An
Nam Quốc Vương gọi... Kuốk Vươq*!
Vài
người ‘dạ dạ’, triệu người cương
Hại
vùng Vũ Đại đau lòng Nở
Phá
xứ Hà Nam đớn dạ Phèo
Nữ
hoàng Cleopatra, Tể tướng Bá Hi, An Nam Quốc Vương Lê Chiêu Thống... là các ví
dụ điển hình ở Tây, Tàu và ta về khái niệm ‘An Nam Quốc Vương’... Tây có phim
‘Cleopatra’, Tàu có phim ‘Tây Thi’ (hay ‘Binh pháp Tôn Tử’), trong đó
‘Cleopatra’ là phim bom tấn được hầu như cả thế giới biết!... Liên quan đến Lê
Chiêu Thống, Việt Nam có truyện ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ (Ngô gia văn phái)
hay ‘Sông Côn mùa lũ’ (Nguyễn Mộng Giác)..., nhưng chỉ có một clip ‘Lê Chiêu Thống’*
(xem chú dẫn), không chính thức, rất ngắn - cỡ 4’, chứng tỏ nền điện ảnh VN còn... kém
như thế nào!
Nói
chung, ‘An Nam Quốc Vương’ - đối với Tàu và ta - dường như đã thành một khái niệm
chính trị, thường dùng để chỉ một nhân vật được ngoại bang ‘phong’, mục đích
chính là để cài cắm ‘điệp’ trong lòng một đất nước nào đó, xưa hay nay, nổi hay
‘ngầm’, tự nguyện hay chỉ là ‘hình thức’... Trong bóng đá, đó là tiền đạo cắm của
địch trong phần sân ta, hay là kẻ ‘bán độ’ - tự đá phản lưới nhà... Trong văn
chương có thể bị gọi là ‘trọc phú’ (xem dưới), trong dân gian gọi là ‘phú ông’,
thậm chí là Hán gian (Tàu), Việt gian (Việt), còn các tín đồ Cà-Phê giáo goi là
kẻ nấp... dái, à quên, ‘nấp váy kẻ thù’...
Cũng
cần lưu ý rằng, đến năm 2022, tức là 3-4 năm nữa, các fbker có thể đăng ký ở
Khách sạn Trạm không gian - của bên ‘giãy chết’ - trong vũ trụ để ‘ai lớp du chịch
chịch’ trong 12 ngày đêm liền (tất nhiên là bạn phải có tiền, sức khỏe và trải
qua huấn luyện)... Nhưng
vừa rồi, vào lúc 9h44’ sáng ngày 2/4/2018, có một cái trạm Thiên Cung của Lạ,
đã ‘không có người nào ở trỏng’, mà còn điên cuồng lao tự do không kiểm soát xuống
luyện hỏa ngục và tan tành thành cát bụi!...
Điều này nói lên cái gì?, trước tiên, ‘thành quả’ của Thiên Cung là có phần đáng
ngưỡng mộ, người ta hiểu!, nhưng đồng thời người ta cũng thừa hiểu rằng đã là ‘thiên
đường hàng nhái’ thì tệ hại, mà kẻ ‘nhái của nhái của nhái’ thì càng tệ hại biết
dường nào!... Tuy nhiên, nếu không nhầm thì đang tồn tại một số dạng ‘An Nam Quốc
Vương mới’ chuyên ‘nam mô a di đà... Lạ’ trong thời đại này (Hình 1), nhưng suốt ngày cứ
lải nhải cái gì đó... 4.0!, nghe méc mệt!... Và câu chuyện còn dài...
Dưới
đây, ta hãy ôn lại vài câu chuyện về Cleopatra, Bá Hi, Lê Chiêu Thống và mới nhất là chuyện Cây
chủ ‘Cây Quái Thú’...
*
‘An
Nam Quốc Vương’ Cleopatra!...
Nữ hoàng Clepatra người
Macedonia (phía Bắc Hy Lạp thời đó),
là vị 'hoàng
đế' cuối cùng của triều đại Ptolemy và cũng là vị Pharaoh
(Pha-ra-ông) cuối cùng của Ai Cập.
Sau khi vua
là Ptolemy XII chết, nàng cùng với em trai là Ptolemy XIII cai trị đất nước
‘Kim Tự Tháp’ từ năm 51 TCN, khi đó nàng mới 18 tuổi...
...Đến mùa thu năm 48 TCN, Ceasar chiếm thủ đô Ai Cập (Alexandria), Ptoleny VIII bị chết trong một cuộc chiến tranh ngắn. Sau đó, để duy trì ngôi vị của mình và không muốn cảnh nước mất, nhà tan (!), Cleopatra đã dùng sắc đẹp (!), sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để ‘QUYẾN RŨ’ CEASAR. Được Ceasar yêu mãnh liệt, nàng đã được tái lập ngôi báu cùng với em trai của mình là Ptoleny XIV (sau này bị chết một cách bí ẩn), và kết quả là nàng cùng với Ceasar sinh ra người con là Ptolemy Caesar, tức là ‘Caesarion’ hay ‘Caesar nhỏ’. Năm 44 TCN, Ceasar bị ám sát trong một cuộc họp, Cleopatra quay về Ai Cập, lập Caesarion là người đồng cai trị với mình và là người thừa kế của mình.
...Năm 42 TCN, nàng phải tiếp tục quan hệ ‘liên minh’ bằng cuộc tình với danh tướng kiêm chính trị gia Marcus Antonius (hay Mark ANTONY) - một trong những thành viên cai trị Roma. Antonius mời nàng đến gặp mặt ở thành phố Tarsus, tại đây, nàng đã trổ tài ‘QUYẾN RŨ’ khiến Antonius ‘hồn xiu phách lạc’, hai người sống qua hai mùa đông và sinh đôi... Cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai Cập và Síp (Cyprus).
...Năm 33 TCN, trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus (đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar) và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc... Năm 31 TCN, trận Actium có tính chất quyết định bùng nổ giữa hai phe, một phe là lực lượng của Octavius (Augustus) và một phe là liên minh giữa Antonius và Cleopatra. Augustus thắng trận, Ai Cập bị thất thủ, sau đó Antonius tự vẫn. Năm 30 TCN, tức là vài ngày sau cái chết của Antonius, nàng cũng tự vẫn bằng cách cho rắn độc (rắn mào) cắn vào cổ tay mình hay uống thuốc độc (điều này vẫn còn là một ‘ẩn số’), còn Caesarion thì bị bắt và bị hành quyết. Thế là ‘chấm dứt giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập’...
...Đến mùa thu năm 48 TCN, Ceasar chiếm thủ đô Ai Cập (Alexandria), Ptoleny VIII bị chết trong một cuộc chiến tranh ngắn. Sau đó, để duy trì ngôi vị của mình và không muốn cảnh nước mất, nhà tan (!), Cleopatra đã dùng sắc đẹp (!), sự thông minh và sức hấp dẫn của mình để ‘QUYẾN RŨ’ CEASAR. Được Ceasar yêu mãnh liệt, nàng đã được tái lập ngôi báu cùng với em trai của mình là Ptoleny XIV (sau này bị chết một cách bí ẩn), và kết quả là nàng cùng với Ceasar sinh ra người con là Ptolemy Caesar, tức là ‘Caesarion’ hay ‘Caesar nhỏ’. Năm 44 TCN, Ceasar bị ám sát trong một cuộc họp, Cleopatra quay về Ai Cập, lập Caesarion là người đồng cai trị với mình và là người thừa kế của mình.
