Nhớ
chìu nồ anh đếnh thăm em
Hoai
bên đường phố đoã lênh đèn
Mưa xun deng mờ tréng khung trời
Ngồi bên nhay lưu liến
Mưa thắm ướt đôi bờ doai...
Tiếng nhoạc trời xô xiến đôi tim...
Mưa xun deng mờ tréng khung trời
Ngồi bên nhay lưu liến
Mưa thắm ướt đôi bờ doai...
Tiếng nhoạc trời xô xiến đôi tim...
Tôi
nhớ mãi mấy từ/cụm từ Quảng mà mình nghe hồi nhỏ như ‘ngử đôm’*, ‘cái chồ’, ‘rù
rài/thủng thỉnh’, ‘cái thèn này, en không en, tay độp cho một độp’, ‘đít mình lôm
nhôm, lo dồm đít họ’...
Cũng...
tiến hóa như nhiều người khác, rất bình thường, tôi cũng đã từng sùng bái Lão-Trang-Khổng-Mạnh,
và đã từng nghĩ rằng mình là người... Tàu!, đã từng nghĩ họ mình là họ... Tàu!,
ha..ha..ha...; tuy nhiên, ở đời luôn có vụ ‘Tái Ông mất ngựa’, tức là ‘trong
xui có hên’..., sau này làm cho UNESCO, tôi lại có nhiều cơ hội để kiểm tra lại mấy 'vụ' này...
Cách
đây khoảng 20 năm, tại huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), dẫn một đoàn khoảng 20 ông/bà
Chủ tịch xã đi họp, dĩ nhiên tôi nghĩ họ là người ‘Việt’ (vì họ gống y người
mình và nói tiếng Việt ‘xịn’ như mình)...; tới lúc đi hát karaoke thân mật thì
tôi mới biết cả 20 ông này đều là người... MƯỜNG!... Ngày sau, họ dẫn tôi đến
nhà chơi, tôi giật mình khi thấy nhà cửa-vườn tược ở đây GIỐNG HỆT như nhà của
ông bà nội-ngoại của tôi ở Quảng Nam, nói chung là giống các căn nhà xưa ở xứ
‘Giao Chỉ’ tức vùng Đồng bằng sông Hồng, Thanh-Nghệ-Tĩnh (thậm chí đến tận cuối Bình Thuận
của xứ Champa xưa...); tôi càng giật mình khi họ giới thiệu tôi ‘cây cột’, ‘cái
giếng’, ‘con gà’, ‘cây bòng’, đặc biệt là ‘cái chồ’ (cái gác) - là TIẾNG ‘MƯỜNG’..., trong đó có các mạo từ/đại từ như ‘con’, ‘cái’, ‘cây’, ‘thằng’ (cò/cu)... là những
từ cổ đã có cách đây trên 4-5000 ngàn năm trước...; tiếng này hình thành nên ‘tiếng Nghệ-Tĩnh’
và ‘tiếng Quảng’ rất khó nghe nhưng là ‘TIẾNG VIỆT XỊN’ mà UNESCO có ý định
phong tặng thuộc loại ‘văn hóa phi vật thể của thế giới’...
...Tôi
bước chân vào nhà của ông Lê Lai ở xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, hậu duệ của
Lê Lai chiêu đãi tôi ‘món gà luộc còn đỏ hỏn’ chấm với ‘quất-muối’, kèm theo
canh ‘rau đắng’... Kế bên là huyện Thọ Xuân, tôi ghé nhà của
vua Lê Lợi (hoàng thành xưa) thì chỉ còn lộ ra tí ‘móng’ (năm 1999, nay đã xây lại theo ‘thiết kế
cũ’, xong rồi)... Nhân tiện, rùa ở Hồ Gươm (Hà Nội) là giống rùa 'cu' được vua Lê Lợi
đưa ra từ sông Chu (Thanh Hóa), chứ ‘nó’ không có bà con cái cmn gì với rùa
Tàu!...
...Người
dân ở đây đa số là họ Triệu, họ Phạm... Nhờ sống ở Thanh Hóa một thời gian, nên
tôi biết Bà Triệu là người Mường, quê ở huyện Nông Cống..., mà có nhiều sử gia
ta cho rằng NGƯỜI VIỆT CÓ GỐC TỪ NGƯỜI MƯỜNG, thiết nghĩ không sai!... Họ
Phạm cũng là họ chính của người Lâm Ấp từ Quảng Bình đến đèo Hải Vân, và nhập
vào Champa năm 808...
Lưu
ý rằng các họ ở VN như Trần, Lê, Nguyễn, Vũ, Triệu, Phạm, Vương... không phải là ‘họ
Tàu’, mà là một dạng phiên âm từ ‘tiếng Việt xịn’ ra tiếng Hán cho người Hán và người Việt dễ hiểu nhau, để đễ đồng hóa người Việt (hay có một số ‘nho sĩ’ Việt tự
muốn được đồng hóa thành người... Tàu!)... Vd như...
Từ
‘Bà Triệu’, suy ra con cháu của bà có họ ‘TRIỆU’ (tiếng Mường gốc), chứ không
phải họ ‘Triệu’ trong Triệu Đà hay Triệu Khuôn Dẫn (Tống thái tổ) bên Tàu... Họ
Phạm xuất phát từ chữ ‘PHOM’ (tiếng Chàm gốc*), chứ không phải họ ‘Phạm’ trong Phạm
Dao (tướng của Trương Vô Kỵ), Phạm Tăng (quân sư của Hạng Vũ) hay nữ diễn viên Phạm
Băng Băng bên Tàu... Tương tự những cái tên của ‘vua Mèo’ phiên âm Háng nghe rất
‘hay’, như Vương Chính Đức nhưng thực ra là ‘Vàng Dúng Lùng’, hay Vương Chí
Sinh nhưng thực ra là ‘Vàng Seo Lử’, mà họ ‘Vàng’ có thể bắt đầu bằng tiếng H’Mông
gốc, như Giàng (dê), Lùng (thuồng luồng), Sùng (gấu) hay Thèn (thùng)...
*
Dưới
đây xin giới thiệu 2 clip ‘tiếng Việt xịn’...
-
Tiếng Nghệ (tiếng Cửu Chân*):
https://www.youtube.com/watch?v=WgTpDeAmj1s
...Lời
bình: Tuyệt, thua luôn!
Phần này tôi cho đáp án ở phần chú giải để người đọc không xem ngay, vì nếu thế thì sẽ mất tính hấp dẫn!
-
Tiếng Quảng Nam: Bài hát ‘Mưa chiều kỷ niệm’ (Trình bày Ánh Tuyết, Nhạc Duy
Yên & Quốc Kỳ)
https://www.youtube.com/watch?v=WgTpDeAmj1s
https://www.youtube.com/watch?v=WgTpDeAmj1s
Nhớ
chìu nồ anh đếnh thăm em
Hoai bên đường phố đoã lênh đèn
Mưa xun deng mờ tréng khung trời
Ngồi bên nhay lưu liến
Mưa thắm ướt đôi bờ doai...
Tiếng nhoạc trời xô xiến đôi tim
Mưa dô hòa nước mét ân tình
Tay đoan tay trong tiếng đoàn trầm
Nhìn nhay nhưng không núa
Sợ tình yêu chóng phoai...
[ĐK:]
Nhưng hôm nay xoa rồi, hương xưa đoã phôi phoai/Mưa boay trong khung trời, quoạnh hiu say moàn loá/Mưa rơi rơi dô tình, nghẹn ngồ troàn ngập lòng/Chìu bùn dề lạnh lùng, xót xoa tình đoầu tiên...
Có một mình tôi đứng trong mưa/Nơi đây hình bóng cũ mịt mờ/Anh roa đi không núa một lời/Từng chìu mưa dĩ doãng/Xô xiến moãi trong lòng tôi... Những chìu bùn hiu hét thương oai/Mưa âm thầm phố cũ đường doài/Trong cô đơn hình bóng một người/Tìm oai trên lối cũ, tình yêu chẻng thấy đâu...
Hoai bên đường phố đoã lênh đèn
Mưa xun deng mờ tréng khung trời
Ngồi bên nhay lưu liến
Mưa thắm ướt đôi bờ doai...
Tiếng nhoạc trời xô xiến đôi tim
Mưa dô hòa nước mét ân tình
Tay đoan tay trong tiếng đoàn trầm
Nhìn nhay nhưng không núa
Sợ tình yêu chóng phoai...
[ĐK:]
Nhưng hôm nay xoa rồi, hương xưa đoã phôi phoai/Mưa boay trong khung trời, quoạnh hiu say moàn loá/Mưa rơi rơi dô tình, nghẹn ngồ troàn ngập lòng/Chìu bùn dề lạnh lùng, xót xoa tình đoầu tiên...
Có một mình tôi đứng trong mưa/Nơi đây hình bóng cũ mịt mờ/Anh roa đi không núa một lời/Từng chìu mưa dĩ doãng/Xô xiến moãi trong lòng tôi... Những chìu bùn hiu hét thương oai/Mưa âm thầm phố cũ đường doài/Trong cô đơn hình bóng một người/Tìm oai trên lối cũ, tình yêu chẻng thấy đâu...
Ha..ha..ha...
***
Ngoài ra, tiếng
miền Tây cũng đầy đặc dị và thú vị với cả đống 'đại từ nhân xưng' - tự nhiên kết hợp
với 'đến từ 3 miền', như: mầy tao, tui, tía má, cậu Hai, thằng Út, ẻm, mình ên,
thằng quỷ, con quỷ...
https://www.youtube.com/watch?v=A0tIc5Ksym0
Chắc
ai cũng biết thuật ngữ ‘Hệ quy chiếu’ hay nôm na là ‘Hệ trục tọa độ’, mà nếu
không có ‘hệ gốc’ này thì ta không thể xác định được bất cứ cái gì cả!
Nếu
cứ ‘lấy Háng để làm trong sáng Việt’ mà không lấy Việt làm gốc, thì ô kê, không
vấn đề!, và có thể dẫn đến một số kết quả mơ huyền nào đó!, nhưng xác suất đem lại ĐỘC LẬP
cho cái đất nước Việt Nam này chỉ là... một phần triệu!
Vì
thế, nếu ai đó muốn ‘lấy tiếng Háng để làm trong sáng tiếng Việt xịn’, thì nên bắt đầu
mua vé số đi là... vừa, vì sẽ đắc... độc Tàu!
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Các họ dtts ở
VN bị quy ra họ ‘Tàu’ (Nguyễn Khôi), xem thêm:
http://chimviet.free.fr/dantochoc/nguyenkhoi/ngkhoin063_HoVaDatTen.htm
2.
Ngử đam (hay ngử đôm, từ rất cổ!): máu thán, kinh
nguyệt của PN!
3.
Nước Lâm Ấp và Champa, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/01/894-lam-ap-tau-va-lam-ap-ta-truyen-ngan.html
4.
Tiếng Cửu Chân: ‘Bồ tau ớ? Nhắc tới làm
chi con chó nớ, cái loại nớ tao rủa bọn nớ ở nhà làm trộm, ra đàng làm cướp,
nuôi mèo mèo điên, nuôi chó chó dại, nuôi bò bò máng, nuôi trâu mắc sừng... đi bộ vấp đá, đi xe đứt phanh, đẻ con bị tật mồm to hơn mũi, răng to hơn mồm... vợ thì phát điên, hết tìền vào viện... chết đói luôn cả nhà đíiiiiiii...’,
xem thêm https://www.facebook.com/ngheantv/videos/288032061799823/
5. Vương
Chính Đức = Vàng Dúng Lùng, hay Vương Chí Sinh = Vàng Seo Lử, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/07/1042-mot-bai-viet-rat-hay-ve-ha-giang.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét