Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

787. Kể chuyện Tết ở Việt Nam - 2016 (Phần 1)


LTS: Chỉ còn 20 ngày nữa là Tết, và tính cả 5 ngày sau Tết, nên tôi sẽ kể cỡ 25-30 câu chuyện ăn Tết ở Việt Nam, mà sẽ bao hàm trong khoảng 5-6 bài viết. Những thông tin ‘thực tế’ mà tôi có được dưới đây chủ yếu là từ người lao động ở nông thôn, ngoài ra, tôi còn có tham khảo một số tư liệu từ báo, đài và trên mạng. Thân mến.

‘Mùa xuân nắng rớt bên thềm cũ’
Vừa thoáng xanh mây, đã thấy buồn
Dáng xuân cong quá, làm đông… muốn
Xuân của anh à!, hay của ai!

Câu chuyện 1: Cà phê cứt… người
Đang dắt xe máy ra khỏi quán cà phê, tôi bỗng nghe bài hát ‘Gái xuân’ (nhạc: Từ Vũ, thơ: Nguyễn Bính, trình bày: Ý Lan):
Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân 

https://www.youtube.com/watch?v=8ENQQQlY5y8 
Hôm qua (15/1/2016) đi uống cà phê, tôi đã ‘đụng’ phải cà phê giả…
Nói chung là muốn nhận biết được cà phê giả cũng phải có chút ít kinh nghiệm, nó rất thường có mùi của bột bắp rang, vị của hương liệu cà phê (của Tàu!), và dưới dạng đặc quánh - vì trong bột bắp rang có tinh bột (dạng glucid!) nên khi có nước sôi thì nó nở phình ra... Tạm cho tỉ lệ cà phê giả là 50% (tôi tin vậy), ở Ban Mê Thuột là ‘home to coffee’ (xứ sở của cà phê) mà còn vậy, huống gì là ở Sài Gòn hay các nơi khác, chắc ‘giả’ cũng phải từ 70-90%! Vì sao? Vì giá cà phê hiện nay khoảng 35.000đ/kg cà phê nhân, 130-150.000đ/kg cà phê bột, tuy nhiên, giá bột bắp rang chỉ khoảng 7.000đ/kg bắp hạt, 30.000đ/kg bột bắp rang, nên nếu bán loại này thì người bán sẽ có siêu lợi nhuận, điều ngày quả là không thể tránh được, híc…
Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay, trên thế giới, người ta đang chuyển từ nền ‘kinh tế nâu’ - tức là việc sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên không tái tạo/’bẩn’, sang ‘kinh tế xanh’, chữ ‘xanh’ ở đây còn có nghĩa là ‘sạch’… Ta đang hội nhập TPP, nên tình hình ‘nghiệp nông’ của người dân càng trở nên khó khăn hơn, vì sự cạnh tranh thời này đòi hỏi hàng không những phải có chất lượng cao hơn và rẻ hơn so với các nước khác, mà còn phải ‘sạch’, vì không được vậy mà nghe nói ta đang tồn kho khoảng 400-500.000 tấn cà phê nhân!, tương tự cho mật ong!
*Nhân tiện, tôi xin kể thêm một câu chuyện vui về ‘cà phê cứt người’.


Trước hết, ‘cà phê cứt chồn’ (chồn hương) với giá gốc ‘chính hiệu’ từ bên Indonesia (*) hiện nay khoảng 1.000usd hay 23 triệu đồng/kg; nay loài chồn hương ở VN gần như là bị tuyệt chủng rồi, vì bị ‘nhậu’ hết, vì thế bên ta đã nuôi chồn thường, cho nó ăn trái cà phê chín, để sản xuất ra cà phê cứt chồn (nhân tạo), nên dĩ nhiên là giá thấp hơn rất nhiều, từ 600.000đ đến 2 triệu đồng/kg, tuy nhiên, nếu không nhầm, đó không phải là cà phê cứt chồn, mà chỉ là cà phê loại một, hoặc tệ hơn! Rồi, vào khoảng đầu những năm 2000, người ta có sáng kiến sản xuất ta ‘cà phê cứt voi’ - bắt nguồn từ Thái Lan (*), rồi sau đó thịnh hành tại Hồng Kông, Macau, Malaysia, rồi VN (từ năm ngoái)…, với công nghệ cũng tương tự, đó là cho voi ăn trái cà phê chín, rồi lấy từ chất thải của nó mà chế biến ra cà phê cứt voi (nhân tạo) với giá khoảng 1.500usd hay 34,5 triệu đồng/kg - giá đắt nhất hành tinh!, vì vậy, nó còn được gọi là ‘món quà của Chúa’, tuy nhiên, chắc chắn là 99% người tiêu thụ trong nước sẽ gặp phải hàng dỏm!
*Mới đây, một phụ nữ mới bàn cách sản xuất ra… ‘cà phê cứt người’, bằng cách cho người ăn trái cà phê chín, rồi… ị ra, rồi lấy cà phê… Và dưới đây là thảo luận của họ: 
-Như thế thì phải giữ người làm ở lại cả ngày, đến tối mới cho về. 
-Không được, nhỡ nó nín ị, rồi về nhà mới ị, thì làm sao? 
-Thế thì phải nhốt người làm lại một tuần. 
-Không được, nhỡ nó ị ra, rồi bỏ c… vào bịch ni-lông, ném qua hàng rào cho người nhà nó nhặt đem về thì sao? 
-Thế thì phải kín cổng cao tường. 
-Cũng không được, nó vẫn nín ị vào ngày cuối tuần, rồi bỏ c… vào bịch ni-lông, rồi bỏ vào cốp xe, đem về? 

-Thế thì phải nhốt nó lại một tháng, để ít hao c… hơn. 
-Tốt nhất là phải mua một cái máy nội soi ruột già, xem đít nó còn c… không, rồi mới thanh toán lương và cho nó về thăm vợ con. 
Ha..ha..ha…

Câu chuyện 2. Về nhà nhổ cỏ
Về thăm bến Vạn chiều nao
Có hoa ban đỏ, có mây đỉnh đèo
Có nàng, buổi tối, theo... theo...
Nhiều năm không gặp, nghĩ đời thế thôi!

Hai hôm nay, tôi không có chuyện gì có cảm hứng lắm để kể… Thông tin thì có đầy trên báo đài, trên mạng - vào tra Google hay Wikipedia thì biết, nếu có kể thì cũng là kể lại. Chuyện ‘bánh mì nóng giòn’ là tin tức chính trị, nhưng như tôi đã nói là chuyện chính trị có thể là chuyện ‘gió phản tàng’ (thường xảy ra khi ta chặt cây rừng), nên đoán già đoán non làm gì vô ích, hơn nữa, nó không phải là sở trường của tôi, ngoài ra, đọc hai bài mới đây của H.Đức hay C.H.H.Vũ mà thấy chán... Chuyện ‘nóng sốt’ là chuyện Trung Quốc, tuy nhiên, biết thì biết vậy, ta làm gì được, vả lại nhận định của ta chắc gì đã đúng, vì sự biến đổi của thế giới là thiên hình vạn trạng, mà một vị thầy tình báo đã dạy cho một ‘tân binh’ (phim ‘Recruit’, HBO!) là: ‘chớ tin sự vật vào cái vẻ bề ngoài của nó’.
Cách đây mấy năm, tôi có dùng từ ‘rửa tay gác kiếm’ (vì có ấn tượng về Lưu Chính Phong - một trong hai người sáng tác ra khúc ‘Tiếu ngạo giang hồ’, truyện của Kim Dung), rồi có một người bạn bình và dùng từ ‘vui thú điền viên’, nhưng nay tôi… ứ thích dùng từ Hán-Việt nữa, mà tôi nói là VỀ NHÀ NHỔ CỎ.
*Vì đây chỉ là một câu chuyện, nên tôi không viết dài, mà chỉ trích vài câu để khỏi… mất:
-‘Năm Trung Quốc’: …Nhật báo kinh tế hàng đầu nước Pháp - Les Echos - cho thấy việc thị trường chứng khoán TQ liên tục giảm mạnh trong hai tuần đầu năm 2016 khiến nền kinh tế thế giới lao đao… Sau đà giảm sâu rơi đáy liên tục, kinh tế TQ suy yếu và rơi vào trạng thái khó phục hồi… Giới đầu tư chứng khoán gần đây đã luôn bị đặt trong tình trạng báo động về tình hình suy thoái TQ (Phương Hà, theo Wall Street Journal, báo Đời sống & Pháp luật, ngày 16/1/2016, tr. 18).
-‘Sức mạnh văn hóa (Việt)’: Trước sự hấp dẫn của đồ chơi TQ với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng, bắt mắt đang tràn lan thị trường hiện nay, đồ chơi truyền thồng VN chỉ có thể cạnh tranh được nhờ sức mạnh văn hóa được tạo ra từ chính các hoạt động trải nghiệm (Lê Thư, báo Đại biểu nhân dân, ngày 17/9/2015, tr. 5).
-‘Giang hồ mạng’ và ‘Don Quixote’: Chúng ta đặt mối quan tâm vào ‘chuyện của ai’ một cách thái quá, mất thời gian mà quên chính nhiệm vụ và công việc hằng ngày của mình… Họ (các facebooker) trở nên hồn nhiên, cả tin, dễ cảm thông, dễ cáu giận… Chính vì những đặc điểm này, những cá nhân lạc lỏng trên mạng xã hội biến thành đối tượng yêu thích của những người am tường lọc lõi và đầy thủ thuật trong thế giới mạng - (họ) mớm thông tin theo hướng bất lợi cho chủ thể mà họ nhắm đến, cắt cúp thông tin để người đọc suy diễn theo mục đích của họ, chuyển hoặc tách rời ngữ cảnh của thông tin để đánh lừa người đọc, biến người đọc thành những cá nhân phán xét vội vàng, hình thành nên hàng triệu Don Quixote mê mải chiến đấu với cối xay gió; đáng tiếc, ngay đến cối xay gió cũng không có thật’ (Ngô Kinh Luân, báo Tuổi trẻ, ngày 3/11/2015, tr. 11), v..v…
*Đó là chuyện trên báo chí, còn ở các quán cà phê, nhiều nơi, nghe người ta kể có nghe ai nói là ‘cuối thế kỷ này chưa chắc có thế giới đại đồng’ (*), ‘biện chứng’, hay ‘triết lý giáo dục’… gì gì đó, tôi liên tưởng đế thời phong kiến, cái thời mà ‘con của trời’ tập trung hết mọi quyền lực độc tôn trong tay của y, nên y nói như ‘sư tổ’ nói, và dường như ai cũng lấy... sổ tay ghi lấy ghi để, học thuộc lòng để kiếm tí hư danh, rồi cuối cùng cũng chết như cây cỏ; nay, thời Mao Trương Tam cũng vậy, hết cách mạng này, đến Thiên An nọ, rồi đến Pháp Luân kia…, mà về bản chất là ‘một’; nhưng thời vua chúa thì chuyện làm ‘ông nội’ của dân là quy luật phát triển của loài người, nên nó là tự nhiên, nên nếu nay còn như vậy thì gọi là phản tự nhiên’, hay nói một cách trực quan là ‘phong kiến hơn cả phong kiến’…
Vào cái thời ‘trời sinh ra tôi làm thân cỏ cú, trời sinh anh ra làm thân đại thụ’ (Miên Đức Thắng) vẫn triền miên không hết, mà khi còn đương chức, vì ‘thân đại thụ’ vẫn nghĩ cái dân-thời-@ này là ‘thân cỏ cú’, nên các ‘ông nội’ tha hồ mà dạy dân… Ở bên Tàu, ông Gian, à quên, ông Giang - đã từng… dạy cho mấy chục triệu người nào đó một bài học!, nhưng sau khi đã ‘về nhà nhổ cỏ’ thì nay không biết số phận của y sẽ ‘đi về đâu hỡi em?’; còn ở bên ta, ông Nguyễn đang nhổ cỏ ở Củ Chi - gần gần nhà bà con tôi, nghe nói ông hay ghé Ngã tư An Sương nghe nói chuyện… ‘Thần’ - chứ không… lên lớp nữa, mà đối với tôi, ông không có vấn đề gì, thiệt…

Và liệu rằng, có ai đó còn làm… ông nội của những Don Quixote, sau khi họ đã về nhà nhổ cỏ?

Tôi đang viết tiếp…
---------

Chú dẫn: 
-Bến Vạn: một bến đò lớn trên sông Đà, nối hai huyện Mộc Châu và Phù Yên, tỉnh Sơn La.

-Cà phê cứt chồn: Loại cà phê bãi phân này cũng được phát hiện ở đảo Java của Indonesia với tên gọi Kopi Luwak. Theo tiếng Indonesia, Kopi có nghĩa là cà phê và Luwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài chồn sinh sống ở đó. Trên thế giới, chồn chỉ phân bố rải rác ở một vài khu vực nên số nước có thể sản xuất loại cà phê này chỉ đếm trên đầu ngón tay, tiêu biểu như Indonesia, Việt Nam, Ethiopia…. Sản lượng cà phê chồn cũng rất hạn chế, chẳng hạn thương hiệu Kopi Luwak nổi tiếng mỗi năm chỉ cho ra lò từ 200 - 300 kg. Có lẽ vì vậy mà đa số các loại cà phê chồn thứ thiệt đều được bán với giá cao ngất ngưởng: hàng chục triệu đồng mỗi kilôgam… (news.zing.vn) 

-Cà phê cứt voi: Quá trình lao động sản xuất phía sau loại cà phê thượng hạng này bắt đầu từ những chú voi ở Thái Lan. Tại đây, voi được cho ăn quả cà phê Arabica của Thái, sau đó người ta sẽ đi gom cà phê từ phân voi sau một thời gian chúng được ‘lên men tự nhiên’... Mỗi năm chỉ có 200kg cà phê phân voi được sản xuất. 33kg quả cà phê Arabica của Thái mới thu hoạch được 1kg cà phê phân voi. Sản phẩm cuối cùng được cho là có hương thơm đậm đà, mùi socola hạt dẻ và vị anh đào cùng thuốc lá. Nổi tiếng với phong cách thanh tao, tinh tế, cà phê voi cũng được phục vụ ở một số khu resort 5 sao tại Thái Lan, Malaysia và Maldives. Tại MGM Macau, cà phê voi chỉ được phục vụ ở những phòng đánh bạc VIP... (khoahoc.tv)

-Thế giới đại đồng: một từ dùng trong truyện ‘Dế mèn phiêu lưu ký’ - Tô Hoài.

15 nhận xét:

  1. vomtroirieng [Blogger] Email 16.01.16@20:26
    Sg từng nghe ở chợ Kim Biên có bán 1 loại hóa chất tạo bọt, tạo màu, tạo mùi, rồi mới đây nghe có loại chỉ cần vài giọt là pha được cả bình cà phê, thấy ghê rồi rồi nghe cà phê người nữa thì hãi thiệt
    Nên tết này dùng chiến lược ba không "không cà phê, ko nước ngọt, ko mứt" huynh à (à, đường 3/2 gần Maximark có tiệm bán mứt, ô mai ngon nhất sg đó, nhưng giá cả cũng "nhức" luôn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ hàng giả thì đã nghe trên báo đài nhiều rồi, nhưng riêng huynh thì cho đây là chuyện lớn nhất của ta, tại sao?, vì 'BẢN CHẤT' gì và từ đâu mà ngày 'giả' càng nhiều?, và vậy thì ta sẽ đi về đâu?, v..v...
      Cám ơn VTR nghen, mấy ngày nay huynh bị mệt, tối... ngọt ngào.

      Xóa
  2. Lưu comt VTR:

    Hồi ký của ba, chim két buồn kêu vọng
    Nắng soải xuống đồi, con nước đổ về xuôi
    Mây trắng trôi trôi, thả hồn theo hư mộng
    Ta đứng giữa trời, không biết sẽ về đâu!

    Trả lờiXóa
  3. Lưu comt Kiều Thiện:

    Về thăm bến Vạn chiều nao
    Có hoa ban đỏ, có mây đỉnh đèo
    Có nàng, buổi tối, theo... theo...
    Nhiều năm không gặp, nghĩ đời thế thôi!

    Trả lờiXóa
  4. Trả lời
    1. Trùi, thăm ca mà không mang theo rượu 'Nữ nhi hồng' nhé, chắc muội theo LBC rùi, híc..., chiều vui nhé.

      Xóa
  5. hairachgia [Blogger] Email 17.01.16@17:53
    Cách tốt nhất là ta ăn cafe chín, rồi ta ị, xong rồi ta rang và ta xay và ta uống và đãi khách cho nó sang.
    Còn một cách nữa là gom cứt, như trước năm 75 ở miền bắc người ta gom cứt làm phân xanh ở miền Bắc, rồi ủ với cafe chín đôi ngày, rồi mang đi đãi sạch mà không lo bị thất thoát. Hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã viết tiếp 'câu chuyện 2' (cùng entry)...
      Trước 1975, khi ăn rau, nhà tôi thường dùng thuốc tím; nay dùng muối (rửa); nay ta không chỉ có 'cứt người' mà còn có 'hóa chất độc hại' nữa, chuyện ngày càng phức tạp, híc...
      Cám ơn anh, tuần mới an bình!

      Xóa
  6. hairachgia [Blogger] Email 18.01.16@12:45
    HRG có nghe bên Tàu có 2 loại trà rất độc đáo:
    - Họ cho những con ngựa tơ ăn những lá trà non đến phểnh cả bụng xong giết con ngựa lôi cái bao tử ra rồi mỗ lấy những lá trà chưa kịp tiêu hóa đem phơi sai sấy thành những bánh trà và gọi đó là Trảm mã Trà.
    - Họ thuê các cô trinh nữ cỡi trần, truồng rồi khoác vào một cái áo choàng thật rộng dài xuốn tới chân ra hái những búp trà non bỏ vào trong áo, trong quá trình hái trà hơi nóng và mồ hôi trong người cô gái được các búp trà hút vào. Đến chiều về các cô xả những búp trà đã hái ra, những búp trà ấy dược sao xay thành trà Trinh Nữ. Nghe nói cô nào có mùi thơm nách thì được trả công gấp đôi.
    Hên cái là HRG chưa được thưởng thức 2 loại trà này. Hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Trà trảm mã', 'Tiệc khỏa thân' ('Tiệc nude'), 'Nhất dạ đế vương'... thì thường dành cho tương đương vua chúa, 'nội các đại thần', đại gia thời phong kiến (có từ thời Trụ Vương!),
      nay thường dành cho các đại gia hay thiếu gia..., đã có ở Tàu, Nhật, Anh, Mỹ, các nước Hồi giáo, đặc biệt là tại Nhật, lâu rồi; và ngay cả ở VN hiện nay,
      nhưng tôi (hay anh Hai) chưa từng được lọt dzô... đẳng cấp đại gia (toàn là da, chứ không có... óc!) đó, nên suy ra là ngộ hổng có piết, hihi...

      Xóa
  7. Lưu comt:

    HỠI CÁC BẠN VÀ NHỮNG KẺ ĐỒNG HÀNH

    Đất nước nào toàn giáo điều mê tín
    Mà niềm tin là một hố rỗng không
    Mặc quần áo không do mình tự dệt
    Ăn hạt cơm chẳng biết tự cấy trồng

    Đất nước nào lưu manh thành hảo hán
    Xem đứa xâm lăng như vị khách hảo tâm
    Lúc mơ ngủ thì xem thường dục vọng
    Tỉnh giấc ra lại khụyu gối quy hàng

    Đất nước nào lặng im không dám nói
    Chỉ mở mồm lí nhí lúc đưa tang
    Gươm kề cổ mới rụt rè phản kháng
    Giữa đống điêu tàn lại lớn tiếng khoe khoang

    Đất nước nào do cáo chồn lèo lái
    Tôn tên hề lên địa vị triết nhân
    Nền nghệ thuật là một lô hàng nhái
    Rách nát tả tơi vá đụp vá chằm

    Tội nghiệp thay! Đất nước nào như thế,
    Vừa trống kèn mừng vua mới đấy thôi
    Lại đã thấy hét hò xua đuổi hắn
    Rồi trống kèn đưa vua khác lên ngôi.

    Cảm thương thay! Người khôn ngu theo tuổi
    Và anh hùng còn nằm ngủ trong nôi!
    Thảm thương thay, nước nào chia manh múm
    Mỗi một manh hùng cứ một phương trời!

    Khalil Gibran
    (Vườn Tiên Tri -1934)
    Bản dịch: Lê Tuấn Đạt.

    Nguồn: nhà Ái Nữ

    Trả lờiXóa
  8. Thăm Ca Ca ,sáng cafe với muội nè,ngày thật vui Ca Ca nhé.
    Mến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, ca ca chỉ uống... rượu thôi, hi...,
      cám ơn tiểu sư muội nhé, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa