Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

861. Từ vụ bài thơ ‘Đừng tưởng’, tán chuyện đời thường (Thư giãn)



Đừng tưởng tung hô chuyện máu đào
Bao người đổ máu ngồi than tiếc
Đừng tưởng trí tệ ta cao nhất
Quốc tế nhìn ra, bỗng muốn điên
Đừng tưởng Biển Đông không gì mới
Dân khổ đêm ngày, sống chẳng yên
Đừng tưởng ta đây đầy thắng lợi
Xem báo xem đài đau cả tim
Đừng tưởng yêu em là hạnh phúc
Quả đắng phù du khiến chết chìm (NGLB)
---------


Lưu ý rằng khi đọc bài ‘Từ vụ bài thơ Đừng tưởng’ này (xem phần 2), có thể là Hồng Tâm, Ngoc Anh Tran, Hoàng Anh, Ái Nữ, Hà Sỹ Liêm, hay các blogger thân quen, các ‘bạn’ sẽ thấy là tôi viết từ từ và từ từ, nó không đi thẳng vào kết luận đúng/sai, vì tôi chưa có đủ độ ‘trực giác’ cần thiết. Sao vậy?, vì đây là một cách viết ‘trực giác’ chẳng hạn khi bạn nghe một nhà chính trị phát biểu trên ti-vi mà bạn không tin thì rất thường là bạn nghĩ đúng, nói dễ hiểu là khi bạn cảm thấy chơi với ai đó là nguy hiểm thì chắc chắn là bạn sẽ gặp nguy hiểm, hay bạn đang yêu một người nào đó mà cảm thấy không an toàn thì chắc chắn là bạn sẽ được nếm mùi thế nào là độ tuyệt vời của sự… đau khổ!; nói chung là khoa học có chỉ ra rằng ‘trực giác’ của con người thường chính xác đến 80-90%, còn khoa học chỉ chứng minh phần còn lại - vì nó là một trong những sáng tạo tuyệt vời của tạo hóa!


