Tiếng Việt ‘ngon’ hơn tiếng Tàu, triết Việt ‘ngon’ hơn triết Tàu, tướng Việt ‘ngon’ hơn tướng Tàu, đặc biệt là ‘trà móc câu Việt ngon hơn trà phao câu Tàu’ (xem dưới), ...dĩ nhiên!, thế mà suốt ngày cứ thấy dân Gù của xứ Rùa X lên Phây tung hê Lữ Tảo vĩ đại ‘bốn lần’, Trư Tảng vĩ đại ‘bốn lần’, Khử Tổng vĩ đại ‘bốn lần’, Khỉnh Mông vĩ đại ‘bốn lần’ hay Cu Cờ* vĩ đại ‘bốn lần’!..., ‘xưa rồi Lượm ơi’, nghe méc mệt!, của mình mình không mần ‘self-discovery’ (tự khám phá) mà lại đi khen của Lạ, đúng là đồ ‘đít mình lom nhom, lo dòm đít Lạ’!, hahaha...
Tiếng
Việt ‘ngon’ hơn tiếng Tàu, nhưng có mấy ông/bà Dáo sư Lờ lại đang làm hại giới
trẻ thơ (H.1, hiện chưa đăng được!), nguyên nhân thì rất... rõ qua cái đgl ‘thuyết âm mưu’ sau đây: ‘Tôi đồ rằng sách
GK lớp 1 Cánh Diều được "sản xuất" thế này: 1) Một nhóm người (trong
đó tất nhiên có ông Thuyết) đứng ra làm "cai", 2) Nhóm này được
phân công soạn theo các nội dung đã được chuẩn bị kỹ, 3) Nhưng những tác giả
này họ không trực tiếp soạn, mà họ giao cho những người khác, 4) Cuối cùng họ
biên tập một cách cực kỳ cẩu thả, tắc trách và cả Hội đồng nghiệm thu cũng rất
vô trách nhiệm, rất cẩu thả khi nghiệm thu... (fb Nguyễn Như Phong), vì thế mới
có chuyện:
ĐƠN
KHIẾU NẠI CỦA NHỮNG NHÂN VẬT LỚP 1!!!
SGK lớp 1, ngày... tháng... năm 2020
Kính gửi Thượng thư Bộ Dục,
Chúng tôi - những thành viên trong SGK lớp 1 - xin trình bày các khiếu nại như
sau:
1. Khiếu nại của Cò: Cò tôi vốn dĩ là một con vật được gắn liền với sự chịu
khó, thương con, thương chồng, đại diện cho hình ảnh của những người phụ nữ
nghèo khổ hiền lành, lam lũ kiếm sống như trong câu ca dao: "Cái cò lặn lội
bờ song. Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non". Bỗng dưng vào sách lớp 1,
cò biến thành đứa lừa đảo, phàm phu tục tử, chuyên đi lừa đảo để CHÉN! Sự biến
đổi như thế là sự vu khống, làm mất đi hình ảnh đẹp của cò trong thi ca Việt
Nam ngàn đời này... 2. Bê và Quạ khiếu nại về việc bỗng dưng bị đưa vào diện
nói ngọng. Quạ thì kêu “QUÀ QUÀ”?! làm người khác nghĩ Quạ thuộc diện
"chia tay đòi quà"! Bê thì bỗng dưng kêu “BE BE” làm cho bò bố nghi
ngờ bò mẹ "chắc là có gì đó" với Dê cụ nên sinh ra Bê con lại kêu BE
BE!... 3. Lừa thì khiếu nại bỗng dưng em bị biến thành Rambo*, khi em tha được
nguyên cả một con cọp về cho ông chủ. Nói như thế là chất gánh nặng vượt quá sức
của em, sau này có gì ổng chủ lại bảo "con cọp to thế mày còn tha được, vậy
thì có vài chục kg hàng sao mà không chở nổi???", tội thân lừa em lắm!... 4.
Chó xù thì khiếu nại rằng: Em biết thân phận em đâu phải dạng Ngao Tây Tạng,
các bạn Gà tưởng nhầm em là sư tử, nhưng em đâu dám tỏ vẻ gì!!!, bỗng dưng anh
sư tử ở đâu chạy đến hùng hổ gây sự với em "Mi mà là sư tử à?"... Thái
độ anh Sư tử là không chấp nhận được, bỗng dưng gây sự với em là sao?! Trong
SGK mà thái độ anh Sư tử thế , thì thuộc về hình thức "Bạo lực học đường"
đó ạ!, thưa quan nhớn!... 5. Chú Cuội trên mặt trăng nhìn xuống cũng xin khiếu
nại ké: Dạ, Cuội bao đời nay ai cũng biết là Cuội có vợ, có con, vì lý do vợ cuội
đổ chất bẩn (đái) vào gốc đa thần nên Cuội và gốc đa bị bay lên cung trăng. Bỗng
dưng vào sách lớp 1, Cuội biến thành một CHÚ BÉ, bay lên cung trăng có kém theo
NGHÉ nữa?! Ngạc nhiên chưa!, hay là có "FAKE CUỘI" nào bám càng máy
bay mà Cuội xỉn không biết nhỉ?!... 6. Cuối cùng, nàng Tiên cá khiếu nại: Thưa
quan thượng thư, em là NÀNG TIÊN CÁ chứ hổng phải BÉ TIÊN CÁ đâu ạ! Sách thì viết
nửa thân trên của em "như một cô bé" mà hình minh họa thì em "điện
nước" đầy đủ! Thế hóa ra em bị ô nhiễm môi trường gây dậy thì sớm à???
Hic, ai đó chuyển giúp các khiếu nại này đến quan thượng thư bộ Dục được không ạ!
Rất mong quán nhớn đèn giời soi xét, giải oan cho lũ chúng sinh ạ!
...Chưa kể chuyện ‘dũng cảm là phải ăn cứt gà sáp’!, hahaha...
Trước khi có Pha Kê Bốc, dân Gù nói tiếng ‘Việt lai Háng’ (Việt-Hán) như sau:
‘THỈNH
PHU QUÂN NHẬP’
Ngày
xưa, thời tảo hôn, cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó. Vì thế, khi lấy chồng, người
con gái thường không biết chồng là ai, cho đến khi về nhà chồng, chồng giở khăn
voan (khăn che mặt) ra, họ mới biết mặt nhau.
Có
cô kia, lấy phải một anh chồng nhà Nho, mà anh chàng này có cái tật là phải nói
bằng chữ Nho thì anh ta mới trả lời...
Đêm
động phòng hoa chúc, anh ta gõ cửa phòng, đứng ngoài cửa, đằng hắng một cái, rồi
nói:
-‘Khai
môn nhập phòng!’ (mở cửa cho anh vào).
‘Anh
cứ vào đi!’, nàng trả lời. Và nàng nhẹ nhàng bước ra mở cửa, rồi bẽn lẽn leo
lên giường, hồi hộp chờ đón tiếp và sẽ tặng anh một bản tình khúc ân ái tuyệt
luân. Không ngờ anh chồng bỗng nổi giận, bỏ đi, cả đêm không quay trở lại. Nàng
rất lo lắng... Tối hôm sau, anh chồng lại đến trước cửa phòng và gõ cửa, anh
nói với giọng to tiếng, tỏ vẻ rất bực bội: ‘Khai môn nhập phòng!’. ‘Anh cứ vào
đi mà, vợ chồng mình tâm sự rồi…, em xong ‘8 chữ S’ rồi nè: ‘sạch sẽ, sửa soạn,
sẵn sàng, sung sướng’, nàng lấy hết tự tin, nói rõ ràng từng tiếng một. Không
ngờ anh chồng cằm rằm chửi rủa, đá vào cách cửa một cái ‘rầm’, rồi hậm hực lớn
bước bỏ đi.
Quá
lo sợ, sáng hôm sau, nàng về nhà để hỏi cha xem tại sao chồng mình lại có thái
độ giận dữ như vậy. Cha nàng cũng là một nhà Nho nên ông rất hiểu ý của anh
chàng này. Ông bèn rỉ tai con gái, bày cho cô một phương án xử lý tình huống rất
là hiệu quả... Đêm thứ ba, anh chồng lại mò đến trước cửa phòng, anh cũng gõ cửa,
ngần ngừ một tí, rồi nói với giọng yếu ớt tỏ vẻ không tin tưởng vào cô vợ của
mình: ‘Khai môn nhập phòng!’.
-‘Thỉnh
phu quân nhập!’ (mời anh ‘nhập’), nàng nhẹ nhàng nói.
Nghe
nàng trả lời bằng tiếng... Háng, anh chồng rất sung sướng, bèn bước vào phòng,
lên giường, tiếp cận thân hình của nàng và ‘nhập’ lần đầu. Nhập xong, khoan
khoái nhất trên đời, mà không lẽ không nói tiếng nào, anh bèn nói một câu cảm
thán:
-Ngã
khoái hỉ! (Sướng vô cùng)
Nghe
anh nói tiếng... Háng, cô vợ thất kinh hồn vía, vì cha của cô chỉ bày cho cô
đúng có một câu, nếu không nói thì sợ chàng nổi giận, vì thế cô đành bất đắc dĩ
nói: ‘Thỉnh phu quân nhập!’. Nghe cô trả lời đúng bằng tiếng Háng, không thể mất
lịch sự, anh chồng đành phải leo lên ‘nhập’ lần hai. Nhập xong, theo lệ, anh phải
có một câu cảm thán:
-Ngã túc hỉ! (Mệt rụng đầu gối rồi, H.2, 'mỏi... tay', chôm fb HC Mạc Sầu)
Lại
tiếng... Háng, nàng không còn cách nào khác ngoài câu trả lời: ‘Thỉnh phu quân
nhập!’. Lại tiếng Háng!, anh chồng lịch sự bèn cố gắng hết sức mình, leo lên ‘nhập’
lần... ba. Nhập xong, anh chồng hết xí quách (rã rời chân tay), lăn thê thảm xuống
giường, thở hào hển, mồ hôi tướt ra dầm dề, cố gắng lắm anh mới bò đến được
vách tường và ngồi dựa vào tường cho đỡ mệt. Anh thều thào nói:
-Ngã
tử hỉ! (Mệt gần chết rồi)
Cô
vợ chả còn cách nào ngoài duy nhất một câu tiếng Háng đã học: ‘Thỉnh phu quân
nhập!’. Lúc đó, anh chồng hết lịch sự, không nói tiếng Háng nữa, mà chuyển sang
tiếng... Việt:
-Đ...
mẹ mầy, tao mệt gần chết rồi mà đòi nhập, nhập..., nhập cái đầu buồi của ông đây
nè!
Sau
khi có Pha Kê Bốc, đại để là vào năm 2013, dân Gù có... tiến bộ hơn khi viết:
TÌNH
GIỀ! (H.3)
Tình mà thích uống 'sữa tươi' nhiều là biển tình/Tình mà làm kinh tế rung rinh là
tình hận/Tình mà lúc nào cũng lận đận là tình ngu/Tình mà lấy được Tiểu Long Nữ
là tình thiên thu...
Tình
mà cả đời khát khao là tình bất tử/Tình mà làm cho hai người mệt lử là tình dục/Tình
mà lúc nào cũng lục đục là tình buồn/Tình mà phải luôn ở bên nhau là tình ràng
buộc...
Tình
mà đứt gánh nửa đường là tình khúc/Tình mà phải kiếm nơi chui rúc là Tuyệt tình
cốc/Tình mà mặt mày hốc hác là tình quỷ ma/Tình mà lợi dụng lẫn nhau là tình gục
ngã...
Tình
mà phải thở ngắn than dài là tình sầu/Tình mà chờ lâu không đến là tình cô đơn/Tình
mà lúc giận lúc hờn là tình tuyệt đẹp/Tình mà mồm mép huyên thuyên là tình cà
chớn...
Tình
mà phải ngồi uống cà phê một mình là tình cay đắng/Tình mà phải hung hắng ho
lao là tình tuyệt vọng/Tình mà thấy hồng hồng tím tím là tình thơ ngây/Tình mà
sống trên mây là tình lạc lõng...
Tình
mà lúc nào cũng thiếu tiền là tình buồn/Tình mà luôn luôn khóc là tình dang dở/Tình
mà cái gì cũng cởi mở là tình sung/Tình mà hai hàng chân ngọc duỗi song song là
tình tứ...
Tình
mà bị dụ vào bẫy là tình mù/Tình mà thấy hồn ru mây gió là tình bay bổng/Tình
mà theo hợp đồng kinh tế là tình tiền/Tình mà phải chết liền liền là tình thê
thảm...
Tình
mà bị trúng gió liên miên là tình cảm/Tình mà lúc nào cũng bị bóng hồng vây hãm
là tình thơ/Tình mà chỉ biết ngồi mơ là tình dại khờ/Tình mà làm đầu óc mù mờ
là tình bệnh hoạn...
Tình
mà ngày nào cũng dính như sam là tình cuồng loạn/Tình mà đi loạng choạng là sa
lưới tình/Tình mà đi nói khoác linh tinh là tình nổ/Tình mà say lảo đảo là tình
mơ huyền...
Tình
mà bị nàng (chàng) thay sim là tình tan biến/Tình mà nhiều quyến luyến là mối
tình đầu/Tình mà bị lún sâu là tình vướng/Tình mà phải tự sướng là tình tầm bậy...
Tình
mà dẫn nhau đi hát karaoke là tình ca/Tình mà phải bất hòa là tình tuyệt/Tình
mà phải vĩnh biệt là tình mộ địa/Tình mà mặt đỏ bừng bừng như lúc uống bia là
tình say xỉn...
Tình
mà tạo ra lúc thăng thiên là giọt tình/Tình mà lênh đênh không bờ bến là tình lỡ/Tình
mà lúc hít thở thấy thơm phưng phức là tình ái/Tình mà gặp qua thế giới ảo là
tình lung linh...
Tình
mà lúc ta hết… pin là thất tình/Tình mà sóng động rung rinh là tình hứng/Tình
mà sương khói mênh mông là bạc tình/Tình mà dập dềnh mây nước là tình hư vô... (Nglb)
Hahaha...
Đến
năm 2020, một loạt tiếng Việt mới ra đời, vd như:
TIẾNG
MIỀN TÂY... PHÈN
Người miền Tây ngày xưa họ thiệt thà là thế.
Tên của họ ít khi được gọi bằng tên cúng cơm mà là toàn xưng thứ, vd: anh Ba,
anh Tư, 5, 6, 7, 8, 9...
Bây
giờ Facebook rộ lên thì các tên đó cũng xưa rồi mà ních nem toàn là: Đa vít
Tình, Tom mỳ Lương, Ken vin Tư, To ni Chín, Hăng Ri nhị, Víc tô... Tức Tây nhưng vẫn dính phèn.
Trước đây các ảnh thích tranh mình lắm. Lâu lâu ảnh nhắn tin.
-Đi mần guộng lúc nào mệt thì cứ mở tranh em sầu ra ngắm là phẻ ghe liền à...
-‘Anh Đa vít đang đi chăn trâu à?’, mình hỏi.
-Ờ, Đa vít vừa dắt trâu vừa đi bơm nước...
Lâu lâu mình trả lời tin thì toàn hỏi các ảnh về chuyện Trâu Bò không à, nên
các ảnh ghét tranh mình rồi. Nghe xong mà đói quá! Chắc mình cũng đặt lại tên mới
thôi.
TG: Bành Thị Tô Mỳ Vịt.
Nhân
tiện, hiện nay ở Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) có một loại trà cổ thụ gọi là loại
‘trà Tuyết’*, có mấy trăm cây từ 300 năm đến hơn 1000 năm tuổi, mọc ở độ cao
khoảng 2500m, nay giá tại chỗ khoảng 1,5 triệu/kg, và cỡ 3-5 triệu đồng/kg (tùy
loại, sản phẩm đã đóng hộp và bán tại các siêu thị). Nghe nói (Phong Nguyễn) ‘mấy trăm cây’
này đã được người Hàn Quốc bao mua hết. Họ sẽ hái dần dần và ép lá trà lại
thành bánh (như bánh ép dầu phụng), đem về nước và ướp trong... 40 năm, sau đó,
giá trà sẽ cỡ... 1,5 tỉ đồng/kg, tương đương với giá ‘trà Long Tỉnh’ mà ông
Tập uống với ông Obama vào đêm 4/9/2016 tại Hàng Châu*!... Trà Việt quả là ‘ngon’
hơn trà Tàu!
Cuối
cùng, ‘Bành Thị Tô Mỳ Vịt’ là ai?, trai hay gái? Có mấy cái tên được Thị Vịt đề
nghị như Lazada Sầu, Hc Thích Bầu, Daisy Khìn... Bảy Fuck, Ba Đua, Hai Nhật, Bảy
Nên... Đố bố thằng Tàu mà hiểu!
Có lẽ nàng là Lazada Sầu, Daisy Khìn hay HC Thích Bầu!,
người đã phát minh ra cụm từ ‘mưa lằm mưa lốn’ trong stt: ‘Hà Nội có 4 mùa thì Saigon cũng có 4 mùa: Tháng 1-3 mùa nắng cực. Tháng 3-6 nắng thấy mẹ. Tháng 6-9 mùa mưa. Tháng 9-12 mưa lằm mưa lốn’. Trong đó, mưa lằm mưa lốn = mưa l... mưa lắm, đề nghị các Dáo sư Lờ mà đã biên soạn cuốn
SGK Lớp 1... thưởng cho nàng đươc... ‘bốn cái
làn’. (H.4)
Tiếng
Việt quả là... ‘ngon’ hơn tiếng Tàu!
H...ết.
--------
Chú
dẫn:
1. Cu Cờ =
Quan Cong.
2.
Rambo là ai? Anh xuất hiện lần đầu trong
cuốn tiểu thuyết First Blood năm 1972 của tác giả David Morrell
và bộ phim hành động First Blood (Đổ máu) được phát hành năm
1982. Nhân vật Rambo cũng từng được đề cử trong Danh sách 100 anh hùng và
kẻ phản diện của Viện phim Mỹ (wiki)... Có một trò chơi ‘sinh hoạt cộng đồng’,
đấu cặp, trong đó, mỗi người sẽ tùy ý chọn Rambo hay Sư tử hay Mỹ nhân, hễ ai
thua là chết, theo luật: ‘Rambo có thể giết chết sư tử, sư tử có thể ăn thịt mỹ
nhân, còn mỹ nhân thì có thể... đè chết Rambo’, hahaha...
3.
‘THỈNH PHU QUÂN NHẬP’: Chuyện tiếu lâm
dân gian, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, do lực lượng TNXP Thái Bình kể ở huyện
Ea Súp, Đắk Lắk, năm 1978.
4.
Trà Long Tỉnh: Chủ tịch Tập cũng nói về
trà (CN, đêm 4/9/2016, tại Hàng Châu). “Trà
này gọi là trà Long Tỉnh”, ông Tập nói, và kể cho Tổng thống Mỹ về lịch
sử của loại trà này: xuất xứ từ một ngôi làng có tên Long Tỉnh, và rằng Long Tỉnh
có nghĩa là “giếng rồng”. “Thật là thú
vị”, ông Obama đáp lại một cách lịch sự. Tuy nhiên, theo Washington Post, từ đoạn video có thể
thấy rõ, điều quan trọng nhất đối với ông Tập trong cuộc thưởng trà này với ông
Obama không phải là trà Long Tỉnh hay những gì mà hai nhà lãnh đạo đã nói...
(theo VnEconom, 7/9/2016)
5. Trà Tuyết:
‘Trà San Tuyết’ (Hà Giang), ‘trà Tuyết suối Giàng’ (Yên Bái)... Tuy không có
‘Diệp sương liên’ hay ‘Diệp thủy tiên dạ vũ’ (hạt sương khuya trên lá sen),
nhưng khi pha xong, tôi thấy nước trà Tuyết có màu ‘vàng-xanh’ hơn tí, màu nâu
(màu trà) nhạt hơn tí, uống thấy thơm hơn tí, thấm lâu trong cổ họng hơn tí,
nói chung là thấy ‘êm’ và ‘phê’ hơn, nếu so với trà Thái Nguyên, hehe... Vì
không phải là ‘nhà trà đạo’ như... Đoàn Dự, nhưng tôi biết là ‘trà Tuyết’ là của
hiếm và quý, mà cái gì đã ‘hiếm và quý thì thường rất đắt’, nên thường chỉ dùng
cho mấy ông/bà có ‘tiền nhiều... để làm gì?’ (hehe)..., xem thêm chi tiết tại: https://www.blogger.com/blog/post/edit/2644487265380464040/1852812544514787471
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét