‘Nếu ngươi theo ta thì ngươi sẽ không bao giờ thành Phật’ (lời Đức Phật)
---
Vâng, ‘nếu ngươi theo ta thì ngươi sẽ không bao giờ trở thành ta!’ đại để là câu nói Đức Phật khi gặp chàng trai trẻ Siddhartha (Tất Đạt), trong truyện ‘Câu chuyện dòng sông’ của Hermann Hesse (Nobel 1946), tại sao? Ngắn gọn:
‘Khổng thuyết’ ra đời cách đây tròn 2500 năm* (2021 + 479), do ‘nhóm theo Khổng’ viết cho chế độ nước Lỗ, đó là rộng hơn là cho nhà Đông Chu (cuối thời Xuân Thu),... Theo ‘nguyên tắc muôn thủa của chính trị’ thì một chế độ mới ra đời sẽ hủy diệt cái được gọi là ‘văn hóa đồi trụy’! của chế độ cũ, tthật vậy, (trước) năm 239TCN, Tần Thủy Hoàng ra lệnh ‘đốt’ tất cả các sách của ‘Khổng Tử’ (may nhờ có mưu sĩ Lý Tư can gián mà bộ ‘Lục Kinh’ nay còn lại ‘Ngũ Kinh’, hãy xem phim ‘Lã Bất Vi’ trên youtube) và cho biên soạn bộ sách ‘giáo khoa mới', đó là bộ ‘Lã Thị Xuân Thu’: KHỔNG THUYẾT VĨNH BIỆT NHÂN GIAN KỂ TỪ ĐÓ*!... Mười ba thế kỷ sau, tức khoảng trước năm 1200, con ‘quỷ nhập tràng Khổng Tử’ tái xuất giang hồ với món ‘Tứ Thư Thần Chưởng’ (Tống Nho) nhưng do quá ‘thối nát’ nên cũng sớm đứt bóng khi ‘ông nội’ Hốt Tất Liệt của Triệu Minh tiêu diệt nhà Nam Tống vào năm 1279... Việc ‘đốt sách’ cũng diễn ra tương tự vào đầu thời nhà Nguyên và nhà Thanh (‘vụ án Minh sử’ và bộ ‘Tứ khố toàn thư’*)...
Như vậy, ‘Khổng thuyết’ đã chết mẹ nó vào năm 239TCN, nên: ‘Nếu sau này ngươi theo tên họ Khổng đó thì ngươi sẽ đéo bao giờ được như họ Khổng!’, tương tự cho các loại ‘Tử’ khác trên thế giới!...
Rất thường, người Tàu có các biệt danh ‘trước tên người’ - cũng đồng thời là cái ‘nick’ của người đó, vd như người ta gọi là Thanh dực bức vương Vi Nhất Tiếu vì y sở hữu môn khinh công ‘Thanh dực bức’ (cánh dơi bay giữa trời xanh)... Nhân tiện, môn khinh công ‘Thanh dực bức’ nói trên tương đương với ‘Bách biến quỷ ảnh’, ‘Ám nhiên lược chỉ’ hay ‘khinh công Tiqui-taca’ mà Sở Lưu Hương rất thường sử dụng..., trong đó, ‘Bách biến quỷ ảnh’ hay ‘Ám nhiên lược chỉ’ (biến nhanh như một làn khói xám) đều có nguồn gốc từ phái Hoa Sơn!...
Tiếng Việt có thể có cái ‘nick’ trước hay sau tên người, nhưng rất khác. Nhân mùa bóng đá (Vòng loại World Cup 2022’ và ‘Euro 2020’), xin giới thiệu một số ‘nick Việt’ (H.1)...
Cầu thủ Công Phượng được gọi là ‘Messi Việt Nam’..., cầu thủ Quang Hải là ‘Hải con’ hay ‘Sweet Boy’ do có khuôn mặt khá dễ thương nhưng chiều cao... khiêm tốn..., cầu thủ Soukaphone (Lào) là ‘Messi Lào)..., cầu thủ Trọng Hoàng thường được gọi là ‘Tiền vệ con thoi’, ‘Người không phổi’ hay ‘Hoàng bò’ (chạy không biết mệt, chạy khỏe như... trâu/bò)..., cầu thủ Tuấn Anh có ‘Đôi chân thủy tinh’ vì anh hay bị dính chấn thương chân..., cầu thủ Văn Đức (hay Văn Toàn) được gọi là ‘Đức sóc’ hay ‘Đức cắt’ (nhanh như sóc hay chim cắt)..., cầu thủ Văn Hậu thường đgl ‘Em út vàng’, ‘Van Dijk* Việt Nam’, thậm chí là ‘ngố Tàu’ hay ‘Hậu ờ’ vì ăn nói hay ậm ờ..., cầu thủ Xuân Trường được gọi là ‘Trường thở dốc’ vì chạy mau mệt/mau đuối sức, ‘Trường híp’ vì mắt hơi bị híp, hay ‘Trường bắn tiếng Anh’ vì anh nói tiếng Anh như gió..., cú sút phạt chân trái (từ cái ‘chân trái ma thuật’) của Quang Hải gọi là ‘sút phạt Cầu Vồng’..., các cầu thủ ĐT VN đgl ‘nam thần’, riêng Văn Thanh được phong là rất ‘nam tính’!..., HLV Afred Riedl là ‘ông Về Nhì’ (chuyên dẫn dắt ĐT VN về... nhì)..., HLV Park Hang Seo đgl ‘Sleeping One’ (ông Ngủ Gật) vì thường hay ngủ gật trong trận đấu trước khi đến VN, và từ 2018 là ‘Mr. Head Up’ (ngẩng cao đầu) hay ‘ông Về Nhất’ (AFF Cup, Sea Games)..., Indoneisa đgl ‘xứ Vạn Đảo’ và cầu thủ Indo đgl ‘những chú hổ Harimau’ vì chơi rất... bạo lực!..., người Malaysia gọi là ‘người Mã’, còn cầu thủ đgl ‘những chú hổ Malayan’ vì ăn mặc rằn ri giống... hổ..., thủ môn Văn Lâm là ‘gấu Nga’ hay ‘Lâm Tây’ vì anh lai Tây (dòng máu Việt-Nga), thậm chí là ‘Spider Man’ tức ‘Người Nhện Đặng Văn Lâm’..., trận đấu của U23VN (với Uzebekistan) năm 2018 ở Thường Châu là ‘Trận Tuyết chiến Thường Châu’... Excited hơn (kích thích hơn), bài hát ‘Việt Nam ơi’ được nhiều người xem như là bài hát quốc ca, à quên, ‘bài hát ‘quốc dân’ của Việt Nam:
Nhân tiện... Fbker Trần Đình Dũng có viết ‘truyện kiếm hiệp An Nam’ với ‘phương thức rất mới’, đó là ‘Đại Nam tình hận giang hồ truyện’ gồm có ba hồi:
Trích thử một đoạn: ‘CUỒNG PHONG KỲ NỮ’ (H.2)
-Thánh Giáo chủ đời thứ thập tam. Thiên hạ thái bình nhưng giang hồ luôn cuồn cuộn, cuồn cuộn từng cơn sóng vỗ.
Bấy giờ phương Nam có thành Đại Nam do Uy Nam Huỳnh Đại Bạc Vôi trấn dữ, danh tiếng uy trấn giang hồ, người người kính phục.
Uy Nam Huỳnh Đại phu nhơn là một kỳ nữ tái giá về Đại Nam thành, cũng thuộc hàng cao thủ thượng thừa trong võ lâm.
Thuở nhỏ Cuồng Phong Kỳ Nữ tính ương ngạnh, bỏ nghề thêu thùa gia truyền đi khắp năm châu tìm bốn bể tìm thầy luyện võ. Lúc đầu bái sư phái Nga Mi, sau lên Hương Mộc Nhai bái Mắc Ma Thiện Từ làm sư phụ.
Cuồng Phong Kỳ Nữ thông thuộc ba mươi sáu đường đao, rút đao xuất chiêu nhẹ nhàng nhưng cuồn cuộn như nước chảy hoa trôi. Đao pháp ào ào phang tới tấp đối phương khó mà đỡ được đòn.
Đương lúc giang hồ lặng sóng, Cuồng Phong vác đại đao múa bài quyền Cuồn Cuộn, xuất cả bí kíp Chim Lai Trực Tuyền, làm dậy sóng khắp chốn giang hồ. Bí kíp Chim Lai Trực Tuyền xuất ra tới đâu, bọn cao thủ tránh né tới đó. Có kẻ nội công thâm hậu uy trấn giang hồ mấy năm nay còn không đỡ được chiêu phải thúc thủ.
Cuồng Phong khi không lại vác đại đao đánh vào Bóng Chúa Hoài Thiêng - một đại cao thủ giang hồ. Bóng Chúa toạ thiền đỡ đòn nhưng chỉ đỡ được bảy hiệp thì thất thủ chạy thẳng về Xứ Trung Phần bão lũ.
Thừa thắng Cuồng Phong đêm đêm vác đại đạo đi kiếm chuyện khắp chốn giang hồ, khắp nơi bọn cao thủ, bọn lục lâm thảo khấu, bọn lương dân đều nháo nhào. Có nhiều kẻ ngồi thức cả đêm chờ Cuồng Phong xuất bí kíp Chim Lai Trực Tuyền... (Hồi một)
...Đọc ‘một số’ nguyên bản của Tàu và so với bản ‘cover’ (phiên bản) của VN xưa nay, nhiều khi tôi thấy khác, rất khác, thậm chí khác nhau một trời một vực về nội dung, ý nghĩa, đb là về ‘tinh thần’... (để nói sau), tôi có cảm giác người mình đọc sách Tàu* vì hiểu... siêu quá nên suy ra... méo hiểu!, vd như truyện ‘Tây du ký’ không chủ ý nói về ‘kim, mộc, thủy, hỏa, thổ’ hay ‘càn, khôn, chấn, tốn, khảm, ly, đoài...’ cái cmn gì gì đó, mà nói về lũ ăn hại COCC* dưới sự bảo bọc của lũ ‘lãnh đạo - hồng phúc tề thiên’ của chúng (các đại quan, các ‘shark’ trên thiên đình) mà đối với kẻ mạnh thì ‘rất lấy làm quan ngại’, còn đối với kẻ yếu thì chỉ ‘kiểm điểm rút kinh nghiệm... sâu sắc’!, híc.. híc...
Và trong đoạn trích trên, các bạn có biết ‘Cuồng Phong Kỳ Nữ’, ‘Bóng Chúa Hoài Thiêng’ hay ‘Hài Đức Tục Tử’ là ai không?, còn ‘Chim Lai Trực Tuyền’ là môn võ công gì?...
Cuối cùng, theo trên, để viết truyện ‘kiếm hiệp Việt’ thì sẽ không ‘hấp dẫn’ nếu ta cứ bắt chước ‘mốt Tàu’ (H.3, vd như Kim Dung, Cổ Long... mà trên thế giới chỉ có người Tàu và người Việt ‘đọc được’ thôi!), vì thế mà ta phải dùng ‘mốt Việt’ mới hy vọng hơn tụi... Tàu được!, ví dụ như... phim ‘Tiểu Lý Phi Dép’, các bạn có biết hôn?..., riêng Qua thì Qua thích... nhất môn cu phông, à quên, môn công phu ‘Trực tuyến... Lai Chim’, hehe...
À quên, sau khi thắng Indonesia và Malaysia hai trận liên tiếp, có cơ hội rất lớn được vào World Cup (vòng 3), nghe nói các fan hâm mộ Đội tuyển đá VN sướng như... ‘Phi Yến Thu Lâm’, vì tôi chỉ biết một số từ ‘kiếm hiệp Việt’ nên chạ hiệu, có bạn nào... Háng Rộng xin ‘hiếp me’ với!
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. ‘Khổng thuyết’ ra đời cách đây tròn 2500 năm: Dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness (2005) ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 thế hệ con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2500 năm... (wiki)
2. Sách Tàu/’Hàng Tàu’: ‘Cách hơn cả trăm năm mà người Nhật đã nhìn ra bản chất của nền văn hoá chính trị Tàu nhằm tránh xa, trong khi thời điểm đó và kéo dài tới một thời gian dài sau này, người Việt cứ lấy hình mẫu Tàu để học hỏi’ (Hữu Kim Thạch, bình trong stt ‘GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG’, fb Chương Dương, H.4)
3. ‘Tây du ký’ là truyện về các COCC: Yêu quái ít xuất thân từ… yêu quái, mà toàn là con ông cháu cha (COCC) của mấy ông “ở trển”. Mấy ông này ngộ, nghe méc rồi mà có ông mặt tỉnh bơ, ủa, cái con ấy tui mới thấy đây mà, có ông còn nhào vô đánh khổ chủ vì cho rằng mình bị vu khống. Mấy ông trời cha đi bắt mấy ông trời con cũng hết sức nhẹ nhàng, thư thái, lại khều khều “Mi thật là quá lắm nghen!”. Chẳng may chàng khỉ quạu quọ, cằn nhằn, làm mình làm mẩy quá, thì mấy ông trời cha cũng đằng hắng rầy lấy lệ, yêu nghiệt, ai cho xuống đây quậy hả? Mau, theo ta về!... Và “lực lượng đặc nhiệm phòng chống tội phạm” cùng tội phạm trìu mến ngó nhau, rất chậm rãi, ung dung cưỡi mây về. Khung cảnh cực kỳ thơ mộng, bóng người khuất dần sau làn khói trắng... ‘Như chưa từng có những bãi xương khô… Như chưa hề có những oan hồn… Như chưa bao giờ đau đớn phận con người’... Và cái đoàn người đi thỉnh kinh, đoàn người cô đơn, đoàn người đau khổ ấy, có kẻ suýt chết ấy lại hồ hởi lên đường, để tiếp tục bị những thế lực đen tối có xuất thân cao quý dập vùi, hãm hại. Đi cho đủ kiếp nạn, cho thấu hết khổ này đến khổ khác... (NGỒI BUỒN COI PHIM CON NÍT, Nguyễn Ngọc Tư, đăng trên fb Trần Đình Phong)
4. Tứ khố toàn thư: Kỷ Hiểu Lam (1724-1805) trải các đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long và Gia Khánh, là một trong những đại trí thức của Trung Hoa thời đó: ‘Ông giữ chức quan Tổng biên tập biên soạn bộ ‘Tứ khố toàn thư’, chép 10.254 loại sách, gồm 172.860 quyển, cơ hồ thu nạp hết kinh sách văn học sử Tàu từ thời vua Càn Long về trước’... (vietbao.vn)
5. Van Dijk người Hà Lan, năm nay 30t, là hậu vệ của Liverpool.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét