Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

791. Cộng sinh và ký sinh (Chuyện Tết 2016 - Phần 5)


‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ (Phần 1), 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng (Phần 2), 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá (Phần 3), 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung… (Phần 4), 10. Con rệp và con kiến, 11. Xứ rùa X, 12. Một ngàn năm bị đô hộ... (Phần 5, còn nữa)

Nếu ngày mai tôi chết: tôi đã chết
Mở mắt bừng, tôi thầm hỏi: cớ sao?
Chết là chết, và mọi chuyện sẽ hết
Ta biết gì mà hỏi nếu với ai!

Tôi không có thì giờ để viết, chính xác là mất hứng viết - do tình hình chính sự mới đây và do ở nhà bề bộn vô số chuyện…
Câu chuyện 10. Con rệp và con kiến
Sáng này, trong rẫy cà phê, tôi nằm và… giám sát thi công trên một cái võng - bắt qua một cành vải và một cành chùm ruột… Trên một cành chôm chôm, có một chú chuồn chuồn ớt (!) đang đậu ở đấy - không hẳn, vì chú có kích thước trung bình, màu đỏ gạch, màu hơi bẩn, rồi có một cặp, chắc là đực-cái!, nhưng tôi yêu mến chúng, vì chúng tự nhiên và vô hại đối với tôi… Suy nghĩ ít nhiều gì đó về ‘cộng sinh’ và ‘ký sinh’, vì chúng là từ khoa học nên tôi vừa chắc, lại vừa không chắc - tôi bắt đầu sự nghiệp là một giáo viên nông-lâm, nhưng nông lâm không phải là ‘nghiệp’ của tôi, mà nghiệp của tôi là ‘triết’ tí tí, nhưng nếu nói vậy thì ắt sẽ có ai đó không hài lòng, vì vậy nói nghiệp của tôi là… chết, cho nó ‘phẻ’!
Xung quanh tôi có khoảng một chục thợ xây dựng, tôi có đặt vấn đề ‘cộng sinh’ và ‘ký sinh’ với họ, nhưng họ không biết, mặc dù đa số đều có rẫy cà phê và có vườn cây; tôi định hỏi mấy ông hàng xóm (cũng làm cà phê), nhưng suy đoán là chắc họ không rành về lý thuyết, nên thôi… Và phải chờ đến chiều, khi anh sĩ quan (phục viên) chuyên về cây cà phê trên 25 năm - ngủ dậy, tôi mới hỏi:
-Con rệp bám vào và hút chất bổ trên lá/trái cà phê (thường tạo thành những đốm trắng, mà người ta hay gọi là 'muội'), rồi thải ra một chất gì đó, rồi cả đàn kiến xúm lại kiếm… sống, phải không?
-Đúng vậy, nó thải ra một chất có mùi thơm thơm, và kiến thích ăn chất này.
-Như vậy thì con kiến cần con rệp, và mặc dù con rệp sống ký sinh, nhưng nó đâu có cần con kiến, phải không!
-Đúng rồi (!).
…Hồi trước, một số giáo viên nông-lâm có giải thích về hiện tượng này trong tự nhiên, đại để là nếu loài này phải dựa vào loài kia để tồn tại, hay nói chung là chúng dựa lẫn nhau để tồn tại, thì cái này gọi là hiện tượng ‘cộng sinh’... Trong trường hợp nói trên, con rệp phải ‘dựa’ vào cây cà phê mới tồn tại, tương tự như cây phong lan phải bám vào một cành gỗ (thường là khô) nào đó để tồn tại… thì tạm gọi là hiện tượng ký sinh (xem thêm chú dẫn bên dưới).

*
Suy rộng ra trong xã hội…
Có những dân tộc nào đó mà tự mình có nền triết học, tự mình có tư tưởng, tự mình làm nên nền khoa học/kỹ thuật… hiện đại, tự mình có tôn giáo/thế giới tâm linh đặc trưng, nói chung đa phần là họ tự chủ, tự phát triển và tự trở nên hùng mạnh - dĩ nhiên là phải trên cơ sở hợp tác và kế thừa tinh hoa nhiều trăm hay nhiều ngàn năm từ nhiều dân tộc khác, thì tạm gọi đó các là dân tộc ‘cộng sinh’; ngược lại, nếu có một dân tộc nào đó thường phải tụng niệm hay ‘nam mô’ triết học, tư tưởng, các giáo điều tôn giáo, các học thuyết khoa học, các thành tựu kỹ thuật của (các) dân tộc khác mới… tồn tại và phát triển tí tí, thì phải chăng đó là dân tộc ‘ký sinh’!: I d’ont know (tôi không biết), nhưng các bạn hãy xem thêm các ví dụ ‘sống’ dưới đây nhé.

Câu chuyện 10: Xứ rùa X…
Tôi mới đọc một bài của mèo Ái Nữ (‘Những nhân vật đặc biệt’, xem đường dẫn bên dưới) và… khen bài này. Tôi đặc biệt thích câu ‘Với Mèo Ainu thì kẻ sáng lập ra đạo Phật cũng đồng thời là tổ sư nói khoác. Theo lịch sử Phật giáo thì tài nói khoác của Phật đã đi vào huyền thoại. Khi vừa nứt mắt chào đời, câu đầu tiên mà đứa bé Phật nói như sau: ‘Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý’, mặc dù tôi thiên về đạo Phật (do ông bà tôi đều theo đạo Phật); tôi cũng thích việc gọi… ai đó ở trên trời là ‘Gã Gót’ (God), ha..ha..ha…; rồi tôi chớp được một bằng chứng ‘ký sinh’ của ai đó ở xứ rùa nào đó: ‘Lời ấy được chấp nhận và đạo Phật lưu truyền đến mấy nghìn năm. Ấy vậy mà ngày nay, có những kẻ học Phật tỏ ra kém rất xa so với trình độ thầy tổ. Để chứng minh giá trị của mình, họ phải viện dẫn ra nào là thành tích, nào là huân huy chương, nào là học hàm học vị, nào là chức tước… nhưng thiên hạ vẫn chẳng bao giờ hết nghi ngờ’, ha..ha...
Sở dĩ tôi ‘khen’ là vì tính cách viết entry của mèo Ái Nữ là rất tự tin, đủ khôi hài, và thiết nghĩ là không làm mất lòng người đọc lắm; còn tôi thì chỉ nói lên suy nghĩ tổng quát, hoặc nêu lên vài minh họa cụ thể hay thực tế, còn việc xác định như thế nào là thuộc về người đọc…
*
Rồi tôi tình cờ đọc được bài ‘Di sản NTD’ của ông Nguyễn Quang Duy; lưu ý rằng sở dĩ tôi viết tắt tên người, vì vị này được tôi… có cảm tình, và tôi cũng không muốn đụng chạm đến vấn đề cá nhân, chính trị hay tôn giáo, mà chỉ chú ý đến một số câu có liên quan đến chủ đề ‘cộng sinh/ký sinh’ của bài viết: ‘…Một nền kinh tế gia công mua nguyên vật liệu từ ngoại quốc về chế biến xong xuất cảng; một đất nước dựa trên xuất cảng lao động... Các quốc gia vì quyền lợi VN một nước đông lao động và lao động rẻ tiền… Nếu thể chế không thay đổi VN sẽ mãi mãi là một khu gia công hàng hóa quốc tế; nhập nguyên liệu người chế biến kiếm sống qua ngày… Cần hiểu rõ và dựa vào khả năng có được của chính dân mình’ (danluan.org)...
*
Như đã nói ở trên, tôi không có hứng thú với việc khẳng định cái này phải là đúng, cái kia phải là sai, các bạn có thể có khẳng định riêng của mình bằng cách đọc trực tiếp trên mạng. Riêng tôi, đọc xong, tôi thấy có một cái cảm giác 'sầu… Chopin’ nào đó mà không thể diễn tả được!
Nhớ lại tối hôm kia (28/1), xem phim ‘Superman Returns’ ('Siêu nhân trở lại', vai chính Brandon Routh, với tên là Clark), tôi thấy trong đó có vài câu rất hay: ‘Người thông thái không hẳn là người đem lại cho con người lý thuyết này, lý thuyết nọ, mà là người đem lại cuộc sống cho họ’, ‘Nếu cha/mẹ của con đã chết, hay người yêu của con đã chết, thì thượng đế cũng không thể cứu sống lại được’, và đặc biệt là cha của Clark (là Kal-el) có dạy cho con một câu rất cốt tử là ‘Dù con có siêu đến cỡ nào đi chăng nữa, thì cũng tuyệt đối không được can thiệp vào lịch sử của loài người’…
Dĩ nhiên là tôi không hề siêu, nên tôi thích nhất câu:
-Tuyệt đối không được can thiệp vào lịch sử của loài người.

Câu chuyện 11: Một ngàn năm bị đô hộ…
Tôi có suy nghĩ về lời nhạc này của Trịnh Công Sơn (trình bày: Khánh Ly):
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu/Một trăm năm đô hộ giặc Tây/Hai mươi năm nội chiến từng ngày/Gia tài của mẹ, để lại cho con/Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn…/Gia tài của mẹ, một bọn lai căng/Gia tài của mẹ, một lũ bội tình.
http://nhac.vui.vn/gia-tai-cua-me-khanh-ly-m63154c80p955a3537.html
Không đánh giá về cá nhân Trịnh, đồng thời nhớ lại về nội dung của cuốn ‘Phong nhũ phì đồn’ (‘Báu vật của đời’, Mạc Ngôn, Nobel 2012), hay trong các tác phẩm của Aitmatov (Đoạn đầu đài), Hemingway (Ngư ông và biển cả), Kim Dung (Thiên long bát bộ), Nam Cao (Chí Phèo), Nguyễn Du (Truyện Kiều), Peter Benchley (Hàm cá mập), Phùng Mộng Long/Dư Thiệu Ngư (Đông Chu liệt quốc), Shakepeare (Hamlet)…, tôi thấy những người ‘tự do’ - tạm hiểu là những người phi chính trị - thường có những trăn trở, trong đó (rất) thường nêu lên cái bi tráng nhất có thể có của xã hội, vì nói cho cùng, cuộc đời vốn là bi tráng, nếu không muốn nói là cực kỳ bi tráng - mà cái này là quy luật, hay là ‘trò giải trí cho sự buồn bã ngàn năm của đấng sáng tạo’! (Nietzsche).
Nhưng dù nói gì thì nói, phải chăng cuối cùng thì đa số họ, cũng giống như Trịnh, khi tiến đến giai đoạn cảm nhận được ‘Lời thiên thu gọi’, thì cũng nghĩ như... tôi rằng:
Giữa đông, ánh chiều vàng nghiêng xóm nhỏ
Lướt trên đường, mờ tỏ bóng tương lai

*
Lại nhớ lại, có người em gửi e-mail cho tôi khen Khổng Tử ‘hay’, anh bạn đến nhà tôi khen Lý Bạch là ‘hay’, anh khác đến khen Kinh Dịch là ‘hay’, rồi cô bạn khen Ngô Thừa Ân là ‘hay’, ông chú khen Krishnamurti là ‘hay’, một sối blogger khen Dalai Lama là ‘hay’, rồi một cậu sinh viên khen Christopher Nolan (đạo diễn phim Ma trận) là ‘hay’, sinh viên khác khen Karl Marx là ‘hay’… Tôi kiểm tra lại thì hầu như, nếu không muốn nói là tất cả, đều khen người ta ‘hay’, mà ít khi thấy có ai nói ta hay cái gì!, lưu ý rằng tất nhiên là ‘có’ nói, nhưng điều này rất là hãn hữu!
Đã có lúc tôi suy nghĩ về câu ‘Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây’ và tự hỏi là cái gì ta cũng thấy Tây/Tàu là ‘hay’, liệu có phải là hậu quả của cái tinh thần bị ‘đô hộ’ quá lâu không!, nhưng thôi, tôi sống không có mục tiêu lý giải việc này, để dành cho các blogger khác. Và đã có lúc tôi tự nghĩ rằng:
-Sống thì đến lúc nào đó cũng phải chết, thế thì tại sao ta phải hoài ca tụng người ta - mặc dù họ có ‘hay’ hơn ta, nhưng điều này không nhất thiết phải là vậy! Tại sao ta lại không sống ‘ta là ta’, dù chỉ là một cuộc sống ngắn ngủi!
*
Chiều hôm qua (1/2/2016), tôi có kể chuyện cho anh-mát-xa-mù rằng (xem thêm ở entry sau): Một cư sĩ có hỏi tôi là ‘làm cho Tây 20 năm, anh có ấn tượng gì để kể?’, tôi chỉ kể lại được thái độ ‘xem trò như thầy’, ‘không xem cấp dưới là cấp dưới’…, rồi tôi bấm trán nghĩ hoài cũng không có chuyện gì ‘riêng tư’ của họ để kể, vì họ chỉ quan tâm đến công việc mà mình yêu thích và tự nguyện làm - cả đời, mà không quan tâm lắm đến việc ‘riêng’ của anh em, bà con/họ hàng, hàng xóm, bạn bè/đồng nghiệp… của họ: làm cái gì?, đúng hay sai?, thế thì lấy đâu mà tôi kể!
…Tóm lại, tôi mới trả lời blogger Hương Trà như sau: Mỗi lần viết một đoạn nào đó thì huynh phải suy nghĩ thật nhiều, rồi chọn cái đơn giản nhất; nhưng huynh thấy có nói hay không nói thì cũng chả có ích gì, tốt nhất là không nói gì hết, nên huynh chỉ nói tí tí cho vui, cho qua ngày tháng - trước khi về với... Cổ Mộ - mà thôi...

Xem tiếp Phần 6…
---------

Chú dẫn:
1-Cộng sinh: Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài; tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi… Ký sinh: Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó, …không có khả năng tự dưỡng... (dayhocblog.wordpress.com)
2-‘Những nhân vật đặc biệt’, Ái Nữ, xem:  
http://ainu.blogtiengviet.net/2016/01/29/nh_ng_nhan_v_t_c_bi_t
3-Phim ‘Superman Returns’, xem:
http://phim3s.net/phim-le/sieu-nhan-tro-lai_4712/
4-‘Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý’: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Lưu ý rằng câu này đã được nhiều cao tăng giải thích cho có lý...

8 nhận xét:

  1. Lưu comt Hạ Duyên:

    Giữa đông, ánh chiều vàng nghiêng xóm nhỏ
    Lướt trên đường, mờ tỏ bóng tương lai
    Mắt xa xa, ta nén tiếng thở dài
    Đời vẫn thế, mãi mãi, đời vẫn thế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. haduyenp [Blogger] Email 31.01.16@21:29
      Chén tương giao sực nức chín tầng trời
      Câu vĩnh biệt, chơi vơi, sầu biết mấy
      Nguời lãng du với hồn đau mặc khải
      Vết thương đời lên tiếng khóc âm giai
      .
      Muội mong Ca Ca bình an.

      Xóa
  2. kieuthien [Blogger] 31.01.16@23:54
    Ký Sinh
    Cộng sinh
    ... Sinh

    Ai đó đã nói câu này: "Nó tồn tại bởi nó có lý", bác Lá Bàng nhỉ


    Chúc bác khỏe và vui nhiều !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó có lý bởi vì anh Kiều Thiện nghĩ là nó có lý, còn cô ấy nghĩ khác, thiệt!, hi..hi...
      Cám ơn bạn KT nhé, g9.

      Xóa
  3. huongtra [Blogger] Email 01.02.16@03:09
    Thăm anh
    Trà thì cứ đơn giản mọi việc... "Hãy nương nhau mà sống" thui ạ
    Đừng bắt lỗi em nha, tội lắm
    Tết Trà bận nên sang chúc Tết sớm anh ạ...
    Kính chúc anh và gia đình một mùa Xuân mới An lành, Thành công và mọi điều tốt đẹp nhé anh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mỗi lần viết một đoạn nào đó thì huynh phải suy nghĩ thật nhiều, rồi chọn cái đơn giản nhất,
      có nói hay không nói thì cũng chả có ích gì, tốt nhất là không nói gì hết, nên mình chỉ nói tí tí cho vui, cho qua ngày tháng (trước khi về với... Cổ Mộ) mà thôi, hi...
      Cám ơn HT nhé, chúc năm mới an lạc!

      Xóa
    2. Chỉ là một chuyến... du xuân
      Sáng ra, mở mắt, Vô Thường xuyến xao
      Khói bay, chưa biết chốn nào
      Chiều nay sẽ tính, bâng quơ cõi người!

      Xóa
  4. Lưu comt Hoàng Anh:

    Gọi anh bằng bác hôm nay
    Ngày mai gọi chú, anh bay bay tình
    Ngày kia tiến tới gọi huynh
    Anh say tí bỉ, tim thập thình rung!

    Trả lờiXóa