...Năm 42 TCN, nàng phải tiếp tục quan hệ ‘liên minh’ bằng cuộc tình với danh tướng kiêm chính trị gia Marcus Antonius (hay Mark ANTONY) - một trong những thành viên cai trị Roma. Antonius mời nàng đến gặp mặt ở thành phố Tarsus, tại đây, nàng đã trổ tài ‘QUYẾN RŨ’ khiến Antonius ‘hồn xiu phách lạc’, hai người sống qua hai mùa đông và sinh đôi... Cuối năm 34 TCN, sau khi Antonius chinh phục Armenia, Cleopatra và Caesarion được phong là những người đồng cai trị Ai Cập và Síp (Cyprus).
...Năm 33 TCN, trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus (đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar) và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc... Năm 31 TCN, trận Actium có tính chất quyết định bùng nổ giữa hai phe, một phe là lực lượng của Octavius (Augustus) và một phe là liên minh giữa Antonius và Cleopatra. Augustus thắng trận, Ai Cập bị thất thủ, sau đó Antonius tự vẫn. Năm 30 TCN, tức là vài ngày sau cái chết của Antonius, nàng cũng tự vẫn bằng cách cho rắn độc (rắn mào) cắn vào cổ tay mình hay uống thuốc độc (điều này vẫn còn là một ‘ẩn số’), còn Caesarion thì bị bắt và bị hành quyết. Thế là ‘chấm dứt giai đoạn cai trị của người Hy Lạp trên ngôi vị pharaoh ở Ai Cập’...
-
Khi ‘tiểu bá’ Ai Cập bị ‘đại bá’ La Mã ức hiếp, nữ ‘Táo Quân’ Cleopatra (Hình 2) đã đồng
ý ‘ngủ chung’ với kẻ thù là Ceasar để giữ chiếc ghế của mình, và sau đó, một lần
nữa, nàng lại nấp... dái kẻ thù là Antony cũng để giữ chiếc ghế của mình... Cuối
cùng, nàng bị rắn mồng gà cắn vào mu... bàn tay mà chết... Thế là hết chuyện
‘An Nam Quốc Vương’ Cleopatra!
*
‘An
Nam Quốc Vương’ Bá Hi...
Nhà
Ngô của Ngô Phù Sai (tk 5TCN) đặt kinh đô ở Giang Tô (thủ phủ là Thường Châu, cũng
là nơi đã xảy ra ‘trận tuyết chiến’ giữa U23VN và Uzbekistan)... Giáp Giang Tô
về phái Nam là nước Việt của Câu Tiễn, đặt kinh đô ở Cối Kê, Chiết Giang. Năm
494TCN, Ngô Phù Sai đánh thắng quân Việt và bắt nhốt Câu Tiễn... Sau đó, hai
quân sư của Câu Tiễn là Văn Chủng và Phạm Lãi mới bày mưu đút lót ‘tiên huyền’
cho Thái tể Bá Hi của nước Ngô, trong đó có dùng mỹ nhân kế, dâng Tây Tây Thi
cho họ Ngô...
- Khi nghe Văn Chủng mang theo rất nhiều mỹ nữ và lễ
vật thì lập tức cho vào. Văn Chủng vừa bước vào trong trướng, đã quỳ xuống nói:
“Vua nước tôi là Câu Tiễn, tuổi còn nhỏ lại vô tri nên đã mắc tội với Ngô
Vương. Nay, Việt Vương nguyện xưng thần với nước Ngô nhưng chỉ sợ Ngô Vương
không đồng ý nên cố ý sai Văn Chủng tới gặp thái tể, mong thái tể có thể nói
vài câu tốt đẹp cho Câu Tiễn trước mặt Ngô Vương”. Nói xong, Văn Chủng dâng
danh sách lễ vật lên cho Bá Hi xem.
Bá Hi nay đã là không còn là người thanh niên lập
chí báo thù nước Sở năm xưa mà đã trở thành quan thái tể, đứng đầu trăm quan nước
Ngô vì vậy, bản chất tham tài tham sắc cũng bắt đầu lộ rõ. Khi thấy Văn Chủng
dâng lễ vật với vô số vàng bạc châu báu và mỹ nữ, mắt của Bá Hi đã sáng lên. Mặc
dù vậy, Bá Hi vẫn làm ra vẻ đường hoàng nói: “Một khi nước Việt bị phá thì sợ
gì những của cải này không thuộc về nước Ngô? Ngươi chỉ có chút lễ vật nhỏ nhoi
này thì đừng nghĩ đến chuyện mua chuộc ta”.
