Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

413. Lý Tiểu Long là một triết gia

Cái tận cùng của sự phức tạp,
chính là sự đơn giản, cho nên,
nếu ai đó đang nói những điều không đơn giản,
thì chính người đó đang lạc vào ma trận của sự phức tạp.
Và phải chăng,
người có bản lĩnh thì đầy,
nhưng người khiêm tốn thì rất hiếm,
còn người sâu sắc thì hầu như không thấy!
(NGLB)
Bài viết này gồm có:
1. Triết học được nhìn dưới giác độ nào?
2. Vài nét về Lý Tiểu Long
3. Lý Tiểu Long bị chết bởi Mafia!
4. Lý Tiểu Long và triết lý
5. Lý Huỳnh và Lý Tiểu Long
6. Cái được gọi là ‘siêu sao’, ‘vĩ đại’...
 1. Triết học được nhìn dưới giác độ nào?
Trước tiên, LB quan niệm rằng triết học không phải là một cuốn sách với 1, 2, 3, 4, với a, b, c, d, hay với nhiều cái gạch ngang đầu dòng gì gì đó, mà nó có thể được thể hiện trên bất cứ lĩnh vực nào, ví dụ như trong âm nhạc, văn học, ‘lão bá tánh học’, thậm chí là võ học...
LB chỉ biết triết học Mỹ qua Hemingway, Jack London, O. Henry, Benchley, Wallace, Morris..., nhưng thiết nghĩ họ cũng chả cần mấy cái thứ 1, 2, 3, 4 đó, hì.. hì…, mà đối với họ, hoàn thành việc cho phi thuyền Apollo lên mặt trăng (1969), hay cho xe tự hành Curiousity (NASA) lang thang trên sao Hỏa (từ 5/8/2012) mới là… triết học. Còn nói về triết học Tàu thì chắc nhiều người biết, ngày xưa có ‘tứ lão đại’ là Lão-Trang-Khổng-Mạnh, và với quan điểm ‘triết’ nói trên, ta lần lượt có Trương Tam Phong, Khang Hi và Kim Dung, như vậy Tàu có ít nhất là 7 triết gia, chưa kể Tuân Tử, Hàn Phi Tử, Lã Bất Vi/Lý Tư, Bao Thanh Thiên, Kỷ Hiểu Lam, Hồ Thích hay Lỗ Tấn/Mạc Ngôn... (và Lý Tiểu Long).
Bài này chủ yếu nói về triết của anh chàng họ ‘Lý’, nhưng vì một số thông tin trong phim ‘Lý Tiểu Long truyền kỳ’ là không thể kiểm tra, các thông tin trong wikipedia thì khá sơ sài, nên người viết chỉ tập trung vào tính tư tưởng của vấn đề hơn là đầu tư vào các chi tiết.
2. Vài nét về Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long (Bruce Lee) có tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco, và mất ngày 20/7/1973 tại Hồng Kông, thọ 32 tuổi (tuổi Tây). Cha của anh không phải là một võ sư, mà chỉ là diễn viên trong một đoàn kịch lưu diễn bên Mỹ.
Lúc nhỏ, anh là một cậu bé chơi bời, lêu lỗng và thường gây gỗ đánh nhau với các bạn khác. Anh học Vịnh Xuân Quyền năm 14 tuổi, mà đến năm 18 tuổi (1958), anh đã tham dự giải ‘Quyền Anh’ tại Mỹ và hạ được kẻ vô địch 3 năm liền là David Kefield.
Thời trẻ, anh vốn là 1 sinh viên khoa Triết của trường Đại học Washington, khi còn 1 năm cuối nữa là ra trường, anh bỗng xin nghỉ học vì ước mơ ‘mở võ đường’ của anh lớn hơn ‘tấm bằng tốt nghiệp đại học’.
Anh có giảng Triết học Tàu tại Trường Trung học Garfield (Seatle, Washington) vào khoảng năm 1963, mà đó là một cơ duyên để cô học trò Linda Emery trở thành vợ của anh vào năm 1964.
Xuất thân từ võ Tàu, nhưng Lý Tiểu Long sẵn sàng thụ giáo bất cứ nền võ học nào trên thế giới như Nhật, Hàn quốc, Mỹ/Anh, Philippines, Singapore, Thái… 
Theo phim ‘Lý Tiểu Long truyền kỳ’ thì trước năm 1971, giới điện ảnh Hollywood đã có những đối xử tệ bạc với anh so với các ‘minh tinh’ khác của họ (chỉ cho đóng vai phụ và phải… bịt mặt, hay phải qua đóng phim tại Ấn Độ để… rửa một số tiền là 800.000 đô-la cho một trùm tư bản Mỹ…), điều này có thể bị ít nhiều ‘thổi phồng’, nhưng chúng ta cũng thừa biết rằng để kiếm được 1 đồng từ người Mỹ thì khó lắm (phải chứng minh đẳng cấp, phải chấp nhận một hợp đồng rất chặt chẽ và có khả năng sẽ phục tùng một ông chủ ‘độc đoán’!).
Cũng cần nói thêm rằng, người Mỹ đã phóng phi thuyền Apollo lên mặt trăng năm 1969, nhưng cũng quanh thời đoạn này, bên Mỹ vẫn tồn tại tệ nạn xem thường người châu Á khá nghiêm trọng, mà cho đến nay, tệ nạn đó không hẳn là hoàn toàn biến mất. Có lẽ cái tồn tại xã hội trên mặt trăng của Mỹ lúc đó tiến quá nhanh so với cái ý thức xã hội trên mặt đất của họ, mà nếu không nhầm, thì thời đó xã hội Mỹ có xảy ra một cái gì đó khá nghiêm trọng, và đây là một trong những nguyên nhân đã làm sản sinh ra người hùng Lý Tiểu Long.
Và cũng có lẽ vì lý do này mà anh bị hấp dẫn bởi đạo diễn Châu Văn Hoài, rồi ở lại Hồng Kông để đóng hàng loạt phim chấn động thế kỷ như ‘Đường Sơn đại huynh’, ‘Tinh võ môn’, ‘Mãnh long quá giang’, ‘Long tranh hổ đấu’…
Riêng bộ phim ‘Tử long du hí’ hay ‘Trò chơi tử thần’ (công chiếu vào năm 1978) được đánh giá là một trong những bộ phim võ thuật hay nhất của mọi thời đại. Sáu ngày trước khi hoàn thành cuốn phim này, anh bị chết một cách bí ẩn: đó là ngày 20/7/1973.
3. Lý Tiểu Long bị chết bởi Mafia!
Sau cái ‘ngày định mệnh’ 20/7/1973 đó, là bạn của nhiều tầng lớp công chúng trên thế giới, dường như anh ít được những người cùng dòng máu của anh nhắc đến, nhưng người Nga thường nhắc đến anh trên cơ sở lý tính cao, và hơi nghịch lý, những kẻ được đánh giá là thực dụng, lại dành cho anh nhiều tình cảm hơn - đó là người Mỹ.
Có hàng loạt nghiên cứu của các nhà khoa học/tiến sĩ/giới võ thuật, đặc biệt là của các Viện nghiên cứu võ thuật từ Nga và Mỹ về cái chết bí ẩn của anh với rất nhiều giả thiết, mà cho đến nay chưa có giả thiết nào bị bác bỏ:
-Anh bị chứng phù não!
-Anh bị bọn Mafia thủ tiêu! (chẳng hạn Hội Tam Hoàng Hồng Kông, mà năm 1959, anh đã có dấu hiệu xích mích với họ mà phải quay về Mỹ)
-Anh có mâu thuẫn cá nhân với một đồng - đạo diễn là La Duy!
-Anh ngủ tại nhà Đinh Phối rồi chết vì ‘thượng mã phong’! (cuối buổi chiều hôm trước, anh có xin Đinh Phối vài viên thuốc đau đầu, ở lại với nàng, đến 9g tối, anh đi vào hôn mê, rồi vĩnh viễn ra đi)
-Anh uống thuốc đau đầu quá liều/bị dị ứng thuốc! (2 tháng trước đó, anh có uống thuốc đau đầu, rồi đi vào hôn mê khoảng 30 phút)
-3 tháng trước khi chết, anh có giao đấu với một nhà sư Nam Thiếu Lâm, và bị điểm vào tử huyệt! Ngoài ra, còn có tin đồn là anh bị 20 võ sư tấn công và bị 1 cao thủ điểm vào tử huyệt!
-Anh đã ‘phản bội’ Hiệp hội điện ảnh Hồng Kông bằng cách ký hợp đồng có ‘cát-xê’ cực cao với Hollywood!, hay việc này đã làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của 1 ‘cao thủ’ Hollywood nào đó!
-Căn nhà mà anh mua đã bị trúng nhằm một lời nguyền nào đó mà anh, rồi đến con trai anh, phải cùng bị chung một số phận!
-Có thể anh bị hiệu ứng nghịch từ những lần tập thể hình quá độ!, hay do làm việc quá căng thẳng đầu óc! (bị suy nhược thần kinh, theo vợ anh là Emery)…
Có nhiều thứ trên đời mà không thể dùng khoa học để chứng minh, mà ta phải dùng đến suy nghiệm hay cảm tính. LB không bình gì nhiều về các nguyên nhân trên, nhưng thiết nghĩ việc không có rõ bằng chứng mà nhiều lão bá tánh Hồng Kông trút giận lên đầu người đẹp Đinh Phối là không hợp lẽ.
Còn Mafia hay ma giáo, dù không hoàn toàn đồng nghĩa, nhưng dù là tiếng Tây hay tiếng Tàu, chúng cũng đều bắt đầu bằng chữ ‘ma’, mà chúng ta đã từng biết câu ‘thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’, nói chung, ai mà cản đường tiến của bọn ma giáo thì phải… chết, mà ta đã từng biết là bọn chúng đáng sợ đến dường nào! Ví dụ một Nhậm Ngã Hành (trong truyện ‘Tiếu Ngạo giang hồ’), một Hitler, một Bin Laden…, kể cả bọn ngụy-quân-tử như Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền… cũng luôn luôn tìm mọi cách để hãm hại Lệnh Hồ Xung vì chàng không ‘thuận’ theo họ, còn Hoắc Nguyên Giáp bị người Nhật đầu độc cũng vì lý do tương tự.  
Có một số nguồn thông tin chính xác rằng, đầu năm 1973, Lý Tiểu Long có nói với mẹ vợ là anh không muốn sống nữa, rồi anh biết trước 2 tháng là mình sẽ chết, anh đã có những động thái tính cực nhằm bảo vệ tính mạng cho vợ và con của mình bằng cách thuê vệ sĩ mà luôn thủ theo vũ khí trong người, và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài trong thời gian đó…, ngoài ra, 36 tiếng đồng hồ sau khi anh chết thì tử thi mới được khám nghiệm!
Và lưu ý rằng, anh bị một cái chết ‘mờ ám’ ngay tại ‘quê hương’ anh chứ không phải tại Mỹ. Đó là chưa nói đến chuyện anh bị sư phụ Diệp Vấn và một số đồng môn của ‘Tinh võ môn’ kết tội là phản đồ (vì họ không cho anh truyền thụ võ Tàu cho người da trắng…).
Những cái chết của Lincoln, Kenedy, Monroe… vẫn chưa được xác định rõ ràng, kể cả cái chết của Nguyễn Huệ (có 1 blogger nói là do ông mặc cái áo ‘hoàng bào’ của vua Càn Long tặng!)…
Điều này chứng tỏ thế lực hãm hại anh phải là một thế lực cực mạnh, mà thế lực cực mạnh này là ai - đó là ma… fia, theo mọi nghĩa.
'Đừng mơ tưởng một cuộc sống dễ dãi, mà hãy mạnh mẽ trước những giông tố của cuộc đời' 
(tạm dịch: Tuankd)
4. Lý Tiểu Long và triết lý
Trong thời gian lao đao mở võ đường bên Mỹ, anh đã thụ giáo nhiều loại võ thuật, như Quyền Anh của phương Tây, Judo/Karate của Nhật Bản, Taekwondo của Hàn quốc, Hồng Gia Quyền/Vịnh Xuân Quyền của Tàu, một số quyền thuật đặc dị của Philippines, Thái, kể cả nghệ thuật khiêu vũ của châu Mỹ… Anh đã rèn luyện đến mức mà tốc độ ra đòn của anh (cách 1m) là 5% của 1 giây, có nghĩa là bạn chưa kịp nháy mắt là đã bị trúng đòn rồi, hoặc anh có thể đá (sidekick) một bao cát đang hướng tới nặng 136,08kg bật tung lên trần nhà… Rồi anh biến tất cả các loại võ thuật đó thành của mình và rồi quên chúng đi. Anh nói ‘Tôi ngày càng không tin vào những khuôn mẫu cổ điển. Ý tôi là người ta chỉ biết cắm đầu học thuộc những bài quyền mà quên đi cách tự cảm nhận và thể hiện chính mình’, tất nhiên là có không ít blogger không đồng ý với quan điểm này, nhưng tiếc thay, chân lý của sự học là như vậy, và quan điểm này được thể hiện rõ qua Einstein hay Trương Tam Phong, Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung (các nhân vật trong truyện của Kim Dung).
*
Có nhiều người nói Lý Tiểu Long là sư phụ của môn ‘võ tự do’, mà khi nói vậy, có nhiều sư phụ khác của ‘võ tự do’ nổi giận, vậy tốt hơn, ta có thể nói anh là sư phụ của môn võ ‘vô chiêu’, vì anh không hề nghĩ là sẽ xuất chiêu gì khi ra đòn, đặc biệt, có thể nói anh là sư phụ của môn ‘đánh chặn từ xa’ mà anh gọi là ‘triệt quyền đạo’ (triệt = phá, hay vô hiệu hóa chiêu thức của đối phương khi nó vừa khởi động), điều này đúng với một câu kinh trong ‘Cửu dương thần công’ mà Giác Viễn thường tụng niệm: ‘địch chưa động, ta chưa động, địch động, ta động trước’ (theo Kim Dung).
*
Trong các phim, anh đại diện cho người nghèo, cho tầng lớp bị áp bức, cho khát vọng tìm ra cội nguồn của tội ác, đặc biệt cho sự xa lạ đối với khái niệm xâm lược/xem thường (các) dân tộc nhược tiểu… Cụ thể, triết lý của anh đã thể hiện qua trận đánh giữa anh (đại diện cho nhũng người bị áp bức) với người Mỹ là Chuck Noris (đại diện cho kẻ áp bức) mà chân lý luôn thuộc về lão bá tánh, bởi vậy anh được đại đa số lão bá tánh yêu thích, kể cả một số nhà lãnh đạo của phe tư bản và ‘phe xã hội chủ nghĩa thời đó’ (theo youtube.com), thiết nghĩ, cũng không phải là một điều lạ.
*
Anh không đánh giá cao việc đấu võ đài, vì có sự can thiệp của trọng tài, có quy định giờ giấc, có luật chơi, có mặc đồ bảo hộ, đáng lẽ còn 1 giây nữa là knock-out đối thủ thì 'reng' một cái: trận đấu bắt đầu lại từ đầu..., và vì kẻ chiến thắng ở trong võ đài không thường là kẻ thắng ở ngoài võ đài, nên anh chủ trương đấu ở ngoài đời và nói rắng 'muốn bơi thì phải xuống biển chứ không phải ở trên bờ'...
*
Lý Tiểu Long quan niệm ‘tất cả mọi người đều là một, nhưng mỗi con người đều khác nhau’. Cũng vậy, tất cả mọi võ thuật đều là một, tuy khác nhau về hình thức, và anh là người đã thể hiện vô cùng xuất sắc ‘cái một’ này trong thời đại mà chúng ta đang hít thở.
*
Anh dị ứng với từ ‘siêu sao’ (mà anh cho là một cách biểu thị khác của từ friend = ‘bạn’) mà nếu ta sử dụng nó một cách tùy tiện, nếu nó là chữ siêu trong từ ‘siêu đầu bếp’ thì… còn may, chứ nếu nó bình thường như chữ siêu trong từ ‘siêu thị’ thì ô hô ai tai! Tương tự, từ ‘vĩ đại’ cũng phải đặt đúng chỗ, nếu không nó rơi vào chữ đại trong từ ‘đại hạ giá’ thì chán lắm!
*
Anh tỏ ra cẩn thận với sự nổi tiếng (= fame) mà anh cho rằng nó có thể làm cho con người quên mất ‘mình là ai’ rồi lao vào những động thái điên rồ, và anh cũng không ngoại lệ: ‘Thật buồn cười là ở đây người ta cắm cúi học theo khuôn mẫu cố định. Hơn nữa, lắm vị võ sư không hề biết dạy cho võ sinh của mình thế nào là nghệ thuật chiến đấu. Tôi thấy các vị ấy chỉ giỏi dùng mồm miệng đỡ chân tay’, mà có thể chính câu nói này đã làm hại đời anh!...
5. Lý Huỳnh và Lý Tiểu Long
Nói chung, các phim võ thuật Tàu chiếm được tình cảm của đại đa số công chúng vì ngoài tính nhân bản cao, nó còn là võ thật, được diễn xuất bởi các cao thủ võ thuật tuyệt đỉnh như Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Chung Tử Đơn, Hồng Kim Bảo (=La Duy!)… mà người ta sẽ rất ngạc nhiên về 
những diễn xuất đặc dị ‘có một không hai’ của Lý Tiểu Long qua khuôn mặt, 
nét ‘đường đường chính khí’ của Lý Liên Kiệt cũng qua… khuôn mặt, 
vẻ đẹp trai cộng với đôi chân ‘vô ảnh cước’ kỳ diệu của Chung Tử Đơn,
dáng đi quyền đậm nét 'nhất đại tông sư' của Hồng Kim Bảo, 
mà khó có 1 diễn viên nào ở VN có thể làm được.
Vừa rồi, ở Bến Tre, có xuất hiện 1 video clip là ‘Lý Tiểu Long Việt Nam’, nói về việc Lý Liên Kiệt và Lý Tiểu Long cùng đến để tấn công Lý Tiểu Long VN, Lý Liên Kiệt xông vào trước và bị thảm bại chỉ sau vài chiêu, còn Lý Tiểu Long đứng ngoài cửa nhìn thấy nên vội vàng bỏ chạy mất giép, xem cũng có chút chút thú vị, hề.. hề…
Tất nhiên, mọi việc đều có thể xảy ra. Nhưng thế giới duy lý không chấp nhận từ ‘nếu’, họ cho nó là một thứ giả thiết cách/bàng thái cách, mà không có thật ở hiện tại, dĩ nhiên là không có thật trong quá khứ, còn tương lai là một cái gì đó mà có thể là hư ảo.

Tết năm nay, anh Lý Huỳnh có nói: ‘Thách đấu Lý Tiểu Long à! Cái đó là có. Đó là vào những năm 1970, tôi lúc đó tròn 28 tuổi, độ tuổi đang sung sức, lại là một võ sĩ chuyên nghiệp, đi thi đấu nhiều nơi, thượng đài nhiều lần. Lúc đó, tôi đang đóng phim do võ sư Hồng Kông Hàn Anh Kiệt làm đạo diễn - người đóng vai đối đầu với Lý Tiểu Long trong phim Đường Sơn Đại Huynh. Ông này đạo diễn kiêm chỉ đạo võ thuật. Ông yêu cầu tôi biểu diễn thế đá Liên hoàn bát cước, trong phim đá một cước hạ đo ván 8 người. Tôi thực hiện được lời ông Kiệt thì ông Kiệt mới đến bắt tay tôi, vỗ vai và khen nói "Lý Huỳnh đá rất đẹp, rất hay", lại biết tôi đã từng thượng đài nhiều lần nên ông ta hỏi tôi có dám đấu với Lý Tiểu Long không? Lúc đó tôi nghĩ, mình là một võ sĩ chuyên nghiệp, lên võ đài nhiều lần, từng bách chiến bách thắng, cộng với tự ái dân tộc nổi lên, tôi trả lời không chút do dự, sẵn sàng thách đấu với Lý Tiểu Long. Thời gian này có báo chí Sài Gòn nghe thông tin nói trên nên cũng đã đăng tải, cả Hồng Kông cũng đăng tin đó, nhưng bất ngờ Lý Tiểu Long đột ngột qua đời năm 1972 (1973, NGLB), lời thách đấu không thực hiện được, tất cả với tôi bây giờ thành kỷ niệm… Theo tôi, điểm yếu của Lý Tiểu Long là có gương mặt hẹp, quai hàm yếu. Đây là điều tối kỵ khi gặp các tay đấm bốc, vì chỉ với một cú móc có thể bị gãy quai hàm và dễ nốc-ao (!!!)’.
Trong khi đó Mike Tyson phát biểu vào ngày 12/9/2012 tại Hồng Kông rằng: ‘Lý Tiểu Long thật sự vĩ đại, anh ấy là một võ sĩ đường phố sẵn sàng chiến đấu tới chết… Tôi chắc cũng không dám đánh nhau với Lý Tiểu Long đâu’ (theo vietnam.plus.vn). 
LB thử đặt ra câu hỏi:
-Tại sao Lý Tiểu Long lại phải đánh nhau với Hồng Kim Bảo, một nhà sư của Nam Thiếu Lâm, hay Lý Huỳnh (nếu có)? để làm gì?
Có 1 chuyên gia người Anh trả lời bằng 1 ví dụ dễ hiểu như sau:
-Tôi có 3 thông dịch viên là A, B và C. Các thông dịch viên đều tị nhau và nói là mình giỏi hơn anh kia, nhưng tôi không thể đánh giá thông dịch viên nào là giỏi nhất. Tại sao? Vì anh A giỏi về dịch nói (interpreting), anh B giỏi về dịch viết (translating), còn anh C giỏi về làm báo cáo kỹ thuật (technical reporting). Theo tôi, người mà xác định được mục tiêu của mình, đạt được mục tiêu đó, và luôn tự khẳng định là mỗi ngày trôi qua, mình đều giỏi hơn chính mình, thì đó chính là người là giỏi nhất.
Phải chăng, người có bản lĩnh thì đầy, nhưng người khiêm tốn thì rất hiếm, còn người sâu sắc thì hầu như không thấy!
Mình không tham gia vào chuyện Lý Tiểu Long thuộc loại người nào hoặc thuộc cả 3 loại nói trên, nhưng có một điều chắc chắn là vào đêm 20/7/2013, trên truyền hình cáp SCTV, kênh Discovery (kênh 62, phụ đề Anh, thuyết minh Việt), người ta đã dành gần 2 tiếng đồng hồ để phát đi khắp thế giới chủ đề 'Tôi là Bruce Lee'; và một điều chắc chắn nữa là trong cuốn Từ điển tiếng Anh có thêm một từ mới, đó là 'Kungfu’, mà thủ phạm chính là Lý Tiểu Long, hề.. hề…
6. Cái được gọi là ‘siêu sao’, ‘vĩ đại’… 
Nói riêng, xem phim ‘Lý Tiểu Long truyền kỳ’ rất hay, nhưng có lẽ đoạn dở nhất là sau khi vừa vô địch giải Karrate Mỹ, đạo diễn đã ‘cho’ Lý Tiểu Long vài lần hô lên rằng ‘Tôi là người Trung Quốc’, điều này ngược hẳn với tính cách của một triết gia như anh, việc ai đó đưa câu này vào cuốn phim đã không làm tăng giá trị của cuốn phim mà ngược lại. Lưu ý rằng, Lý Tiểu Long tên là Bruce Lee, sinh ra tại Mỹ (bệnh viện Jackson), học trung học tại Trường La Salle College, học đại học tại trường Washington, lấy vợ Mỹ, đẻ con Mỹ, lập nghiệp từ việc mở võ đường tại Mỹ… và hiện nay vợ và con gái của anh đều ở bên Mỹ. Anh là ‘người Mỹ gốc Hoa’, và theo nghĩa của cụm từ này thì anh là người nào: anh là người… Mỹ.
Võ thuật, bóng đá hay triết học… đều gắn liền với khái niệm ‘đẳng cấp’. Theo LB biết, chỉ riêng trong thế giới blogspot này, có ít nhất là… 5 vĩ nhân, híc…, có người xưng là thánh bút, có người xưng là thánh nhân, có người xưng là thiên tài, có 2 người xưng thơ của mình là… nhất VN, chưa kể rất nhiều người ‘xưng’ là nhà thơ/nhà văn và nhiều ‘xưng’ khác mà LB chưa được biết!, không lẽ người Việt mình thích ‘tự phong’ đến thế cơ à!, chắc các bạn ấy chưa hình dung được thế nào là khái niệm đẳng cấp, ví dụ một đội bóng muốn vô địch thế giới như Tây Ban Nha thì phải thể hiện ở Euro hay World Cup chứ không phải thể hiện ở sân bóng của xã nhà! Tất nhiên mơ ước mình có thể trở thành thánh nhân là một mơ ước chính đáng, nhưng nên nhớ rằng ‘mơ ước’ và ‘tưởng bở’ là hoàn toàn khác biệt.
Mới có 32 tuổi mà có một bộ óc triết lý ‘chín chắn’ như Lý Tiểu Long hay Nick Vujicic thì quả thật là hiếm có, và LB cũng biết là có nhiều blogger cũng có bộ óc như vậy, nhưng còn ‘láu táu’, nên dễ nhìn gà hóa cuốc, hì…, sorry nghen, chính LB cũng láu táu vậy thui. Thực ra, mọi triết lý đều xuất phát từ cái tôi, nhưng sau đó, người ta quên cái tôi để hòa nhập vào vũ trụ đại ngàn, khi đó cái tôi sẽ tự nhiên biến mất, chứ không ai điên gì mà thủ tiêu cái tôi. Ví dụ, khi ta yêu một người thì không thể nói ‘anh khác em nhiều lắm’, điều đó có nghĩa là khi ta thấy giữa ta và vũ trụ đại ngàn còn có quá nhiều khác biệt thì triết lý chưa thực sự đến, điều này còn chứng minh cho việc là 320 năm sau hay 3200 năm sau, triết lý sẽ không thực sự đến cho ai đó mà lấy cái tôi để thay thế cho chân lý.
Cuối cùng, đàn ông ‘thường’ làm nóng (hot) thế cuộc, trong khi phụ nữ lại ‘thường’ có khả năng làm mát (cool) thế cuộc đó và làm cho thế giới này trở nên thanh bình như vốn có của nó, điều này giải thích tại sao nơi đâu có anh hùng thì bóng mỹ nhân cũng quanh quanh đâu đó, và nếu không có phụ nữ thì mọi thế cuộc mà đàn ông tạo nên sẽ biến thành… hư ảo, vì thế, tình yêu nam nữ luôn là chân lý của mọi thời đại, và nó được xem là bất tử theo nghĩa này, và hy vọng rằng anh bạn Lý của tôi cũng đồng ý với quan điểm này, hì.. hì...
--------------
Các tài liệu tham khảo chính:
Hồ sơ mật - bí ẩn về cái chết của LTL: http://www.youtube.com/watch?v=_AGWXOj59_g
Lật lại hồ sơ cái chết đột ngột của Lý Tiểu Long: http://news.zing.vn/sao-ngoai/lat-lai-ho-so-cai-chet-dot-ngot-cua-ly-tieu-long/a302708.html

20 nhận xét:

  1. Anh dị ứng với từ ‘siêu sao’ (mà anh cho là một cách biểu thị khác của từ friend = ‘bạn’) mà nếu ta sử dụng nó một cách tùy tiện, nếu nó là chữ siêu trong từ ‘siêu đầu bếp’ thì… còn may, chứ nếu nó bình thường như chữ siêu trong từ ‘siêu thị’ thì ô hô ai tai! Tương tự, từ ‘vĩ đại’ cũng phải đặt đúng chỗ, nếu không nó rơi vào chữ đại trong từ ‘đại hạ giá’ thì chán lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Chiều nay lờ lững mờ sương khói
      Nhạc nào luyên luyến nhói tim đau
      Ảo ảo xa xa một hình bóng
      Dáng người không thấy, sóng lao xao".

      Xóa
  2. Ngọc thăm anh, đọc Lý Tiểu Long, càng khâm phục sức viết của anh! Chiều vui vẻ an lành nha LB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Nhớ nghen, Lb vẫn còn bị ốm, tối ngọt ngào.

      Xóa
  3. Ngày xưa mình rất thích xem các bộ phim về Lý Tiểu Long, rồi sau này tìm đọc nhiều tài liệu liên quan đến cuộc đời và cái chết của Lý.... Sắp đến ngày kỷ niệm 40 năm ngày mất của Lý Tiểu Long, sang nhà LB đọc bài viết hay về Lý như một lời tri ấn
    Ngày mới an lành anh nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn TMC nhiều, khi nào hết ốm, LB sẽ nc nhiểu hơn, thân ái.

      Xóa
  4. Ai đi học không thích môn Triết chớ muội thì thích lắm. Nếu hiểu và thực hiện được hết các triết lý trong ấy có lẽ ta sẽ thành một " thánh nhân" ấy, huynh LB nhỉ?
    Hãy giữ được mãi nét hôn nhiên pha lẫn một chút tinh nghịch và chút triết lý thâm sâu trong các bài viết của huynh nhé, ngày thật vui LB huynh nghen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Excellent!
      Cám ơn BLT, khi nào hết ốm, LB sẽ nc nhiểu hơn, thân ái.

      Xóa
  5. E hổng có quan tâm LTL là triết gia đâu, chỉ quan tâm a LB thui hà!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Tím nghen, khi nào hết ốm, LB sẽ nc nhiểu hơn, thân ái.

      Xóa
  6. Qua đây đọc lời com mới biết anh ốm, đã khỏi chưa anh? chúc mau khỏi để cùng tung tăng nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, tung tăng vườn dưa hấu à, hì..., cám ơn nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  7. Hôm qua L ghé thăm anh,lời em chẳng thấy mất tiêu đâu rồi hihi tui buồn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chứ, LB nhận được và trả lời rùi mừ! Tối vui nghen.

      Xóa
  8. Ca ca đang mần chi đó đi ăn "boái khánh" đê! muội bao, ca ca trả xiền hén

    Trả lờiXóa
  9. em gái ghé thăm anh- anh đã đỡ bệnh chưa a? giữ gìn SK nha anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn muội, để hôm nào khỏe hẳn, huynh sẽ về quê uống cà phê một chuyến, chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa