Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

874. Truyền thông Mỹ bị… đại bại (Thư giãn)

Tôi quên mất câu chuyện truyền thông chính trị nào đó là… đại thắng hay đại bại, bởi vì thế giới này đẹp quá…

Trời Đông xa ngóng trời Tây: lạnh
Khói cuộn u buồn mỏi mắt bay
Động gió lan lan, đêm thèm... lạ
Em, quá diệu kỳ!, anh... sống thêm!
---------

Chữ ‘đại bại’ này là do tôi nhớ trong một bài text trong một giáo trình tiếng Anh (quên tên, trước và sau năm 1990, dùng đi kèm với cuốn Streamline English), nói về một viên chỉ huy bị đánh bại, tạm nhớ là ‘Captain defeated’… Ngoài ra, trong cuốn ‘Lịch sử thế giới’ của VN (thời 1975-1980) có câu ‘Triệu Khuông Dẫn đả bại quần hùng và lên ngôi minh chủ’… Và rất phong phú, trong tiếng Việt có các trạng từ đi với chữ ‘thất bại’ như: đau thương, đáng kể, đớn đau, ê chề, nặng nề, nghiêm trọng, nhục nhã, thảm hại/thê thảm…, nên tiêu đề trên có thể dịch là: ‘Mr. American Media strongly defeated’  (cười).
Người ta thường nói từ ‘tiến hóa’ (evolution), rồi cứ ‘nam mô’ hoài mà chưa chắc đã… đúng, mà hãy cứ hiểu theo nghĩa rất ‘hot’ và thực tế: Nói tiến hóa thì phải có ‘thoái hóa’, nhưng nó luôn hàm nghĩa là ‘thích nghi’ với cái ‘đang là’, cụ thể là với ‘luật chơi’ (của thế giới), mà những ai đó/nhóm lợi ích nào đó không thích nghi thì sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, không sớm thì muộn. Điều này không chỉ đúng với nước ‘Mỹ’, mà còn đặc biệt đúng với ‘xứ rùa X’, tức là đúng với cả thế giới, rộng hơn là thế giới tự nhiên, nên dĩ nhiên là đúng với cho cả lịch sử xưa nay… 
Và lưu ý rằng, hơi khác với cụm từ ‘những người im lặng lên tiếng’ (chỉ giới dưới trung lưu/trung lưu Mỹ) là một thuật ngữ bầu cử được sử dụng khá phổ biến từ thời tổng thống Nixon, nhất là vào thời ông Trump, tôi viết bài này với tư cách là ‘người im lặng không lên tiếng’!


1
Truyền thông và ‘những người im lặng’…
Sau cái vụ Trump ‘đả bại’ bà Hillary, có không ít người - từ giới học giả tới bình dân - đều có dịp ngồi lại để ít nhiều phân tích ‘taị sao?’, mà không theo kiểu ‘nói theo’ kẻ chiến thắng, nói chung là họ chủ yếu phân tích là tại sao ông Trump lại thắng?, ông Trump có cái gì hay?, và quan trọng nhất đối với một bậc khá thức giả là tại sao tôi lại đánh giá sai?, mặc dù cuối cùng cũng chỉ là… chém gió (cười). Theo dõi các câu chuyện nơi trà dư tửu lậu, tôi tạm rút ra 2 nguyên nhân chính sau đây: một là, giới truyền thông ‘Mỹ’ đã cung cấp cho ta những thông tin khá méo mó: cường điệu, phiến diện, ‘xấu ít xít ra nhiều’ - một nói thành mười, thành trăm, còn cái hay/cái tốt, cái sự thật bị không thừa nhận, bị che đậy hay ỉm đi, thậm chí là bị hạ bệ/trù dập (troll), hay bị lái ngược tới… 180 độ!; hai là, nhiều nhà chính trị không hiểu do vô tình hay cố ý, hay do quá sa đà vào mục tiêu cá nhân/của nhóm lợi ích, mà ‘thường’ quên đi trên 99% dân thuộc loại ‘khi những người im lặng lên tiếng’, v..v...
*
Đứng trước vụ ‘truyền thông’ này, đặc biệt là sau khi thắng cử, ông Trump có một giải thích như sau:
-Tôi nói cả bài, có nhiều nội dung, hàm đủ các ý nghĩa, nhưng người ta chỉ trích ra có một câu, mà trong câu đó, người ta chỉ trích ra có mấy từ! Ví dụ họ nói tôi nói là ‘người Mexico nhập cư toàn là người xấu, toàn là đồ hiếp dâm’, nhưng thật ra tôi nói là ‘trong số những người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico thì có lẫn người xấu, trong đó có tội phạm hiếp dâm’… (tóm tắt, ‘Truyền thông thích căm ghét tôi’*, Donald Trump, báo Tuổi Trẻ, ngày 11/11/2016).
Tại sao giới truyền thông hiện nay vẫn thường tuyên truyền cái được gọi là ‘duy ý chí’ - của một người/nhóm lợi ích nào đó - cho người dân? Theo tôi, phần nhiều là vì chắc ai đó đang nhớ vụ ông trùm truyền thông của phát-xít Đức là Goebels có nói rằng ‘nếu cứ tuyên truyền sự giả nhiều lần thì nó sẽ biến thành sự thật’!
Xin ai đó hãy quên đi, vì ngày nay ta đang sống trong một ‘thế giới phẳng’, nên nếu có tuyên truyền cái ‘sự giả’ thì chỉ có hiệu lực chút chút trước mắt thôi, nhưng không thể lâu dài, thậm chí là phản tác dụng!
*
Nhiều nhà chính trị ‘thường’ quên đi trên 99% dân thuộc loại ‘khi những người im lặng lên tiếng’... Tại quán cà phê sáng nay, cô chủ quán chỉ cho tôi xem một bài viết trên Facebook (hình như là của GS Nguyễn Khắc Mai!), có nói về khái niệm mới là ‘BA XA’, đó là: xa dân, xa lợi ích dân tộc, xa thời đại… Tôi cảm thấy thích khái niệm ‘BA XA’ này, mà chỉ với tư cách blogger, tôi cảm nhận là hình như không ít trong chúng ta - có nhiều lúc đã ‘xa thời đại’, dĩ nhiên là kể cả tôi.
Thật vậy, không nói về ‘bản lĩnh chính trị’, dưới một góc độ nào đó thì ông Trump có vẻ ‘gần thời đại’ hơn bà Hillary, đặc biệt là ông nói rất thực tế:
-Trong 30 năm nay, có 14,4 triệu người Mỹ bị thất nghiệp bởi các nhân nhượng kinh tế quá mức của các tổng thống nhu nhược tiền nhiệm Mỹ đối với TQ; mỗi năm Mỹ bị tuồn vào TQ hết 300 tỉ USD!, vị chi trong 3 năm thì Mỹ bị ‘bốc hơi’ vào TQ là 1000 tỉ USD!; ‘người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả’ (Trump)!; nếu TQ ngày càng có nhiều tiền, thì họ sẽ không đầu tư nhiều vào H, R&D, E*, mà sẽ tập trung đầu tư rất cao vào việc đánh cắp thông tin về công nghệ vũ khí chiến tranh hiện đại, trang bị quốc phòng và chạy đua vũ trang… (tóm tắt, ‘Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc’, Donald Trump).
*
Ngoài ra, xin nói thêm một thực tế (vĩ mô) khác, đó là cuộc ‘Cách mạng công nghiệp lần thứ 4’, mà không cần nói chi xa xôi đến cái máy bay tàng hình J-20 của TQ* (mới triển lãm và biểu diễn ngày 1/11/2016, tại TP Chu Hải, Quảng Đông, được có… 60 giây, híc..híc…, bắt chước giỏi lắm là hại điện bằng cái gót của chiếc F-111 của Mẽo bị rơi ở VN năm 1972, cách đây 44 năm!), tôi chỉ xin nhắc đến cái điện thoại thông minh (Smartphone) cho các bạn dễ hình dung:
-Với giá dao động từ 3 triệu đến 30 triệu đồng, chúng ta có thể dùng phần mềm ‘FB chat’, Skype, Video Call… để chat, gọi điện, gởi hình/clip… với cả thế giới trong vòng một nốt nhạc, có thể chém gió cả buổi, nghe nhạc cả… năm, hay xem truyền hình trực tiếp World Cup, Euro Cup, AFF Cup… mà không mất tiền…
Bởi vậy mà trong đa số các bài viết hay bài phát biểu vận động tranh cử, ông Trump đều nhấn mạnh mối lo âu về tệ nạn ‘hacker’ - loại điệp viên hiện nay chuyên ‘đánh cắp thông tin công nghệ, đặc biệt là về công nghệ vũ khí chiến tranh hiện đại’…

2
Xã hội ‘Mỹ’ cần lãnh tụ NĂNG ĐỘNG…
Khác với các cuộc bầu cử ‘âm ma’ khác mà có thể với những tượng đài trong quá khứ hay trong viện bảo tàng… sống dậy để làm chỗ dựa cho ai đó hay làm ‘bóng đè’, cuộc bầu cử đầy dương tính ở Mỹ đã và đang giúp ta nhìn rõ hơn về bức tranh thế giới chính trị hiện đại.
Xã hội ‘Mỹ’ (hay thế giới phát triển) dĩ nhiên là một xã hội coi trọng sự ‘kỹ tính/cân nhắc’, nhưng quan trọng hơn rất nhiều là họ cần sự NĂNG ĐỘNG*: đột phá, táo bạo, dám nghĩ dám làm, dám đối diện với sự thật (kể cả dám đối diện với cái ‘tiểu ngã’ của mình, đối với cá thể), đặc biệt là dám đương đầu với các kẻ thù… vô hình! Vì thế mà xã hội Mỹ trở nên thực dụng hơn, nên ‘brexit’ hơn!, đó là khát vọng trở về mái nhà xưa để ‘làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ (make American great again - Trump), hơn là luần quần hỗ trợ cho cái ‘đại công trường TQ’ mà có nguy cơ lớn là nó sẽ xực phàn hết phần nạc, còn dân Mỹ có nguy cơ sẽ măm măm phần xí quách: ‘Chấm dứt luật Offshoring Act (sử dụng nguồn lực nước ngoài)* và thiết lập hàng rào thuế quan nhằm hạn chế các công ty Mỹ sa thải người lao động trong nước, chuyển công việc ra nước ngoài sau đó đem sản phẩm về tiêu thụ trong nước mà được hưởng thuế suất bằng không…’ (Donald Trump)…
Có lẽ vì vậy mà bà Hillary thất bại chăng! Và có phải vì thế mà ông Duterte - Tổng thống Philippines không tâm phục khẩu phục các tổng thống tiền nhiệm… khá ẩn nhẫn của nước Mỹ, mà tung hê ông Trump là ‘muốn nằm, muốn nằm, muốn nằm’!
*
Và mọi chuyện vẫn còn ở phía trước, nó sẽ không đơn giản với ông Trump vì hiện đang có hàng trăm ngàn người (2 triệu người!) ở Mỹ đang biểu tình phản đối ông, mà có thể có bạo loạn: ‘Hơn 100.000 người biểu tình ở New York chiều 12/11 đã tham gia diễu hành từ quảng trường Union và quảng trường Washington lên Trump Tower ở đại lộ 5 và phố 57, nơi Donald Trump và gia đình đang sống… Hàng dài người kéo dài trên nhiều dãy phố của đại lộ 5, một trong những con đường nổi tiếng với nhiều cửa hàng thời trang sang trọng. Đoàn người biểu tình đi bộ trên quãng đường hơn 3km qua nhiều khu phố ở New York để đến Trump Tower. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ mà một tổng thống vừa đắc cử đã bị người biểu tình phản đối dữ dội và trên quy mô lớn như vậy… Các tranh cãi trong nước Mỹ hiện cũng rất gay gắt và gây chia rẽ xã hội…’ (news.zing.vn)
*
Nhưng dù sao, ta cũng hiểu là (các) ứng cử viên hô hào trước bầu cử là như vậy, nhưng sau khi đắc cử thì chưa chắc họ đã làm hết những gì họ đã nói: ‘Nhà triết học Aristotle đã từng cảnh báo về khả năng trỗi dậy của những kẻ mị dân trong một nền dân chủ’ (Chiến thắng của Donald Trump có ý nghĩa gì?*, Châu Thanh Vũ), vì lúc đó họ bước vào một trận địa khác: đa dạng hơn, phức tạp hơn, thực tế hơn, khó khăn hơn và cần thống nhất hơn, mà trả lời lời bình của Trần Đắc Khiết trên FB, tôi có viết:
-Mình khen Trump có đầu óc 'mạo hiểm' của một thương gia, tuy nhiên, thành bại là chuyện khác, nhiều khi làm không được thì chuyển sang... 'tà đạo', như Putin hay ƯCV bá chủ Bỗng Điên vậy!, hehe... Wait and see!

3
Xứ rùa X cần Phù Đổng…
Hồi nhỏ, tôi nghe nói ‘mãi tặc’, ‘dâm tặc’, ‘lâm tặc’, ‘hải tặc’, 'đạo tặc'; rồi lớn nghe ‘cát tặc’, ‘vàng tặc’, ‘mèo tặc’, ‘đinh tặc’, ‘phá rừng tặc’, ‘cướp đất tặc’, ‘lấn chiếm vỉa hè tặc’; thậm chí... già nghe ‘tham nhũng quyền lực tặc’, ‘ăn mày quá khứ tặc’…: ôi, cái thời đại ‘nhiễu nhương’ nào đó đã sản sinh ra ‘tùm lum tặc’ làm cho dân ở đâu đó bị thành ‘đau đầu tặc’, nhưng lúc nào cũng nghe ai đó trên ti-vi xưng là ‘nhất’!
Mấy năm nay, tôi lại nghe người ta bi bô từ ‘cục đại’, tôi chả biết cái cục này to cỡ nào, nhưng nghe dân miền Tây nói là ‘to trà bá’, hi..hi… Trên thực tế, tôi có thấy trứng kiến, thằn lằn, cút, bồ câu, gà, vịt, ngỗng…, to nhất là trứng đà điểu… Không lẽ nói ‘cục đại’ là ý nói trứng… khủng long, hay ý nói phải trở lại ‘thời kỳ khủng long’ mới là ‘đại’?, không rõ, không phải ý của Mẽo, nhưng có thể là đây một loại truyền thông… đại bại!
*
Không quá mê ‘Thần thoại Hy Lạp’ hay ‘Huyền sử Tê Cu’, tôi thấy ở VN có ‘Thần thoại Việt Nam’ (Lĩnh Nam chích quái…) rất tuyệt, trong đó có ‘Sự tích trầu cau’, ‘Thần trụ trời’, ‘Lạc Long Quân và bà Âu Cơ’, ‘Sơn Tinh - Thuỷ Tinh’, ‘Phù Đổng thiên vương’… mà có blogger hiểu nhầm là ‘phi-thực tế’; nhưng không, nó hàm chứa (những) yếu tố rất thực, ví dụ như chuyện ‘Phù Đổng thiên vương’ bỗng vùng lớn lên khổng lồ, cầm cây gậy sắt hiện đại, và cỡi ngựa sắt khạc lửa ào ào…, đánh tan giặc Ân - kẻ thù phương Bắc xâm lược; đó là ‘khát vọng’ của tổ tiên ta đã gởi gấm cho các thế hệ sau, nhất là thế hệ @:
-Phải vùng lên lớn mạnh và hiện đại để không phải nấp bóng kẻ thù!
Và người ta có nói là ‘một bác sĩ làm sai thì có thể làm một bệnh nhân chết, nhưng một nhà chính trị đi lầm đường có thể làm cho cả một dân tộc bị ‘khốn nạn’, hay nói văn chương hơn là bị làm cái ‘thân phận nàng Kiều’; nhà 'chí trịnh' kiểu này, nếu có, sẽ làm được cái…ái…ái… gì…ì…ì… bền vững?, và có thể lèo lái được lịch sử tới đâu?, nếu không muốn nói là sẽ dẫn dân ‘bơi loanh quanh hồ rác’, theo một thành ngữ trên mạng mới đây!, mà ta không cần phải 'wait and see'!
*
Cuối cùng… Trong phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’ (Lý Liên Kiệt - Lâm Thanh Hà), Giáo chủ ma giáo Nhậm Ngã Hành có nói đại khái như sau:
-Đã có người thì có giang hồ, mà đã có giang hồ thì phải có ân oán, nên không thể thoát khỏi giang hồ được, vì người tức là giang hồ.
Nhưng…Chiều hôm kia, bỗng nghe ‘meo, meo, meo’, không ngờ có một ả mèo con xinh đẹp ở đâu đi lạc vào nhà tôi, rồi nó bám chân tôi suốt, nằm bên cả đêm, rồi ngày hôm sau, tôi đi đâu nó chạy theo đó, còn bây giờ đang nằm lim dim bên cạnh tôi: tôi có thêm một người bạn rất rất thân, xin cám ơn thượng đế! 

Image result for Léa SeydouxTối hôm qua, xem phim ‘Điệp viên 007: Bóng ma Spectre’*, tôi chấm nữ diễn viên Léa Seydoux là… đẹp nhất!, không ngờ trên đời lại có người đẹp như vậy!, tôi lại một lần nữa xin cám ơn thượng đế! Và chiều nay, ghé một cửa hàng tạp hóa gần nhà, nhìn ra xa, tôi bỗng thấy nắng chiều vàng rất rực rỡ, đẹp chưa từng thấy trong đời!, tôi lại một lần nữa nữa xin cám ơn thượng đế!
Rồi tôi quên mất câu chuyện truyền thông chính trị nào đó là… đại thắng hay đại bại, bởi vì thế giới này đẹp quá, và bỗng dưng ‘Quá nhi’ tôi muốn sống… tiếp.

(HẾT)
---------
Chú dẫn:
  1. Chiến thắng của Donald Trump có ý nghĩa gì? (Châu Thanh Vũ), xem: https://chauthanhvu.com/2016/11/09/chien-thang-cua-donald-trump-co-y-nghia-gi/
  2. Chấm dứt luật Offshoring Act - sử dụng nguồn lực nước ngoài... (Donald Trump), xem thêm: https://www.facebook.com/luong.lehuy.9/posts/1168650523219708
  3. ‘Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc’ (Donald Trump), xem thêm: http://nghiencuuquocte.org/2016/07/20/trump-day-la-cach-my-cung-ran-voi-trung-quoc/
  4. ‘Truyền thông thích căm ghét tôi’ (Donald Trump), xem thêm: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20161111/donald-trump-truyen-thong-thich-cam-ghet-toi/1217401.html
  5. H, R&D, E (human, research & development, environment): quyền con người/nhân bản, nghiên cứu & phát triển, môi trường…, theo một số thông tin trên internet thì TQ đầu tư kém Mỹ/các nước phương Tây từ 7 đến 22 lần!
  6. Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc: TQ khó mà bắt kịp được trong thời gian tới dù nước này bị cho là ăn cắp ý tưởng từ F-22 và F-35 để chế tạo J-20. Hồi đầu năm, Mỹ bỏ tù một người TQ vì ăn cắp tài liệu quân sự liên quan đến chương trình sản xuất F-35 và F-22 và sau đó gửi về TQ. Một số chuyên gia nhận định không phải ngẫu nhiên mà J-20 lại có nhiều đặc điểm giống với F-35 và F-22 đến vậy. Ông Bronk (Viện nghiên cứu liên quân hoàng gia Anh - RUSI) nói nhiều chi tiết của J-20 gần như đồng nhất với F-35 và F-22… (thanhnien.vn)
  7. Phim ‘Điệp viên 007: Bóng ma Spectre’, xem tại: http://www.phimmoi.net/phim/diep-vien-007-bong-ma-spectre-2971/
  8. ‘Tân tổng thống và bầu cử Mỹ trong mắt người Việt’ (Tuấn Khanh), xem thêm: https://www.trangcongnghe.com/tin-nong-trong-ngay/34593-tan-tong-thong-va-bau-cu-my-trong-mat-nguoi-viet.html

22 nhận xét:

  1. Nang Ly Sao (FB)
    FRIENDS FOREVER
    11 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, chào bạn mới (!), không biết trước đây chúng ta đã quen trên blog nào chưa nhỉ!
      Thanks, ngày mới tốt lành!

      Xóa
    2. Hrg trên Blogtiengviet và Blogspot NGUOINHAQUE

      Xóa
    3. À, hiểu rồi! Nick gì mà gống cô nương sế!, hi...

      Xóa
    4. Nang Ly Sao MÌNH BỊ UÝNH SẬP HẾT MẤY NICK RÙI. 'SÀO NẠNG' THEO CÁCH NÓI CỦA DẬN NAM KỲ CÓ NGHĨA LÀ HAY CHỎI NHƯ NGƯỜI NÔNG DÂN DÙNG CÂY SÀO ĐỂ CHỐNG XUỒNG. CÒN 'LÝ' THÌ MÌNH HỌ NGUYỄN, MÀ HỌ NGUYỄN LÀ GỐC HỌ LÝ. NGOÀI RA CÒN MỘT Ý NỮA LÀ NẾU CHỐNG CHỎI MÀ KHÔNG CÓ LÝ THÌ XUỒNG SẼ BỊ LỦI VÀO BỜ. HEHE

      Xóa
  2. Ha Thi Thanh Vi (FB) 14/11/2016 0:47
    Mỗi đoạn kết là hay, vì có mèo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ha Thi Thanh Vi
      Hàng trăm nghìn người biểu tình riêng ở New York... ở khắp mấy chục bang đều có biểu tình... anh nên theo dõi trang Zing.vn... đó là trang dẫn đầu trong việc đưa tin về bầu cử tổng thống Mỹ lần này...

      http://news.zing.vn/hon-100000-nguoi-bieu-tinh-chong-trump-tai-new-york-post697372.html

      Xóa
    2. Chiều này anh nghe ti-vi nói có đến... 2 triệu người, nhưng anh kg tin, híc...
      anh sẽ bổ sung vào ngay chỗ đó

      Xóa
    3. Ha Thi Thanh Vi
      Để em tìm cho anh một bài viết này mà em cho là thuộc loại tỉnh táo nhất

      https://chauthanhvu.com/2016/11/09/chien-thang-cua-donald-trump-co-y-nghia-gi/

      Xóa
  3. Ngoc Anh Tran‎ (FB)
    19 giờ (trước)

    Đọc bài bình luận của... triết gia (Nhà Gom Lá Bàng), phải nói là trên cả tuyệt vời, lời văn càng đọc, càng thấy cái tài lý luận... cao quá!, giải thích rõ ràng, lời văn trong sáng, đôi khi ví von... rất có duyên (không có nịnh đâu, vì ở xa quá có nịnh cũng chẳng được gì)

    Trả lờiXóa
  4. @ Ngoc Anh Tran Ha Thi Thanh Vi
    Ui, bây giờ mới... ráng trả lời được NAT và HTTV ơi, mấy ngày nay mỏi mắt quá, đang dùng ROHTO....
    Huynh viết bài theo các diễn biến thực tế, mà người ta hay gọi là 'Chuyện thường ngày ở huyện' - một tác phẩm khá nổi tiếng của nhà văn Nga Valentin Ovechkin khá phổ biến ở VN vào những năm 1980 - Phạm Mạnh Hùng dịch!
    Bởi vì trên mạng có vô số 'lý luận' khi thì có nét tương đương/giống nhau, khi thì khác nhau, thậm chí rất khác nhau hay đối nghịch, nên mình chả biết lấy cái nào làm sơ sở! (nên huynh thường nói sa vào lý luận là sa vào ngõ cụt!),
    Vì thế huynh mới căn cứ vào 'sự thật', vì đối với sự thật thì đúng/sai không phải là chuyện quan trọng lắm, mà rất quan trọng là ghi nhận và cảm nhận (mạnh nhất có thể) thế giới phong phú chung quanh ta nói lên cái gì!