Văn Chủng biết rằng Bá Hi là kẻ tham lam nên cứng rắn
nói: “Quân Việt tuy bại nhưng vẫn còn vài ngàn tinh binh, vẫn có thể kháng cự.
Hơn nữa, một khi nước Việt bại thì Việt Vương sẽ đốt sạch cung điện kho tàng,
quân thần chạy sang nước Sở, Ngô Vương chắc chắn sẽ không thu được gì? Ngay cả
khi quân Ngô có thu được của cải của nước Việt thì phần lớn đều được đưa vào
cung của Ngô Vương, thái tể ngài thì được bao nhiêu?”. Tiếp đó, Văn Chủng lại kể
ra những điểm có lợi cho Bá Hi:
- “Nếu như NGHỊ HÒA THÀNH CÔNG (Hình 3), Việt Vương sẽ không
phải nương thân ở Ngô Vương mà chính là cậy nhờ thái tể. Vì vậy, tất cả những cống
nạp của Việt Vương cho nước Ngô đều phải kinh qua chỗ của thái tể rồi mới vào
cung. Vậy thái tể có thể một mình lựa chọn tài vật của nước Việt”.
Những lời nói của Văn Chủng đã khiến Bá Hi như bị mê
muội, sai mở tiệc chiêu đãi Văn Chủng đồng thời nhận lời nói giúp để Phù Sai nhận
lời cầu hòa của nước Việt... (‘10 gian thần nổi danh trong lịch sử Trung Hoa’,
cuocsongdem123, blogspot-com)
-
Sau 20 năm ‘nằm gai nếm mật’, tức là vào năm 473TCN, quân Câu Tiễn đại thắng,
Ngô Phù Sai phải rút đao tự tử... Vì Bá Hi có công nghị hòa - hậu quả là dâng đất nước của tổ tiên mình cho Câu Tiễn, nên được vua tha cho tội chết, cách chức về làm phó
thường dân ở một tổ dân phố nào đó, chờ khi có cơ hội thì vua sẽ lập tức cho tên
cẩu nô tài này ném mùi ‘cẩu đầu đao’ để diệt trừ hậu hoạn!... Thế là hết chuyện
‘An Nam Quốc Vương’ Bá Hi!
*
‘An
Nam Quốc Vương’ Lê Chiêu Thống...
Vua Quang Trung liền cho mở tiệc khao quân rồi chia
đại quân ra làm năm đạo. Hôm ấy nhằm ngày 30 tháng chạp (1788), ngài bảo ngầm với
các tướng rằng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng tết trước đã. Đến tối trừ
tịch lên đường. Hẹn ngày mồng bảy năm mới vào thành Thăng Long, đặc tiệc
ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, chớ cho là ta nói hão!”… Ngũ quân vái lạy vâng lệnh.
Luôn bữa đó, ngài đốc trung quân gióng trống ra Bắc… Hôm ấy đô đốc Long vâng mệnh
vua Quang Trung đem toán quân lên huyện Thanh Trì đã đi đến làng Nhân Mục. Khi
vua Quang Trung đánh toán quân Thanh ở làng Ngọc Hồi, thì từ sáng sớm, Long đã
đánh vào đội quân của thái thú Chấn Châu ở trại Quảng Đức Khương Thượng. Quân
Thanh thua chạy. Long bèn tiến quân vào Thăng Long. Lúc ấy Tôn Sỹ Nghị và Chiêu Thống ở trong kinh thành, tuyệt nhiên không có tin tức báo đến. Vì vậy,
trong mấy ngày Tết (Kỷ Dậu, 1789) ai nấy chỉ mải về sự ăn uống vui mừng không
lo đến việc gì cả. Nào hay cuộc vui
chưa tàn, vận trời đã đổi, trong ngày mồng bốn chợt thấy bại binh ở đồng Ngọc Hồi
chạy về cáo cấp, mọi người đều tưởng như “tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới
đất lên”. Toán bại binh đó lại nói thêm rằng: “Quan quân ở đồng Ngọc hồi đều bị
quân Tây Sơn đánh úp bắt gọn. Đây cách Ngọc Hồi không xa, sớm chiều chắc sẽ bị
đánh”. Sĩ Nghị luống cuống cả sợ, tức khắc sai viên lãnh binh Nghiệp đến cứu. Lại
sai hai mươi kỵ sĩ bộ hạ cùng đi với Nghiệp, và dặn họ rằng: trong khoảng giờ
khắc phải có tin về báo luôn. Ý Nghị chỉ lo có một mặt đó, không ngờ lại có mặt
khác.
Đêm ấy vào khoảng canh tư, chợt nghe phía tây bắc thành, tiếng súng nổi lên đùng đùng. Nghị vội cưỡi ngựa ra coi… Thấy báo đồn quân Chấn Châu đã vỡ, quân Tây Sơn đã kéo vào đến cửa ô, chém giết bừa bãi, ánh lửa bốc lên rực trời, thì Nghị không còn hồn vía nào nữa. Ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp. Nghị tự đem toán lính kỵ dưới trướng cắm cổ chạy xuống cầu phao rồi trốn sang Bắc (Hình 4). Quân sĩ các dinh nghe tin, hết thảy kinh khiếp, nhốn nháo cùng chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, người nọ xô đẩy người kia, chết ở trên cạn đã nhiều. Giây lát cầu gẫy, hàng mấy vạn người lăn xả xuống nước, nước sông không chảy được nữa.
Đêm ấy vào khoảng canh tư, chợt nghe phía tây bắc thành, tiếng súng nổi lên đùng đùng. Nghị vội cưỡi ngựa ra coi… Thấy báo đồn quân Chấn Châu đã vỡ, quân Tây Sơn đã kéo vào đến cửa ô, chém giết bừa bãi, ánh lửa bốc lên rực trời, thì Nghị không còn hồn vía nào nữa. Ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp. Nghị tự đem toán lính kỵ dưới trướng cắm cổ chạy xuống cầu phao rồi trốn sang Bắc (Hình 4). Quân sĩ các dinh nghe tin, hết thảy kinh khiếp, nhốn nháo cùng chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, người nọ xô đẩy người kia, chết ở trên cạn đã nhiều. Giây lát cầu gẫy, hàng mấy vạn người lăn xả xuống nước, nước sông không chảy được nữa.
Chiêu Thống đương ở trong điện, tiếp
được tin báo, kíp cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến rước Thái hậu chạy. Ra đến bến
sông, thấy cầu đã gẫy, thuyền bè không có chiếc nào, cả bọn tất tả chạy lên
Nghi Tàm, thình lình gặp được chiếc thuyền đánh cá, vội vàng cướp lấy rồi chèo
sang bờ bên kia. Trưa ngày mồng sáu, Chiêu Thống đến núi Tam Tầng nghe nói
Sỹ Nghị đã đi khỏi đó. Bấy giờ quân Thanh chạy ở trên đường đông như họp chợ,
chúng chạy suốt ngày suốt đêm không dám nghỉ ngơi lúc nào. Vua và Thái hậu cùng
đi, đến đò Hòa Lạc, vừa gặp một người thổ hào. Hồi trước vua chạy trốn, người ấy
đã được giáp mặt, lúc đó thấy vua, người ấy tự nhiên nhỏ lệ, bèn mời vua và
thái hậu vào trại trong núi nghỉ tạm. Bấy giờ vua và mọi người luôn hai ngày
không ăn uống gì, ai nấy đều mệt lử. Người ấy bèn đi giết gà làm cơm, thết đãi.
Vua mời Thái hậu và bảo bọn Quýnh cùng ăn. Ăn vừa xong, quân Tây Sơn đã đuổi đến.
Vua nói với người thổ hào rằng: “Muốn đội hậu tình, không có gì để báo đáp, chỉ
cần hai đấng cao dầy chứng giám lòng thành của ngươi, ban phúc cho ngươi mà
thôi. Bây giờ quân giặc đã sắp đến nơi, có đường nào khả dĩ chạy gấp lên ải,
thì ngươi mách giúp”.
Người thổ hào tức thì sai con đưa vua đi vào con đường
trong núi. Vừa tối thì đến cửa ải. Sỹ Nghị cũng đã đóng quân ở đó, vua bèn vào
ra mắt Nghị. Một lát, các quan lục tục theo đến, ai nấy trông nhau, nước mắt chứa
chan, Sỹ Nghị cũng phải xấu hổ. Vua nhân tiện liền nói với Nghị: “Cô đã bất
tài, đến nỗi mất cả xã tắc. May được thượng hiến vâng theo thánh chỉ sang cứu.
Không ngờ lòng trời không giúp nước nhỏ, nay ngài lại bỏ mà đi. Cúi xin chúc
ngài về triều được chữ vạn phúc. Cô đành ở lại đất nước thu thập dân binh, để
tính chuyến sau. Xa nhờ oai thanh, may được nên việc, đều là ơn của thượng hiến.
Nếu như việc lại không thành, bấy giờ sẽ xin sang hầu đại hiến. Như thế cho tiện”.
Nghị nói: “Nguyễn Huệ chưa diệt, việc này chưa thôi. Nay hãy dâng biểu về triều
xin quân, chỉ trong một tháng, đại quân sẽ lại tới đây. Chỗ này gần gũi đảng giặc,
ở lại không tiện, nên tạm sang bên Nam Ninh yên nghỉ để đợi thánh chỉ là phải”.
Vua Chiêu Thống theo lời. Nghị bèn cùng bọn tướng tá thu nhặt tàn quân rút về...
(Hoàng Lê nhất thống chí)...
-
Lê Chiêu Thống vì muốn giữ chiếc ghế của mình nên đã ‘kết nghĩa Vườn Đào’ với
Tôn Đại Đại, những tưởng là sẽ được họ Tôn coi trọng trước mặt bàn dân thiên hạ - ít nhất là cũng mé mé...
0,5%!, nào ngờ Tôn ngoài mặt giả vờ có thái độ ‘hảo hảo’
chứ trong lòng thì khinh Thống như chóa!... Sau này Lê Chiêu Thống còn được dân
gian gọi là gã ‘Bê Đê - Lông Chiêu Thế’, chắc họ thấy Thống thường léng phéng đến
Điếu Ngư Đài - ngậm... ‘điếu’, uống gụ Mao Dài với Nghị rồi ôm nhau... ngủ
chung, hay nghĩ là Thống chuyên dùng chiêu thức ‘nấp dái Tàu’, nên bị dính...
lông chăng!, ai mà biết!... Thế là hết chuyện ‘An Nam Quốc Vương’ Lê Chiêu
Thống!
*
Cây
chủ ‘Cây Quái Thú’...
Đơn
vận chuyển của ông Đinh Công Quân (thường trú tại Thạch Thất, Hà Nội) về việc
mua 1 cây cảnh (cây đa sộp) của anh H Yô Na Buôn Yă để chuyển về chùa Tây
Phương Cực Lạc ở Thạch Thất trồng lấy bóng mát cho chùa. Đơn này cũng được viết
cùng ngày 23/3. Tuy nhiên, sáng nay (5/4), phóng viên Dân trí đã đi
tìm hiểu và ghi nhận, tại Thạch Thất không có chùa Tây Phương Cực Lạc mà có hai
ngôi chùa riêng biệt là chùa Tây Phương và chùa Cực Lạc, nằm gần nhau.
