Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

835. Cần phải ‘xét lại’ toàn bộ Lịch sử Việt Nam… (Thư giãn)



Mẹ Việt Nam khóc mấy ngàn năm
Làm sao thoát được, lệ chảy thầm
Sáng buồn dạo gót cà phê quán
Tối sầu, lay lất mấy con phim

Vì là người khá bị mất trí nhớ, không thể cày sâu vào tư liệu được, nên tôi thường lấy hiện thực và ‘cảm thức’ làm cơ sở cho các nhận định, và vì ở phương Tây cũng đã từng đề cao ‘phương pháp tư duy theo cảm thức’ này, nên thiết nghĩ nó cũng không có gì là lạ! Trong đó, có một nhận định của tôi là: cần phải ‘xét lại’ toàn bộ Lịch sử Việt Nam!
Dưới đây, tôi sẽ lần lượt giải thích ngắn là tại sao tôi lại phải dùng ‘cảm thức’?, và tại sao ta phải ‘xét lại’ toàn bộ lịch sử Việt Nam? Lưu ý rằng đây chỉ là một entry ‘thư giãn’, nên nếu blogger nào thấy vui thì tham gia, nếu không thì xin vui lòng qua đọc bên blog khác - xin miễn cãi nhau.



1. Cái ‘duyên’ để giúp tôi hoàn thành quan điểm này
Chắc các blogger đều biết vụ Newton phát kiến ra định luật vạn vật hấp dẫn nhờ giật mình vì trái táo rơi trúng… đầu; Einstein phát kiến ra thuyết lượng tử vì vô tình đi chơi và thấy một cái ‘núi trượt’*, và thuyết tương đối nhờ ngồi tán gái bên ‘cái lò sưởi’* (ông thấy thời gian trôi nhanh hơn khi ngồi gần người đẹp, và chậm hơn khi ngồi gần cái lò sưởi)…: đó là các suy luận theo ‘cảm thức’.
Ngoài ra, sau 1975, tôi có về quê ở Quảng Nam, leo lên ‘cái chồ’ (cái gác), thấy trong số hàng trăm cuốn tạp chí ‘Đứng dậy’, có một bài nói ‘Kinh Dịch có xuất xứ từ Việt Nam’; rồi ra thăm quê gốc của người Mường - nơi được mệnh danh là ‘cái nôi của người Việt’!, tôi vừa đi vừa nói chuyện với mấy chục người!, tưởng họ là người Việt (người Kinh), nhưng một hồi sau mới biết họ đều là người Mường, và thấy ở đây người ta cũng gọi là ‘cái chồ’! Và từ đó, mấy chục năm nay, tôi dần để ý rằng: Tổ tiên người Việt với tổ tiên người Tàu là tuyệt đối không có bà con gì…
*
Và do… số phận, tôi đã có đến Đền Hùng (Phú Thọ), thấy năm tảng đá, trong đó, có 1 tảng đá chính giữa để vua Hùng ngồi chủ trì cuộc họp!, và 4 tảng đá chung quanh để cho các Lạc hầu và Lạc tướng ngồi (chắc người ta mới dựng nên cảnh này cách đây vài trăm năm, chứ mấy tảng đá thời vua Hùng, tức là trước thời Triệu Đà (TK 3 TCN) thì làm gì mà còn!); có đến Phà Rừng (Quảng Ninh-Hải Phòng) và thấy cây cọc của Trần Hưng Đạo (đánh quân Nguyên) vẫn còn đó, trên sông!; có đến Kinh đô Lam Sơn (Nam Kinh, nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thấy chỉ còn những cái móng lộ thiên, lổm nhổm, và tôi đã lấy chân cà cà lên cái móng đó (năm 1999, nay - căn cứ bản thiết kế thời Lê Lợi! - người ta đã trùng tu xong cái di tích lịch sử này rồi), tiện thể, tôi ghé thăm nhà hậu duệ của Lê Lai (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa); có đến thăm Dinh Thầy (Kiên Giang) để tìm hiểu thêm một ít về nhân vật Mạc Cửu; có đến Kinh đô Huế và nghe kể chuyện rất thú vị về các đời vua Nguyễn, buồn cười nhất là chuyện các ‘a ca’ ban đêm lẻn đi chơi gái (cười); có đến hang Pác Pó* (Cao Bằng), và đã sờ váo cái phản mà cụ Hồ nằm ngủ, nó có bị mối mọt hay phong hóa bởi thời gian mà bị sạt một góc; có đến thăm (các) hang động của người Việt cổ ở động Phong Nha (Quảng Bình) và khu Bái Đính-Tràng An (Ninh Bình), được nghe kể chuyện một cách lý thú từ thời Đinh đến thời Nguyễn Huệ (đến làm lễ ở Bái Đính trước khi tấn công quân Thanh), đặc biệt là vụ ‘nguồn gốc của người Việt’; rồi mới đây qua Singapore, được gặp một số người Sin, Malay, Indo, Ấn Độ, Tàu…, và qua tiếp xúc với họ, tôi thấy rằng người Việt là người tại chỗ* từ ngàn xưa, chứ không phải là gốc Indonésien, Malaisien, Indien (Indian) hay Australoid, Mongoloid… gì gì đó, mà quan trọng nhất là:
-Nguồn gốc của người Việt xưa hoàn toàn và tuyệt đối không dính líu gì đến người Tàu,
và cái vụ ‘giàn khoan 981’ lại tạo nên một cái ‘duyên’ để giúp tôi hoàn thành quan điểm này.

2. Chỉ thể hiện được dưới… 1,25% các diễn biến của lịch sử!
Có một đoạn viết khá lý thú:
-Trích Đại Việt Sử ký toàn thư khắc ở bia lăng Kinh Dương Vương như sau: Kinh Dương Vương tên huý là Lộc Tục, là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, tinh thần đoan chính, sức khoẻ phi thường. Kinh Dương Vương hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 TCN) đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao sắc đỏ rực rỡ, sáng nhất trong 28 vì sao của dải ngân hà) đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì)… Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là bà Âu Cơ sinh ra 100 con trai. Con cả là Hùng Quốc Vương (Hùng Đoàn) hiện đền thờ tại đền Hùng, Phú Thọ. Cụm di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương ở làng An Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam dựng lên để tưởng nhớ Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội Vua Hùng). Phía trước phần mộ Kinh Dương Vương cổ có hai chữ Bất Vong, nghĩa là không bao giờ bị lưu lạc. Phía dưới hàng ngang có năm chữ: ‘Ái Quốc Mạc Vong Tổ’. Phía hậu lăng là bức Nam Tổ Miếu. Hai bên lăng có đôi câu đối ghi: ‘Quốc Thống Khai Nam Phục/Bi Đình Kỷ Thành Công’. Giữa lăng là bia đá khắc ba chữ Kinh Dương Vương đã được vua Minh Mạng  trùng tu lần cuối cùng vào năm 1840. Phía bên ngoài lăng có đôi câu đối: ‘Xích Quỷ sơ đồ xuất/Hồng bàng vạn đại sương’. Các nhà khảo cổ và văn hóa khi về đây nghiên cứu sắc phong và phần mộ cổ đều công nhận: ‘Đây là chốn linh thiêng bậc nhất được xếp vào loại miếu thờ đế vương các triều đại cổ xưa’. Các tập tục: ăn trầu, nhuộm răng... hiện diện ở các dân tộc vùng nhiệt đới, nơi trầu cau phát triển, từ Ấn Độ qua Đông Nam Á đến thổ dân Đài Loan, và người Austronesia ở các đảo phía nam…, (thậm chí) có mặt ở những vùng xa phía nam như New Guinea, được Stephen Oppenheimer nêu trong cuốn ‘Địa đàng ở phương Đông’… (wikipedia)
*
Thiết nghĩ là cần phải ‘xét lại’ toàn bộ Lịch sử Việt Nam, vì có mấy lý do cơ bản sau:
1-Nếu không nhầm, do bị hơn ‘một ngàn năm đô hộ giặc Tàu’ mà hầu hết các ‘giả sư’ của ta, khác với các nước khác, đều có hướng tư duy thiên về phía sử Tàu, với quan niệm ‘có sử Tàu mới có sử Việt’!!!!!, hay ‘người Việt vốn có gốc Tàu’!!!!! Điều này cũng là khá… tự nhiên, tuy nhiên, đây là một thứ lập luận quá ‘vô minh’ và quá… sai lầm:
-Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình chính (niên đại sớm 12.000 năm cách ngày nay) tại tỉnh Hòa Bình
 và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thái Nguyên là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽo một mặt, hoặc chỉ phần lưỡi; các mảnh gốm không có hình thù do kỹ thuật nung chưa đạt nhiệt độ cao, đây là di tích đồ gốm xưa nhất của cư dân Văn hóa Hòa Bình (Hoabinhian) cho đến nay đã tìm thấy; các dụng cụ đào bới có cán tra, các vòng trang sức bằng vỏ ốc. Thời kỳ này các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy di cốt người ở vài địa điểm. Di chỉ muộn của Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở Bắc Sơn (niên đại sớm 5.000 TCN, thuộc Lạng Sơn. Các dụng cụ bằng đá ở đây đã có một trình độ chế tác cao hơn nhiều, lưỡi đá đã được mài sắc, khảo cổ học gọi là ‘rìu Bắc Sơn’ (rìu = ‘Việt’). Đồ gốm đã có tiến bộ, kỹ thuật được làm thủ công, cư dân ở đây nặn các dải đất dài, rồi cuộn tròn từ đáy lên miệng và miết kín khe hở, nung gốm bằng chất củi đốt xung quanh. Đồ trang sức bằng đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi... (wikipedia)
-Lưu ý rằng người Việt = người ‘Lạc Việt’ hay ‘Việt-Mường’, khác với người tiền sử - có thể là từ các chủng thuộc ‘hệ ngôn ngữ Nam Á’ (Austro-Asiatic Languages):
Austro-Asiatic → Đông Môn-Khmer → proto Việt-Katu → proto Việt Chứt → Việt Mường chung (thời các vua Hùng
) → Tách Việt Mường, và ‘các nhà nghiên cứu vận dụng thành tựu chung của thế giới về thuyết ‘Out-of-Africa’, cho rằng sác xuất nguồn gốc người Việt từ phương bắc xuống là gần bằng 0' - wikipedia)…, chưa kể đến việc có tồn tại một nước Việt Thường trước ‘'Lịch sử Trung Quốc có ghi chép vào thời Chu Thành Vương (1042 TCN - 1021 TCN) có người ở Việt Thường đến dâng chim trĩ Trắng’ (wikipedia), rồi mới đến dân tộc Lạc Việt (nước Văn Lang!) của các vua Hùng từ sau thế kỷ thứ 9 TCN đến thế kỷ thứ 4 TCN (tức là khoảng trên dưới 4 thế kỷ), và do đó không quá mâu thuẫn với truyền thuyết về ‘18 đời vua Hùng’!;
-Ngoài ra, những danh từ riêng (trong ‘Lĩnh Nam chích quái’ chẳng hạn) như: Hồ Động Đình (lưu vực sông Mã-sông Lam, từ Ninh Bình -> Nghệ An), Lĩnh Nam (vùng Hồng Lĩnh, thuộc Nghệ An-Hà Tĩnh), Phong Châu (thuộc tỉnh Phú Thọ), sông Hoàng (hạ nguồn của sông Lam, thuộc Nghệ An-Hà Tĩnh), sông Tương (‘Ai có về bên bến sông Tương’, thuộc tỉnh Bắc Ninh), Việt Thường (từ Sơn Tây, Bắc Ninh -> Nghệ An), Xích Qủy (từ Ninh Bình -> Hà Tĩnh)… là tên của các địa danh ở VN (xem đoạn trên), chứ không phải do các đầu óc ‘mê muội’ Tàu cho rằng nó ở bên Tàu!
2-Việc ông bà ta ‘đuổi Tàu cửa trước, rước Tàu cửa sau’ đã và đang làm gây một hệ lụy khôn lường cho nước ta hơn cả ngàn năm nay (!)… Dương Vân Nga, Lý Thường Kiệt đã đuổi quân Tống ra khỏi bờ cõi, nhưng tiếc thay, triều Lý lại có sai lầm lớn khi lập nên Văn Miếu* (1070), lại chọn ‘Tứ thư ngũ kinh’ làm giáo trình, mặc dù thời Lý có nhiều nhân tài thừa sức để soạn cho dân ta một bộ giáo trình độc lập, …thậm chí đến thời Nguyễn, vào một kỳ thi tiến sĩ, vua Tự Đức đã ra một cái đề vô cùng lạc hậu là:
-Thất thập nhị hiền, hà hiền hà đức? Nhị thập bát tú, hà tú hà tài?’,
(tạm hiểu: Trong số 72 ông hiền, mỗi ông có đức tính nào nổi bật? Trong 28 vị có tài dưới thời Lê Thánh Tông, mỗi vị có tài gì nổi bật?),
trong khi mà thế giới đã vượt quá xa cái thời Phục Hưng (Period of the Renaissance, tk 14-17), vượt ra cái thời Khai Sáng (Age of Enlightenment, tk 18) hay cái thời ‘toán-lý-hóa-sinh’, thậm chí là đến cái thời có ‘đại bác, xe tăng, máy bay, tàu chiến…’, nhưng:
-Một số lãnh tụ (qua các triều đại) vẫn cứ u u mê mê tìm kiếm sự sáng tạo nào đó từ bộ ‘Tứ thư  ngũ kinh’ của Tàu,
trong đó, không ít kẻ sĩ kiêm luôn 4 chức vô địch… World-Cup-đui-mù-câm-điếc, không biết học hỏi từ những Da Vinci, Descartes, Newton, Lomonosov, Lavoisier, Lobachevsky, Mendeleev…, mà lại cố gắng thi đua để trở về thời đại… khủng long, là: ‘văn như Siêu Quát vô Tiền Hán, thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường’, thậm chí ngay bây giờ cũng không thiếu gì ‘kẻ-ghiền-Tàu’ vẫn đang ủng hộ việc xây Văn Miếu để thờ Khổng Tử ở Vĩnh Phúc!, xây tượng đài để thờ Quan Công - mặc dù chả có bà con gì - ở Sóc Trăng!, hay đang học theo ‘Cái-nháy-nháy-tuyển’ của vị lãnh tụ vĩ đại Tàu nào đó!...
3-Lịch sử vốn không phải là sự sắp xếp có trình tự của các cuộc ‘khởi nghĩa’/‘đánh nhau’, hay nói như hiện nay là ‘kháng chiến’/‘làm cách mạng’!, mà là tập hợp rất nhiều yếu tố/lĩnh vực làm nên sử Việt; hãy hình dung như nay ta có 20 bộ (bộ giáo dục, bộ khoa học-công nghệ-môi trường, bộ quốc phòng…), thì trong đó, các vụ việc có liên quan đến quốc phòng chỉ chiếm có… 5%, nên nếu viết lịch sử là ‘lịch sử của các cuộc khởi nghĩa’ thì nó chỉ chiếm dưới ¼ của số liệu này, tức là chỉ thể hiện được dưới… 1,25% các diễn biến của lịch sử!; và lịch sử VN có đến 5000 năm, mà người ta hầu như chỉ phán ánh lịch sử ‘chíu chíu đùng đùng’ trong 85 năm nay!, bằng 0,017, tức là chỉ thể hiện được mới… một phần trăm quãng thời gian của lịch sử!
4-Không kém phần quan trọng, lưu ý rằng cái được gọi là một triều đại khi nó có ‘chủ quyền quốc gia’, tức không phải là ‘triều đại bù nhìn’ (bị chỉ đạo bởi ‘thiên triều’ chẳng hạn), mà có thể xem triều Nguyễn thực sự tồn tại chỉ có 56 năm* hay 60 năm, và sau đó là thời Pháp thuộc, tức là từ năm 1802 - Nguyễn Ánh lên ngôi, đến 1858 - khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (hay đến khi ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862 - nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp, rồi miền Tây - 1867, rồi Pháp chiếm Kinh đô Huế  - 1885, rồi bầu Đồng Khánh lên làm vua bù nhìn)… Đánh giá tương tự cho thời gian tồn tại ‘thực’ của các triều đại khác...
v..v…
Các bạn có thể xem thêm các lập luận ‘Về một nhà nước sơ khai Việt Thường Thị’ khá chuẩn của blogger O Ví, tại:
http://vidamdodua.com/index.php?Module=Content&Action=view&id=1454

3. ‘Bao giờ cho đến tháng ba?’
Cùng với suy nghĩ thêm rằng các cụm từ như ‘vua Hùng/đền Hùng, bà Triệu/bà Trưng, Thị Yến/Thị Khiết/nữ Bồ Tát (Ỷ Lan)…, thiết nghĩ là tiếng Việt (chứ không phải Hùng Vương/Hùng ‘miếu’, Triệu nữ vương, Trưng nữ vương, Yến cô nương, Khiết cô nương, Bồ Tát nữ…), vì tiếng Việt là một loại tiếng tượng hình trực quan, thường lấy từ gốc làm nền tảng và đứng trước, còn các từ đứng sau chỉ là ‘modiffy’ (bổ nghĩa), ví dụ: với các từ như ‘người đẹp’, ‘nước Nam’ (trong câu ‘Sông núi nước Nam, vua Nam ở’)… thì ‘người’, ‘nước’ là từ gốc, còn từ ‘đẹp’ hay ‘Nam’ là để chỉ tính chất hay trạng thái…; nôm na, nếu gọi ‘bún bò’ ngược lại như kiểu Tàu là ‘bò bún’ thì rất là buồn cười, thêm nữa, nếu gọi ‘đại cục’ là ‘cục đại’, hay ‘mèo cái’ là ‘cái mèo’… thì bố ai mà không buồn cười cho được, nên:
-Nên nếu ai đó muốn lấy cái của Tàu mà ‘áp’ vào cho ta, thì hệ quả là chả giống ai, mà nhiều khi trông rất là buồn cười, nhỉ!,
rồi nghe vụ lình xình với Tàu về chuyện xây dựng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông; rồi một số bản tin sau đây: ‘Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon cho rằng vụ bắn tên lửa mới nhất của Triều Tiên rõ ràng là ‘hành động trơ tráo và vô trách nhiệm’ (tuoitre.vn/tin/the-gioi), rồi ‘…Phát ngôn viên Hoa Xuân Nghiêm tìm cách bác bỏ thông tin cho thấy nước này ‘khai khốngsố quốc gia ủng hộ mình trong vấn đề Biển Đông… Tuy nhiên, khi phóng viên The Wall Street Journal có mặt tại họp báo yêu cầu nêu rõ danh tính và con số cụ thể thì bà Hoa lại không thể trả lời đầy đủ… ‘Một số nước ủng hộ công khai hặc không khai, bằng lời trong các cuộc họp song phương hoặc bằng thư từ. Một số nước thông báo hoặc không thông báo…’, bà này lấp lửng nói.' (Trung Quốc ‘ấp úng’ danh sách ủng hộ Biển Đông, báo Thanh niên, ngày 23/6/2016, tr. 24):
-Các quốc gia ủng hộ chính sách Biển Đông của Tàu mà lại ủng hộ qua… email, ha..ha..ha…,
rồi từ câu của O Ví: ‘…Người biên sử nước ta, từ chỗ nhầm lẫn địa danh, dẫn đến nhầm lẫn các tình tiết lịch sử giữa nước Việt Thường và các nước lân bang, khiến cho diễn biến lịch sử bị mâu thuẫn, thiếu mạch lạc; thậm chí tai hại hơn, cái tên Việt Thường gần như đã bị đánh mất hoàn toàn vai vế trong dòng lịch sử chính thống của Việt Nam’ (entry đã dẫn), ngày 18/6, tôi có bình là: ‘Đây là một phương pháp tiếp cận đúng (về sử Việt, bằng cách 'kết nối mối thông tin tư liệu hiện có'), hãy tránh xa các 'giả sư' hay các nghiên cứu/tư liệu đã dọn sẵn lên mâm bát, nếu có thể, vì các 'nhà giả học' này đã bị vướng nặng 'quyền lực mềm' đủ loại, nên họ viết không ra 'cái gốc' và thường rất bị xiên xẹo…’.
*
Nhớ lại, tôi đã từng nghe có người nói đại khái là ‘ải vào chân lý là vô môn quan’, hay ‘không có con đường dẫn vào chân lý’ (Truth is pathless land - Krishnamurti), vấn đề không phải là có chân lý hay không, mà vấn đề là con người cố tình tự tạo ra chân lý hay cố tình làm méo mó chân lý!
Chân lý, nếu có, thì chỉ là một mảnh của chân lý, đúng hơn là cái lý ‘hồ đồ’của một nhóm người (nhóm lợi ích), mà nói cho cùng, cũng chỉ là của một người, chứ không phải của ‘lòng dân’. Khác với người ta, họ đã ‘thoát Trung’ từ lâu, nên đã trở nên hùng mạnh, và nay nước Anh đã thoát EU bởi một cuộc trưng cầu dân ý - để thể hiện ‘ý dân’ 
(p/s: 'các lãnh đạo (ở các nước dân chủ) có quyền cãi nhau hết cốt, nhưng quyết đinh cuối cùng là Ý Dân'):
-Còn ta, ‘bao giờ cho đến tháng ba’?

(HẾT)
--------- 
Ghi chú:
1-Chuyện ‘Einstein và cái lò sưởi’ do GS Nguyễn Hoàng Phương kể trong cuốn ‘Anbe Anhxtanh’.
2-Chuyện ‘núi trượt’: do Einstein kể trong cuốn ‘Vật lý tiến hóa luận’.
3-Da Vinci (1452-1519), Descartes (1596-1650), Newton (1642-1727), Lomonosov (1711-1765), Lavoisier (1743-1794), Lobachevsky (1792-1856), Mendeleev (1834-1907): là các nhà tư tưởng/khoa học/nghệ thuật nổi tiếng thời Phục Hưng (TK 14-17), rồi Khai Sáng (TK 18).
4-Hang Pác Bó (Cốc Bó) bị hủy: ‘Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, quân TQ đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó…’ (wikipedia)
5-Nguồn gốc người Việt chính từ người Việt bản địa: ‘Giả thuyết bản địa cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa, vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kỳ đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 Ka BP (Kilo annum before present, ngàn năm trước)…’ (wikipedia)
6-Triều Nguyễn chỉ được coi là có ‘chủ quyền quốc gia’ trong 56 năm: ‘Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt:Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Gia Long và con trai Minh Mạng đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị và Tự Đức chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo, tôn giáo từ phương Tây. Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945)…’ (wikipedia)
7-Văn Miếu: Được xây dựng từ năm 1070, đời Lý Thánh Tông: ‘Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học…’ (wikipedia)

16 nhận xét:

  1. Gia Tue (FB)
    Chiều nay muội ghé Huynh đọc kỷ và hết cả bài.Huynh nói ko được cải nên muội ôm môt mớ tư liệu cần hiểu biết thêm đem về nhà. Bài Huynh viết hay lắm, dẫn muội đi từ cái nầy qua cái kia, thanks Huynh. Muội mong vui khòe nhé !
    Thích · 3 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huynh đang xem bóng đá, ui, đội Ba Lan được vào tứ kết rồi, huynh chả bênh đội nào cả!
      Thank muội, tối ngọt ngào.

      Xóa
  2. Lịch sử với một đất nước là rất quan trọng. nhưng VN ta thì : học sinh không quan trọng vì học môn lịch sử không thiết thực với suy nghĩ tương lai theo môn này chết đói. trong giáp dục thì cũng coi là môn phụ...
    trên phương tiện đại chúng thì có vẻ như bị nhiều ngăn trở...
    anh đang sốt ruột phải ko anh LB....hiiiiii...
    Thăm anh chúc anh luôn vui, khỏe nhé!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này thì bạn MRC nhận xét đúng, hầu như chả thấy ai quan tâm đến môn sử cả, nhưng mình thấy viết entry thì phải nghiên cứu nó khá kỹ tí!,
      cảm ơn bạn, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Bài này tui đọc hỏng nỗi đâu bạn già ui! hic... Chúc bạn ngủ ngon đêm nay nhe, còn đêm mai thì chưa biết...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái vụ này khó lắm GL à, mình đọc bài người khác, hay nghe phát biểu trên ti-vi, mình kg đánh giá nội dung, mà đánh giá là người ấy nghĩ 'tổng quát' và hành động thực theo HƯỚNG nào!!!!!, TM.

      Xóa
  4. Heheee ai viết? Trong khi triều đại vẫn còn !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn hay không là ở 'Ý DÂN', cái này ngộ hổng có 'trưng cầu dân ý' nên ngộ hổng có piết!, hehe...

      Xóa
  5. Người Hà Nội [Bạn đọc] 27.06.16@03:17
    LB:
    - Khác với người ta, họ đã ‘thoát Trung’ từ lâu, nên đã trở nên hùng mạnh, và nay nước Anh đã thoát EU bởi một cuộc trưng cầu dân ý - để thể hiện ‘ý dân’
    NHN:
    - Ai đó đã thoát Trung, có thể đã trở nên hùng mạnh. Còn dân nước Anh có thực sự muốn thoát EU không? Thực sự dân Anh không muốn thoát EU. Điều này thấy rõ ở Anh sau một hai ngày trưng cầu dân ý. Nay dân Anh mới cảm nhận được cái điều dại dột mà họ đã làm, ngay đảng chủ trì đòi rời EU hiện nay cũng không tỏ ra vui mừng với thành tích họ đạt được. Vương quốc Anh có thể sẽ bị tan rã, bởi vì Scotland muốn ở lại EU. Phần lớn người Anh trẻ tuổi muốn ở lại EU, còn phần lớn người già thì không muốn vậy. Theo thăm dư luận những người bỏ phiếu muốn rời EU phần lớn là những người tuổi cao, thu nhập thấp, công việc đơn giản. Đó là những người có nhận thức về chính trị cũng như xã hội hạn chế. Họ dễ bị những lời lẽ cực đoan, thô thiển thiếu lý lẽ lừa dối. Nếu Anh rời EU, thì nền kinh tế của Anh sẽ bị khủng hoảng trầm trọng, mà những người già với nghề nghiệp đơn giản như kể trên sẽ bị ảnh hưởng xấu trước tiên. Theo tôi chính phủ Anh sẽ không chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đâu, mà dân Anh cũng sẽ thở phào nhẹ nhõm vì ‘ý dân’ không được chấp nhận. Đây là một ví dụ: dân chủ, nhưng dân trí thấp, có khi chỉ có hại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng, chắc Anh sẽ có 1 cuộc 'trưng cầu dân ý' lần 2, vì số Brexit mới chiếm 51,9% - chưa đạt 60%,
      còn bài viết mình định bổ sung một câu là:
      -'các lãnh đạo (ở các nước dân chủ) có quyền cãi nhau hết cốt, nhưng quyết đinh cuối cùng là Ý Dân'
      (nhưng lưu không được!),
      TM.

      Xóa
  6. Lưu comt Gia Tuệ:

    Tím trôi qua bến lục bình
    Thấy cô cong ấy xinh xinh thế nào
    Thôi thì uống một bình trà
    Mê mê mẫn mẫn ta hòa với ta...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia Tue
      Huynh đêm nào cũng coi đá banh mà vẫn thơ cong hén. Muội chúc chiều ngọt ngào lém lun.

      Xóa
  7. Lưu comt MRC:

    Mưa chiều thứ bảy nhớ em ghê
    Em bay chuyến ấy, tối mới về
    Món quà em tặng, nhòa ướt cửa
    Anh ngước nhìn em, đêm mới... say

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt Hoàng Anh:

    Vô thường lại tưởng... vô minh
    Lang thang bãi biển, tưởng em đứng chờ!

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh 15:35 Ngày 29 tháng 06 năm 2016
    ...Dạ cảm ơn Nhà Gom lá Bàng.
    Chúc luôn vui khỏe, yêu nhiều trẻ lâu.
    Anh nên đừng hút thuốc, ít uống dượu bia, ăn sáng nhiều, chế độ dinh dưỡng dành cho người cao tuổi, nên đi chơi nhiều, nếu viết thì tập trung những bài có ích, nhân văn... trước khi ngủ nên uống một cốc sữa ấm.
    nên uống Glucosamin + Collagen II ( love care của USD ) trong đó có hoạt chất Gluco, chondrotin, MSM, colagen .
    Quan trọng là ngủ nhiều. Quỹ thời gian còn quá ít nên đừng linh tinh nữa nhé, dồn vào một mục tiêu thôi. Sống chậm lại, tĩnh tâm nhé, đừng để mang tiếng như thời gian qua sẽ làm tinh thần bạc nhược.
    Nếu xem như bạn và quý NP thì nên xem những lời khuyên chân thành trên là của một người bạn thân muốn tốt cho SK Lá Bàng.
    Nếu NP nhớ không lầm thì Anh tên Thanh?
    Thôi đừng gom lá bàng nữa nhé.
    Chúc Anh vui SK, hạnh phúc.
    Thân mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi... thượng đế cho con người lên thiên đàng, ngài bảo họ phải trải qua vòng loại WORLD-HELL-CUP cái đã, và sau khi dụ con người đồng ý xuống cái THE HELL, ngài bắt họ ở lại đó luôn, vĩnh viễn!
      Híc..híc..., cám ơn muội.

      Xóa