Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

1009. Huyền sử Việt Nam quá... mâu thuẫn! (Sưu tầm và lời bình)

Tôi viết chủ yếu là để tự học; vâng, có làm việc mới thú vị, và tự học nhiều khi thú vị hơn, có thể nói... thú vị cả đời!... Về ‘Huyền sử Việt Nam’, do có đi đó đi đây nhiều, đọc đây đọc đó cũng không ít, nhưng tôi thấy có nhiều vấn đề về sử quá... mâu thuẫn đến nỗi không thể chấp nhận được!... Chẳng hạn như:
1) Vụ vua Hùng: Lưu ý rằng, xưa, núi Ngũ Lĩnh ‘được cho là’ nơi giáp giữa nước Sở và ‘Bắc Việt’ - tức Hồ Nam ngày nay (cách Hà Nội khoảng 1500km bằng đường bộ, hay 953km đường chim bay)... Do một số sử gia 'xưa' cho rằng ‘nước Việt Nam xưa’ GIÁP NƯỚC SỞ về phía Nam ở vùng hồ Động Đình-núi Ngũ Lĩnh, chạy dài từ núi Ngũ Lĩnh đến hết Giao Chỉ (cuối Ninh Bình/đầu sông Mã); và do đó!, cho rằng VN có 18 đời vua Hùng kéo dài 2672 năm - dài hơn cả cái lịch sử Việt Nam!... NHƯNG, từ tk 12-11TCN, quốc tổ của nước Sở đã là HÙNG VƯƠNG - ‘Tổ tiên của Sở là Dục Hùng, được cử đi cai quản khu vực ở phía Nam Triều Ca, giữ chức quan trong triều Thương. Dục Hùng đổi thành họ HÙNG... Quốc tính của Sở lần lượt là Mị, Hùng, Trần, Hạng’... (wiki):
- Bởi vậy mà ta cũng có HÙNG VƯƠNG và MỊ NƯƠNG!
Ngoài ra, nước Sở cũng có 16 VUA HÙNG là 1) Hùng Dục, 2) Hùng Lệ, 3) Hùng Cuồng, 4) Hùng Dịch, 5) Hùng Ngải, 6) Hùng Đáng, 7) Hùng Thắng, 8) Hùng Dương, 9) Hùng Cừ, 10) Hùng Chí, 11) Hùng Duyên, 12) Hùng Dũng, 13) Hùng Nghiêm, 14) Hùng Sương, 15) Hùng Tuấn và 16) Hùng Ngạc:
- Bởi vậy mà ta cũng có 18 VUA HÙNG, mà 18 là bội số của số 9 - một con số đẹp nhất của Tàu!
Kết quả hình ảnh cho “Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia”, Nguyễn Văn Vịnh2) Vụ Hai Bà Trưng: Một người... bạn của tôi có đi tour TQ, rồi viết bài kể về việc đến thăm đền thờ Bà Trưng (Miếu Vua Bà) ở Hồ Nam (Hình 1)... và Quảng Đông, Quảng Tây - có đền thờ ‘Mụ Trưng, Mụ Trắc’..., nhưng ở đây tôi chỉ trích tư liệu ‘xưa’ - quan trọng hơn!: ‘Tới thế kỷ 18, Lê Quý Đôn sưu tầm được 10 bài, trong đó có 4 bài làm trong thời gian đi sứ. Trong 4 bài này, có một bài cho biết là ở Trung Quốc, phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh có đền thờ Trưng Vương. Đó là bài “Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh” (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh), dịch: Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt*/Biết bao cảnh trí tươi tắn kỳ lạ/Sau mùa đông ngàn cây tùng xanh um/Trước mùa xuân một nhành mai diễm lệ/Cột đồng còn lưu dấu cũ Trưng Vương/Đường đá nghiêng bên ngôi đền Trưng tướng/Chốn biên cương từ xưa phân rõ trong, ngoài/Rất phục thợ trời sao khéo đặt bày... (suphamk2dalat, wordpress-com, xem dưới)... Đoạn này chỉ ra rằng: Hai Bà Trưng đánh với Mã Viện tại Hồ Nam, TQ? ‘Cột đồng Mã Viện’, nếu có, ở Hồ Nam (để phân biệt ranh giới Việt-Hán!)? Hai Bà thua tự tử ở Hồ Nam?... Xem thêm 'vụ Lê Tắc'* - rất tệ hại, chú dẫn bên dưới... 
NHƯNG sử nay - khoa học hơn! - viết: ‘Hai Bà tự tử ở sông Hát (Hát Giang) - nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội: 'Năm 41, nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân sang xâm lược... Hình ảnh có liên quanMã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (phía nam tỉnh BẮC NINH, Việt Nam, theo wiki, Hình 2) đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê. Năm 43, Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thế cô bị thua, đều tử trận. 
Kết quả hình ảnh cho “Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia”, Nguyễn Văn Vịnh...Theo các nhà khoa học, năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc đã di chuyển về phương Nam và lên thuyền ra biển. Khi đến Eo biển Malacca, họ đã định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay...’ ("Phát hiện hậu duệ Hai Bà Trưng ở Indonesia", Nguyễn Văn Vịnh, Hình 3) (wiki):
- Vậy không có vụ Hai Bà thua chạy bộ từ Hồ Nam đến Hà Nội hơn... 1500km để tự tử!, hay vụ Hai Bà Trưng tự tử ở sông Hát là... có vấn đề!
V..v..., không thể viết dài... Như vậy, có lẽ có sử gia của ta ít nhất từ thời ‘Đại Việt sử ký toàn thư’ (Lê Văn Hưu, 1272) đã NHẦM mà quy ‘nước Việt’ của ta với ‘Bách Việt’, cái đgl ‘nước Việt cổ’ - một khái niệm mơ hồ được đưa vào trong bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’ bởi bọn ‘Lã Bất Vi/Lý Tư’ vào thời nhà Tần, năm 239TCN!... Quan trọng hơn, về mặt tâm lý, chắc các bạn cũng biết là nhiều người Việt ta, nhất là thời xưa, cho ‘Tàu là... nhất! (là trung tâm vũ trụ, là ‘Trung’ Hoa, hay nay là... ‘Trung Quốc!, nhưng gọi gì thì gọi, Tàu vẫn mãi mãi là ‘Tàu’!), nên thấy cái gì có gắn với ‘Tàu’ là... ‘thướng’!..., thậm chí Nguyễn Du còn mang Truyện Kiều của Tàu về viết thành... Thơ Kiều..., hay trước Tết tôi có thấy trên fb có tổ chức một cuộc thi thơ với chủ đề là ‘Con đường tơ lụa’ (!), hay mới đây xem bài giới thiệu cuốn truyện kiếm hiệp ‘Đoạt hồn tam tuyệt’ của một tác giả Việt Nam nghe nói nội dung hoàn toàn Việt Nam nhưng trên bìa nháp của có hình của Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi (!), híc..híc..., tôi rất ngạc nhiên!, xin lỗi! (và mới được ‘chủ bút’ sửa lại tối nay rồi!)...

*
Dưới đây giới thiệu bài viết:

DIỆN TÍCH NƯỚC VIỆT CỔ LỚN GẤP 10 LẦN NGÀY NAY
Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.
Truyền thuyết
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Kết quả hình ảnh cho Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nayNhư vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông... (Hình 4). Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn. Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.” Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình - Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.

Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.” Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà. Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Phía trước cửa miếu có câu đối rằng: Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi/Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân. Nghĩa là: Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu/Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…khí tiết ngút từng mây. Phía trong miếu có câu đối: Giang thượng tam anh phù nữ chúa/Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung. Nghĩa là: Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa/Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn. Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực
Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp  - Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là: 1) Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương. 2) Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương. 3) Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng: Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên. Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay. (Trần Hưng)
Nguồn: Fb Phạm Hiền
Hay: https://trithucvn.net/van-hoa/dien-tich-nuoc-viet-co-lon-gap-10-lan-ngay-nay.html

***
Tôi mới bình là: ‘Bài này hay anh, tìm hiểu thêm là quý..., tuy nhiên vật đổi sao dời, mốc ngày nay còn chưa giữ được!’... ‘Vật đổi sao dời’ là gì? Là ‘đẩu chuyển tinh dời’ hay tựa của một phim tiếng Anh ‘Chances Are...’, ý  tôi muốn nói nay sao lấy cái xưa (huyền sử) làm gốc được!, chẳng hạn như ‘nước Mông Cổ xưa’ là toàn thế giới, tận tới Bát-đa của Iraq hay Mát-xcơ-va của Nga, ‘nước Anh xưa’ vào năm 1772 cũng là toàn thế giới, đgl là ‘đất nước mặt trời không bao giờ lặn’ (John Wilson)..., nhưng nay cả thế giới và các bạn đều biết nước Mông Cổ, nước Anh hay nước Việt Nam ‘trên bản đồ thế giới’ là như thế nào rồi!
...‘Năm 208TCN*, ‘Triệu Đà của Tần Nhị Thế đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập ÂU LẠC vào  quận Nam Hải lập nước Nam Việt (như vậy VN xưa chính là Âu Lạc!, (Hình 5)’, mà theo hầu hết các bản đồ cổ kể cả ta và Tàu, thì nước Âu Lạc - kinh đô là Cổ Loa - chính là ĐẠI VIỆT sau này, và là VIỆT NAM ngày nay: 
Kết quả hình ảnh cho nước âu lạcCổ Loa từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN, Hình 5) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ X) mà thành Cổ Loa là một di tích minh chứng còn lại cho đến ngày nay. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Sở dĩ thành được gọi là Cổ Loa là do kiến trúc xây của thành. Theo tương truyền thành gồm chín vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có ba vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,5km, vòng trong 1,6km, diện tích trung tâm lên tới 2km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó... (hoangthanhthanglong-vn) 

Kết quả hình ảnh cho hồ lãng bạcNếu chỉ tôi nói thì... mệt lắm!, mà trước 75, có người đã sáng tác một bản nhạc với lời thơ 'hay' nói về trận chiến của Hai Bà Trưng với Mã Viện tại 'Hồ Lãng Bạc', tỉnh Bắc Ninh (Hình 6):

Thuyền bơi gieo lướt trên hồ đầy nước trong
Bọt tung theo sóng kêu dạt dào
Buồm căng nặng gió mang thuyền đi lướt nhanh 
Én nhào trên nước long lanh 

Bờ xa bát ngát ven trời mây sóng đưa 
Thành cây xa tắp trong mây mờ 
Hồ Tây - đây chốn tranh hùng Trưng Nữ Vương 
Khiến người như thấy bâng khuâng 

Nào sóng vỗ, thuyền đi lên - có điều gì nhớ thương? 
Triền sóng tới, dồn tiếp tiếng ánh tà dương trắng vàng 
Nào én đến, vèo bay đi ngắm mình trong ánh dương 
Tràn sóng tới, thuyền lả lướt, lướt mình trên nước xanh 

Thề quyết chiến, liều xông lên thét hùng oai nữ vương 
Ào gió thét, ầm sóng vỗ - thế cũng không chút sờn 
Hồ vẫn đấy, người xưa đâu? Sóng hùng ghi nữ anh 
Buồm quyến gió, thuyền rẽ sóng dưới trời mây nước thanh (Nhạc và lời: Xuân Tùng)
https://www.youtube.com/watch?v=xsXRmHG2arE

Kết quả hình ảnh cho Thành Cổ LoaVà tại sao tôi dám nói các sử gia... NHẦM, bởi tôi... xui nên khi đi công tác Hà Nội từ năm 1999, đã có đến ăn, ngủ và... đánh phỏm ở gần khu kinh thành CỔ LOA xưa (Hình 7), mà nay vẫn còn nhiều vết tích...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Năm 208TCN!: Sử ký Tư Mã Thiên viết là năm 179TCN, bởi vì Triệu Đà chỉ có thể làm điều ‘tế nhị’ này (thu phục Âu Lạc) sau khi Lã Hậu mất vào năm 180TCN.
2.       ‘Núi Ngũ Lĩnh chất ngất trấn ở vùng biên cương đất Việt’: Lê Quý Đôn viết bài này khi về tới dãy núi Ngũ Lĩnh ở TQ, tức dãy núi làm ranh giới hai nước Sở, Việt thời cổ. Sở là khu vực tỉnh Hồ Nam (phía Nam hồ Động Đình) và Việt là khu vực tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay. (suphamk2dalat, wordpress-com)
3.       Sách Hậu Hán Thư của Tàu khẳng định Hai Bà Trưng đánh Mã Viện ở Giao Chỉ: Vào thời Hán Quang Vũ Đế (năm 40), ở quận Giao Chỉ có hai người đàn bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi loạn và tấn công thủ phủ của quận. Trưng Trắc là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh, bà là vợ của Thi Sách. Bà ta là 1 chiến binh tàn bạo. Tô Định Thái Thú của quân Giao Chỉ đã dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Nhưng bà ta lại càng hung dữ và chống đối hơn. Những tộc trưởng Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố gia nhập với bà ta, và bà ta đã đoạt được 65 thành trì và trở thành Nữ vương. Chính quyền của quận Giao Chỉ và các quận khác chỉ có thể phòng thủ để tự bảo vệ mình... Năm 42, Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện dẫn hơn 1 vạn quân từ quận Trường Sa, Quý Dương, Nam Ninh, Thương Ngô (thua, rút lui!). Vào mùa hè năm 43, Mã Viện tái chiếm GIAO CHỈ và diệt Trưng Trắc, Trưng Nhị... (Chương 86, "Lịch sử về tộc Man Di phía Nam và Tây Nam" (Biographies of the Southern and the Southwestern Barbarians) (wiki)
4.       ‘Sách’ Việt Nam nói ‘Hai Bà Trưng đánh Mã Viện tại Hồ Nam’: ‘Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện... đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ ÐỘNG ĐÌNH (HỒ NAM). Mã Viện, Lưu Long bị bại...’ (đường dẫn trong bài)
5.       Tên gọi ‘Trưng Trắc và Trưng Nhị’: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng... Theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Tên của Hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là ‘TRỨNG CHẮC’, trứng ngài kém hơn gọi là ‘TRỨNG NHÌ’... (wiki)
6.       Về các đền thờ Hai Bà Trưng tại đất TQ ngày nay, xem thêm: https://suphamk2dalat.wordpress.com/2016/08/19/ve-cac-den-tho-hai-ba-trung-tai-dat-trung-quoc-ngay-nay/
7.       Vụ ‘Cột đồng Mã Viện’ là do sử gia Việt ‘chế’ ra: Nguyên văn: “Viện đáo Giao Chỉ, lập đồng trụ vi Hán chi cực gián dã”, nghĩa là: “Mã Viện đến Giao Chỉ, dựng cột đồng làm bờ cõi cùng cực của nhà  Hán”, Hậu Hán Thư)... (Nhưng) Lê Tắc khi soạn An Nam chí lược (khoảng đầu thế kỷ XIV) đã có ghi với nội dung tương tự: “Xưa có truyền lại rằng: Ở nơi  động Cổ Sum, tại Khâm Châu có cái cột đồng của Mã Viện và lời thề rằng: “Hễ cái trụ đồng này gãy, thì nước Giao Chỉ tiêu diệt”, vì thế, người Giao Chỉ mỗi khi đi ngang qua đều lấy đá, ngói, ném vào dưới chân cột đồng, nên chẳng bao lâu, nơi ấy hóa thành gò…”. Cần nói thêm về nhân vật Lê Tắc: đây một nhân vật mà khi quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta dưới triều Trần, y đã cùng với Trần Ích Tắc theo đầu hàng Thoát Hoan và chạy trốn sang TQ. Trần Ích Tắc được phong An Nam Quốc vương, còn Lê Tắc được phong Thị Lang... LM Cao Văn Luận, nhà văn Trần Thanh Mại, cụ Huỳnh Thúc Kháng cũng tán thành... Đến năm Ất Dậu 1345, dưới thời vua Trần Dụ Tông, nhà Nguyên lại sang Vương Sĩ Hạnh sang hỏi lại chuyện đó. Sách Cương mục chép: “Ất Dậu, năm thứ 5 (1345) Tháng 8, mùa thu - Nhà Nguyên sai Vương Sĩ Hành sang hỏi địa giới cột đồng ngày trước. Nhà vua sai Phạm Sư Mạnh sang Nguyên biện bạch việc này”.  Từ đó trở đi, không thấy nhắc đến chuyện này nữa, Sau đời Trần, nhà Minh sang đô hộ Đại Việt suốt 14 năm, cũng không tìm thấy dấu tích gì về cột đồng trụ này... (nghiencuulichsu-com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét