Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

856. Thế giới tương tranh và 'chiến tranh robot'…

Có thằng Cuội già ôm một mối mơ…

Sông trăng gợi nhớ quê mình
Cỏ may bám chặt trên gành xanh mơ
Cau cành đậu trái chơ vơ
Thuyền trôi biệt xứ đâu bờ bến xưa!

---------

Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già ôm một mối mơ… Có con dế mèn, suốt trong đêm khuya, hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ…
*
Sáng nay tôi đi uống quán cà phê mới quen, mới phát hiện ra chủ nhà là người miền Bắc… Và không ngờ là mấy hôm nay họ chiêu đãi nhạc… phối khí điện tử EDM (Electronic Dance Music), nó làm tôi liên tưởng đến ‘các cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật’ - khi mà tôi đang ở mấp mé bờ của cuộc cách mạng lần thứ tư.
Ôi, tôi phải viết bài này rất mất thì giờ, vì có không ít nhà ‘ngưu kiến’ viết không cân đối, nói như một anh bạn tôi thì đây là do kiến thức bị ‘lủng’! Ví dụ như có một ông viết ‘cuộc CMKHKT lần 1’ thì rất dài, trong khi đó các cuộc còn lại thì viết rất là lơ mơ!
Tại sao vậy?, vì nó có trong cuốn ‘Tư bản luận’ rồi, sau đó được tổng hợp trong cuốn ‘Kinh tế - chính trị học cao cấp’ của Hàn lâm viện Liên Xô, rồi tóm lược qua cuốn sách cùng tên của VN (ở miền Bắc, trước và sau 1975). Và tại sao mà mấy cái tên như John Key hay James Watt cứ được nhắc đi nhắc lại mãi từ năm 1865 đến nay? Vì John Kay với việc phát minh ra cái ‘thoi bay’ năm 1833 ở Anh đã làm năng suất lao động tăng lên gấp đôi, hay James Watt với việc phát minh ra động cơ hơi nước năm 1763 đã làm năng suất lao động tăng lên gấp 40 lần… sinh ra việc dôi thừa lao động, v..v…, mà từ đó có vài nhà lý luận cho rằng việc hiện thực hóa các phát minh như vậy sẽ sinh ra… bóc lột! Nói chung là có không ít nhà ‘ngưu cấm’ học cái gì thì chỉ biết cái đó, vì vậy họ ‘độ chế’ lại cả trang, thậm chí cả cuốn sách, mà không viết thêm được gì mới cho 165 năm sau - cái thời mà ‘tiền điện tử’ đang diễn ra mồn một trước mắt y!
Lưu ý rằng không hề chủ quan với chút kiến thức mà mình đã biết qua sách vở/internet và đặc biệt là ở trường đời, tôi luôn kiểm tra lại, ôn lại để ‘tự học’… Với việc nhắc lại các tên tuổi khá quen thuộc như Ampere, Bill Gates, Edison, Einstein, Dirac, Faraday, Gutenberg, Heisenberg, Henry Ford, Hilbert, James Watt, John Kay, Lebnitz, Lobasevski, Lomonosov, Mary Curie, Maxwell, Morse, Newton, Niels Bohr, Oppenheimer, Rutherford, Schrodinger, Steve Jobs…, bài viết dưới đây hy vọng rằng - trong cái cõi địa ngục cuộc đời mà không thể phân biệt được thực giả này - sẽ phần nào giúp một số bạn đọc tự hiểu, tùy!



1
Ta đang sống vào cuối thời ‘cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ ba’…
‘Cách mạng’ (revolution) là gì?, ai mới thật sự là người cách mạng?, ai đã ‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’ của người ta mà đòi làm bá chủ thế giới?... Hoàn toàn khác với các hành xử ‘phản tiến hóa’, khái niệm ‘cách mạng khoa học-kỹ thuật’ còn dẫn ta đến các tính chất rộng hơn của từ ‘cách mạng’ như: 1) Làm cho năng suất lao động cao hơn nhiều lần, 2) Kích thích cao độ được sự sáng tạo từ những con người rất bình thường, và đặc biệt là 3) Nhân bản hơn - tạm hiểu là ‘tiếng nói của người dân được đẩy dần lên đến tầm thượng đế… Khái niệm ‘cách mạng công nghiệp’ mà ta thường nghe còn được gọi là ‘cách mạng khoa học-kỹ thuật’ bởi các tiền bối trước đây như Marx* (1865), rồi J. D. Bernal (người Anh, 1959) và Radovan Richta (người Séc, 1969)…, và lưu ý rằng phần dưới là tổng hợp ngắn từ rất nhiều trang web khác nhau, và nó sẽ có liên quan đến ‘cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ tư’ dưới đây.
*
Như đã nói ở trên, các tư liệu trên mạng được múa may quay cuồng như phép ‘Lăng Ba Vi Bộ của Đoàn Dự’ làm ta mất phương hướng, nên tôi tạm lược gọn để một số bạn trẻ ‘dễ nhớ’. Bằng cách chia lịch sử các cuộc ‘cách mạng khoa học-kỹ thuật’ ra từng khoảng 60 năm (cộng trừ 10 năm), chúng ta có thể nhớ chúng qua phim hay lịch sử:
1) Thời súng đạn, đại bác và động cơ hơi nước/than đá: khoảng 180 năm (1670-1850), dễ thấy qua các phim/loại phim như ‘Cao bồi Nhóc (Billy The Kid)’, ‘Cao bồi Viễn Tây’, ‘Chiến tranh và hòa bình’, ‘Hiệp sĩ Thượng Hải’, ‘Kỵ sĩ cô độc’ ‘Napoleon’, ‘Thị trấn Banshee’, ‘Trận chiến Waterloo’, ‘Truyền thuyết Mexico’…, trong đó, có nhiều phim ‘cao bồi Viễn Tây’ có chiếu cảnh đoạn đường sắt đầu tiên - do nhu cầu về vận chuyển dầu hỏa, gỗ, đá bán quý - hạ thổ khẩn trương ở Mỹ vào những 1830! - sau thời TT Jefferson, hay việc Pháp tấn công vào Đà Nẵng năm 1858 - kết thúc ‘chủ quyền quốc gia’ của triều Nguyễn (thời Tự Đức)…
2) Thời xe tăng, máy bay, tàu ngầm, tàu sân bay, cũng là thời đầu của các thiết bị điện tử, máy tính, robot, bom nguyên tử: khoảng 120 năm (1850-1970), dễ thấy qua các nhiều thể loại phim hành động (nhất là phim có liên quan đến Đệ nhị thế chiến) như: ‘Giải cứu binh nhì’, ‘Đổ bộ Normandy’, ‘Người giải mã - Alan Turing’, ‘Nhiệt huyết (Hot Heat)’, ‘Sông đông êm đềm’, ‘Trận Điện Biên Phủ’, ‘Trận Trân Châu Cảng’, ‘X30 phá lưới’, kể cả ‘Hải chiến Hoàng Sa’ hay ‘Chiến tranh biên giới phía Bắc VN’…
3) Thời thiết bị/vũ khí hiện đại + nguyên tử + số hóa: khoảng 50-60 năm (1970-nay), đặc biệt là với các phương tiện/vũ khí quân sự có gắn đầu đạn hạt nhân, dễ thấy qua các phim/clip ‘cảnh báo’ như: ‘Chiến tranh Iraq’, ‘Nhanh và nguy hiểm (Fast & Furious)’, ‘Nhiệm vụ bất khả thi’, ‘Quốc gia bí ẩn (Syndicate), ‘Quý bà điệp viên’, ‘Tin tặc mũ đen’…, và dễ thấy hơn qua cái laptop với ‘cụ Google’, qua việc thanh toán bằng ‘tiền điện tử’, qua truyền hình/karaoke internet, hay cái iPhone/Smart-phone mà các blogger đang cầm trên tay, nhất là các phim/clip có liên quan đến ‘Chiến tranh lớn nhỏ ở Ucraine, Syria, Senkaku, Triều Tiên, Biển Đông’…