    Trả lờiXóa
  5. ĐỌC CHO VUI

    DONALD TRUMP CỦA LA MÃ CỔ ĐẠI (Ancient Rome’s Donald Trump)
    TG: Philip Freeman, Dịch: Đậu Thế Hoàng, Nguồn: Trang web nghiencuuquocte

    …Cuối thế kỷ 2 TCN, anh em quý tộc nhà Gracchi đã cố gắng tạo ra một cuộc cách mạng chính trị từ bên trong, nhưng rồi bị giới quý tộc bảo thủ giết hại. Người cuối cùng cũng lật đổ được chế độ là một nhà quý tộc giàu có và tham vọng có tên CLODIUS, một thủ lĩnh dân túy từ chối tuân theo các luật chơi.
    *
    Clodius luôn lập dị và khó lường theo cách khiến cho dân chúng La Mã vừa choáng váng vừa thích thú. Thời trai trẻ, ông kích động một cuộc nổi loạn trong đám binh lính của anh rể mình. Về sau, khi đám cướp biển bắt được ông, ông đã thấy xúc phạm khi chúng chỉ đòi một khoản tiền chuộc không đáng là bao để thả ông (vì điều đó nghĩa là chúng coi ông không quan trọng - NBT).

    Với Clodius, không gì là thiêng liêng. Ông càng cư xử táo bạo bao nhiêu, người dân càng quý ông bấy nhiêu. Chẳng hạn như ở Rome, Clodius, vốn kết giao với nhiều phụ nữ có tiếng, phạm tội bất kính khi giả gái và thâm nhập vào lễ hội tôn giáo chỉ dành riêng cho phụ nữ của thánh nữ Bona Dea, với mục đích quyến rũ Pompeia, vợ của Julius Caesar. Vụ bê bối này dẫn tới việc Caesar ly hôn Pompeia, và nảy sinh câu châm biếm nổi tiếng rằng không ai được phép nghi ngờ vợ của Caesar.

    Sau khi thoát khỏi hình phạt bằng việc thuê một nhóm thầy cãi lớn và đút lót một khoản tiền lớn, Clodius bước vào chính trị trong nỗ lực nhằm giành được sự tôn trọng từ tầng lớp cai trị, những người nhanh chóng coi ông là một gã hề. Những người chỉ trích Clodius không hề nhận ra ông là một người thông minh, quyết đoán, và rất thông cảm với những nỗi thất vọng của dân thường.

    Sau khi giới chóp bu khước từ Clodius, ông bắt đầu phá vỡ mọi quy tắc trong hành trình truy tìm quyền lực. Ông từ bỏ địa vị quý tộc của mình và chính thức gia nhập những người bình dân, tự phong mình là lãnh tụ của những tầng lớp lao động La Mã đang phẫn nộ. Sử dụng sức hấp dẫn tự nhiên, phong cách hùng biện sôi nổi, cùng khả năng khiến cho giới chính trị gia cầm quyền đấu đá lẫn nhau, ông đã thúc ép hội đồng lập pháp thông qua một đạo luật mới, lập ra chương trình trợ cấp ngũ cốc miễn phí định kỳ đầu tiên trong lịch sử phương Tây. Điều này mang lại cho ông một lượng lớn dân thường ủng hộ, đặc biệt là những người thất nghiệp trong các cuộc biến động kinh tế không lâu trước đó. Ông trở thành vị vua của các đường phố La Mã và làm dậy lên một cuộc khởi nghĩa dân túy, không giống bất kỳ điều gì nền Cộng hòa từng chứng kiến.

    Giai cấp thống trị La Mã không biết làm sao để kiểm soát Clodius, người mà họ vẫn tiếp tục khinh miệt. Nếu nền Cộng hòa bị phá hủy - nhà diễn thuyết nổi tiếng và chính trị gia quý tộc Cicero than vãn - thì ít nhất hãy để nó sụp đổ dưới tay một người xứng đáng.

    Để trả mối thù, Clodius mưu đồ đày ải Cicero và lên kế hoạch nhằm leo lên đỉnh kim tự tháp chính trị. Trong thời gian ông thực hiện chiến dịch nhằm giành chức phán quan (praetor), chức thẩm phán địa phương dân cử với cấp bậc chỉ sau các quan chấp chính La Mã, các cuộc bầu cử đã phải hoãn lại hai lần do xung đột trên các đường phố giữa phe ủng hộ ông và bè cánh thù địch của ông là Annius Milo. Khi Clodius tình cờ chạm mặt Milo trên đường Appia, lính canh của hai bên đã ẩu đả, và Clodius bị trọng thương. Biết rằng một đối thủ đã chết sẽ không còn là mối đe dọa như khi người đó còn sống và hung hăng, Milo lệnh cho binh lính kết liễu Clodius.
    *
    Nhưng dù Clodius đã chết thì vẫn còn rất nhiều người của lực lượng dân túy được ông giải phóng còn sống, và họ nhanh chóng tìm ra các anh hùng mới, nổi bật nhất là Caesar. Giai cấp cai trị sững sờ và bất lực khi để tuột khỏi tay quyền kiểm soát nhà nước họ từng quản lý qua hàng thế kỷ.
    Năm 49 TCN, Caesar vượt sông Rubicon, chôn vùi La Mã trong cuộc nội chiến. Sau vụ sát hại Caesar vào ngày 15 tháng 3 là cuộc nổi dậy đã phá hủy chính quyền của tầng lớp cai trị mãi mãi. Một Đế chế độc đoán ra đời, còn nền Cộng hòa La Mã biến mất vĩnh viễn.

    Trả lờiXóa
  6. BỔ SUNG TƯ LIỆU

    Khoảng cách giữa nhà báo với người dân Mỹ

    Theo bình luận viên Paul Louis, sự khác biệt giữa những đánh giá của truyền thông, báo chí và kết quả bỏ phiếu là phản ánh rõ nét về sự phân hóa sâu sắc trong xã hội Mỹ, giữa một bên là tầng lớp tinh hoa (bao gồm các nhà báo) sinh sống ở bờ Tây và trong các đô thị lớn như New York hay Washington với phần còn lại là những người dân bình thường.

    Mặc dù các nhà báo đã nỗ lực đi thực địa tại một số bang truyền thống của đảng Cộng hòa, phỏng vấn những thanh niên, những công nhân ngành ôtô thất nghiệp tại khu vực vành đai Rust, nhưng như thế vẫn chưa đủ để có cái nhìn toàn cảnh về cử tri năm nay.

    "Nhiều cử tri Mỹ đang muốn thay đổi, họ đã bày tỏ mong muốn, thậm chí bằng cách hét lên, nhưng các nhà báo không lắng nghe", biên tập viên Sullivan khẳng định.

    Paul Krugman, cây bút về kinh tế từng giành giải Nobel 2008 nhận định rằng những nội dung báo chí đưa ra gần đây đa phần chỉ dành cho những độc giả có học vấn cao, điển hình như các độc giả của New York Times, chứ không dành cho toàn thể người dân Mỹ.

    "Nếu báo chí không thể dựa trên tình hình thực tế để đưa ra dự đoán đúng kịch bản chính trị của đất nước, báo chí đã THẤT BẠI trong chính chức năng cơ bản và quan trọng nhất của mình", Krugman nói.

    Theo VnExpress (tienphong.vn)

    Trả lờiXóa
  7. Trả lời
    1. Trùi, bạn chơi blog lại rồi à, mình sẽ sang thăm, ngày mới tốt lành!

      Xóa
  8. Lưu comt MTV:

    Ui, bài thơ này phổ nhạc được đó!, hi...

    Sáng nay, quán cà phê quen, …chán
    Em cong, thoáng mẩy giữa mắt trần
    Nhưng ôi, thiên đường anh không có
    Thôi!, đảo xe về, anh với anh...

    Trả lờiXóa
  9. Hmmm... tôi không có ý gì, chỉ là thử còm trên một cửa sổ thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không tức thị sắc, sắc tức thị không, nên thử tức là thiệt, nhiều khi còn thiệt hơn cả thiệt, hi... Tks.

      Xóa
  10. Muội ước giá mà có được thật nhiều năng lượng như huynh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, huynh không có nhiều năng lượng, chỉ có ít thôi, nên viết xong phải... giải lao 3-4 ngày, híc... Thank muội, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  11. Một nhận định thật sự... tuyệt vời!

    'Một khi bạn đã đạt đến những giới hạn của cuộc đời, đã sống đến cùng cực của mọi thứ được bày ra ở những biên giới nguy hiểm ấy, cử chỉ thường nhật và khát vọng thông thường mất đi sức hấp dẫn mê hoặc…'
    (Về không muốn sống - Emil Cioran (1911–95) là triết gia và nhà văn người Rumani)
    https://hoanghannom.com/2016/11/16/on-not-wanting-to-live/

    Trả lờiXóa