Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

493. Vụ ông Hoàng Xuân Quế bị cách… trí tuệ

Sáng nay, đi uống cà phê, LB thấy báo Tuổi trẻ có thông tin về việc Bộ GDĐT đã có Quyết định thu hồi chức danh Phó giáo sư và bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế (Giảng viên Trường đại học kinh tế quốc dân), ngược lại, ông Quế cũng đâm đơn kiện Bộ trưởng GDĐT Phạm Vũ Luận (!) và đã được TAND HN thụ lý vụ án (xem phụ lục)
1. Trí tuệ thật sự
Là một blogger bình thường, LB sẽ không nhận định đúng sai ở đây (vì việc này đã có các cơ quan có liên quan xử lý) mà chỉ nêu lên một số tình hình thực tế về cái được gọi là ‘tiến sĩ’ để các blogger tham khảo. 
Tất nhiên là sẽ có blogger nói rằng anh LB có phải là tiến sĩ đâu mà bàn về chuyện tiến sĩ! 
Ông bà ta có nói ‘đi một ngày đàng, học một sàng khôn’, cái được gọi là ‘tiến sĩ’ đó chỉ là một hột gạo, trong khi đó trí tuệ thật sự là cả ba vạn sáu ngàn... cái sàng gạo. Và cái được gọi là ‘tiến sĩ’ chỉ là một hột muối vô cùng nhỏ nhoi, trong khi đó trí tuệ thật sự là ‘một đại dương chân lý mênh mông đang trải rộng ra trước mắt ta’ (Newton).
Ngoài ra, có một chuyên gia lão thành đã nhiều lần tuyên bố thẳng thừng trước mặt mọi người rằng: ‘ông X mài đũng quần ở trường đại học 4 năm để trở thành tiến sĩ, còn tôi làm việc ở hiện trường 8 năm liên tục, thì tôi giỏi bằng… bố ông tiến sĩ!', ha.. ha.. ha... (entry 264). 
Ông ta nói có đúng không nhỉ, tùy các blogger nghen. Nhưng LB thiết nghĩ rằng không phải việc ta 'hạ' người khác xuống, cưỡng bức ý tưởng của người khác theo định kiến của ta, hay 'nạp' ý tưởng/tư tưởng của người khác vào đầu ta mà thành... tiến sĩ, mà tiến sĩ chủ yếu là do tự học/tự khám phá (self-discovery) mà ra, và cái bằng tiến sĩ là có quan trọng, nhưng không quan trọng lắm, phải hôn?

2. Nghịch lý ở đời
Trường Đại học kinh tế quốc dân, còn được gọi là NEU (National Economics University), là trường nổi tiếng không những trong nước mà còn trên thế giới. LB đã từng chứng kiến các giảng viên của họ giảng về 'Quản lý dự án' cho các chuyên gia của Liên hiệp quốc (UNDP) tại TP HCM. Và LB cũng đã từng chứng kiến cái cảnh một người mới học... lớp 3, cũng nổi tiếng với cụm từ 'biếc đọc biếc viếc' trong một cái báo cáo do chính tay ông ta viết, mà đã có cái bằng đại học của trường này:
'Trên đường đi, vào giữa trưa, mình ghé lại một quán vệ đường để ăn phở. Ăn xong, khi chúng mình đang uống tí trà Bắc Thái và xỉa răng thì bỗng nghe anh lái xe kêu lên:
- Mất đồ rồi.
Cả bọn chúng mình quýnh quíu chạy ra xe, té ra anh lái xe quên khóa cửa xe, một tên trộm đã đột nhập vào xe và lấy mất một cái va-li (ngoài Bắc gọi là cái xanh-tô-nai) của xếp 'P’ để ở ghế trước. Rồi mình nghe xếp nói:
- Mr. Bàng đâu rồi, viết cho tôi một tờ đơn báo địa phương là tôi bị mất đồ.
Mình lật đật lấy giấy bút ra ghi, gồm họ tên của ổng, địa chỉ, số điện thoại…, khai có mất một số quần áo lót và sổ sách lặt vặt, và chủ yếu là mất 2 cái bằng cử nhân: cử nhân kinh tế và cử nhân chính trị' (entry 264).

3. Các câu chuyện có thật về cái được gọi là 'tiến sĩ' hay thạc sĩ
  1. LB có ngồi cùng xe với một ông GSTS về 'đào tạo lãnh đạo' (nghe nói ông đã từng giảng bài bên Washington). Khi LB hỏi 'tổ chức và quản lý khác nhau như thế nào?', ông ta đã không trả lời được. LB cũng đã từng biết có nhiều thiên tài về tổ chức quân sự (như Nguyễn Huệ chẳng hạn), nhưng không hề là nhà quản lý... Việc ông ta trả lời không được đã khiến LB không đồng ý vụ ký hợp đồng cho ông làm tư vấn... Ôi, chuyện đã lâu rồi!
  2. LB có ngồi cùng xe với một ông tiến sĩ X và ông chuyên gia lão thành Y (nói trên) trong 2 năm, 2 người không phục nhau, ông X thì căm thù ngầm ông Y, còn ông Y thì nói là ông X 'không biết gì'!, thôi, chuyện riêng của họ, nhắc đến để làm gì. Một cái luận văn tiến sĩ dưới 200 trang, thế mà ông X copy ở đâu đó thành...  gần 1000 trang! (phải cắt bỏ hơn 800 trang!), ông ta có đi thực tập nước ngoài khoảng 3 tháng gì đó để... buôn bán, rồi bảo vệ cái luận văn tiến sĩ ở trong nước, rồi được mời hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận văn tiến sĩ và nằm trong Hội đồng chấm thi tiến sĩ! Ôi, LB cũng không thể hiểu nỗi!
  3. Trước kia, LB có một trợ lý là Thạc sĩ, tốt nghiệp từ Học viện Công nghệ thông tin châu Á (AIT, Bangkok). LB thường làm báo cáo tháng, quý, 6 tháng và năm để gửi cho (các) tổ chức quốc tế. Vì LB viết cái gì anh ta cũng 'đồng ý', nên LB đâm ra nghi ngờ khả năng của anh ta. Một hôm, LB bảo anh ta làm sơ sơ một cái báo cáo khoảng 2-3 trang để kiểm tra năng lực của anh ta. Nào ngờ, sáng hôm sau, anh ta nộp báo cáo mà copy 'nguyên xi' 2 trang của một thạc sĩ khác và dán vào đó! Từ đó đến nay, LB mới biết là đa số chuyên gia của ta 'thường' lấy ý tưởng/tư tưởng của người khác để làm của mình, họ làm hoài như vậy cả đời thành thói quen, thành thử ý thức sáng tạo của họ vô tình bị tê liệt... 
  4. Cách đây khoảng 2 năm, LB có một người bạn bảo vệ thành công cái luận văn tiến sĩ nhưng anh ta phải chạy vạy bằng cách bán mất 6 con bò, nên các bạn gọi anh ta là 'tiến sĩ 6 bò'. Cách đây 2 hôm, LB lại nghe một cụm từ mới là 'tiến sĩ 70 triệu', các blogger tự hiểu nghen, hihi...
  5. Ngoài ra, LB có nghe tin rằng tất cả các bạn của LB thời học khoa Triết, nay đều là tiến sĩ triết, thậm chí có bạn đã thuê dịch một cuốn sách nghiên cứu triết 800 trang của một giảng viên triết bên Mỹ, cho in ra và điền tên mình là tác giả!, mà khoảng năm 2000 gì đó, báo Thanh niên và Tuổi trẻ đã đăng vụ này ầm ĩ. LB chỉ tự hỏi là ta cần nhiều tiến sĩ triết như thế để làm gì? và phó tiến sĩ lên tiến sĩ để làm gì?, phó tiến sĩ (= candidate-doctor) chỉ có giá trị ở phạm vi 'phó tiến sĩ' mà thôi, không lẽ ai có chức 'phó' đều có thể phong lên 'trưởng' hết hay sao?...
4. Một cái luận văn tiến sĩ gồm có những gì?
Trước tiên, LB xin khẳng định là LB không có đọc các luận văn tiến sĩ, nhưng nếu đọc các công trình của các tiến sĩ do các tổ chức quốc tế chuyển cho LB 'thẩm định' về nội dung chuyển tải và phương pháp chuyển tải cho học viên (chứ không phải nội dung 'chuyên môn') thì đó là công việc hàng ngày của LB trong gần 20 năm.
Nói chung, một công trình khoa học (bao gồm luận văn tiến sĩ) sẽ có các phần chính sau đây: 
1. phần mở đầu bao quát toàn luận văn của tác giả, 
2. phần phương pháp luận, phương pháp tiếp cận của tác giả,
3. phần tư liệu có liên quan của các tác giả khác, 
4. phần chọn lọc/xử lý tư liệu và chứng minh riêng của tác giả, 
5. phần kết luận/sáng tạo riêng của tác giả. 
Như vậy, trong một công trình khoa học hay luận văn tiến sĩ sẽ có khoảng trên dưới 80% là ý kiến/tư tưởng riêng hay là sáng tạo của tác giả. Thật là vô cùng xấu hổ thay cho ai làm luận văn tiến sĩ mà lấy phần 3 'tư liệu có liên quan' để làm kết quả sáng tạo của mình (xem phụ lục).

5. Thế nào là đạo văn?
Trước đây, LB có nghe vụ nhạc sĩ Bảo Chấn đạo bài ‘Tình thôi xót xa’ của một nhạc sĩ Nhật là Keiko Matsui, nếu có thì rất tiếc, vì 1 phút chọn lựa nhầm lẫn!, và vì Bảo Chấn thừa sức sáng tác ra cả chục bài hay như bài này (nhưng đến nay, đọc trên mạng, LB thấy là sự việc vẫn chưa có kết luận rõ ràng). Chắc các bạn đã biết thông tin về việc ‘đạo văn’ của tổng thống Hungary là Schmitt, ‘phần lớn nội dung được dịch ra từ luận văn của nhà nghiên cứu người Bungary Nikolai Georgiev, phần khác được lấy từ một công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu người Đức Klaus Heineman, mà ông bị Đại học Semmelweis ở Budapest tước bỏ học vị tiến sĩ’ (theo dantri.com.vn). Và LB cũng mới đọc là ‘cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg đạo văn trong luận án tiến sĩ của ông, và hệ quả là ông bị trường rút lại bằng tiến sĩ’ (theo Nguyễn Văn Tuấn - danluan.org)… 
Thực ra, ta cũng chưa định nghĩa thế nào là ‘đạo văn’, với tư cách của một blogger tự do, để đơn giản và dể hiểu, LB tạm lấy vài ví dụ nôm na như sau:
-Con robot thông minh của Google rất thông minh khi phát hiện ra ‘5 từ’ của một entry này trùng với (các) entry khác. Tuy nhiên, việc giống nhau ‘5 từ’ không khẳng định việc đạo văn, vì có thể nó là thành ngữ, trích dẫn, chỉ trừ việc ai đó cố ý chế biến câu/cụm từ của người khác thành ra của mình, ví dụ: ‘con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô’ được chế biến thành ‘con nai vàng ngác ngơ, đạp trên lá khô vàng’: rõ ràng là đạo văn.
-Việc giống nhau cả đoạn văn, thậm chí tỉ lệ giống nhau rất lớn, nếu có dẫn nguồn, trong một entry so với (các) entry khác cũng không hẳn là đạo văn, vì việc trích dẫn nhiều hay ít là phương pháp tiếp cận của tác giả, ví dụ: mượn tư liệu A để dẫn ra ý tưởng ‘riêng’ của mình là B: không phải là đạo văn, vì sao?, vì đoạn văn đó chỉ được tác giả xem là một phương tiện hay một công cụ thứ cấp, thậm chí có thể thay thế đoạn văn trên bằng một ví dụ khác, có thể cho xuống phần phụ lục, hay có thể ‘delete’ nó đi, mà không ảnh hưởng đến nội dung của entry (tuy nhiên, việc copy quá nhiều tư liệu trong một entry, thiết nghĩ sẽ làm cho một người viết có lương tâm cảm thấy áy náy/khó chịu).
-Nhưng, việc 'đạo ý tưởng’ hay ‘đạo tư tưởng’ là tội vô cùng nặng, mặc dầu về mặt ngôn từ/câu cú chả có cái gì là trùng với (các) entry khác cả, có thể hình dung như việc ‘nhai lại’ các tư tưởng của các tiền bối rồi cho là của mình, ví dụ như ai đó đọc xong cuốn ‘Trang Tử nam hoa kinh’ rồi viết ra một cái gì đó na ná như vậy. Việc này rất khó phát hiện, nhưng những blogger sành sỏi có thể phát hiện ra một cách dễ dàng, và linh hồn của những kẻ ‘đạo tư tưởng’ đó có thể cho xuống địa ngục vạn kiếp không được siêu sinh.
Vậy, theo thứ tự ưu tiên (4 là cao nhất):
  1. nếu ông Hoàng Xuân Quế có copy nguồn của 2 thạc sĩ (Nguyễn Văn Khách và Hoàng Thị Kim Thanh - theo gdtd.vn), không dẫn nguồn, rồi dán vào luận văn của ông ta: rõ ràng là đạo văn, và ngược lại;
  2. nếu nguồn tư liệu của ông Mai Thanh Quế mà bỏ đi thi cái luận văn tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế sẽ bị sụp đổ: rõ ràng là đạo văn, và ngược lại;
  3. nếu ý tưởng của ông Mai Thanh Quế mà bỏ đi thi cái luận văn tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế sẽ bị sụp đổ: rõ ràng là ‘đạo ý tưởng’, và ngược lại; và
  4. nếu ông HX Quế có ‘đạo văn’ hay ‘đạo ý tưởng’ thì bản thân ông Quế, người hướng dẫn ông ta làm luận văn tiến sĩ và hội đồng ‘chấm thi’ phải chịu trách nhiệm trước xã hội, vì nếu trình độ của họ quá kém để không biết đâu là ‘đạo văn’ hay ‘đạo ý tưởng’ thì không thể làm… thầy, và ngược lại.
6. Thủ dâm về tinh thần
Có người bình cái gì mà không nhắc đến 'tứ đại hộ pháp vương' của Ma giáo, ví dụ như Tagore, Whitman, Byron, Pau-tốp-xki, thì chịu không nỗi, LB mới hỏi anh ta rằng 'nếu anh viết cái gì mà không nhắc đến vĩ nhân thì không được sao?', anh ta mới nói rằng 'quả thật là tôi chịu không nỗi': anh ta viết cái gì thì phải rủ thêm mấy vĩ nhân cùng 'chém gió' thì anh ta mới yên tâm, ha.. ha.. ha...
Có người nói với LB rằng thơ Nguyễn Du là viết bậy bạ, chả có gì là hay cả, các bản nhạc của Đỗ Bảo chả có gì là hay cả, ông tiến sĩ X ngó vậy mà chả biết cái gì hết... LB rất ngạc nhiên và tự hỏi 'thế thì ai là hay?', rồi từ từ suy nghĩ, suy nghĩ hoài, LB mới biết rằng ý người đó nói là 'tôi đây mới là hay nhất nè', ha.. ha.. ha... 
Có người nói rằng trong kinh Phật có nói đến thượng đế!, Dương Quá - Tiểu Long Nữ không có 'tuyệt tích giang hồ' mà sau này cháu của họ còn xuất hiện để giúp cho phe Cái Bang (cuối truyện 'Ỷ thiên đồ long ký'), rồi Ngọc Hoàng thượng đế, Phật tổ và các thần tiên thường gặp nhau để ăn đào tiên (truyện 'Tây du ký')..., lúc đầu LB rất ngạc nhiên, nhưng sau này LB mới biết ý người đó nói rằng Phật cũng theo Chúa!, Kim Dung cũng theo Chúa (bất tử)!, rồi Phật, Chúa và Ala thường 'họp' với nhau!: a di thò phò, thiện tai, thiện tai...
...Người ta thường nói là nền bóng đá của ta (Đông Nam Á) rơi vào 'vùng trũng' của bóng đá thế giới, LB thở dài và thầm nghĩ rằng, với cách suy nghĩ của các người trên: không biết ta là ai, rồi hoặc là cho ta là nhất thế giới, hoặc là 'đạo ý tưởng/tư tưởng' của người khác, hoặc là ép buộc thế giới khách quan phải như định kiến của mình (của đạo mà mình đang theo), quả thật là họ đã và đang vô tình góp phần làm cho nền 'trí tuệ' của ta rơi vào vùng trũng của trí tuệ thế giới!
--------------------- 
Phụ lục:
1."…Kết quả so sánh nội dung của cuốn sách và bản Luận án của ông Quế trên Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học KTQD cho thấy giống nhau gần như hoàn toàn. Kết quả kiểm tra, đối chiếu so sánh luận án tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế  năm 2003 và Sách chuyên khảo của chính ông xuất bản năm 2004 là dẫn chứng xác minh cho những gian dối, sai phạm trên: Luận án tiến sỹ của PGS. TS Hoàng Xuân Quế có tổng số 2.020 câu, phát hiện có 662 câu giống Luận án của TS Mai Thanh Quế chiếm 33,66% dung lượng (theo số câu) của Luận án. Tiếp đến Sách chuyên khảo của chính ông có tổng số 1.772 câu, phát hiện có 1.647 câu giống hoàn toàn với Luận án ông làm năm 2003, chiếm 92,95% dung lượng (theo số câu) của Sách chuyên khảo; phát hiện có 98 câu, chiếm 5,5% dung lượng của Sách chuyên khảo chỉ khác 1, 2 từ, hoặc thêm bớt 1 vài từ, hay vài từ sao chép bị sai lỗi chính tả, nhưng không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu. Không những thế, trong danh mục tài liệu tham khảo luận án tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế không nhắc gì đến Luận án của TS Mai Thanh Quế. Tuy vậy, đến khi xuất bản Sách chuyên khảo trên, ông lại đưa luận án tiến sỹ của TS Mai Thanh Quế vào mục Tài liệu tham khảo, mặc dù chưa có sự đồng ý của tác giả!?"
2.Có thể xem qua vài đoạn trong luận án của hai ông Hoàng Xuân Quế và Mai Thanh Quế rất giống nhau về cấu trúc:
Tên tiêu đề:
Hoàng Xuân Quế: Học thuyết Karl Marx về tiền tệ.
Mai Thanh Quế: Học thuyết Karl Marx về tiền tệ.
Thống kê: 19/24 câu trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế trùng hợp với luận án của ông Mai Thanh Quế.
Hoàng Xuân Quế: Học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển.
Mai Thanh Quế: Học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển.
Thống kê: 16/18 câu trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế trùng hợp với Mai Thanh Quế.
https://danluan.org/tin-tuc/20131021/nguyen-van-tuan-dao-van-van-de-cua-dao-duc-khoa-hoc#comment-101085
3. 'Thực tế hiện nay các đề tài tốt nghiệp kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ là sao chép 90% từ các tài liệu khác, hội đồng bảo vệ đôi khi phát giác được thì không cho qua, còn 99% là lọt qua, các kết quả luận văn tiến sĩ đều phải đăng tạp chí, nếu tạp chí có uy tín thì khó lọt qua, còn tạp chí bình thường thì khâu phản biện cũng sơ sài. Thực chất các Thầy ngồi hội đồng cũng không phải sạch hoàn toàn đâu. Nhà nước, Hội đồng chức danh muốn làm tới bến thì cần qui định luận văn TS phải có bài đăng tạp chí quốc tế, chức danh PGS, GS chỉ tính điểm các bài báo quốc tế' (Anh Tài, 03/06/2012 18:19).
http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/le-duc-thong-noi-gi-20120603045548381.htm 

13 nhận xét:

  1. Là một blogger bình thường, LB sẽ không nhận định đúng sai ở đây (vì việc này đã có các cơ quan có liên quan xử lý) mà chỉ nêu lên một số tình hình thực tế về cái được gọi là ‘bằng tiến sĩ’ để các blogger tham khảo.
    Tất nhiên là sẽ có blogger nói rằng anh LB có phải là tiến sĩ đâu mà bàn về chuyện tiến sĩ!
    Ha.. ha.. ha…, ông bà ta có nói ‘đi một ngày đàng, học một sàng khôn’, cái được gọi là ‘tiến sĩ’ đó chỉ là một hột gạo, trong khi đó trí tuệ thực sự là cả một… sàng gạo.
    Ha.. ha.. ha…, cái được gọi là ‘tiến sĩ’ chỉ là một hột muối vô cùng nhỏ nhoi trong khi đó trí tuệ thật sự là ‘một đại dương chân lý mênh mông đang trãi rộng ra trước mắt ta’ (Newton).

    Trả lờiXóa
  2. Hôm nay LR sang thăm anh LB và đọc Báo cùng anh .
    Anh viết bài này LR thích ghê đi.....trên đời này có những chuyện nghịch lý lắm anh Bàng ơi ! LR có đăng bài st này 15/10/2007 chưa có người đọc vì lúc đó LR chưa giao lưu mí ai hết ...lúc đó LR dốt chết luôn và bây giờ thì chỉ hơn chút chút thôi hiiiii
    Báo “Ong đất” của Bungari nhìn lại thời kỳ này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể tham khảo :

    - Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.

    - Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.

    - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.

    - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.

    - Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.

    - Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".

    Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ.

    Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của bốn thói xấu này.

    Một câu nhịn, tốt quá. Nhưng nếu tôi vô trách nhiệm, đó là sự biện hộ cho thói vô trách nhiệm của tôi.

    Mến chúc anh luôn vui Bình An nhé !

    Trả lờiXóa
  3. Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".
    Ha..ha..., LB sẽ đưa câu này vào entry nghen, cám ơn LR, ngày mới ngọt ngào nghen.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài viết của Anh La Bàng rất sâu sấc, đọc thêm com của LR thì ngẫm cũng quá đúng cho hiện tại ở VN.
    Anh xài hết lương tháng này chưa? Hihi, vẫn sống vui, viết hay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước kia, LB may mắn được Trường đại học Larenstein (Amsterdam, Hà Lan) mời cộng tác giảng bài, nhưng nay LB không muốn tái xuất giang hồ nữa...
      Cám ơn BM nghen, chiều ngọt ngào..

      Xóa
  5. Lúc nào ngòi bút của LB cũng rất sắc sảo, từ dùng rất phong phú!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, sáng nay bỗng nhiên cô bán cà phê bỏ tờ báo Tuổi trẻ vào tay LB, LB mới về nhà mà từ từ viết nên entry này.
      Cám ơn 'chiết gia' của LB nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa
    2. Cái rét đầu đông, bỗng nóng lòng
      Bóng hồng hư ảo quá xa xăm
      Không mưa, không nắng, sao mà sốt
      Sốt mềm, sốt mại, sốt hương em...

      Xóa
  6. Lưu comt VCT:
    Như là khói sương
    Người lạc chốn nào
    Nhắc hoài không thấy
    Bỗng lạc chốn này...

    Trả lờiXóa
  7. Đọc bài nghe đau đầu quá caca ah,,,
    chúc huynh ngày mới vui nhìu nhe hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mấy chuyện này nghe nhức đầu quá sư muội à, thôi chuyển đề tài nghen, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  8. Thật tiếc bây giờ có nhiều người mù quá. Một thằng ăn cắp và lưu manh trắng trợn thế mà vẫn đang trong hàng ngũ lãnh đạo NEU.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn, mình kg biết ông HXQ nên cũng kg có ghét cá nhân ông ấy, nhưng mình rất ... ghét kẻ 'không-sáng-tạo', hihi...
      Chiều vui nhé.

      Xóa