giám đốc bỗng nảy ra một ý là gọi tay ‘Chí Phèo’ về (là bảo vệ, đang nhậu)… Từ ngã tư gần đó, tay bảo vệ đang xỉn, mặt đỏ bừng, đã xổ ra ngay:
-Địt mẹ thằng nào, địt mẹ mầy, mầy thách hả, ông về xin mầy vài xị máu, địt mẹ mầy… 
Nói chung là trong 10m đầu tiên, anh ta làm cả tràng đại liên cỡ… vài chục lần ‘địt mẹ’:
-Tên lái xe taxi lập tức lên xe chạy cuốn giò, mà không kịp nói lời từ biệt.
Ha..ha..ha…
Chuyện này làm tôi nhớ lại chuyện hồi nhỏ:
Có một bà (người miền Bắc) ở trước nhà tôi, hễ có ai làm gì đụng chạm một… hột bụi đến nhà bả, thì bả liền ra đăng đàn 'bắn pháo mồm' trước giếng, và chửi:
-Địt mẹ tiên sư bố chúng mầy, bà đánh chúng mầy bỏ mẹ.
Ha..ha..ha…
*
Một chuyện hài ngắn: ‘Bật mí bí mật bị mất’
Cầm ly rượu, một cô gái nghẹn ngào nói: Em uống ly này thiệt là cháy lòng, bởi em đang chống lầy, vì rất muốn lấy chồng. Thiên hạ thường dặn nhau: Đấu tranh là tránh đâu, coi chừng bị trâu đánh. Vừa đá banh, vừa ăn bánh đa, coi chừng bị ba đánh, chuyện chợ Cần Giuộc có bán chuột Cần Giờ, hay dặn dò qua cầu Ông Đen nhớ hỏi kèn ông đâu? Rồi cảnh giác: Nhiều đứa nhìn bao dung, mà quay lưng là bung dao với mình liền! Hoặc tâm sự nỗi lòng em chưa có gì (còn độc thân) vì chưa gí cò…
Mấy câu… thơ ‘lái’ dưới đây làm tôi cười quá trời:
Mực ngò, mực ngó, mực ngằn
Mực, bao nhiêu mực chẳng bằng mực nghi
Chao ôi bất luận mực gì
Vẫn thua mực ngút li bì sớm hôm
Ha..ha..ha..ha..ha…, tức cừ quá đê!
Ngoài ra, ngồi sưu tập lại những từ/cụm từ như: ‘bó dái’, ‘chuyện nhỏ như con thỏ’, ‘đi mút mùa Lệ Thủy’, ‘Dê 35’, ‘Dương Cần Bật’, ‘nói chuyện Hà Tây, chết cây Hà Nội’, ‘to trà bá’, ‘xít-mông-dô-đi-em’/xê-mông-ra-đi-ông’, 'canh thiu' (thank you), ‘no star where’ (không sao đâu), ‘don't onion summer me’ (đừng hành hạ tôi); rồi ‘dê tạ’ (Gia Tuệ, hehe), ‘ứ… nữa’ (Ái Nữ, hehe…); rồi ‘giả học' (học giả), ‘lờ tham’ (làm thơ), ‘nghĩ xệ’ (nghệ sĩ), ‘tra-giết’ (triết gia), ‘văng nhà’ (nhà văn); rồi ‘ăn kem trước cổng’ (ăn cơm trước kẻng), ‘ôm nhiều thì yếu' (yêu nhiều thì ốm), ‘tình ai nấy tiến’ (tiền ai nấy tính), ‘tàn theo giấc mộng tinh’ (tình theo giấc mộng tan); rồi ‘chim săn cá lạ’ (chim sa cá lặn), mua/móc/mò c… (mặt cua, mặt cóc, mặt cò), rồi 'lấy chồng' (chống lầy) -> 'lên giường' (lươn dền) -> chực mó (chó mực) -> ‘thọc d...' (thái dọc) -> ‘mò nhau’ (màu nho) -> ‘làm mau’ (màu lam) -> ‘chọt là đuối’ (màu đọt chuối); rồi buồn cười nhất là:
-‘cú có gai’ = gái có… cu!
He..he..he…
***
Tóm lại, tôi không thể kể nhiều, vì sẽ hết… đời - nếu kể thêm về các câu chuyện 'tả pí lù' mà có ít nhiều liên quan đến văn hóa ‘nói láy’, ‘nói lái’, hài và quá nghịch ngợm của dân ta, mà có thể nói về khoản này thì Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương là vô địch! (tùy trường hợp), người ta cũng nói sở dĩ 'Chí Phèo/Thị Nở' hay nhạc Trịnh đi vào lòng người là vì nó bình dân…
Nhìn lại lịch sử, thấy rằng ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú, mà càng… nghiên cứu thì tôi càng thấy ‘ghiền’ và bái phục…
Nó phản ánh rằng chúng ta là hậu duệ của một dân tộc độc lập, có dân tộc tính hẳn hoi, có một nền văn hóa cách đây vài ngàn/vài chục ngàn năm, thuộc một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, mà không có bất cứ một nền văn hóa ‘lạ’ hay bất cứ một lịch sử ‘lạ’ nào có thể ‘tích hợp’ được.

Xem tiếp Phần 3…
---------
Chú dẫn:
1-Nguyễn Hiến Lê đánh giá về Vương Hồng Sển: ‘Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi...’ (wikipedia)
2-Sài Gòn tả pí pù (Vương Hồng Sển): hay ‘Sài Gòn tả pín lù’, chính xác hơn là ‘Sài Gòn năm xưa’.
3-Sự kiện lịch sử tại Chùa Bái Đính: Tên gọi chùa Bái Đính mang ý nghĩa là hướng về núi Đính, nơi diễn ra các sự kiện oai hùng trong lịch sử Việt Nam. Núi chùa Bái Đính chính là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế trời cầu mưa thuận gió hòa, sau này tiếp tục được vua Quang Trung chọn để làm lễ tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh… (wikipedia)
4-Tàng kiếm giai nhân Lâm Tiên Nhi: Một tuyệt sắc giai nhân trong truyện ‘Tiểu Lý phi đao’ của Cổ Long, cuối cùng vì bị hoàn toàn thất bại và vì hận đời, nên nàng đã ngủ với bất kỳ ai, và kết quả là sớm bị kiệt quệ về thể xác…
5-Thơ Lê Thánh Tông tại Chùa Bái Đính:
Đính Sơn danh tiếng thực cao xa/Che chở kinh thành tự thuở xưa/Nhân kiệt, địa linh nên vượng khí/Núi thiêng cảnh đẹp vững sơn hà.
6-Thơ… tục, Bùi Giáng:
Lọt cồn trận gió đi hoang/Tồn liên ở lại xin làn dồn ra (Mưa nguồn)
Cá ở ngoài khe có ít nhiều/Cồn lau cỏ lách có hoang lieu/Em về có hỏi răng ri rứa/Nhắm mắt đưa chân có bận liều (Bờ trần gian)
7-Thơ Vương Hồng Sển ‘tặng’ Cô Ba Trà:
Khen cha chả! Khuôn trăng đầy đặn/Càng nhìn lâu càng mặn nét hồng/Còn trời, còn biển, còn sông/Còn câu tình ái, còn lòng tương tư/Nghĩ cũng tệ sao đi không nói?/Để lại chi mấy đọi sầu phiền/Vật đi còn chút tình riêng/Nàng đi nàng để cho nghiêng ngửa lòng/Lửa đã nhúm khó trông dụt tắt/Kể từ đây bặt bặt giấc tiên/Ngày sầu mấy khắc nào yên/Đêm trông canh lụn càng điên đảo lòng!
8-Từ láy (tiếp theo): ‘ken két/kèn kẹt’, ‘kẽo kẹt’, 'kha khá/khơ khớ', ‘khanh khách’, ‘khau kháu’, ‘kháu khỉnh’, ‘khệnh khạng’, ‘khăm khắm’, ‘khắt khe’, ‘khe khẽ’, ‘khen khét’, ‘khèn khẹt’, ‘khệnh khạng’, ‘khin khít’, ‘khinh khỉnh’, ‘khoan khoái’, ‘khoảnh khắc’, ‘khọt khẹt’, ‘khốn khổ’, ‘khuya khoắc’, ‘khùng khùng điên điên’, ‘khùng khục’, ‘khúc khích’, ‘khúc khuỷu’, lai láng’, ‘lam lũ’, ‘lanh lảnh’, ‘lay láy’, ‘lành lạnh’, ‘lạnh lẽo/lạnh lùng’, ‘lảnh lót’, ‘lã lơi’, ‘lã lướt’, ‘lạnh lẽo’, ‘lạnh lùng’, ‘lạt lẽo’, ‘lăn lóc, ‘lẳng lơ’, ‘lặn lội’, ‘lặng lẽ’, ‘lắc léo’, ‘lắc lẻo’, ‘lắc lư’, ‘lầm lì’, ‘lấp ló’, 'le lói', ‘leo lẻo’, 'lẻ loi', 'lì lợm', 'lo ló’, ‘loang lổ’, ‘long lanh/long lánh’, 'lỏng lẻo', ‘lồ lộ’, 
'lồng lộn', ‘lồng lộng’, ‘lộ liễu’, ‘lơ láo’, ‘lơ lớ’, 'lù lù', ‘lúc lắc’, ‘lung lay’, ‘lúng luyến’, ‘lũ lượt’, ‘lượn lẹo’, ‘lượn lờ’, 'lừ lừ', ‘mài mại’ (nhớ), ‘mãi miết’, ‘man mát’, ‘mang máng’, ‘mát mát’ (khùng), ‘mát mẻ’, ‘mằn mặn’, ‘mầm mập’, ‘meo méo’, ‘méo mó’, ‘mênh mang/mênh mông’, ‘mệt mỏi’, ‘mếu máo’, ‘miên man’, ‘mịn màng’, ‘móm mém’, ‘mộc mạc’, ‘mơ màng’, ‘mơn mởn’, ‘mờ mờ tỏ tỏ’, ‘mỡ màng’, ‘muộn màng’, ‘mù mờ’, ‘mù mịt/mờ mịt’, ‘múp míp’, ‘mủm mĩm’, ‘mụ mị’, ‘mươn mướt’, 'nắn nót', ‘ngay ngáy’, 'ngần ngại', ‘ngặt nghẽo’, ‘nghèn nghẹn’, ‘nghiêm ngặt’, 'ngót nghét', ‘nhăn nhúm’, ‘ngoắc ngoéo’, ‘ngòn ngọt’, ‘ngờ ngợ’, ‘nham nhở’, ‘nhàn nhạt’, ‘nhão nhoẹt’, ‘nhạt nhẽo’, ‘nhạt nhòa’, ‘nhấp nháy’, ‘nhếch nhác’, ‘nhì nhằng’, ‘nhòa nhòa’, ‘nhỏ nhẹ’, ‘nhờn nhợn’, ‘nhờn nhợt’, ‘nhồn nhột’, ‘nhờn nhợt’, ‘nhợt nhạt’, ‘nhì nhằng’, ‘nhí nhố’, ‘nhúc nhích’, ‘nhún nhường’, ‘nỉ non’, ‘no nê’, 'nô nức/náo nức', 'nung núc', ‘núng nính’, 'om om’ (tối), ‘phành phạch’, 'phần phật', ‘phinh phính’, ‘phì phò/phì phào’, ‘phọt phẹt’, ‘phơi phới’, ‘phơn phớt’, ‘phục phịch’, ‘quang quác’, ‘quanh quẩn’, 'quay quắt', ‘quần quật’, ‘quấn quít’, 'quờ quạng', 'quýnh quáng', ‘què quặt’, ‘quệu quạo’, ‘ran rát’, ‘rau ráu’, ‘rào rào’, ‘rào rạt’, ‘rát ràn rạt’, 'rảnh rang', 'răng rắc', ‘rằn ri’, ‘rầm rập’, 'rầu rầu', ‘rầu rĩ’, ‘rẹt rẹt’, 'rệu rạo', ‘rình rang’, ‘róc rách’, ‘rón rén’, ‘rò rỉ’, ‘rộn ràng’, ‘rột rẹt’, 'rổn rẻng', ‘rờ rẫm’, ‘rờn rợn’, ‘rung rinh’, ‘rủng rỉnh’, 'rụng rời', ‘rúc rích’, ‘rục rịch’, ‘rừng rực’, ‘sa sả’, 'san sát', 'sát sàn sạt', ‘sắc sảo’, ‘sằng sặc’, ‘sặc sỡ’, ‘sạch sẽ’, ‘sơ sơ’, ‘sờ soạng’, ‘sờ sợ’, ‘sương sướng’, 'tai tái', ‘tan tác’, ‘tà tà’, 'tê tái', ‘thản thốt’, ‘thầm thì’, 'thăm thẳm’, ‘thắm thiết’, ‘then thét’, ‘thèn thẹn’, 'thẹn thùa', ‘thều thào’, ‘thin thít’, 'thinh thích', ‘thình thịch’, ‘thòm thèm’, 'thống thiết', 'thơn thớt', ‘thum thủm’, ‘thui thúi’, ‘thủ thỉ’, 'thụng thịnh', 'tia tía', ‘tim tím’, ‘tí ti’, 'toang toác', ‘tòn teng’, ‘tỏn tẻn’, 'tục tĩu', ‘túm tụm’, 'tủm tỉm', ‘trăng trắng’, ‘tròn tròn’, ‘tù tì tú tí’, ‘tuyềnh toàng’, 'từ từ', ‘ưng ửng’, ‘vành vạnh’, ‘vằng vặc’, 'vỏn vẹn', ‘vội vàng’, ‘vùng vằng’, 'xâu xé', 'xấu xa', 'xấu xí', ‘xeo xéo’, 'xênh xang', 'xinh xinh', ‘xỉn xỉn’ (màu), ‘xíu xìu xiu’, 'xoay xuở', ‘xoáy xoay’, 'xoen xoét', ‘xoèn xoẹt’, ‘xót xa’, 'xơ xác', ‘xôn xao’, ‘xốn xang’, 'xộc xệch', ‘xúc xiểm’, ‘xục xịch’, ‘xúng xính’, v..v…
9-Vương Hồng Sển, Hắc-Bạch công tử và Cô Ba Trà, xem:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/09/250-cong-tu-bac-lieu-va-oa-phu-dung.html

28 nhận xét:

  1. hjhjhj muội mắc cười quá Huynh ui,
    Ngày mới ve phủi bàn in ,chật nhủ nhả nghì hay có suynh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cười chơi cho quên đời
      Sáng chiều sống... chơi vơi
      Tối về trôi hoang mộng
      Mình ta một cõi... trời

      Hihi..., ngày mới vui nhé!

      Xóa
    2. = Ngày mới vui vẻ bình an, chủ nhật nghỉ nhà huynh có say!
      Muội đúng là... người Việt cổ, hi...

      Xóa
  2. Lưu comt Gia Tuệ:

    'Nhìn tình yêu như nước đổ lòng sông'
    Lại nhớ người nói gone-with-the-wind
    Sống ở đời muốn làm người không được
    Thôi, tưới hoa, ngắm cá ngược xuôi dòng

    Trả lờiXóa
  3. Muội nói vỡ vân thôi mà ,cuốn theo chiều gió nào,làm người đã vui rồi Huynh,luôn có nhiều niềm vui Huynh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quén kha muội xa đa tịn Huynh ,muội mườu ly mợi lóng ầm nhé.

      Xóa
    2. Quá khen, muội xin đa tạ, muội mời ly rượu ấm lòng nhé:
      Huynh dịch tiếng... đức, của một người Việt cổ có nickname là 'dê tạ' như vậy có được hôn!, hihi...

      Xóa
  4. Lưu comt Chu Nhạc:

    Bướm bay từng cặp, xuyên cành liễu
    Ta ngắm bướm yêu, cảm thấy... sầu
    Thế gian tuyệt vời, xôn xao nắng
    Ta khổ đau đời, mây vẫn bay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nguyenchunhac [Blogger] Email 21.02.16@09:00

      Khúc ngẫu hứng của anh như một triết luận, anh ơi.

      Xóa
  5. Hay và cười sâu sắc. Anh vui nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này là 'thư giãn' mừ, nếu bạn 'cười sâu sắc' thì nó không xấu rùi, hì..., thank pạn nhé!

      Xóa
  6. Lưu comt haduyenp:

    Hoài xưa nên mới nợ nần
    Cà phê phố núi, gọi anh: không lời
    Sáng lạnh lùng, tối chơi vơi
    Khuya vòng khói thuốc gọi mời dáng em

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt MRC:

    'Con đường xưa anh đi'
    Nhớ con suối thầm thì
    Nhớ tiếng cười vui nhộn
    Anh đến, chả hề hay!
    Con đường nay anh đi
    Có con nắng cuối chiều
    Có mắt hồ thu lặng
    Anh đắng, chỉ vì… say

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mưa rừng chiều09:50

      Trả lời

      Bác LB hôm nay có gì vui thì phải nên thơ có chất hài hước... hiiiiii.....
      Chúc anh luôn vui, khỏe nhé!...

      Xóa
  8. Lưu comt PH:

    Hai góc trời xuân, tôi với tôi
    Chiều quê gió lộng, khóc hay cười
    Nắng vàng mới nhuộm, đà vội tắt
    Xa mắt mơ màng, tôi với ai!

    Trả lờiXóa
  9. "
    Tóm lại, tôi không thể kể nhiều, vì sẽ hết… đời -" Hihi ..!!!
    Vui nhiều và ngủ ngon giấc nồng nhé Giáo Sư Huynh ! Hí hí ...Yến nhỏ kính chúc ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, xin chào thánh nữ
      Ghé Lệnh Hồ ca ca
      Huynh bận luyện... Tịch Tà (hehe)
      Nên ít vào bên nớ

      Hi..., thank muội, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  10. Lưu tư liệu:

    'Ngày qua đi lên vùng cao nhìn tận mắt một gia đình nghèo đến nổi người thân chết không tiền mua được cái hòm cứ chờ đợi tổ trưởng quyên góp, nơi đây rẫy bắp nương khoai dân trí chưa cao cuộc sống người dân còn khốn khó thì được bao nhiêu ,phường khóm phải mất mấy ngày, thương tâm quá độ nhìn hoàn cảnh nghèo lo ăn ngày hai bữa không no mấy đứa nhỏ gầy còm mặt mày lấm lem thật xót xa ,tâm dạ chán chường tự nhiên muốn buông bỏ hết ,xốn xang trong lòng muốn làm một việc gì đó như giúp một phần nhỏ bé tình người với người ,từ biệt đi về mà không thấy thanh thản chút nào cả. Chiều về nơi làm việc vẫn nghe cay mắt vẫn còn ám ảnh câu nói "ăn ở ác chết không có cái hòm để chôn" người ta nghèo quá mà có ác đâu nè?':
    -Cảm nhận này hay, huynh rinh về nhà nhé, tks, g.day!
    http://giatue111.blogspot.com/2016/02/gia-tue-tui-kho-qua-ma.html

    Trả lờiXóa
  11. Lưu comt HM:

    Tết Sài Gòn, hoa mai nơi cõi... nhớ!
    Tôi với nàng, xe máy, đến người chơi
    Trời đổ mưa, mưa gì to quá thể
    Ướt hết người: 'thôi nhé, chúng mình thôi'

    Trả lờiXóa
  12. Lưu tư liệu:

    -‘Lương Ngọc Huỳnh là võ sư chưởng môn phái Lâm Sơn Động. Theo như nhiều bài báo khen ngợi thì đây là một nhân vật thượng đẳng, với cái danh “dị nhân một phút”, vì ông đã thượng đài đấu võ trên nghìn trận, không trận nào quá một phút và mọi trận đều thắng. Thành tích này do ông Lương Ngọc Huỳnh tự khẳng định. Mới đây ông tuyên bố trên Facebook rằng ông không cho mưa ở khu vực Hà Nội vào ngày quốc khánh 02-9 vì “không cho phép ảnh hưởng đến danh dự và uy tín Quốc Gia”… (Ái Nữ)
    -‘Trong lịch sử có ghi chép các vị vua hiền thì có thể có năng lực cầu mưa cho mùa màng. Nhưng chỉ cầu mưa xuống thì được, nhưng phá tan cơn mưa lũ thì chưa ai làm được… (O Ví)
    Huynh xin rinh mấy câu này về nhà cho bài viết mới, tks, g.day!
    http://ainu.blogtiengviet.net/2016/01/29/nh_ng_nhan_v_t_c_bi_t

    Trả lờiXóa
  13. Chủ nhật sang thăm huynh, đọc mà cười quá chừng luôn!
    Nói lái là cả một nghệ thuật đấy, huynh nhỉ. Nhưng nói sao phải vừa khéo, vừa thanh, vừa thể hiện được dụng ý..Em sợ những vụ nói tục lắm!
    Chủ nhật vui nhé huynh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -đọc mà cười quá chừng luôn!: cám ơn
      -Em sợ những vụ nói tục lắm!: nhất trí, thực ra nói tục cũng tùy chỗ, ví dụ như chỗ cà phê cà pháo, trà dư tửu lậu... cho vui thì cũng được, nhưng nói cho cùng thì không hay lắm!
      Chiều vui nhé!

      Xóa
    2. Gửi gió chiều cho em đến anh
      Nụ cười năm ấy nỡ sao đành
      Em mang lặng lẽ về chốn lạ
      Anh tiếc chiều rơi qua... bóng em!

      Xóa
  14. vomtroirieng [Blogger] Email 21.02.16@15:04
    Huynh nè, đoc bài này, cuối cùng cũng hiểu ra cái hỗn danh "Thái dúi" mà học trò gị bạn là gì rồi, hi..
    Trong sách Ngữ văn phổ thông có dạy bài "Từ láy" tác giả chia từ láy làm 2 bộ phận là láy vần (liêu xiêu) và láy âm đầu (mếu máo)
    Đố huynh: " nhè nhẹ " là từ láy vần hay láy âm đầu?
    Hi... chiều ngọt ngào huynh nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, huynh sực nhớ VTR có một bài viết hay, trong đó có từ 'thái dúi', huynh đã bổ sung rồi,
      thank nhìu nghen, chiều... ngọt ngào!

      Xóa
  15. Trần Đức Tâm [Blogger] Email 22.02.16@13:06
    Bài viết rất công phu, nhiều điều thú vị, nhất là nghệ thuật láy từ, nói lái của người Việt.
    Vậy nên nhà thơ ĐÔNG PHONG được Chu Du tiên sinh đặt hàng tặng anh thơ rằng:
    Nhà anh gom hết lá bàng
    Để cho sương muối dễ dàng gọi đông
    Suốt ngày ngựa chạy lông nhông
    Xe anh không lái lông bông lái lời
    Suốt ngày bướm mãi rong chơi
    Để cho Tào Tháo kêu trời: Lửa thiêu !
    😂 ( Nhe vẻ vúi )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh nhận xét rất là chín chắn, viết cho vui nhưng phải cẩn thận, vì mình còn có thế hệ sau đọc nữa (có thể!, hi...).
      Tôi đang bận viết và chỉnh sửa bài mới, nên trả lời trễ tí, sr.
      Cám ơn anh, tuần mới an bình!

      Xóa