Xuân còn một thoáng nữa thôi
Em tôi, hoa nở, đóa môi hé chờ
Hương đời, một chút mộng mơ
Mưa đâu rơi nhẹ, phớt hờ nụ ngon
Rừng xa, mơ thấy... bóng hồng
Chiều buông khúc nhạc, tối còn nỗi đau…
---------
Em tôi, hoa nở, đóa môi hé chờ
Hương đời, một chút mộng mơ
Mưa đâu rơi nhẹ, phớt hờ nụ ngon
Rừng xa, mơ thấy... bóng hồng
Chiều buông khúc nhạc, tối còn nỗi đau…
---------
Tôi
không nói về tiếng Anh, mà nói về ‘trường đại học bôn ba’ đã dạy tôi hiểu từ
‘great’ như thế nào.
1
Tại
sao ‘tôi không nói về tiếng Anh’? Bởi tôi tự học tiếng Anh để phục hồi trí nhớ...
Năm 1975-1985, do học và đọc sách ‘too much’ (quá nhiều) mà tôi bị... tẩu hỏa
nhập ma, hậu quả là... điên thì không hẳn điên, nhưng bị rối loạn trí nhớ
nghiêm trọng, trong đó trí nhớ cụ thể chỉ còn khoảng 20%, chẳng hạn như ra đường
gặp bạn thân thì không nhớ tên, có cái gì tí là quên ngay, thậm chí rất khó khăn mới nhớ được số nhà của
mình!...
Khoảng
năm 1990, nhờ được đọc mấy tờ báo ‘Khoa học và đời sống’ (do ba tôi mua), thấy
có bài viết ‘học ngoại ngữ làm phục hồi trí nhớ’, trong đó tác giả có phân tích
là ‘khác với các loại trí nhớ khác, ‘trí nhớ ngoại ngữ’ là một loại trí nhớ tiềm
thức, nó không bao giờ mất đi mà vẫn còn nằm ở một ngăn nào đó trong bộ não’...,
nên tôi mới bắt đầu học ngoại ngữ, dĩ nhiên là có học lai rai ở trường/trung
tâm ngọai ngữ, nhiều hơn là từ mấy ‘thằng Tây’, nhưng chủ yếu là tự học: vài
năm sau, tôi phục hồi trí nhớ được 70%!... Lưu ý rằng nay tiếng Anh thì tôi
quên gần hết rồi, đừng hỏi tôi nghen!, hehe...
*
Khoảng
năm 2010, trên một chuyến đi kiểm tra hiện trường (field trip), ngồi chung là một
người Anh và một người Thụy Điển... Tôi hỏi ‘Ông có biết vĩ nhân nào của VN
không?’, ông Thụy Điển bảo ‘Tôi e rằng không. Vĩ nhân thì phải có tiêu chí
(criteria) quốc tế của nó’; ‘Thế ông có biết Shakepeare không?’, cả hai đều nói ‘Yes’;
‘Bà Thatcher thì sao?’, ông người Anh trả lời ‘Tôi không ưa Thacher’, ‘Sao vậy?’
‘Tôi chỉ biết vậy thôi’... Té ra là người Tây chỉ cho là ‘vĩ nhân’ là những ai
có đẳng cấp quốc tế cỡ Spakepeare (Hình 1), Newton hay Einstein vậy, mà chả biết...
vĩ nhân VN là ai!, đặc biệt là chả quan tâm đến nhà chính trị, thậm chí trước
tên của nhà chính trị, họ cũng chả buồn gọi là ‘ông’ hay ‘bà’!, ha..ha..ha...
*
Đi
chơi với họ, tôi nghe họ hay nói ‘That’s great!’ hay gọn hơn là ‘GREAT!’ nghĩa
là ‘HAY!’ (good idea), ‘TUYỆT!’; hoặc biểu diễn qua ngôn ngữ cơ thể là ‘giơ
ngón tay cái lên’ ý nói là tôi tán đồng/nhất trí, tôi cũng nghĩ vậy, hoặc bạn
nói như vậy là ‘hay đấy!’, ‘đúng đấy!’..., chứ ít khi thấy có nghĩa là ‘vĩ đại’ cái cmn
gì hết!
Về
tôi có kiểm tra ‘Từ điển Anh Việt’ và ‘Từ điển Hán Nôm’, té ra chữ ‘vĩ’ dù
trong tiếng Anh hay tiếng Việt thì tuyệt đại đa số đều có nghĩa là ‘LỚN’, còn
nghĩa là ‘vĩ đại’ thì rất hiếm!, xem dưới... Thôi, đưa vào ngay đây cho rồi:
-
Great (Từ điển Anh Việt): Tính từ: Lớn, to lớn, đại; Tuyệt, thú vị.
Vd: great wind - cơn gió lớn, great distance - khoảng cách lớn, great writer -
nhà văn lớn, great player - cầu thủ lớn, great scoundrel - tên đại bịp,
great majority - đại đa số; that is great! - thật là tuyệt!,
to have great time - được hưởng một thời gian tuyệt thú (Hình 2)... (vi.wiktionary.org).
-
Vĩ (Từ điển Hán Nôm): Tính từ: Lạ thường, kì dị; Lớn lao, trác việt; Cao lớn, vạm
vỡ... (hvdic-thivien-net)
*
Còn
tiếng Tàu thì cái gì cũng... ĐẠI*, ví dụ:
-
Đại anh hùng/đại hào kiệt, đại bàng, đại bác, đại biệt thự, đại ca, đại
cao thủ, đại cán, đại danh, đại dâm tặc, đại diện, đại dương, đại đao, đại đạo, đại đế, đại
đệ tử, đại điền trang, đại địa chủ, đại điện, đại đồng, đại gia, đại giáo
chủ, đại giáo sư - đa tiến sĩ, đại hán, Đại Hán/Đại Tống/Đại Thanh, Đại
Hãn, đại hội, đại hùng, đại kiếm khách, đại liên, đại loạn, đại lộ, đại lực sĩ, đại ma
đầu, đại mỹ nhân, đại nhân, đại nội, đại môn phái, đại pháp, đại phú đại
quý/đại cát, đại lợi, đại quan, đại sư, đại sự, đại tệ, đại thần, đại
thánh, đại thi hào/đại văn hào, đại thụ, đại tiệc, đại tiên, đại thụ, đại tiệc,
đại trang chủ, đại tràng, đại tướng, đại vương, đại ý, đại tùm lum..., thậm chí
cái... cục cũng gọi là ‘cục đại’!, chưa kể đại bá, đại ác, đại ngu, đại ngôn và...
đại tiện (Hình 3), ha..ha..ha...
2
Sau
này vì mê xem bóng đá (từ 1998, xem bài trước), nên đến những năm 2010, nhất là
để kịp thời theo dõi diễn biến từng ngày của World Cup, Euro, tôi hay mua báo
‘Bóng đá’... Trong các tường thuật/bình luận, truyền hình trực tiếp bóng đá,
nhiều hơn là trên báo chí trong và ngoài nước, người ta thường hay dùng từ
‘great’ cho những ‘danh thủ’ như Beckham, Messi, Ronaldo (CR7), Zidan, Van Der
Sar, hay ‘danh sư’ như Conte, Ferguson, Hiddink, Mourinho, Wenger... với số lượng
‘nhiều như quân Nguyên, nên:
-
Có rất nhiều... ‘vĩ nhân’ mà tôi chả biết cái cmn gì hết!, ha..ha..ha...
‘Great
player’ là gì? Tương tự như ‘great writer’, ‘great player’ là cầu thủ lớn, lớn
cái gì?, và cái gì lớn?, chắc không phải là lai-chim... lớn đâu nhé, mà là cầu
thủ thuộc loại ‘huyền thoại’ (vô địch thế giới nhiều lần), phổ biến hơn là để
chỉ những cầu thủ xuất sắc hoặc có tầm cỡ quốc tế... Nhưng lúc ngồi ở cơ quan
nước ngoài (tôi chỉ kể chuyện thôi), tôi rất ngạc nhiên khi báo đài dịch là cầu
thủ ‘vĩ đại’, mà với cụm từ ‘nhiều như quân Nguyên’ ở trên, tôi tự hỏi:
-
Chả lẽ trong cái thế giới này có đến vô số người vĩ đại! Ha..ha..ha...
3
Nếu
ta cho Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ (Hình 4)... là ‘vĩ đại’ thì tôi đồng ý, bởi vì họ là những
‘thiên tài quân sự’ tầm cỡ thế giới, chứ không phải chỉ do đánh thắng giặc bành
trướng phương Bắc - quân Nguyên hay quân Thanh; bởi nếu nói vậy thì phải gọi
‘ai đó’ đánh thắng giặc lạ phương Bắc năm 1979-1989 là vĩ nhân! Tại sao vậy? Có
lẽ lỗi của ta là ‘nghiện’ sử Tàu, hay quá đà sử ta, chứ đánh thắng bọn đại
bá Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Hậu Thanh thì xưa nay thiếu gì ‘danh
tướng’ xuất thân từ mấy nước ở Bắc Á, Tây Á hay Nam Á...!, như Anh/Bát Quốc Liên
Quân, Ấn, Ba Tư (Iran), Cao Ly (Hàn Quốc), Lào, Mông Cổ, Nga, Iraq, Oa (Nhật Bản),
Thái Lan, Việt Nam, chưa kể các nước có vần ‘tan’ như Afghanistan, Kazakhstan, Pakistan,
Takistan..., đó cũng là do ta không chịu đọc sử của họ đấy thôi!...
*
Như
đã nói ở trên, dân tộc nào muốn tồn tại thì phải đánh thắng giặc ngoại xâm,
kể cả dân tộc ‘lạ’. Nếu cho rằng dân tộc nào ‘tồn tại’ là vĩ đại, thì dân tộc
nào cũng vĩ đại cả!, nên nói vĩ đại cũng bằng thừa! Chả lẽ trên thế giới này lại
có dân tộc nào không ‘vĩ đại’, dân tộc Mẽo chăng!
...Sáng
nay đi uống cà phê, nghe ông... hàng xóm nói là Chủ tịch Liên đoàn bóng
đá quốc tế Gianni Infantino mới đến VN có nói câu gì đó mà được dịch là ‘Việt
Nam là một đất nước vĩ đại và có nền bóng đá vĩ đại!’, nghe vậy tôi
cười quá chừng quá đổi!
Vì,
nếu cho nền bóng đá nào có cấp ‘đội tuyển’ hay ‘câu lạc bộ’ chỉ 1 lần vào
‘chung kết’ Châu Á, Châu Âu hay Châu Mỹ... thì nền bóng đá đó là ‘vĩ đại’ thì,
tôi tính sơ sơ, châu Á (AFC Asian Cup, từ 1956): Ả Rập Xê-út, Ấn Độ, Hàn Quốc, Iran,
Israel, Kuwait, Liban, Myanmar, TQ, UAE, Úc; U23 châu Á (AFC U-23 Asian Cup, từ
2013): Ả Rập Xê-út, Hàn Quốc, Iraq, Nhật Bản, Việt Nam, Uzbekistan; Á vận hội
(Asiad, từ 1951): Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Hàn Quốc, Iran, Kuwait, Myanmar, Nhật Bản, Qatar, Uzbekistan... Thôi, không kể nữa, chưa kể Châu Âu, châu Mỹ,
Châu Phi (Ai Cập, Algeria, Ả Rập thống nhất, Burkina Faso, Cameroon, Congo,
Costa Rica, Ethiopia, Ghana, Guinee, Lybia, Mali, Maroc, Nam Phi, Nigeria,
Senegal, Sudan, Tunisia, Uganda, Zaire, Zambia, và đây cũng là nơi sản sinh ra
các cầu thủ mà các CLB bóng đá VN thường thuê) và một đống ở cấp ‘Câu lạc bộ’ đỉnh
đỉnh đại danh nữa, thì:
-
Té ra số nước có ‘nền bóng đá vĩ đại’ lại nhiều đến thế ư!, đếm hết cmn cả buổi
chiều!, ha..ha..ha...
4
Và
nói cái gì cũng phải thực tế...
Một
bữa tối nọ, từ Điện Biên đi Sơn La, bước chân phiêu bạt của tôi đã ghé vào
khách sạn Hoa Ban Đỏ... Nghe nói ở đây có 8% dân chưa có điện (điện lưới) (bản
tin VTV trưa nay, ngày 9/2/2018), mà tôi đã từng xuống tận các bản làng, thấy
người dân tộc có dùng một loại máy phát điện nhỏ của TQ (như cái máy bơm nước
‘hỏa tiễn Nhật’ mà nay ta thường dùng trong giếng), đặt ở suối, máy này sẽ phát ra dòng điện
xoay chiều! để các hộ gia đình ở đây xem... bóng đá, ha..ha..ha...
*
Nhân
tiện, tối nay, ở Hàn Quốc vừa khai mạc xong Thế vận hội Mùa Đông (6-8g tối, giờ
VN) tổ chức tại thành phố PyeongChang - cách thủ đô Seoul 180m về hướng biển, ở
độ cao 700m so với mặt nước biển, nhiệt độ thường từ 0 đến -3 độ C, nơi được mệnh
danh là dãy An-pơ (Alps) của Hàn Quốc với dọc đường đi có rất nhiều cái trụ ‘điện
gió’... Trong buổi lễ với khoảng 40.000 người tham dự, Sân vận động PyeongChang
rực sắc đỏ: ghế màu đỏ, thường phủ ánh đèn điện màu đỏ, nghệ sĩ mặc y phục bằng
lụa đỏ, nhiều người đội mũ đỏ và mặc quần áo lạnh cũng màu đỏ...; có sự xuất hiện
của cầu thủ Ahn Jung Hwan - người đã ghi bàn thắng vào lưới đội tuyển Ý và
đưa Hàn Quốc lên vị trí thứ ba thế giới tại World Cup 2002, Nam hoàng môn máng
trượt Won Yun-jong và Nữ hoàng trượt băng nghệ thuật Hwang Chung-gum mà đã từng
vô địch Olympic thế giới...
Dĩ
nhiên việc quá tận dụng U23 là không ‘great’, nhưng qua cảnh thực này, thiết
nghĩ ta đừng nên tị về ‘biển người cổ động viên VN với cụm từ ‘màu cờ sắc áo’
trong đợt cổ động U23VN vừa qua (miễn họ hô ‘Việt Nam muôn năm’, chứ đừng hô
‘nước Lạ’ là ok!), nếu có, bởi tối nay biển người tại Sân vận động PyeongChang cũng không kém phần...
đỏ!; và bởi dường như người Hàn có ý hỏi rằng ‘anh nói nước anh vĩ đại, cụ thể
là cái gì?’. Tại bầu trời Olympic thế giới, họ có những Ahn Jung Hwan, Won
Yun-jong, Hwang Chung-gum thì ta có những Tiến Dũng, Quang Hải, Xuân Trường,
Công Phượng (Hình 5), Ngọc Hoa, Thanh Thúy...: rất tự hào!
*
Olympic
là gì? Đỉnh Olympus là nơi ngự trị của 12 vị thần tối cao, đứng đầu
bởi thần Zeus (Thiên đế) sau khi chiến thắng các Titan khổng lồ... Prometheus
là vị thần vì cảm thông nên đã đánh cắp ngọn lửa từ thiên đình về cho thế nhân...,
chứ hoàn toàn không phải là ‘Hắc Mộc Nhai’ của bọn ma giáo!... Ngày nay việc đốt
cháy ngọn lửa Olympic thể hiện một tinh thần cao cả, một tình yêu vĩ đại: không
phân biệt biên giới, giai cấp, ý thức hệ...
giữa các dân tộc (Hình 6). Và do đó, mọi trò đi ngược lại tinh thần này không thể
nào được xem là vĩ đại!
Còn
‘tinh thần Olympic?, cụ thể, là tinh thần của những chiến binh quả cảm xem việc
hoàn hành nhiệm vụ được tổ quốc giao phó hơn ‘sinh mạng’ của mình, và do đó cái
hư danh ‘vĩ đại’ là hoàn toàn xa lạ với những chiến binh thực thụ này!
***
Ông
Trump có nói ‘Make America great again’, theo tôi, không phải ý ổng nói nước Mỹ
hết vĩ đại, hay thua... ‘nước vĩ đại có nền bóng đá vĩ đại’ nào đó, mà họ đã từng
vĩ đại rồi, nay làm cho vĩ đại thêm!
Nghe
vậy, ông chủ quán cà phê bỗng khoái chí cười ‘ha..ha..ha...’ và nói:
-
Một dân tộc vĩ đại chỉ khi và khi tự nó có một nền triết học vĩ đại, ngược lại,
nếu nó lấy triết học ngoại lai về nhà ‘nam mô’ thì chỉ có thể là vãi ị...
Tôi
bốc lên kể chuyện ở xứ ông tổ ‘Con đường tơ lụa’*..., rồi giải thích câu hỏi ‘Tại
sao tháng Ramadan ở các nước Hồi giáo, người ta không chiếu bóng
đá ‘EURO 2016’ cho các tín đồ xem?’*... Đó là vào vào khuya 2/7/2016, đúng
vào tháng Ramadan (6/6 đến 5/7 hàng năm) của người Hồi giáo, trên chiếc máy bay
‘5 sao’ của Hãng hàng không Etihad ở độ cao 9000m, tôi được coi truyền hình trực
tiếp trận ‘tứ kết’ Đức-Ý, thế mà khi đến Các tiểu vương quốc Ả Rập, tôi chạy đầu,
chạy đuôi, chạy xuôi, chạy ngược khắp cả mấy nước, mà chả được xem Eurro!, vì
người ta bảo là mấy người đàn ông mặc quần đùi chạy trên ti-vi là... ăn mặc hở
hang, nên không cho chiếu!, híc..híc...
Nghe
kể vậy, ông ta cười ‘ha..ha..ha...’ và cho là tất nhiên đó là phong tục tập
quán của người ta, nên tha, nhưng ớn nhất là cái cục gì đó đại đại, nên ông nói
thêm:
-
Cũng vậy, một dân tộc lấy tư tưởng của nhóm lợi ích của mình đi trây trét cho một
dân tộc khác thì đó cũng là một dân tộc vãi ị...
Mệnh
đề mà ổng phát biểu rất khó dịch sang tiếng Anh, hơn nữa, tôi cũng chả biết ‘cục
đại’ hay ‘vãi ị’ nghĩa là gì nữa!
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Các loại
‘đại’ trong tiếng Tàu, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/01/633-nhan-loai-ai-ngu-thien-ha-ai-loan.html?m=0
2.
Lịch sử ngọn đuốc Olympic: Người Hi lạp
cổ đại tôn sùng lửa và quyền lực. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Prometheus đã
đánh cắp lửa từ thần Zeus và đưa nó cho con người. Để đón nhận lửa từ thần
Prometheus, người Hy Lạp tổ chức các cuộc đua tiếp sức. Vận động viên cần vượt
qua một ngọn đuốc thắp sáng với nhau cho đến khi người chiến thắng cán đích... Người
Hy Lạp đã tổ chức kỳ Olympic đầu tiên của họ vào năm 776 TCN. Olympic được tổ
chức bốn năm một lần tại Olympia... Ngọn lửa cháy là thứ trang hoàng không thể
thiếu trong đền thờ các vị thần Hi lạp. Tại Olympia, đã có một đền thờ dành
riêng cho Hera, nữ thần hôn nhân. Khi bắt đầu Olympic, người Hy Lạp sẽ đốt cháy
một cái vạc lửa trên bàn thờ của Hera. Họ thắp sáng ngọn lửa bằng cách sử dụng
một đĩa rỗng hoặc gương được gọi là “skaphia” như gương parabol, tập trung tia
sáng mặt trời vào một điểm duy nhất để thắp sáng ngọn lửa. Ngọn lửa bùng cháy
suốt kì Olympic là biểu trưng của sự tinh khiết, lý trí, và hòa bình... (genk-vn)
3.
Ông tổ của ‘Con đường tơ lụa’: http://nhagomlabang.blogspot.com/2017/05/939-con-uong-to-lua-nhin-tu-rap-ke.html
4.
Rực rỡ Lễ khai mạc Olympic mùa Đông
PyeongChang 2018, xem thêm: http://bnews.vn/ruc-ro-le-khai-mac-olympic-mua-dong-pyeongchang-2018/76023.html
5. Tháng
Ramadan ở các nước Hồi giáo, người ta không chiếu bóng đá, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/07/836-hang-nhai-tu-tuong-nhai-va-triet.html#more
Lưu comt Dung Tran:
Trả lờiXóaTìm nhau những giọt sương mai
Thế gian tím tím ai hoài ngóng ai
Phi Bi (FB)
Trả lờiXóaWell written anh NGLB. It's great! :)
3 ngày
Hehe..., mình nghe mấy cái thứ gì đó đại đại thấy méc mệt!... Thank bạn, chuẩn bị Tết bên ấy vui nhé!
XóaTrần Minh Châu (FB)
Trả lờiXóaDài quá đọc không kịp anh ui... cafe đã nhé
3 ngày
Mỗi bài như thế này mình đọc chỉ có... 1 phút..., rồi tóm tắt chỉ... 1 dòng, 2-3 ngày sau dồn lại mình viết ra được 1 bài như bài lày, hehe... Thank bạn.
XóaUh, hôm qua xem truyền hình trực tiếp Thế vận hội ở Hàn Quốc..., thấy mấy ẻm Bắc Triều Tiên rất ẹp, hehe... Tks!
Trả lờiXóaHanh Hong (FB)
XóaHi..hi..hi..hi... huynh mình toàn ca người đẹp o hé Vậy đi cho cuộc sống nở hoa huynh nhé
2 ngày
Thì đã tả rồi đó:
XóaXuân còn một thoáng nữa thôi
Em tôi, hoa nở, đóa môi hé chờ
Hương đời, một chút mộng mơ
Mưa đâu rơi nhẹ, phớt hờ nụ ngon
Rừng xa, mơ thấy... bóng hồng
Chiều buông khúc nhạc, tối còn nỗi đau…
'Em tôi' nà mấy ẻm... Triều Tiên đó, hehe...
Mai Thư Hoàng (FB)
Trả lờiXóaCũng đúng nhưng khó tánh quá anh LB ạ. Vĩ đại được lúc nào thì vĩ đại nhận cho nó vui :)
2 ngày
Uh, huynh chỉ... chấp nhận 1, đó là nhà phê bình thơ vĩ đại... MTH, hehe
XóaBÁNH CHƯNG BÁNH DÀY TRONG TÂM THỨC VIỆT
Trả lờiXóa- Nguyễn Vũ Tuấn Anh. (fb LV Chiêm Mỹ Sơn)
Lời bình: Bài này viết rất hay!
'...những giá trị văn hiến Việt. Nó chỉ đủ để cho những học giả đời sau lúng túng và ngơ ngác khi đi tìm những bằng chứng không thể tìm thấy trong đống vụn nát và tro tàn của sự tàn phá. Nhưng đấy chỉ là sự lúng túng và ngơ ngác của những kẻ hủ nho, loại “tầm chương, trích cú” dò từng câu, xét từng chữ. Khi không tìm thấy cổ vật, không thấy sách nào nói đến thì trong cái tư duy cổ hủ ấy sẽ chẳng còn thấy cái gì hết. Và đấy là nguyên nhân gián tiếp và cũng chỉ là nguyên nhân từ một tư duy cận thị - để họ tập hợp nhau lại trong cái “hầu hết những nhà khoa học trong nước” có giới hạn tư duy như nhau...'.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=564280513932808&id=100010525920621&hc_location=ufi
Giao Lang (FB)
Trả lờiXóaSính dùng từ đao to búa lớn là một cái tật... vĩ đại! 😋
2 ngày
Uh, các tín đồ của Vĩ Đại giáo rất 'sính dùng từ đao to búa lớn', hehe... Thank GL!
XóaĐào Dũng Tiến (FB)
Trả lờiXóaNhờ anh Nhà Gom Lá Bàng viết một bài về "đỉnh Olympia", có tham khảo bài viết cùng đề tài của An Chi/Huệ Thiên.
2 ngày
Cúp điện giờ mới có anh... Tôi có viết đề tài này (có liên quan) rồi:
Xóahttp://nhagomlabang.blogspot.com/.../215-thien-e-va-cac...
Ps: Sở dĩ mất hết comment/s là vì thời điểm đó blog yahoo 360độ bị sập, tôi chép qua bên blogspot, rồi 1-2 năm sau bỗng (nhiều bài có) lời bình đều biến mất! TM.
Đào Dũng Tiến Cám ơn anh. Đọc thích lắm. Tuy nhiên, ý tôi muốn hỏi anh là có cái đỉnh nào gọi là " đỉnh Olympia " không? Đỉnh Olympus thì không nói rồi. Rất mến!
XóaÀ, tôi nhớ vụ này rồi..., xảy ra vào năm 2009 - gọi là vụ 'Lại Văn Sâm'!
XóaĐỉnh nơi các vị thần tối cao cai trị là Olympus cao 2917m nằm giữa xứ Macedonia-Thessaly, Bắc Hy Lạp (Macedonia cũng là nơi xuất thân của Hoàng đế Alexandre (356-323TCN) nên ông còn được gọi là Alexandre Macedonia).
Còn Olympia là tên của đồng bằng Elis cổ ở phía Nam Hy Lạp, phía Tây 'bán đảo' lớn Peloponnesus, gần như là tách rời Hy Lạp 'đại lục' (xem hình). Olympia giáp (biển) Ionian Sea thuộc Địa Trung Hải, nó chỉ có rải rác vài đồi đá thấp, lổm chổm với những tảng đá hình trụ, tụ thành hình khối dựng đứng; và cũng là nơi tổ chức các Hội thi thể thao Olympic thời Hy Lạp cổ đại, nơi này cách đỉnh Olympus khoảng 1000km...
Nên nói 'Đường lên đỉnh Olympia' là sự nhầm lẫn giữa 'đỉnh núi Olympus' - nơi thần Zeus cai trị, với 'đồng bằng Elis' - nơi diễn ra Olympic thời cổ đại.
TM.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=767895326735669&set=p.767895326735669&type=3
Vi Muadong (FB)
Trả lờiXóaHuynh làm thơ cũng tuyệt lắm nha, tết về hân hoan huynh nhé...
2 ngày
Đó là thơ mùa xuân, chớ thơ... mùa đông còn tuyệt hơn, hehe... Thank muội!
Xóa