Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

1085. ‘5 chữ W, 1 chữ H’ và... vụ Animal (Thư giãn)

‘Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ 
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu 
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức 
Vẫn còn trong ta cả một trời... đau’
https://www.youtube.com/watch?v=eE13dfLhhbQ

Vâng, đã 10 năm... Tôi chơi thân với một anh bạn già làm ở Bộ Dục..., lâu lắm rồi không còn gặp lại nữa, không biết là anh còn sống hay đã... mất!... Ngồi nhậu món cẳng gà với bia hơi Hà Nội ở đường Phùng Hưng dưới chân ‘Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông’ (nay), anh nói về vụ ‘Bách Việt’..., nhưng tôi nhớ nhất là chuyện ‘5 chữ W, 1 chữ H’:
'Mua gio the nay co chj em nao ở sai gon cho thá»­ khinh nghiem Vác cay qua núi Ä‘i thá»­ lai may bay coi xem sao muon được may chj cho hoÌ£c hoi ít kinh nghiem'- Xây dựng một dự án cơ bản nhất căn cứ vào cái gì?’, vào ‘5 chữ W và 1 chữ H’, đó là ‘Why, What, Whom, When, Where and How’ (tại sao làm, làm cái gì, làm cho ai, khi nào, ở đâu, và làm như thế nào), trong đó quan trọng hơn hết là: ‘tại sao làm?’, tức là làm vì mục đích kinh tế hay chính trị!; ‘làm cho ai?’, tức là cho dân ta hay cho bọn... cá Tràu!; làm như thế nào?’, tức là làm theo phương thức 'hiện đại - hiệu quả - lâu dài' hay theo phong cách ‘hàng mã’ của... cá Tràu!...
Đại khái vậy!, ha..ha..ha...
...Tháng này tôi có đọc được vài tin mà tỏ ra bất lợi cho ‘Nam quốc’ ta... Chẳng hạn bên Ucraina có cái bản đồ gì đó vẽ là ‘Quảng Ninh thuộc... Tê Cu’!, hay bên Philippines trên cái điện thoại Huawei của Tê Cu có dòng chữ ‘Tiếng Việt Mở Ngoặc Đơn Trung Quốc’..., và rồi ‘vụ Animal’..., than ôi!... Và dưới đây, để làm ngắn bài viết, tôi sẽ đưa vụ ‘Bách Việt’ vào phần chú dẫn...

*
Về chuyện ‘5 chữ W, 1 chữ H’...
Quả thật ông đã tiên đoán... đúng khi mà ‘số tiền thu được từ Dự án ‘Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông’ không đủ chi cho vận hành, huống chi là duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, trả nợ..., chưa nói đến ‘phát triển’:
- Để thực hiện dự án này, tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD (trong đó, vay ODA của Chính phủ TQ là 419 triệu USD) đến nay đã tăng lên 891,92 triệu USD (tương đương 18.792 tỷ đồng, tăng thêm trên 40%) do chậm tiến độ. Theo đó, số tiền mỗi kỳ phía Việt Nam phải trả cho China EximBank là 14,4 triệu USD, trung bình một năm, phía Việt Nam phải trả nợ cho TQ khoảng 650 tỷ đồng vốn vay (tương đương 1,8 tỷ đồng/ngày)... 
“Tôi đang lo ngại nhất là số tiền thu được từ tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ không đủ để đáp ứng được chi phí vận hành chứ chưa nói đến trả lãi vốn vay từ ngân hàng TQ. Đối với số vốn vay quá lớn như vậy thì việc trả nợ là mênh mông lắm” (TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia Tài chính và Đầu tư)...
Nguồn: http://news.tintuc60phut.com/tau-cat-linh-ha-dong-lay-gi-de-tra-no-650-ty-nam.html
...Vụ ‘Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông’ cũng vậy, vụ ‘Khu đặc’ cũng vậy, vụ ‘Nuật Animal’ cũng vậy..., và vụ ‘Nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm’ cũng vậy, thiết nghĩ cũng không ngoài... quy luật ‘5 chữ W và 1 chữ H’ này!...
*
Đọc... vài trăm bài về 'vụ Animal', vì thường quan tâm đến cái ‘Root Cause/s’ là ‘gốc’ của sự kiện, nên tôi... ‘kết’ bài này:
LUẬT ANM - TIẾNG CHUÔNG BẮT ĐẦU (Tóm lược)
...Điều gì làm kẻ bán người mua sợ nhất? Tất nhiên đó là sức mạnh lòng dân. Giao trọn gói một lần sẽ chọc cho sức mạnh ấy thức dậy. Chắc chắn là vậy. Như vậy, bài toán đau đầu nhất của 2 kẻ mua - bán là làm sao bắt tay tiêu diệt sức phản kháng này để việc bàn giao thật thuận lợi. Và sâu khi bàn bạc bọn họ đã nghĩ ra kế thâm sâu. Thay vì dập lửa, thì 2 kẻ này lại tính đến chuyện làm ướt củi để chúng không thể bùng cháy khi gặp mồi lửa. Vậy câu hỏi đặt ra là họ làm ướt và củi bằng cách nào?
Như ta viết, để tập hợp được sức dân, trước hết phải kết nối thông tin. Mà để kết nối thông tin cho một sức mạnh tổng lực thì bắt buộc phải dùng đến mạng xã hội như Facebook, YouTube, hoặc Google, vv..., để truyền tin cho nhau. Thế là kế hoạch được hoạch định bài bản, bên bán được bên mua gọi sang để học tập mô hình kiểm soát thông tin. Cuối cùng bên bán đã mang nó về áp dụng.
Luật ANM là một loại luật... bên Tàu... Với 1,4 tỷ dân và chất chứa trong nó nhiều dân tộc đang vong quốc. TQ luôn mang trong người nó khả năng bùng nổ nội chiến đòi độc lập. Điều này sẽ đe dọa TQ có nguy cơ bị xé nhỏ thành nhiều mảnh. Sự kiểm soát thông tin cá nhân chặt chẽ sẽ giúp chính quyền TQ đè đầu những sắc tộc vong quốc không còn cơ hội bùng phát. Và từ 1949 đến nay, TQ thành công. Chính chiêu chia cắt thông tin này đã góp công trong việc đè bẹp dân tộc Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương. Cho nên, trên đà thành công ấy, TQ cũng sẽ đem cách này áp dụng cho tộc Việt - dân tộc mà sắp chịu chung số phận với 3 dân tộc kia.
...Luật ANM tựa như Windows, những chính sách Hán hoá khác sẽ như những phần mềm ứng dụng vậy. Khi thông tin được kiểm soát, sức mạnh hợp lực của lòng dân bị loại bỏ, thì lúc đó, những chính sách khác sẽ dễ dàng triển khai. Đó là vì sao Luật ANM phải được triển khai trước tiên.
Hôm nay... dùng Nhân Dân Tệ trên 7 tỉnh, thì khi thông tin được kiểm soát, NDT sẽ được triển khai khai ra toàn quốc. Bởi vì sức phản ứng của nhân dân đã bị hoá giải thì... còn sợ gì mà không triển khai?
Hôm nay... cho người Tàu lái xe vào sâu trong Việt Nam 180 km, nhưng khi thông tin được kiểm soát thì khả năng phản ứng của dân bị hoá giải. Như vậy lúc đó... cho phép người Tàu lái xe đến tận Cà Mau thì có sao? Vì khi đó, sự phản ứng của dân không còn nữa thì còn trở ngại nào mà... phải chùn tay?
Hôm nay... thí điểm cho học Tiếng Hoa ở một số trường hạn chế. Nhưng khi thông tin được kiểm soát, khả năng phản ứng của người dân được hoá giải. Như vậy lúc đó Tiếng Hoa được triển khai học như là một ngoại ngữ bắt buộc như Tiếng Anh thì sao? Một khi sự phản ứng của người dân bị hoá giải thì còn rao cản nào nữa đây?
Hôm nay... cho hoãn Luật Đặc Khu vì gặp phản ứng quyết liệt từ Nhân dân. Nhưng đến khi thông tin được kiểm soát và khả năng phản ứng của dân bị khóa chặt, vậy thì... còn chần chừ gì nữa mà không thông qua...
...Sự chuyển giao này sẽ kéo dài trong vài thập kỷ, tôi tạm gọi là thời kỳ quá độ của quá trình bàn giao. Và hôm nay, Luật ANM là tiếng chuông bắt đầu cho tiến trình ấy...
(Nguồn: Fb Đỗ Ngà)
...Tôi chỉ bình ngắn cho nó một từ ‘NICE SURPRISE!’, nghĩa là một sự ngạc nhiên đầy thú vị - mà tôi học được từ cuốn 'Streamline English I'... Còn các bình luận khác thì tùy các bạn...

***
Mới vừa ngồi cà phê buổi sáng, suy nghĩ lung tung..., tham nhũng/mất mát thì đơn vị tính bằng ngàn... ‘tỉ đồng’, nhưng quyên góp tiền để cứu người nghèo thì tính bằng ngàn... 'Việt Nam đồng'!, híc... Và có chuyện như sau...
Hôm trước có mấy cháu 9X đến nhà chơi..., trong đó có một cậu bị các bạn khác xúm lại gọi là ‘Cường Đô La’ vì cậu có tướng giống y như... Cường Đô La!... Tôi mới hỏi thầm ‘Cháu biết có bệnh viện nào khám mũi không?’, ‘Sao?’, ‘Vì chú bị bệnh nở lỗ mũi vì được ngồi cùng bàn với... Cường Đô La!’, hahaha... Nhưng ‘sư tử’ lại nghe thấy và nói hơi bị móc:
- Mầy chỉ là ‘Cường Việt Nam Đồng’ thôi!
Hahaha...
Cậu sinh viên mới... bẽn lẽn nói:
- Là Cường ‘Việt Nam Đồng’ thì có sao đâu!
Nhưng làm Cường ‘Nhân Dân Tệ’ thì thà... chết còn sướng hơn!
Ha..ha..ha...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
Về vụ Bách Việt và Đại Việt: 
Nếu không nhầm thì từ ‘Bách Việt’ ĐẦU TIÊN xuất hiện từ thời nhà Tần, được ghi chép trong bộ Lã Thị Xuân Thu, cụ thể là thời Tần Thủy Hoàng-Lã Bất Vi, vào năm 239TCN... ‘Bách’ không phải là 100, mà là nhiều thứ (như ‘bách’ trong ‘cửa hàng bách hóa’...), là một ‘khái niệm cổ xưa’ để chỉ tùm lum các nước (phương nam) không thuộc Tần... Ngoài ra, nước Tần tiếng bính âm là 'Qin', ‘Chin’ hay ‘Ch’in’, nay gọi là CHINA (hay Trung Hoa/Tàu), chứ trên thế giới này không có từ ‘Trung Quốc’ hay ‘Middle Nation’ là nước ở chính giữa, bởi TQ nằm méo xẹo về phía đông (Biển Hoa Đông) chứ không nằm ở chính giữa nước nào cả!
Mặc dù người ta có dùng cụm từ là ‘thống nhất Trung Hoa’, nhưng bản đồ nhà Tần (221-206TCN) đã chỉ ra nước Tần ‘chỉ’ chiếm khoảng 20-25% diện tích Trung Hoa cổ đại, nằm ở phần vùng duyên hải phía đông của Trung Hoa, không bao gồm Mãn Châu, 'Mông Cổ', Tây Vực, Tây Tạng, ‘Đại Lý’, vùng đông nam Ngũ Lĩnh, Quảng Tây-Quảng Đông, và dĩ nhiên là HOÀN TOÀN VÀ TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ ‘VIỆT NAM’ trong đó (xem hình), mặc dù quân Tần đã từng có đại chiến với người Việt (Âu Lạc) thời Thục Phán (An Dương Vương, từ 218-208TCN) nhưng bị đại bại và rút lui một cách thảm hại!
Đến thời Hán (Han), rồi Tam Quốc - Ngụy Thục Ngô (Three Kingdoms - Wei, Shu, Wu)..., đại để là từ năm 111TCN, thì người ta thường dùng từ ‘Giao Chỉ’ (thuộc Giao Chỉ Bộ hay Giao Châu) - mà có lúc độc lập hay không độc lập!; đến thời Nam Hán rồi Nam Tống (Southern Song), đặc biệt là từ năm 938, thì ‘Giao Chỉ’ hoàn toàn tách Tàu, và sau đó chung quy được gọi là ‘Đại Việt’ hay ‘Nam quốc’ - là một khái niệm được dùng từ thời Đinh-Lê-Lý (đến nay) để chỉ một ‘Nam triều’ độc lập và đồng đẳng với ‘Bắc triều’...
Nói chung là khi nhà Tần bị diệt vong thì khái niệm ‘Bách Việt’ cũng bị DIỆT VONG theo (chỉ được dùng lai rai trong 239 - 206 = 33 năm!), sau đó ‘hầu như’ không có ai dùng nó cả, chả lẽ những bộ óc như Lưu Bang, Hoàng Thạch Công/Trương Lương, Hàn Tín, Trần Bình, hay những tay kiệt hiệt như Tào Tháo, Tôn Quyền/Chu Du, Lưu Bị, Khổng Minh, Bàng Thống... há phải ‘nhai lại’ từ ‘Bách Việt’ của tên lái buôn ‘Lã Bất Vi’ sao!... Chưa kể ‘Việt Nam’ có thời thuộc nước Nam Việt (Triệu Đà) tuy nhiên lại độc lập với Tần/Hán, nên thời đó cũng không dùng khái niệm ‘Bách Việt’ (xem các tư liệu trên wiki)...
Vậy ai dùng? Có một số sử gia/nho sĩ Tàu dùng, nhưng chỉ hạn chế trong việc ‘nghiên cứu cái thời mơ huyền xa xôi mà có thể không có thật’... Chẳng hạn sau vụ ‘Hán Sở tranh hùng’, tức là sau khi người Sở bị đại bại ở Cai Hạ năm 202TCN thì bị đẩy lùi về miệt Lĩnh Nam (nam sông Dương Tử / nam Động Đình Hồ và núi Ngũ Lĩnh), tràn vào lãnh thổ ‘Nam Việt’ của Triệu Đà (bao gồm một phần tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Giao Chỉ...) và trở thành Hải ngoại Hoa nhân, tức người (Nam) Việt gốc Sở, nên họ mới dựng nên câu chuyện ‘Lĩnh Nam với các vua Tàu là Hiên Viên, Thần Nông, Đế Minh...’ cái cmn gì gì đó để con cháu họ sau này được làm ‘hồ tử thứ khâu’ (cáo chết quay đầu về núi), tức để ‘hoài nhớ cố hương... Lạ’!...
Thật vậy, chúng ta hay đọc các tác phẩm của Chân Vĩ (Hán-Sở tranh hùng), Trần Thọ/La Quán Trung (Tam quốc chí), Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, Tào Tuyết Cần..., hay sưu tập hết các tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long, Lỗ Tấn, Lâm Ngữ Đường, Lưu Hiểu Ba, Lưu Á Châu, Lý Hồng Chí, Vương Khả Nhi... thử có ai nhắc đến 2 chữ ‘Bách Việt’!..., hay tôi có qua Tàu mấy... lần thì thấy... 1,4 tỉ dân Tàu chả biết ‘Bách Việt’ là cái máy DELL gì cả!... Vậy ai thường nhắc đến ‘Bách Việt’? Chỉ có mấy ông... cố nội ở ‘xứ Rùa X’!!!
Cho nên, theo các ‘tin bất lợi’ nói trên (trong bài), thiết nghĩ tốt hơn hết là nên loại bỏ khái niệm ‘Bách Việt’ ra khỏi bộ óc của người Việt!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét