Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

495. Tẩu hỏa nhập ma

LTS: Trước tiên, để phù hợp với tinh thần của các bài đã viết, LB xin trả lời là LB viết có nhiều không? Không, LB chỉ suy nghĩ nhiều mà thôi. Thật ra, mỗi ngày, thường thì sau khi uống cà phê, LB về nhà viết khoảng 30 phút, như vậy thì mỗi năm LB chỉ tốn tối đa là 180 giờ (= 7,5 ngày) cho việc viết các entry. Còn về độ chính xác của tư liệu/nội dung bài viết thì LB phải tốn rất nhiều thời gian để xem lại ngày ngày, thậm chí là xem lại suốt đời, nếu có thể.

Bài viết này gồm có:
1. Mở đầu
2. Cuộc sống tinh thần phong phú
3. Một số vấn đề về giá trị ảo
4. Tâm sự của Nhà văn Aitmatov
5. Nguyên nhân là ở đâu?
1. Mở đầu
‘Tẩu hỏa nhập ma’ (tạm dịch: bedeviled, bewitched) thường là một thuật ngữ trong truyện kiếm hiệp để chỉ một triệu chứng nghiêm trọng của những người bị tai biến, thậm chí có thể bị điên cuồng/mất trí hay bị chết, do luyện công quá độ, luyện công sai phương pháp, thiếu nội lực để luyện công, bị tạp niệm trấn át hoàn toàn khi luyện công… Ngoài ra, từ này còn được đưa vào lĩnh vực pháp luật/xã hội (ví dụ như trong phim Bao Thanh Thiên) để chỉ một tính chất nghiêm trọng của những người quá tham-sân-si vào một định kiến nào đó mà không tôn trọng các mặt khác... Rộng hơn, có thể xem người bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ là người có tâm bị ma ám hay có ‘tâm ma’, và trong số chúng ta, ai cũng có ít nhiều tâm ma.
(走火入魔  Tẩu: Chạy. Hỏa: lửa, sức nóng. Nhập: vào. Ma: ma quỉ.
Tẩu hỏa là sức nóng chạy thoát ra ngoài, mà sức nóng trong cơ thể con người là khí chơn dương tạo thành sức mạnh, nếu để cho nó mất đi thì cơ thể không còn sức mạnh, nếu khí chơn dương mất hết thì cơ thể chỉ còn khí chơn âm, cơ thể lạnh buốt, đông cứng và chết. Nhập ma: ma quỉ nhập vào. Người luyện đạo hay luyện khí công sai phương pháp, vận chuyển khí huyết không đúng cách, làm cho khí chơn dương chạy tiêu tán mất (Tẩu hỏa), cơ thể không còn đủ hơi sức, trở nên yếu ớt, khiến cho tà ma dễ nhập vào người (Nhập ma) mà xúi giục làm điều sái quấy (theo hello.chao.vn)
2. Cuộc sống tinh thần phong phú
Có một phụ nữ đi chơi ở nước ngoài về, nói rằng 'ở phương Tây, người ta không đánh giá là ‘hay’ với những ai có nhiều xe ô-tô, có nhiều nhà lầu, có nhiều đất đai, có nhiều tiền, có học vấn cao, có chức vụ cao… mà họ chỉ đánh giá thông qua câu hỏi:
-Ông/bà đã đi được bao nhiêu nước?’,
với ý nói là ‘có một cuộc sống tinh thần phong phú không?’, LB ghi nhận điều này.
Ngược lại, ở ta, dường như càng ngày người dân càng bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ do tham-sân-si với việc có nhiều xe ô-tô, nhà lầu, đất đai, tiền, hay có bằng cấp cao, chức vụ cao… Khi mà xã hội vô tình tôn sùng các giá trị ảo như thế, thì một bộ phận lớn của người dân với quan niệm muôn đời là ‘có thực mới vực được đạo’ nghĩ như thế nào?
Trong blog này, LB có nhắc đến trên 1000 người có thật ở trên đời mà LB lấy làm ‘tư liệu sống’, các bạn hãy lắng nghe ý kiến của họ dưới đây nhé.
3. Một số vấn đề về giá trị ảo
* Có bằng tiến sĩ, có học vị giáo sư, hay danh vị viện sĩ/bác học/vĩ nhân đã lấy gì làm hay?
LB có một ông anh bà con là tiến sĩ, nhưng ổng được người ta nhắc đến không phải vì ổng là tiến sĩ, mà vì ổng có nhiều ‘tỉ’.
LB thường có bạn bè/đồng nghiệp là tiến sĩ đến nhà chơi, mà đó chỉ là những ấn tượng nho nhỏ trong đời, vì LB còn phải nghĩ đến việc khác, giao tiếp với những người khác quan trọng hơn.
Và LB có quan sát vụ ‘tiến sĩ’ này trong một thời gian dài, LB có 2 người bạn là tiến sĩ mà, suốt đời, chỉ thấy một bạn khác nói ‘lớp mình có 2 người là tiến sĩ’, thế thôi, chấm hết, có gì hay ho đâu!
Nói về viện sĩ/bác học cũng vậy. Người ta hay nhắc đến Einstein, Mạc Ngôn, Ngô Bảo Châu..., nhưng thử hỏi, mỗi năm các blogger nhắc đến họ được mấy phút?
Và ‘vĩ nhân’ có ăn được không?
* Giàu có/làm lớn được mấy ai ca tụng?
Thật ra, nếu ta ra quán cà phê mà hỏi một người dân là:
-Bạn có biết ai ở nước ta là đại gia không?’,
thì người đó phải ấp úng một hồi lâu rồi mới kể ra được 1-2 người nào đó, lý do là họ chỉ nghe ‘chém gió’ vào lỗ tai này rồi tuồn ra lỗ tai khác: họ phải tự lo cứu sống cuộc đời của chính họ.
LB thường nghe người ta nhắc đến 2 đại gia như ‘Hoàng Anh - Gia Lai’, rồi ‘Cà phê Trung Nguyên’ mà LB có ngồi gần ông ấy và nói chuyện lai rai trên một chuyến máy bay ATR 72, đó chỉ còn là một kỷ niệm nhỏ: LB cần phải tự lo cứu sống cuộc đời của chính mình.
Nói chung là ‘người giàu cũng khóc’, làm lớn cũng chết, không ai định nghĩa là hạnh phúc thuộc về những người giàu/làm lớn, cụ thể, người yêu của bạn có bắt buộc phải là người giàu hay làm lớn không?, và nói nôm na là nếu ông A hay bà B ở đẩu ở đâu mà giàu hay làm lớn thì các blogger có được ly cà phê nào không?
* Tự khen tôi là ‘hay’, là ‘tài’, là ‘giỏi’ thì có mấy ai thích?
LB đặc biệt quan tâm đến cái vụ ‘chém gió’ này. LB thường cười những người chả làm được cái gì thật sự hữu ích cho xã hội mà suốt ngày cứ lải nhải ‘tôi sống tức là tôi bất tử’, chê ‘ông A không biết gì’, hay là phán 'như vĩ nhân’…, xin lỗi vậy.
Nói chung, trong nhiều trường hợp cụ thể, nếu một người tự nhận là ‘tôi không hiểu rõ về cái này lắm’ (biết cái gì mà mình không biết, tức là biết) thì thường được LB tôn trọng.
Ngoài ra, khi quan sát các trận đấu bóng đá giữa đội tuyển (nam) Việt Nam với Thái Lan, Malaysia, Myamar, Singapore (mới đây)…, hay các trận đấu cầu lông giữa Nguyễn Tiến Minh với Lin Dan, Lee Chong Wei, Rumbaka (Indonesia, mới đây)…, LB thường thấy rằng ta ‘vừa thắng đã kiêu, vừa bại đã nản’, thắng như chẻ tre với các đối thủ yếu, nhưng lại thua các đối thủ ngang tầm, và có tâm lý thi đấu thiếu tập trung/không ổn định, nói chung là ta thường không có ‘một quả tim nóng và một cái đầu lạnh’, lý do tại sao thì LB cảm thấy vô cùng khó phân tích!
* Có mấy nhà văn/nhà thơ hiện nay được họ ca tụng?
LB có hỏi blogger Huy Thanh là:
-Sau 1975, có những nhà văn/nhà thơ tiêu biểu nào?,
bạn ấy trả lời là ‘chịu’, LB cũng… ‘chịu’!
Nói chung là ta chả có nhà văn/nhà thơ nào mà được quần chúng tâm phục khẩu phục, nói riêng là người dân cho là các nhà thơ/nhà văn của ta thường thích ‘đấu võ mồm’ - ngấm ngầm hay công khai, xin lỗi vậy.
Ngoài ra, xem trên mạng, ta cũng có một đống ‘sử gia’, nhưng thế nào là một sử gia thực thụ (như Ngô Sĩ Liên, Phan Huy Chú, Lê Qúy Đôn, ‘Ngô gia văn phái’ hay Tư Mã Thiên...)? Ta cũng chưa được cái giải Nobel văn học nào!
Đối với ‘lão bá tánh’, hình như ta đầu tư thời gian cho các ‘giá trị ảo’ hơn là việc chịu bỏ ra cả đời để suy nghiệm một việc nào đó cho đến nơi đến chốn (ngang tầm thế giới), và đây cũng là một 'long story' (= câu chuyện dài).
* Có người nào được họ xem là triết gia thực thụ?
Trong các cuốn ‘Từ điển triết học’ nước ngoài, thiết nghĩ, ta chả có ai là triết gia! Muốn là những triết gia tầm cở như Spinoza, Nietzsche, Jean Paul Sartre, Krishnamurti, Osho, Henry Miller, Heidegger, Freud, Jung… thì phải thỏa các tiêu chí quốc tế của nó.
Người ta có nói Trần Nhân Tông (1258-1308) là một triết gia do ông là Tổ thiền tông của VN, nhưng chưa chắc, vì trước đó, Ấn Độ, Nhật, Tàu đã có truyền thống ‘thiền’ rồi, cụ thể là bên Tàu đã có Tổ sư Huệ Năng (638-713) và bên Nhật có thiền sư Muju (1227-1312)...
Người ta cũng có nói Nguyễn Bỉnh Khiêm/Nguyễn Công Trứ là các triết gia, nhưng dựa trên cơ sở nào?
Và đây cũng là một 'long story'.
4. Tâm sự của nhà văn Aitmatov
Aitmatov (nhà văn Kyrgyzstan, 1928-2008) có tâm sự rằng, đi đâu ông cũng thấy tượng đài của các vị tướng, ý ông nói là người ta thường ca tụng công ‘đánh nhau’ hơn là khoa học, văn học, âm nhạc, hội họa, chống tham nhũng, hay tình yêu…, ông lấy làm buồn và nghĩ rằng chắc chắn nhân loại sẽ còn xảy ra chiến tranh dài dài.
Ở ta, có vụ ‘bà Hoàng Thị Nguyệt đấu tranh chống tiêu cực ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội)' mà chỉ được thưởng có 320.000đ, trong khi chị ấy có khả năng phải sống trong hậu quả của việc bị trả thù/trù dập trong tương lai! Vâng, trong quá khứ, ta đã có những anh hùng này, anh hùng nọ, nhưng trong hiện tại, những người ‘chống tham nhũng’ không được đối xử như là những anh hùng của thời đại, và sau này, liệu rằng tượng đài của họ có được đặt ở các nơi quan trọng ở các tỉnh/thành phố ở nước ta hay không, trong khi đó ta lại xem tham nhũng là quốc nạn?... Còn tượng đài của tình yêu nữa?
Nếu không thì ta xem cái gì mới là giá trị thật trong xã hội này?
5. Nguyên nhân là ở đâu?
Có thông tin như sau: 'thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore! (Nguồn: nld.com.vn).
Ngoài ra, trong 2 entry trước, LB có nhắc đến vụ ‘tiến sĩ giả’ Hoàng Xuân Quế (theo báo Tuổi trẻ ngày 11/12/2013), rồi vụ ‘đại quan tham’ Dương Chí Dũng mà từ đại học hàng hải tại chức -> thạc sĩ -> tiến sĩ (theo báo Thanh niên ngày 13-16/12/2013), không lẽ ta tiến đến chỗ bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ về mốt ‘tiến sĩ’ hay ‘đại gia’?, và rộng hơn, không lẽ ta tiến đến chỗ xem ‘danh hơn là thực’ và ‘tiền là tiên là phật’ mà mọi thứ khác hầu như không còn giá trị?, và rộng hơn nữa, không lẽ ta lại tiến đến một cái giá trị ‘ảo’ mà lạc hậu hơn thế giới phát triển đến hàng trăm năm?

Nguyên nhân là ở đâu?

28 nhận xét:

  1. ‘Tẩu hỏa nhập ma’ (tạm dịch: bedeviled, bewitched) là một thuật ngữ trong truyện kiếm hiệp để chỉ những người bị tai biến, thậm chí có thể bị điên cuồng/mất trí hay bị chết, do luyện công quá độ, luyện công sai phương pháp, thiếu nội lực để luyện công, bị tạp niệm trấn át hoàn toàn khi luyện công… Ngoài ra, từ này còn được đưa vào lĩnh vực pháp luật/xã hội (ví dụ như trong phim Bao Thanh Thiên) để chỉ những người quá tham-sân-si vào một định kiến nào đó mà không xét đến các mặt khác... Rộng hơn, có thể xem người bị ‘tẩu hỏa nhập ma’ là người có tâm bị ma ám hay có ‘tâm ma’.

    Trả lờiXóa
  2. a LB quên e, e bị tẩu hỏa nhập ma đây nè, bắt đền a, hic hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tím bị tẩu hỏa nhập ma về chìn iu à, thế cũng tốt thôi, hihi...,
      tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  3. Anh Lá Bàng ơi, em đọc chưa kịp thấm để cmt bài 494, Anh đã ưa bài mới, tẩu hoả nhập ma thiệt luôn rồi.
    Chúc anh tối chủ nhật luyện tới thức thứ tư luôn nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, sáng nay đi uống cà phê, đã nghĩ ra đề tài này, nhưng trưa nhậu, chiều tiếp khách mãi, rồi mới đăng được bài này.
      Cám ơn BM, tối ngọt ngào nghen.

      Xóa
  4. À, có phải nhà văn Aimatov co tiểu thuyết: Đoạn đầu đài ko anh Lá Bàng ơi, truyện rất nhân văn. Tình mẫu tử của Sói ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, ông nổi tiếng với tác phẩm 'con tàu trắng', nhất là 'đoạn đầu đài' và câu 'trái đất vẫn quay cuồng trong vũ trụ', BM xem entry này nghen:
      http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/460-trai-at-van-quay-cuong-trong-vu-tru.html

      Xóa
    2. Trở về blog cũ, nôn nao
      Đôi thiên nga đó, có ai bay rồi
      Chim bay, chim làm khổ tôi
      Tôi tìm chim mãi, bỗng đâu chim về.

      Xóa
    3. Lang thang một cánh chim xưa
      Bay qua lối cũ ngỡ là đã quên
      Quên người, quên cảnh, quên ta
      Quên quên, nhớ nhớ ai xa nhớ về.

      Xóa
  5. Cái câu "tẩu hỏa nhập ma" em rất hay nghe, nhưng chưa hiểu lắm, chỉ nôm na rằng kiểu như người bị "ma" nhập, chập cheng vậy thôi. Đến hôm nay sang nhà anh thấy bài viết phân tích kỹ thế, hay quá! Từ từ để em đọc và nghiên cứu cho hiểu thêm nhé!
    Chúc anh tối ấm áp ngủ ngon. Hà Nội đang rét đậm anh à!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ÔI, HN rét à, nhớ mặc áo ấm vào nghen.
      LB đang xem 'giọng hát Việt' (the Voice), chắc Hà Mi hay Cát Tường đạt giải gì đó, để xem sao, nhưng LB thấy Cát Tường quả là 1 nhân tài, hihi...
      Ngủ ngon nghen.

      Xóa
    2. Cho CS lanh chanh ké cái re-com ni nhiều chuyện tí, đó là CS cũng cảm nhận "Cát Tường là 1 nhân tài", hồi tối nghe Cát Tường và nhóm người phụ họa phối cảnh và hát mờ CS xúc động dễ sợ, nói chung là thổn thức thật sự, dù giọng solo cao nhưng không mạnh lắm và câu kết xử lý chưa nhuần nhuyễn nhưng như rứa đã là tuyệt quá rồi.

      Xóa
    3. LB cũng thích nghe hát và quan tâm đến the Voice vậy ư? NM ké cái còm của em Cơm nguội, chúc LB tuần mới đến nhiều điều tốt đẹp cùng đến!

      Xóa
    4. À, cuối cùng quán quân của 'the Voice 2013' là Thảo My, trong đó có 1 bài có âm hưởng ca trù (LB kg chấm được, hihi...), nhưng việc có sự hiện diện của 'Á quân'! the Voice Mỹ là Terry Mcdermott với bài 'Let it be' làm LB rất thích...
      Xin chúc mừng sự thành công của chương trình 'the Voice 2013'.
      Cám ơn CN, CS và cô giáo Như Mai nghen, chúc tuần mới ngọt ngào.

      Xóa
  6. Hoan hô tinh thần viết nhiều nói nhiều của aLB, CS không thấy anh tẩu hỏa nhập ma chi hết, điều ni chứng tỏ anh thu thập dữ liệu nhiều và xử lý dữ liệu rất tốt, mấy cái dây thần kinh của anh khi mô cũng được rèn dũa ri sẽ tránh được rỉ rét và nói chung né được cái bịnh "nhớ cũ, không nhớ mới", hì hì...
    Tuần mới vui vui aLB hỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CS nói... đúng, thể xác và hệ thần kinh của LB phải già theo thời gian, nhưng hình như bộ óc thì không chịu rỉ, hihi...
      Thank CS, chúc tuần mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  7. Trả lời
    1. Uh, lâu ngày quá không thấy MTH nên LB cũng bị... tẩu hỏa nuôn, hihi...
      Cám ơn MTH nhé, chúc tuần mới tốt lành.

      Xóa
  8. Đọc xong MTV cũng muốn tảu hỏa luôn LB ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe..., LB cũng nhớ thơ của MTV mà... tẩu hỏa nuôn,
      cám ơn nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  9. Lưu comt Nguyễn Thu:
    Nhớ Quy Nhơn nhớ về con dốc nhỏ
    Nhớ anh Hàn, lọ mọ tuổi thanh xuân
    Anh đi đâu lại viếng chốn Ông Hoàng
    Để lại đây, một nỗi buồn nhân thế.

    Trả lờiXóa
  10. Lưu comt Chu Ngọc:
    Ổi ngon lại nhớ đến người
    Ổi giòn lại nhớ tiếng cười khi xưa
    Ổi tròn lại nhớ khi mưa
    Ổi thơm lại nhớ khi trưa... một mình.

    Trả lờiXóa
  11. MC mến chúc anh LB tuần mới nhiều may mắn và đón mừng lễ Giáng sinh an lành, nhiều niềm vui

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, cám ơn bạn TMC, mình mới đi ucf về, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  12. Lưu comt Mùa thu vàng:
    Nhớ ai không nhớ, nhớ mùa thu vàng
    Nắng chiều qua cổng trống vắng mênh mang
    Người xa xứ lạnh cứ kêu buồn mãi
    Kẻ đây một bóng... mắt mỏi... mơ màng.

    Trả lờiXóa
  13. Lưu comt Lộc Vừng:
    Vừng đâu, đi mãi, đi đi mãi
    Quán vắng cà phê chẳng thấy người.

    Trả lờiXóa
  14. Em ghé thăm anh. Anh vẫn thế: viết khỏe và hay, nhiều người ngưỡng mộ
    Em chúc anh nhiều sức khỏe và viết khỏe hơn nữa. Chúc một mùa giáng sinh an lành, hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, khi nào còn yêu/còn viết là còn sống, ta có yêu nhiều thì hy vọng được yêu một ít, nếu ta không yêu người thì sao người yêu ta, nếu ta không viết nữa thì người sẽ quên ta....
      Cám ơn nhà thơ VCT của LB nghen, chúc cuộc đời gặp nhiều hạnh ngộ.

      Xóa