2
Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ tư…
Không rõ vì một dưới-quy-luật nào đó của tạo hóa mà càng ngày khoa học-kỹ thuật càng phát triển là nhờ vào chiến tranh, dẫn đến: thời thiết bị thông minh và chiến tranh robot!!!
Robot là gì? Không chỉ hình dung đơn giản là người máy, robot là các thiết bị có khả năng thay thế con người để thực hiện các ý đồ của con người như: xe tăng thông minh, chiến đấu cơ thông minh, tàu ngầm thông minh, tàu chiến/tàu sân bay thông minh, bom nguyên tử thông minh, vệ tinh chiến tranh thông minh… Một ví dụ điển hình là trong vài năm nữa, bạn có thể sở hữu một chiếc ‘ti-vi thông minh’ - là một cái thư viện ‘video’, mà không cần remote, bạn chỉ cần nói ‘Người đâu!, chiếu cho ta xem xxx đi’ thì nó sẽ hiện ra bất cứ thứ gì bạn muốn, từ sự hình thành vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất, phim khủng long, Hy-La cổ đại, Cleopatra, Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt, Marilyn Monroe, Tom Hanks, bóng đá, đấu võ đài, thần tượng âm nhạc, thế giới động vật, động đất sóng thần, ngày tận thế…, kể cả các vụ việc ở Syria hay Biển Đông mới vừa xảy ra cách đây một tiếng đồng hồ!…
Do sự siêu thông minh trong lĩnh vực công nghệ số (các hacker chẳng hạn) mà một ngày nào đó, các robot này có thể ‘không tuân lệnh’ của con người nữa, hay nói một cách khác là ‘vượt ra sự kiểm soát’ của con người. Điều này đã được các khoa học gia, nhà quân sự Mỹ/châu Âu - người đi trước - lên tiếng cảnh báo và khuyên ‘nên hạn chế’, nhưng Bắc Triều Tiên, Nga, IS và TQ… không nghĩ vậy!
Và không cần phải chờ đợi lâu lắm - với các dấu hiệu đã được báo trước qua các phim bom tấn như ‘Ma trận’, ‘Kẻ độc tôn - The one’, ‘Thiên thần và ác quỷ’, ‘Kẻ hủy diệt’, ‘Từ sinh đến tử’, kể cả một số cảnh trong các phim ‘Batman’, ‘Superman’…, thì các thiết bị thông minh (bao gồm ‘thiết bị chiến tranh’), điển hình như trong phim ‘Từ sinh đến tử’* (vai chính Lý Liên Kiệt) mà chỉ cần một cái ‘bấm nút’ thì sẽ hủy diệt một bộ phận của một dân tộc hay nhân loại - sẽ có khả năng xuất hiện trong vòng 5 đến 10 năm tới!…
*
Ngày nay, do tính… biện chứng của phát triển lịch sử mà nhân loại đang bước vào một thế giới đa cực. Không biết ai sẽ là ‘võ lâm ngũ bá’, nhưng trước mắt hãy kể sơ vài ‘cao thủ’ có tiềm năng (số liệu 2015, xem thêm chú dẫn dưới):
-Mỹ có diện tích 9,85 triệu km2 và dân số 317 triệu người, Tổng thu nhập quốc nội GDP là 18.287 tỉ USD, dễ tính bằng excel thì GDP bình quân trên năm của Mỹ là 57.687 USD/người;
-Liên minh châu Âu (28 nước, chưa trừ Anh) có diện tích 4,422 triệu km2, dân số 492 triệu người, GDP là 13.825 tỉ USD, bình quân 28.100 USD/người;
-Nhật có diện tích 378.000 km2, dân số 127 triệu người, GDP là 4.882 tỉ USD, bình quân 38.440 USD/người;
-Tàu, có diện tích 9,57 triệu km2, dân số 1,35 tỉ người, GDP là 11,285 tỉ USD, bình quân 8.359 USD/người
-Nga có diện tích 17,07 triệu km2, dân số 144 triệu người, GDP là 2.099 tỉ USD, 1.457 USD/người;
Đây là các con số biết nói, mặc dù chỉ là một số các số liệu cơ bản - có sự chênh lệch trong các công bố, nhưng không đáng kể. Cũng cần nói thêm, vì định nghĩa GDP (tổng sản phẩm trong nước) ‘là giá trị bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất/tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định’ (Tuổi Trẻ cuối tuần, 11/9/2016) từ thời CMKHKT lần thứ 2 là quá lạc hậu, tạm hiểu, vì nó bao hàm cả vốn hữu hình - ‘vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài’ và vốn vô hình - ‘quyền sở hữu trí tuệ của thời kỹ thuật số’ mà vốn không phải là ‘sản phẩm trong nước’, nên TQ với tư cách là một ‘đại công trường’ của thế giới kèm theo việc ‘ỉm’ thông tin hay thổi phồng các số liệu thống kê mà số liệu GDP bình quân/người của họ bên trên là thấp hơn nhiều! Nói chung, các số liệu này cho thấy:
1. Mỹ có dân số chỉ bằng 23% Tàu, nhưng lại có GDP gấp 1,62 lần Tàu, tức GDP/người của Mỹ thì gấp 7 lần Tàu; tương tự, Nhật gấp 5 lần Tàu, châu Âu gần gấp 4 lần Tàu; như vậy, để GDP/người của Tàu bằng Mỹ thì nếu Tàu vẫn phát triển theo cấp số cộng!, và nếu Mỹ cứ… nằm ngủ để chờ Tàu!, thì Tàu phải mất 80 năm nữa mới đuổi kịp được Mỹ: ‘nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người theo PPP thì thu nhập của người TQ năm 2014 chỉ mới bằng với mức thu nhập của người Mỹ vào khoảng năm 1940’ (nhatkyyeunuoc1)… Và người Mỹ sau khi bị ‘viêm loét dạ dày nặng’ bởi tham gia chiến tranh VN, rồi Iraq, nay họ đã ‘ợ chua tới cổ’, và các bạn đã từng tiếp xúc với người Mỹ hay xem họ thể hiện trên phim ảnh thì ‘người Mỹ = làm việc + nghiên cứu + đi du lịch’, nên dễ hiểu là trước kia họ đã xem kinh tế là số một, còn quân sự hay chính trị là để bảo vệ cho mục tiêu kinh tế đó - dù hơi quá đà!, nhưng rõ ràng là nay họ (chẳng hạn qua các phát biểu của ông Obama, ông Trump hay bà Hillary) không còn màng tới chuyện được gọi là ‘xâm chiếm’ nước khác gì gì đó (nước nào bị mất một tấc đất bởi Mỹ thì giơ tay lên!), nói chung là nếu họ chí chăm vào nước Mỹ cộng Alaska và dãn dân sang Canada (có diện tích 9,95 triệu km2, lớn hơn Mỹ, TQ, nhưng dân số chỉ có khoảng 36 triệu người à!) thì họ ăn mấy trăm năm nữa cũng không hết!
2. Liên minh châu Âu thì khỏi phải bàn, đố ai mà động đến sợi lông chân của họ được, trừ ai đó muốn làm IS!; vả lại, cũng giống như Mỹ, nay họ lo giải quyết vấn đề trong nước thấy mồ!, hơi đâu mà lo thò dài tay sang các nước khác làm chi cho mỏi tay!
3. Nhật thì luôn luôn đáng gờm, bởi họ có cái ‘chất lượng Nhật Bản nhất thế giới’!, hơn nữa, nước Nhật có thể gọi là ‘quốc gia thông minh’, chưa kể đến việc thế hệ trẻ Nhật có đến nửa triệu người đang tự giác sống trong cô đơn!, vì thế, họ cũng chả thèm gì cái mộng bành trướng xâm lược của cái thời samurai xa xưa nữa!
4. Tôi đánh giá anh Tàu vào hàng thứ tư, bởi vì trên thế giới hầu như ai cũng biết cái ‘ma-dzê in China’ là tồi tệ như thế nào!, hầu như ai cũng biết và đề phòng với cái ‘chủ nghĩa bành trướng Đại Hán truyền kiếp’ của họ, trừ mấy anh cùng… họ với anh Kia Pu Cham; hơn nữa, Tàu quả là sai lầm lớn khi đang xí xớn đòi làm lông thế giới… Nếu họ không mưu toan bành trướng xâm lược kiều ‘tức thượng xuất hạ’ (bá đạo), mà ngược lại lo tập trung giải quyết tốt vấn đề xung đột nội bộ, biết thượng tôn người dân, khai thác tốt các tiềm năng ở trong nước và Biển Hoa Đông (Đông Hải) thì dân họ sẽ có ‘của ăn của để’ ít nhất là vài trăm năm nữa!
5. Còn Nga thì kinh tế, khoa học-kỹ thuật từ yếu đến quá yếu, GDP bình quân là 1.457 USD/người - mới ‘xem xem’ Việt Nam, mà ông Putin quá tham vọng làm một trong 3 cái chân kiềng của nền ‘Tam quốc chí thế giới’ bằng… vũ khí quân sự (bá đạo!), nên làm cái hào quang vĩ nhân của anh đã lóe sáng nay đang dần tắt, cụ thể là vừa rồi ở G20, ông Putin - người rất ái mộ nhà văn Aitmatov - choàng vai lão AQ, nói không đồng ý với ‘phán quyết của Tòa án La Haye’, cho thấy rằng Nga sắp sửa nhận đủ 18 cú ‘Giáng long thập bát chưởng’ của đỉnh đỉnh đại danh Hồng Thất Công-La Haye rồi đó!; và vì sao quá tham vọng?, vì nước Nga rộng nhất thế giới (17,07 triệu km2), gần bằng cả nước Mỹ và Tàu cộng lại, mà dân Nga chủ yếu sống ở phần châu Âu (Tây Nga) chỉ có 23% diện tích nước Nga mà tập trung tới 78% dân!, nếu mà họ khai thác tốt 77% phần lãnh thổ còn lại thì ăn 1000 năm nữa vẫn chưa hết!
(Ngoài ra, Ấn Độ, có diện tích 3,29 triệu km2 và dân số khoảng 1,22 tỉ người, mặc dù một dân tộc yêu chuộng sự ‘bất bạo động’, nhưng về sức mạnh quân sự cũng ‘kẻ tám lạng, người nửa cân’ so với Tàu, nên nếu Tàu mà động đến họ thì ‘hừ..hừ…’).

3
‘Hội nghị hạ đỉnh G20’…
Nói thêm, về TQ thì Marco Polo (1254-1324) đã viết trong cuốn ‘du ký’ của ông: ‘Chính Marco Polo cũng đã xác nhận rằng ngay cả ở thế kỷ thứ 13, TQ phồn thịnh hơn châu Âu nhiều. Nhưng tại sao sau đó lại thua châu Âu? Có nhiều giải nghĩa phức tạp về văn hóa nhưng có lẽ nguyên do dễ hiểu là từ thế kỷ 15, châu Âu có thiên tài Gutenberg đã phát triển kỹ thuật in hàng loạt lớn. Từ đó văn hóa châu Âu phát triển nhanh chóng... (maxreading.com), và cụ ‘Wikipedia’ có viết: ‘Chu Nguyên Chương đã gắng sức thu lấy quyền lực và lập ra một triều đình thường bị tiếp sau bởi những đứa con cháu kém khả năng hơn mình’…, như vậy thì có thể suy diễn là vào thời Minh, để củng cố chiếc ghế của mình, họ Chu đã triển khai mạnh cái được gọi là chế độ ‘cẩm y vệ trị’ (Đông Xưởng và Tây Xưởng), đến thời Càn Long thì y lại tiếp thu cái truyền thống ‘hạ mục vô nhân’ (dưới mắt không có người) của Quan Công (sau khi được Lưu Bị thăng chức Hán đình hầu), đến thời Từ Hi thì y thị lại tung hê cái ‘hoàng thượng vẹo trán, vẹo trán, vẹo vẹo trán’, nên những Newton, John Kay, Jame Watt, Etienne, Lenoir, Karl Benz
, Gottlieb Daimler, Edison, Westinghouse, Tesla, Joseph Day, Henry Ford… sợ hãi chạy sang… đầu thai bên ‘Mẽo’, để lại cho bà cái giấc hoang mộng ‘Đông Phương Bất Bại’ kèm theo ‘bốn chữ vàng’ nhục nhã treo trước cổng Hắc Mộc Nhai-Trai Nam Hủng, đó là ‘Đông Á bệnh phu’, ha..ha..ha…
*
Còn nay, tại ‘Hội nghị thượng đỉnh G20’ ở Hàng Châu (TQ), có một tuyên bố chủ yếu:
-‘Chúng tôi sẽ cố gắng bảo đảm rằng sự tăng trưởng kinh tế của chúng tôi đáp ứng các nhu cầu của mọi người và đem lại lợi ích cho mọi đất nước và mỗi người, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên cùng những tầng lớp kém may mắn, bằng cách tạo ra nhiều việc làm có chất lượng hơn nữa, bằng cách tác động vào các mối bất công, và bằng cách loại bỏ nạn nghèo sao cho không ai bị bỏ mặc’. Đối với những nền kinh tế đông dân nhất thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Indonesia, đây chính là những mục tiêu phấn đấu lâu dài đầy cam go.... (Tuổi trẻ cuối tuần, 11/9/2016)
Mới đọc tưởng là ‘tương giao’, nào ngờ ‘tương tranh’, vì sao? Vì nó chỉ là những lời ‘hoa mỹ’ chứ trên thực tế việc ‘đem lại lợi ích cho mọi đất nước và mỗi người’, ‘tác động vào các mối bất công’, ‘sao cho không ai bị bỏ mặc’… chính là cái ‘gót chân Achilles’ của chính TQ mà báo Tuổi Trẻ đã chỉ ra ở trên.
Qua vụ ‘Chiến tranh biên giới phía Bắc’, ‘Độc chiếm nguồn nước sông Mekong’, ‘Giàn khoan 981’, ‘Ngăn cản/đâm chìm tàu bè ngư dân VN’, ‘Phát triển nóng, làm ô nhiễm môi trường của cả nước’, ‘Xây dựng các căn cứ quân sự tại Hoàng Sa và Trường Sa’, ‘Xây dựng vùng Nhân dạng phòng không AIDZ’*, ‘Không tuân thủ luật pháp quốc tế (vụ Tòa án La Haye)… chỉ ra mặt giấu sau của cái tuyên bố G20 này là… chiến tranh!
*
Còn ta thì sao? Vào ‘thời CMKHKT lần một’ (từ 1650) thì mấy tên lãnh chúa hủ nho của ta đang lo cái ‘Trịnh Nguyễn phân tranh’ hơn 150 năm - từ 1627, đến ‘thời CMKHKT lần hai' (từ 1871) mà tên vua Lê Chiêu Thống còn chạy sang bám đ… Tàu để giữ cái ghế ‘An Nam quốc vương’ (1789), vua Tự Đức còn đi mộng du trong giấc mơ Tàu muôn thủa: ‘Thất thập nhị hiền, hà hiền hà đức?’, cả đống Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm), Tản Đà, Nguyễn Bính, Ngô Tất Tố, Nguyễn Gia Thiều… còn làm thơ* ca tụng Dương Quý Phi!!!, còn vào ‘thời CMKHKT lần 3’ (từ 1914) thì có người nói ‘Viet Nam to be or not to be that is the question today?’ (Việt Nam là gì trong thế giới hôm nay?), nghe rất giống với cái câu hơi bị thảm mà ông Shakepeare cách đây 400 năm đã gửi về tương lai: ‘To be or not to be, that is a questiion’:
-Vấn đề là anh tồn tại hay không tồn tại!, ha..ha..ha…
Còn Campuchia? Không có thì giờ để viết…, tạm nói là anh bạn Campuchia có theo Tàu là cũng vì ‘ăn xổi ở thì’ chứ không muốn làm ‘con rồng châu Á’ hay ‘như Singapore’ gì gì đâu!, còn ‘xứ rùa X’ thì vì có ước mơ làm con rồng châu Á nên chí khí phải hoàn toàn khác:
-Nếu nước nào mà bắt chước anh Campuchia thì trông rất giống thằng Kia Bu Chôm, ha..ha..ha…

Tóm lại, nếu nói ‘bá chủ thế giới’ với chất ‘vương đạo’ thì anh AQ không có cửa, vả lại, trong cái thời ‘thế giới phẳng’ này, trong cái thời cách mạng khoa học-kỹ thuật ‘thông minh’ lần thứ tư sắp đến, nếu ai đó cứ lãi nhãi mấy chữ ‘cục đại’ thì quá lạc hậu rồi, ai mà ‘sèm’!, vì tuyệt đại đa số loài người muốn sống yên thân, hay nói một cách khác là muốn tương giao hơn tương tranh!, bằng chứng sờ sờ ra là tối nay kênh VTC2 có nói rằng nay không những sinh viên VN mà cả các nước khác đều muốn sang Mỹ học…
Và nếu ‘anh chàng AQ to con’ lo tu tỉnh, sống cho tử tế, từ từ lấy nhu khắc cương, đẩy mạnh ‘mô hình văn hiến vĩ đại’ của họ, cụ thể là có những hành vi quân tử/quang minh chính đại để thu phục lòng người một cách ‘vương đạo’ như Vương Trùng Dương hay Chu Bá Thông - những kẻ đứng đầu ‘Võ lâm ngũ bá’, thì cơ may làm bá chủ thế giới là rất lớn!
Nhưng nghe vậy, ông Trịnh Công Sơn ở dưới Cổ Mộ mới nhắn tin lên, bảo:
-Đó chỉ là một ‘giấc mơ đời xa vắng’.

(HẾT)
---------

Chú dẫn:
  1. Cách mạng khoa học-kỹ thuật: Học giả người Anh J.D. Bernal vào năm 1939 đã giới thiệu khái niệm ‘Cách mạng khoa học-kỹ thuật’ trong tác phẩm ‘The Social Function of Science’ (Chức năng xã hội của khoa học) để mô tả vai trò mới của khoa học - kỹ thuật trong tiến trình phát triển của xã hội. Bernal đã vận dụng thuyết về lực lượng sản xuất của Marx để minh chứng rằng khoa học đang trở thành một ‘lực lượng sản xuất’ trong xã hội (wikipedia)… Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ nhất còn gọi là ‘thời kỳ tiền cơ giới hóa’ xuất phát ở Anh, kéo dài khoảng 200 năm - từ những năm 1670 đến 1870, tạm hiểu là thời kỳ của ‘động cơ hơi nước’, khởi đầu bởi việc chế tạo ra ‘thoi bay’ của John Kay năm 1733 (làm năng suất lao động tăng lên gấp đôi), đến phát minh ra ‘động cơ hơi nước’ của Thomas Newcomen và James Watt năm 1763, rồi ‘máy dệt’ chạy bằng sức nước của Richard Arkrwight - 1769 và Edmund Cartwright - 1775 (làm nsld tăng lên 40 lần), rồi kỹ thuật luyện thép ‘puddling’ của Henry Cort - 1784 và Henry Bessemer - 1885, rồi chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên năm 1804, chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên của Robert Fulton - 1807, chiếc động cơ điện đầu tiên của Faraday năm 1821, đầu máy xe lửa bởi Stephenson năm 1831, rồi máy in ấn bởi Gutenberg từ năm 1455 tiến đến máy làm giấy từ bột gỗ năm 1840 và sản xuất giấy cuộn bởi Benjamin Tighman - 1866, và Carl Dahl  - 1880… Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai còn gọi là ‘thời kỳ cơ giới hóa’ chủ yếu xuất phát ở Đức, kéo dài khoảng 40 năm, từ sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ 1871 đến 1914 - khi nổ ra Thế chiến thứ nhất, tạm hiểu là thời kỳ ‘động cơ xăng dầu’ rồi ‘phương pháp sản xuất dây chuyền’, mà ngoài việc thay việc làm giấy từ gỗ sang bông và lanh năm 1870 (hay việc phát minh ra kỹ thuật in Linotype bởi Mergen Thaler năm 1884 và kỹ thuật Mototype từ người Nga rồi được hoàn thiện bởi John Bancroft năm 1897), việc phát minh ra (động cơ đốt trong) của Etiene Lenoir năm 1860 đến chiếc xe máy chạy bằng hơi nước đầu tiên bởi hai người Pháp là Pierre Michaux và Louis-Guillaume Perreaux năm 1868-1869, rồi phát minh ra ‘động cơ chạy bằng than đá’ ở Etienne Lenoir vào những năm 1870, rồi sau đó là ‘động cơ dầu’ ở Đức bởi Karl Benz năm 1885, rồi Gottlieb Daimler năm 1886… dẫn đến sự phát triển nhanh và mạnh của ngành ô-tô/đường sắt, mà được phát triển qua Mỹ với việc sản xuất ra hàng loạt động cơ điện một chiều bởi Edison, động cơ điện xoay chiều bởi Westinghouse, Tesla, đi cùng với tên tuổi của những nhà sản xuất ô tô dây chuyền nổi tiếng như Joseph Day - Anh, rồi kế thừa hoàn chỉnh bởi Henry Ford - Mỹ và đã dấy lên cuộc cách mạng lắp ráp (Assembly Revolution)… Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật lần thứ ba còn gọi là ‘thời kỳ điện tử và công nghệ số’, kéo dài khoảng 100 năm, từ 1915 đến nay (gồm hai giai đoạn: ‘cách mạng nguyên tử lực-điện tử’ từ 1915-1968 và ‘cách mạng thông tin’ từ 1969-nay)… mà ta hay nghe qua các từ/cụm từ như ‘vật lý nguyên tử’, ‘lượng tử/hạt cơ bản’ gắn liền với các tên tuổi của Niels Bohr, Rutherford, Einstein, Lobasepski, Hilbert, Heiseinberg, Schrodinger, Dirac…, rồi nào là ‘môi trường’, ‘sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo’, ‘biến đổi khí hậu toàn cầu’, ‘thành phố thông minh’… mà đi song song với nó là ‘công nghệ Internet’ với các khái niệm ‘thời @’ bởi Bob Kahn và Tomlinson - 1972, rồi Bob Metcalfe, Vinto Cerf - 1973, ‘mạng FTP’ (1976), ‘mạng LAN’ (1985), ‘siêu văn bản WWW’ (Ted Nelson - 1985, rồi Tim Berners Lee - 1998), ‘dịch vụ Webmail - Microsoft’ (1996), ‘công nghệ Wi-Fi’ (1999), ‘tiền kỹ thuật số - Bitcoin’ (Nakamoto - 2009), chưa kể đến các khái niệm ‘robot’, ‘công nghiệp trò chơi iPod’, ‘phối khí điện tử EDM’ (Electronic Dance Music)… tiến rất nhanh với khoảng cách thời gian ngày càng thu hẹp.
  2. Chiếc máy tính đầu tiên: Vào những năm 1939-1945, với cái máy tính to bằng… cái nhà, cứ hình dung là khoảng 6x6=36m2, Alan Turing và các bạn cùng nhóm có nhiệm vụ giải mã ‘hệ thống mật mã điện báo Enigma’ của Đức, mà các vận động quân sự của Đức ở trên bộ, trên biển cũng như trên không (hầu như) đều bị phát hiện… Sau này, các sử gia phương Tây, đặc biệt là nước Anh, đã ‘đánh giá’ là thay vì Đại chiến thế giới lần 2 kết thúc vào năm 1947 thì lại kết thúc sớm 2 năm - vào 1945: đó là nhờ công của Turing!; thay vì chết 114 triệu người thì lại chết 100 triệu người (theo TT Putin, xem dưới): Turing đã cứu được 14 triệu người! (theo phim ‘Trò chơi mô phỏng’ - The Imitation Game)
  3. Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm), Tản Đà, Nguyễn Bính, Ngô Tất Tố, Nguyễn Gia Thiều… làm thơ ca tụng Dương Quý Phi: ‘Đong đưa khoe thắm, đưa vàng. Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha’ (Bích Câu kỳ ngộ); ‘Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong. Ví chăng non ngọc không nhìn thấy. Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông’ (Ngô Tất Tố dịch Bạch Cư Dị); ‘Phù dung đó! Mặt ai đâu tá?. Mày liễu đâu? Cho lá còn như! Càng trông hoa liễu năm xưa. Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm (Tản Đà dịch Bạch Cư Dị); ‘Dẫu mà tay múa, miệng xang. Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng’ (Nguyễn Gia Thiều), xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/uong-thai-ton-giang-san-oi-my-nhan.html 
  4. Số liệu GDP mới nhất (2105) của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, xem: http://www.chanchinh.com.vn/vn/nuoc-nao-giau-nhat-the-gioi-2015-.html
  5. Tàu sân bay đầu tiên: HMS Ark Royal được xem là chiếc tàu sân bay Anh đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1914. (wikipedia)
  6. Tiền thân của thuật ngữ ‘Internet’: Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET… Năm 1980, Arpanet được đánh giá là mạng trụ cột của Internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là Nsfnet… Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (Cern) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985… Năm 1994…, WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ 2 sau dịch vị FTP. Những hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet… (Wikipedia)
  7. Vùng nhận dạng phòng không AIDZ của TQ ở biển Hoa Đông (chưa kể biển Đông): Bao trùm lên cả quần đảo Senkaku mà TQ tuyên bố có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và đá ngầm Socotra mà TQ tranh chấp với Hàn Quốc… Nhật Bản và Hàn Quốc không công nhận vùng nhận dạng phòng không này của TQ vì cho rằng khu vực này bao trùm cả không phận của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hoa Kỳ và Úc phản đối vùng xác nhận phòng không này của TQ với lý do việc xác lập vùng nhận dạng phòng không của TQ gây căng thẳng cho an ninh và ổn định của khu vực… (Wikipedia)
  8. Nội dung phim ‘Từ sinh đến tử’ (Cradle 2 The Grave): Một điệp viên Đài Loan tên Su (vai chính Lý Liên Kiệt) vừa qua Mỹ để xử lý một ‘vụ lớn’ được giao, vừa báo thù cho người anh/em đã bị một tay đồng môn phản bội là Ling giết chết… Có tay siêu trộm da đen Tony và 2 đồng bọn đi ăn cắp kim cương, nào ngờ trong đó có một loại hạt tinh thể đen mà là chất xúc tác quan trọng cho một loại vũ khí hủy diệt mạnh gấp vài ngàn lần bom nguyên tử… Tình tiết xảy ra rất phức tạp, cuối cùng Ling cùng với bọn ‘ganster Nga trọc’ đoạt được túi tinh thể đen, rồi bọn siêu quyền lực trên khắp thế giới xúm lại tham gia đấu thầu… Nhờ sự tấn công bất ngờ, sự hỗ trợ của nhóm bạn da đen, sự thông minh nhạy bén của Su, cuối cùng Su đoạt lại được các hạt tinh thể đen: anh đã… hủy diệt chúng đi. Xem tại: http://iphim.vn/xem-phim-tu-sinh-den-tu-cradle-2-the-grave-492.html

8 nhận xét:

  1. Gia Tue (FB)
    Mời huynh !
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=204922046588738&set=p.204922046588738&type=3
    Ảnh của Gia Tue.
    3 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muội nghe bài hát này nè! Trung Thu vui nhé!
      http://www.nhaccuatui.com/.../thang-cuoi-le-thuong-to-ha...

      THẰNG CUỘI (Lê Thương)

      Bóng trăng trắng ngà
      Có cây đa to
      Có thằng Cuội già ôm một mối mơ
      Lặng yên ta nói Cuội nghe:
      ”Ở cung trăng mãi làm chi”
      Bóng trăng trắng ngà
      Có cây đa to
      Có thằng Cuội già ôm một mối mơ

      Gió không có nhà
      Gió bay muôn phương
      Biền biệt chẳng ngừng
      Trên trời nước ta
      Lặng nghe trăng gió bảo nhau:
      ”Chị kia quê quán ở đâu”
      Gió không có nhà
      Gió bay muôn phương
      Biền biệt chẳng ngừng
      Trên trời nước ta

      Có con dế mèn
      Suốt trong đêm khuya
      Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ
      Đền công cho dế nỉ non,
      Trời cho sao chiếu ngàn muôn
      Có con dế mèn
      Suốt trong đêm khuya
      Hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ

      Sáng rơi xuống đồi
      Sáng leo lên cây
      Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây
      Cùng trông ánh sáng cười vui
      Chị em ta hãy đùa chơi
      Sáng rơi xuống đồi
      Sáng leo lên cây
      Sáng mỏi chân rồi, sáng ngồi xuống đây

      Các em thích cười
      Muốn lên cung trăng
      Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang
      Mười lăm tháng Tám trời cho
      Một ông trăng sáng thật to
      Các em thích cười
      Muốn lên cung trăng
      Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang...

      Xóa
  2. ĐomĐóm [Blogger] Email 15.09.16@11:36
    "Và nếu ‘anh chàng AQ to con’ lo tu tỉnh, sống cho tử tế, từ từ lấy nhu khắc cương, đẩy mạnh ‘mô hình văn hiến vĩ đại’ của họ, cụ thể là có những hành vi quân tử/quang minh chính đại để thu phục lòng người một cách ‘vương đạo’ như Vương Trùng Dương hay Chu Bá Thông - những kẻ đứng đầu ‘Võ lâm ngũ bá’, thì cơ may làm bá chủ thế giới là rất lớn!"

    Đóm LIKE LIKE LIKE câu trên ! Anh chàng AQ to con rõ là to mồm, mặc dù anh ta chẳng hiểu gì hết và luôn ăn cắp chất xám của người khác làm của mình !

    Trung Thu thư giãn với 2 video nha Anh LB


    [youtube]B65DogI4tZM[/youtube]
    [youtube]hqNqeMAQFeg[/youtube]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thank Đóm!
      Nghe lại bài hát 'Thằng Cuội' này làm huynh rưng rưng nhớ lại quá khứ - lúc đó có 4 người (chú. bác) tổ chức cho chúng cháu chơi Trung Thu, nay họ đã chết hết rồi!
      Nay mình kế tiếp quãng đời phía trước, nhìn lại quá khứ thấy vẫn... đẹp, trong lúc hiện tại quá bùng nhùng - đọc báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày 15/9/2016 thấy thế sự ê chế quá đi, chả ra gì! Thôi, MAKEDOI!
      Gửi lời thăm 2 cháu, chắc lớn xổng và xinh đẹp như tiên nữ hết rùi!, hi...

      Xóa
  3. Lưu comt MTV:

    Cõi tạm nhưng mà có mùa thu
    Vàng rơi thoi thóp cuối lưng chiều
    Ra vào phòng vắng hoài... hơi ấm
    Ta, bỗng thở dài, hơi thuốc đau!

    Trả lờiXóa
  4. Lưu tư liệu:
    http://baohatinh.vn/xa-hoi/dung-phoi-bay-tam-trang-cua-minh-len-mang-xa-hoi-nua/120354.htm

    Đừng phơi bày tâm trạng của mình lên mạng xã hội nữa! (theo Blogradio, tóm lược)

    Ngoài kia có biết bao nhiêu con người, mỗi người có một cuộc sống riêng và họ không có thì giờ để quan tâm đến tâm trạng của bạn đâu. Còn người thật sự quan tâm đến bạn thì không cần phải dõi theo bạn qua Facebook.
    *
    Nhưng dù sao trưởng thành cũng là cả một quá trình, để bạn nhận ra những điều này cũng là một quá trình… Cái ứng dụng Ngày này năm xưa của Facebook thật là đem lại cho người ta nhiều cảm xúc. Những kỷ niệm của những năm tháng cũ, buồn có, vui có, hạnh phúc, khổ đau… đủ mọi cung bậc cảm xúc đều được lưu giữ lại trên timeline, nhất là với những người thích chia sẻ. Có khi chỉ là những dòng status rất vu vơ của một thời trẻ trâu nào đó...
    Tôi bắt đầu nhận ra những nguy cơ của việc chia sẻ hầu như mọi thứ trong cuộc sống của mình lên mạng xã hội. Sẽ không có anh hùng bàn phím nào vào soi trang cá nhân của tôi, nhưng tôi kết bạn với rất nhiều thành phần, có thầy cô giáo, đồng nghiệp, sếp, người thân, bạn bè… Những năm tháng tuổi trẻ, tôi đã dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Tôi từ chối những cuộc đi chơi cùng bạn bè vì lười, tôi chỉ biết dán mắt và nhìn cuộc đời qua chiếc màn hình bé xíu. Những dòng status tâm trạng, nó là bằng chứng tố cáo một nội tâm bất ổn của một người trẻ, nhạy cảm, sống khép mình, chưa tìm được hướng đi đúng đắn cho mình, chưa định hình về mặt tính cách...
    Bạn có thể có tình yêu, nhưng đừng lên Facebook khoe về tình yêu nhiều quá! Không ai cấm bạn hạnh phúc và bày tỏ niềm hạnh phúc của mình cho cả thế giới biết, nhưng chỉ nên ở một chừng mực nào đó thôi bạn nhé, giữ lại một chút gì đó riêng tư cho mình. Có những cô gái thi nhau khoe người yêu chuẩn soái ca của mình để thể hiện rằng mình không hề kém cạnh bạn bè. Nhưng tình yêu của mỗi người có một màu sắc riêng và bạn không nhất thiết phải tô màu hồng cho tình yêu của mình để giống những người khác…
    *
    25 tuổi, tôi học cách sống thản nhiên và im lặng. Tôi hạn chế dùng Facebook, không còn hay viết lên những dòng tâm trạng của mình. Không phải vì tôi không có tâm trạng mà vì cảm thấy viết ra là điều không cần thiết, nó chỉ khiến tôi cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi. 25 tuổi, lần đầu tiên tôi nhận ra việc dùng mạng xã hội ngốn rất nhiều thời gian của mình mà nó cũng không khiến tôi hạnh phúc hơn.
    Mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bất an, tôi tìm đến những bản nhạc thiền giúp tĩnh tâm. Tôi tìm đọc những lời Phật dạy giúp mình sống an nhiên tự tại. Tôi tìm cho mình một vài sở thích mới, thú vui mới như là học chơi một loại nhạc cụ chẳng hạn. 25 tuổi, tôi nhận ra:
    -Mình cần dừng lại việc nhìn cuộc đời qua chiếc màn hình bé xíu vì cuộc đời rộng lớn ngoài kia còn có nhiều điều đáng để tôi trải nghiệm. Quãng thời gian tuổi trẻ không còn nhiều, tôi sẽ làm những điều trước giờ mình vẫn muốn làm, trải nghiệm những thứ mà tôi chưa từng trải nghiệm…

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Mưa:

    Buông trong thoảng mưa chiều
    Thuốc sầu, bay khói trắng
    Cà nâu, đắng cõi lòng
    Buông hoài, đời cũng thế!

    Trả lờiXóa