1
Tại sao tôi lại quan tâm đến ‘vụ Sỹ Liêm’?...
Cách đây mấy hôm, tôi qua ‘nhà’ bạn Hồng Tâm, thấy đăng bài của Sỹ Liêm về vụ bản quyền của bài thơ ‘Đừng tưởng’. Ôi, tôi vốn hay khen cô đeo kính mát Hồng Tâm là ‘ngoan, hiền’, nên đâm ra có cảm tình lây với Sỹ Liêm mới chít chứ! (cười), thế là tôi mới hứa là sẽ viết một bài về vụ này, híc... Rồi tình cờ qua ‘nhà’ bạn Ngoc Anh Tran (Trần Ngọc Anh!), thấy có ‘một bức tranh là một đàn vịt mà xúm lại thành hình chữ S’!, thấy nó có cái gì đó ấn tượng - mặc dù chưa rõ lắm, tôi cũng hứa là sẽ viết, híc…
Tôi có đủ tư cách viết không nhỉ!, người ta là nhà thơ, trong khi tôi lại là thường dân! Nhớ lại, trước đây tôi đã viết bài ‘Bùi Giáng và những câu chuyện chưa biết’* vào tháng 3/2015, thì ngay sau đó, ‘cái anh chàng mà tâm sự cả đêm với Bùi Giáng’ trong bài đã gọi tôi ra quán cà phê và tỏ ra vô cùng xúc động; hay bài ‘Tại sao còn hai con mắt khóc người một con?’* vào tháng 9/2012, thì năm 2014 ở Tây Nguyên, tôi có gặp một cô giáo dạy văn và một ông thầy dạy toán, họ đều nói thật là ‘bất ngờ thú vị’ khi đọc được bài viết này, ngoài ra, một blogger ở bên Mỹ còn khen 4 câu thơ cuối nữa:
Có ba dấu chấm đặt vào đâu
Đặt người trong mộng cho đỡ sầu
Cuộc đời chao đảo, ôi nghiêng ngã
Một chiếc thuyền trôi, chọn hướng nào!
Hi..hi…, kết quả chơi blog như vậy cũng là tạm được rồi!, nên tôi sẽ… viết.
*
Để viết bài này, cách đây 2 hôm, tôi có đi gặp một nhà văn, cô ấy bảo bài thơ ‘Đừng tưởng’ như ‘bài vè’ ấy, có gì hay đâu mà quan tâm! (tôi nghĩ hơi khác một tí, thơ/nhạc ‘hay’ không phụ thuộc vào tính ‘cao cấp’, mà phụ thuộc vào tính ‘được đi vào lòng người’!); thậm chí bài thơ ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh’ (Trần Thị Lam) thì cổ cũng nói là không có gì mới, sở dĩ nổi tiếng là vì nó đáp ứng được hơi thở của thời đại!... Rồi, hôm qua, tôi lại ghé thăm một nhà chính luận khá nổi tiếng…, hỏi ‘vụ Sỹ Liêm’, ông ta ngơ ngác nói ‘không biết’, tôi mới kể sơ qua về vụ bài thơ ‘Đừng tưởng’, ông ta lại càng ngơ ngác!...
Các bạn có thể hình dung các ‘tình huống’ này được không? Nếu tôi nhắc đến chữ ‘An’ thì bạn sẽ nghĩ gì? Chắc chắn là bạn sẽ liên tưởng đến một cái gì đó/người nào đó có liên quan đến mình, mà rất hiếm khi bạn quan tâm đến suy nghĩ của người khác! Nói chung là đa số người Việt ‘ít khi’ quan tâm đến khoa học kỹ thuật, vũ trụ, con virus, ít khi đầu tư nghiên cứu văn, thơ, điện ảnh, âm nhạc (nước ngoài)…, mà ngoài nhu cầu số một là ‘vợ chồng con cái’ hay ‘cơm áo gạo tiền’ ra, họ thường thích nghe ngóng chuyện lao xao chính trị/tin đồn, thích NATO (= ‘no actions, talk only’, tức là chém gió), thích TROLL (= dìm hàng), thậm chí chửi bới người khác, thích xem các showbiz, thích bàn về những vụ ‘tỉ đồng’, những cái ‘sang trọng’, cái ‘đẳng cấp’ - mà tiếc thay là nó thường đến từ tham nhũng!; mà họ cũng… đúng thôi, vì họ thường nói ‘ngu gì mà không tham nhũng’!, và vì họ thật sự chưa hình thành rõ nét cái ‘văn hóa khinh bỉ tham những’ hay ‘văn hóa tởm lợm tham nhũng’!
*
Nhưng, ‘con mèo’, cụ già và nhiều blogger không quan tâm đến ‘vụ Sỹ Liêm’, thế thì tại sao tôi lại quan tâm? Vì tôi có nói với cụ là cái gì tôi đã hứa thì tôi làm, ngoài ra, tôi muốn làm Sherlock Holmes tí tí cho vui qua cơn mưa chiều nay - chiều hôm qua và chiều hôm nay, Sài Gòn mưa dữ dội, ngập đường Quốc lộ 13 và đường Đinh Bộ Lĩnh, 2 tuyến đường độc đạo để cho dân vào trong SG và thoát ra khỏi SG (khu Bến xe miền Đông)!, nên có nhiều khi tôi tự hỏi là ‘41 năm nay, chả biết mấy ông ‘trên’ thực tế làm cái gì?’. Nói chung là tôi có nói với cụ là những kẻ ‘NATO chính trị’ thường thiếu có một cái, đó là ‘trái tim’, nếu cụ chưa chịu thì tôi sẽ nói là:
-Họ thiếu những giọt nước mắt.

2
Phân tích tí xíu có liên quan đến bài thơ ‘Đừng tưởng’…
Để tránh thiên vị (vả lại blog Tiếng Việt đang bị lỗi xuống hàng!), tôi xin chép bài thơ này qua Google (một đoạn thôi, 'các bạn đọc toàn bài thơ theo đường dẫn ở chú dẫn số (3) nhé'!, có nhiều dị bản, nhưng thiết nghĩ cũng như bài thơ đăng của Hồng Tâm trong Facebook):


Tôi đã đọc các bài sau: ‘Truy tìm bản thảo bài thơ ‘Đừng tưởng’ đang tranh chấp bản quyền tác giả’ (blog Hồng Tâm), ‘Truy tìm tập bản thảo 50 bài thơ của tôi qua bài thơ ‘Đừng tưởng’ (Sỹ Liêm), rồi ‘Ai là tác giả bài thơ 'Đừng tưởng' nổi tiếng mạng xã hội?’/‘Người tố cáo tung 'bằng chứng thép' lật tẩy tác giả bài thơ Đừng tưởng’ (vtc.vn), ‘Tranh cãi về tác giả bài thơ 'Đừng tưởng' (Bùi Lâm-Trọng Danh, news.zing.vn), ‘Tác giả bài ‘Đừng tưởng’ bị tố đạo thơ’ (vietnamnet.vn), ‘Lần đầu công bố toàn bộ bài thơ ‘Đừng tưởng’ nổi tiếng gây tranh cãi’ (Trần Văn Sĩ, vtc.vn), ‘Tranh cãi bài thơ ‘Đừng tưởng’, Cục Bản quyền tác giả lên tiếng’ (Đức Thuận, vtc.vn), ‘Độc giả tranh cãi gay gắt về tác giả bài thơ 'Đừng tưởng' (vtc.vn), ‘Đừng tưởng’ - Bài thơ vui về sự ‘vi diệu’ bất ngờ của cuộc sống’* (dantri.com.vn)… Nói chung là trên mạng có chừng đó bài thôi (hoặc hơn!), nhưng chúng có nội dung gần gần giống nhau do các trang web đăng qua đăng lại nhau, cũng chưa có bài nào có kết luận rõ ràng! Các nhà báo, nhà nghiên cứu, thậm chí Cục Bản quyền tác giả* cũng chưa có kết luận: ‘Vụ việc rất phức tạp và có nhiều dữ kiện thông tin, vì vậy cho đến nay Cục vẫn đang tiến hành làm thủ tục xác minh làm rõ - bà Oanh nói’ (vtc.vn), thế tôi chỉ là Nhà… gom lá bàng thì sao kết luận được!, mà dưới đây là một số suy nghĩ:
-Như một số bình luận khác, nếu ai đó mà nói bài thơ này của của Bùi Giáng thì có thể bị... hố (!), vì ngoài việc nói láy, nói lái, có xen lẫn một số từ Hán-Việt (vì thời đó còn phổ biến) và ‘từ Việt dịch từ tiếng Pháp’ (vì ông cũng là nhà dịch thuật), thì lời thơ của ông lúc thì rất 'thâm thúy', lúc thì rất thường tục, thậm chí là tục/có nghịch ngầm…, cái tính chất 'đười ươi' độc đáo và ngạo thế này của ông - ‘muốn để cho cuộc đời tôi trần trụi’ và ‘không muốn quan hệ với thế nhân’ - đã làm cho hậu thế ít ai muốn dìm hàng ông, nói khác là họ rất khó để không coi trọng ông… Thiết nghĩ bài thơ ‘Đừng tưởng’ trên hình như không có ‘chất’ của Bùi Giáng lắm!
-Do sống ở miền Bắc khoảng 20 năm, nên tôi có chút kinh nghiệm là về thơ/văn thì người miền Bắc và người miền Nam có khác, chẳng hạn như về văn hóa, nên: cần xác định một số câu/từ trong bài thơ này xảy ra ở đâu, vì khi sáng tác, tác giả thường nghĩ đến ấn tượng/kỷ niệm xảy ra tại đó; cả người Nam hay Bắc đều có nghịch ngầm, nhưng người Nam thường nói thẳng, đôi khi nói khá bỗ bã hay suồng sã, con người Bắc thường nói ‘xoáy’, nói ‘xoay’ và chuyên nói móc; người Bắc thường nói dài, nói như chúc Tết, nói có vần có điệu, còn người Nam thường nói chậm rãi, nói hơi ngập ngừng và thường dùng từ ‘chân quê’ hơn (tôi thấy bài thơ trên có hơi hướm miền Nam hơn!); và hơn người Nam một bậc, người Bắc thường nói quá, ví dụ như người Nam nói ‘khá’ thì họ nói là ‘tốt’, người Nam nói ‘tốt’ thì họ nói là ‘tuyệt vời’, tới khi người Nam nói ‘tuyệt vời’ thì họ bèn nói là ‘trên cả… tuyệt vời’!, ha..ha..ha…
Đó là chưa kể đến khi người Nam nói ‘có thể’ thì người Bắc nói là ‘hoàn toàn có thể’!, hay khi người Nam nói là ‘chúc một đội bóng nào đó thắng lợi’ thì họ nói là ‘chúc tất cả các đội bóng đều thắng lợi’! (vd, Dương Trung Quốc), hoặc ai đó luôn mồm đọc báo cáo là ‘đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’, hay tuyên… rằng có một nước nào đó trên thế giới có tên là ‘Đài Loan Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’, ha..ha..ha…, viết đùa cho vui thôi!, nhưng trên thực tế, tôi có theo dõi MC Phan Anh dẫn Chương trình ‘Việt Nam Idol’ mới đây, mà trong 5 câu, anh có tật là đã dùng từ ‘hoàn toàn’ đến 2 lần!, ha..ha...

3
Nền giáo dục VN có thể bị bể trận!...
Nhờ tìm đọc tư liệu mà tôi vô tình đọc được bài ‘Du học sinh đưa quan điểm sốc: ‘Đạo văn là một nét văn hóa?’* xin đăng vài đoạn để các blogger đọc cho vui: 
‘Liệu có sai khi nói đạo văn đã trở thành hệ thống?’

…Chúng ta thì khác. Từ bé, chúng ta đã được dạy về sống có tinh thần cộng đồng nên con người đều rất rộng lượng sẵn sàng chia sẻ. Bạn không tin? Hãy cùng lật lại lịch sử để xem. Suốt thời gian dài, học theo các vị Thánh hiền và nhớ vanh vách những điều này là một chuẩn mực đạo đức. Trí thức và học giả phong kiến không ai khác là những người có kiến thức sách vở uyên thâm, những người thuộc làu kinh sử, không sai chữ nào.
Rồi Tam tự kinh, Tứ thư, Ngũ kinh, Tứ sử và Tứ đại kỳ thư, ai bảo đó không phải sách gối đầu giường của bậc nho sĩ? Lấy ý tưởng của người khác, cụ thể là Thánh nhân, sao chép nguyên si không sai một chữ, đó là gì?
Gác lịch sử sang một bên, tinh thần chia sẻ của chúng ta còn được lưu giữ tận ngày nay. Trên lớp, thầy cứ đọc, trò cứ chép, thuộc hết tinh hoa của thầy và viết lại trên bài thi. Không những thế, càng đúng ý thầy, càng chi tiết bao nhiêu điểm lại nhiều bấy nhiêu, đó là khuyến khích điều gì? 

Bước vào các kì thi, từ nhỏ đến to, từ trường lớp, địa phương đến toàn quốc, đã bao giờ phân tích tác phẩm không được kê vào dòng chủ đạo? Phân tích học trò biết lấy ý ở đâu, có phải lại là khuyến khích không? Bao năm trời vẫn chừng ấy câu hỏi, lại không phải những câu chú trọng khả năng sáng tạo và phản biện cá nhân, chúng ta đang tìm gì ở học sinh, ngoài tinh thần chia sẻ và học hỏi một cách vô tư ấy? 
Liệu có sai khi nói đạo văn đã trở thành hệ thống? Liệu có quá nếu bảo đó là một nét văn hóa hay không?
Đến đây, chợt nhớ, tài liệu gắn bó nhất suốt đời học Văn có lẽ là “Để học tốt” chứ không phải SGK của bộ và chuẩn mực Văn học về cái đẹp của người phụ nữ em yêu, từ cô giáo, đến chị hàng xóm vẫn luôn là “mũi dọc dừa bên thừa bên thiếu, mắt bồ câu con đậu con bay và môi trái tim bên chìm bên nổi”...
(Mai Đức Anh, Truman State University, Missouri, USA)
*
Và tôi sẽ kết thúc bài viết từ một đoạn của Sỹ Liêm: ‘Cõi không là thơ. Không còn gì nữa hết là thơ. Nơi không còn gì nữa hết là khởi đầu thơ. Một xoá bỏ tận cùng. Từ xoá bỏ chính nó. Tôi xoá bỏ xong tôi. Không còn gì nữa hết. Tôi thơ. Thơ phải cởi trần, phải ra đường, xuống phố, lội ra biển. Thơ phải nhập cuộc. Thơ là Đất là Trời. Thơ hay phải có Đất có Trời, có sự rộng rãi, có chuyển động bát ngát. Thơ hay phải có chút mơ hồ, hàm hồ. Rõ ràng quá, nó sẽ là văn xuôi. Cái hay của thơ mầu nhiệm vô cùng. Nó không ở sau lưng ta. Nó cũng không ở bên cạnh ta. Nó ở trước mặt ta, nó chờ ta. Cứ đến bất cứ một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, ta lại thấy nó đang đứng trước mặt và chờ đợi ta. Ta phải bẻ nó ra từng mảnh vụn rồi ném nó lên không trung... Văn chuơng là phải ngay thẳng. Luôn luôn ngay thẳng. Tuyệt đối ngay thẳng. Phải ngay thẳng cả những khi không thể ngay thẳng được. Văn chương là cái đẹp, là thế giới của cái đẹp, ở thế giới ấy có thứ tiền tệ riêng của nó: ta phải dùng thứ tiền tệ ấy, ta phải đàng hoàng, phải lương thiện. Thứ tiền tệ ấy chính là cái đẹp...’ (Sỹ Liêm, Facebook);
Cộng với vài trải nghiệm ngẫu nhiên mà tôi đã viết ở trên, như: ‘tôi thấy bài thơ trên có hơi hướm miền Nam hơn!’, ‘thơ/nhạc ‘hay’ không phụ thuộc vào tính ‘cao cấp’, mà phụ thuộc vào tính ‘được đi vào lòng người’!..., chưa biết ai sẽ là ‘guilty or not guilty’ (có tội hay không có tội), nhưng rất hy vọng rằng 'bạn' Sỹ Liêm sẽ không làm tôi thất vọng!

***
Qua vụ này, nhớ lại các vụ ‘Bảo Chấn’, ‘Hoàng Xuân Quế’*, ‘Phan Huyền Thư’*…, mà trước kia, tôi đã từng nghĩ là một nhạc sĩ tài hoa như Bảo Chấn thì thừa sức sáng tác ra cả chục bài hay như bài ‘Tình thôi xót xa’, cần quái gì mà phải bắt chước!, hay các bài thơ trong tuyển tập thơ ‘Sẹo độc lập’ của Phan Huyền Thư đều… hay, cớ sao cô lại phải đưa thêm 1 bài của người khác vào!...
Có một nhóm phụ nữ đã bình là ‘người Việt hay có tính táy máy’ (!), có tiền tỉ rồi mà ra nước ngoài vẫn ‘chôm, chỉa, chọt, lươn, cọ’ của siêu thị vài món cho… hên!, hay nói như bức tranh ‘bầy vịt hình chữ S’ đã nói ở trên, hay nói như Facebooker Phạm Anh Việt* mới đây, thì:
-Việc lấy ‘của’ của người khác để làm của mình là thuộc về một thứ nền tảng ‘đạo đức trực giác’ khá vào ‘thời đại khủng long’ mà đã và đang có xu thế đi ngược lại cái nền tảng ‘đạo đức phẩm giá’ rất rất quan trọng vào cái ‘thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư’ sắp diễn ra trong vài năm tới đây!

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
  1. Bùi Giáng và những câu chuyện chưa biết, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/653-bui-giang-va-nhung-cau-chuyen-chua.html
  2. Du học sinh đưa quan điểm sốc: ‘Đạo văn là một nét văn hóa?’, xem: http://www.vtc.vn/du-hoc-sinh-dua-quan-diem-soc-dao-van-la-mot-net-van-hoa-d245142.html
  3. ‘Đừng tưởng’ - Bài thơ vui về sự ‘vi diệu’ bất ngờ của cuộc sống, xem: http://dantri.com.vn/blog/dung-tuong-bai-tho-vui-ve-su-vi-dieu-bat-ngo-cua-cuoc-song-20160515063807808.htm
  4. Phạm Anh Việt và ‘đạo đức trực giác’ của người Việt: 1.1 Ai cũng muốn làm người tốt, và họ luận vào cái goi là ‘đạo đức trực giác’ (percipient moral) để cho họ biết việc nào đúng, việc nào là sai, chỉ thế và họ có thể tự hào cho bản thân họ cái quyền sống an phận thủ thường, tức là tôi là người tốt chỉ cần tôi biết đâu là tốt, đâu là xấu, tôi không làm việc xấu, tôi sống cho riêng tôi và không cần quan tâm đến điều gì khác (đây là mẫu người điển hình cho lối sống an phận thủ thường); 1.2 Hoặc tôi là người tốt tức là tôi làm việc tốt cho gia đình, bạn bè, và người thân tôi thôi, còn tôi không cần biết rằng những người khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và hành động theo điểm nhìn là ‘tốt’ của tôi liệu có mang tính chất xấu hay không? (chính vì thế nên mới có tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm...)… Điểm khác biệt lớn nhất giữa người VN và người Nhật Bản là gì? Có lẽ là 1 xã hội thì tôn trọng cái gọi là đạo đức trực giác (percipient moral) như ở VN, còn 1 xã hội thì tôn trọng cái gọi là phẩm giá đạo đức (moral elevation) như ở nhưng nước có tính cách con người đặc biệt như Nhật Bản hoặc ở các nước có nền triết học cao cộng với nền luật khoa chặt chẽ, công minh như Đức… (Phạm Anh Việt), xem thêm: https://www.facebook.com/vietanh.pham.520/posts/885942734839348
  5. Tại sao ‘còn hai con mắt khóc người một con?’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/tai-sao-con-hai-con-mat-khoc-nguoi-mot.html
  6. Vụ Hoàng Xuân Quế, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/12/493-vu-ong-hoang-xuan-que-bi-cach-tri.html
  7. Vụ Phan Huyền Thư, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/10/751-vu-nha-tho-phan-huyen-thu-chan-that.html
  8. Vụ Sỹ Liêm, Cục Bản quyền tác giả chưa có kết luận, xem: http://www.vtc.vn/tranh-cai-bai-tho-dung-tuong-cuc-ban-quyen-tac-gia-len-tieng-d268693.html

18 nhận xét:

  1. Nguyễn Thành Bài (FB)
    Viết nêu quan điểm dung hòa, nhẹ nhàng... nhưng vẫn có những nhận xét tinh tế khi nêu rõ bài thơ "Đừng tưởng" đã sử dụng ngôn từ theo văn phong miền Nam...
    Một điều đó thôi cũng đủ làm cho ta có cách suy nghĩ đứng đắn hơn về nguồn gốc bài thơ!
    2 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất hân hạnh làm quen 'bạn' mới, ôi, mình ít xuất hiện trên giang hồ, nên khi đăng bài cũng ngại, HT và SL làm mình mến nên mới có bài này, nếu mình có sơ sót gì, mong bạn thông cảm cho nhé! Thank nhiều!

      Xóa
  2. Mynhan Ha (FB)
    Một bài viết vô tư nhưng rạch ròi... nhẹ nhàng mà thâm thúy... bạn cho tôi thấy được cái tâm của người viết... cám ơn bạn
    24 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Mynhan Ha, thấy tên hơi quen!, lời bình của bạn làm mình thấy vui, chúc bạn một buổi tối ngọt ngào!

      Xóa
  3. Ngoc Anh Tran‎ đến Nhà Gom Lá Bàng
    8 giờ · Kent, Washington, Hoa Kỳ ·
    Anh Gom Lá Bàng! Vừa rồi có đọc qua bài Đừng Tưởng.. của anh ! Thơ thì cũng chỉ là thơ.., cho dù anh chửi chúng nó toạc cả miệng ,cũng thế thôi , như thế mới là CS , tuy nhiên, vi thấy có tên NA , xin có ý kiến NA k. phải nhà thơ ,hay nhà văn, chỉ là nhà..bếp ! cho nên chỉ dám đứng xó bếp để nghe các anh thảo luận . NA phải Lặng người để đi vào bài viết của anh. Sâu sắc, càng đọc càng thấy, những sự uyên thâm của tác giả ! NA chỉ là hạt bụi trong sa mạc mà thôi, thấy anh có nhắc đến ( một đàn Vịt.. ) làm NA mắc cỡ, vì không phải nguyên tác đó của NA , nhưng thấy hình ảnh đó có một chiều sâu..cho nên, đăng để nhắc nhớ mình , nguồn gốc , đất nước Quê hương. Cho dù trên bốn mười năm qua , hơn hai mươi năm lưu vong xứ người, nhưng vẫn canh cánh bên lòng, mong một ngày trở lại Quê hương, và thấy lại lá cờ vàng tung bay trên đất nước VN ...thân yêu .
    Ngoài ra làm bạn với các anh là một hạnh phúc cho NA ,là một sự an ủi, để cùng nhau chia sẻ, và học hỏi ở các anh , những điều cần thiết, chứ NA cũng không dám có ý đứng ngang hàng với các anh về mặt Văn Thơ..hay trình độ .. xin thông cảm cho NA . .! Chào anh chúc vui khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, Ngoc Anh Tran có biết khu du lịch Bình Quới, Sài Gòn hôn?, khi nào về, huynh sẽ dẫn đi Bình Quới uống cà phê ngắm sông SG, rồi đi ăn cháo vịt và gỏi vịt... để đỡ nhớ quê hương nhé!
      Thank for lời bình của muội (!), tính muội hay quá, làm huynh vui... cả chiều nay!

      Xóa
    2. Ngoc Anh Tran
      Không dám nói quá với huynh VN hình chữ S. Từ đầu chữ S cho đến cuối, hình như nơi nào NA cũng có biết chút chút, còn BQ có phải (TD) ở đó Cháo vịt thì... hiiiii hết sẩy, rất cám ơn nhả ý của huynh, nghe nhắc quá nhớ Quê nhà...! nói giỡn thôi

      Xóa
    3. Đúng rồi, nó ở khu Thanh Đa (Bình Thạnh) đó, là nơi có nhiều quán cà phê trữ tình với lục bình ra vào bên bờ sông SG, và có món cháo vịt... rất chi là ngon, hi...

      Xóa
  4. Mụi sang thăm chúc huynh bình an

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai mà 'ngoan, hiền' vậy ta, hi..., cám ơn nghen, tối ngọt ngào!

      Xóa
  5. Cỏ May (FB)
    Huynh ui, thấy huynh bức xúc nên cỏ cố gắng đọc hết bài của huynh kết quả là hiểu lõm và bõm + đau nửa cái tróc nhưng mờ biết huynh có 20 năm ở ngoài Bắc. Mệt ròi mai viết típ...
    12 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc nào thấy muội là huynh cừ, có bạn vui tính thì sống thêm được mấy.... ngày nữa, huynh đã cám ơn muội bằng mấy dòng thơ 'cỏ may' rùi (đăng trước bài này), nghĩ đời cũng có chút vui, ôi !

      Xóa
    2. Cỏ May
      Hì hì, cỏ thiệt tình có chi nói vậy. Mệt rùi nhưng mờ nghe thấy tiểng huynh cũng cố ngoi lên nói với huynh một câu là... seo huynh không mời cỏ cà phê. Đúng là có mới nới cũ. Mệt típ...

      Xóa
  6. Viet Yen Le (FB)
    (Hình) NGÀN LIKE
    19 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời ơi trời, ngàn thank/s, hi...

      Xóa
    2. Viet Yen Le (FB chat) 15:28 29/9/2016
      (Hình) Tiến sĩ văn chương Đoàn Hương: "Chỉ những người vô công rồi nghề mới chơi fb"

      Viet Yen Le: Có Tiến sĨ VĂN CHƯƠNG mà bà ĐOÀN HƯƠNG ăn nói thua đứa con nít..., phàm người ta làm việc gì nó cũng có ý nghĩa nào đó..., dốt như tui nhưng nhờ biết fb mà học được những đều hay lẽ phải trong một thế giới phẳng..., nhờ fb mà kết nối nhiều bằng hữu mở rộng hiểu biết mà không một giáo trình nào giảng dạy.
      ...MỤ NẦY CHẮC ĐANG THIẾU GẠCH ĐÁ XÂY NHÀ... HEHE

      Xóa
  7. Lưu comt Dung Tran:

    Tìm nhau trong cõi mù sương
    Em cô đơn đó, vô thường dậy mơ
    Cây xương đứng ngắm xa bờ
    Thiên đường không lối, ai rơi… giọt thèm

    Trả lờiXóa
  8. Lưu comt Sơn Nguyễn:

    Em ngồi thầm lặng chi cõi vắng
    Cây thoáng chiều rơi, anh tưởng anh
    Cho anh hơi ấm bờ vai nhé
    Đau buốt trần gian, anh thấy quên

    Trả lờiXóa