Trao
đổi với phóng viên, Sư cụ Thích Đàm Tường (trụ trì chùa Cực Lạc) và Sư cụ Thích
Đàm Thủy (trụ trì chùa Tây Phương) đều cho biết, đến thời điểm sáng nay:
-
Các sư trụ trì vẫn chưa nắm được thông tin sẽ chuyển một cây đa “khủng” về chùa
để trồng lấy bóng mát.
...Trước
câu hỏi của phóng viên về việc, nếu ông Đinh Công Quân có ý muốn tặng nhà chùa
cây đa “khủng” nói trên, nhà chùa có tiếp nhận không? Sư cụ Thích Đàm Thủy cho
biết: “Việc này nhà chùa chưa biết...”. Cũng liên quan đến sự việc trên, sáng
cùng ngày, làm việc với phóng viên, một cán bộ phụ trách khối văn hóa của xã Thạch
Xá (Thạch Thất) cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được bất cứ thông tin gì về việc
này”. Vị cán bộ xã nói trên cho biết thêm, chùa Tây Phương là di tích quốc gia
nên thuộc quản lý của UBND huyện Thạch Thất... Tuy nhiên, trao đổi nhanh với
phóng viên, ông Nguyễn Minh Hồng - Chánh Văn phòng huyện Thạch Thất - khẳng định:
“Chúng tôi chưa hề nắm được thông tin về việc ông Đinh Công Quân sẽ tặng chùa
Tây Phương hay chùa Cực Lạc cây đa “khủng” như thông tin trên báo chí”... (Dân
Trí*)
-
Người dân mới bình rất thú vị rằng: 1) ‘Hết đổ lỗi cho văn thư đánh máy nay lại
đổ lỗi cho chùa, nam mô a di đà điểu’ (Trần Văn Dũng), 2) ‘Các cây này được các
diễn viên đóng tuồng đem ra làm nền để diễn. Hết chỗ để đi nên đổ thừa cho chùa
chiền. Vở diễn dài quá. Chống chế các kiểu’ (Qawmo), 3) ‘Đang kiếm chỗ đổ vỏ
đây mà’ (Nguyen), 4) ‘Vụ này không biết ai lên công đường vì cái thú tầm
thường của mấy kẻ trọc phú đây?’ (Hiep Nguyen Trong)... Ha..ha..ha... Nhưng giờ chưa hết chuyện ‘An Nam Quốc Vương’ Cây chủ Cây quái Thú!, hãy chờ Hồi sau, thú vị hơn!
***
Nghe
chuyện Cây Quái Thú biến hóa thần thông như trong... Tây du ký (Hình 5),
Thị Nở mới mần thơ:
Thằng
Bờm có Cây Quái Thu
Phú
Ông ép phải giấu sau nhà chùa
Chùa
rằng chùa chẳng biết Cây
‘Thế
thì của... Chúa, làm gì được nhau’!
-
‘Làm gì?, Thị hỏi.
-
‘Làm gì là làm gì?’, Quái Thú trả lời.
-
Là làm như thế nào?
-
Làm như thế nào là làm như thế nào?
-
Thế thì bí à?
-
Bí à là bí ra làm sao?
Ha..ha..ha... Quan sát thấy, vừa
trả lời, tên An Nam Cứk Vươn này vừa ểnh ểnh cái ‘dân vượt’* về phía trước...
H...ết.
---------
Chú đẫn:
1. Bá Hi và
Câu Tiễn, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2018/01/1067-thuong-chau-la-noi-ma-tay-thi-va.html
2.
Cái ‘dân vượt’: Hôm qua lên núi hái chờ
è. Gặp thằng du đãng nó đờ è em ra. Em lờ ạy mà nó chẳng tha. Nó đờ è em xuống
nó dờ í ‘cái mờ ả cha’ nó dzào. (Ca dao... dân gian).
3.
Cleopatra và Ceasar, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/220-nu-hoang-cleopatra-nguoi-ba-quyen.html
4.
Clip ‘Lê Chiêu Thống’:
https://www.youtube.com/watch?v=mTpNw-lh6Pw
5.
Lê Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/12/768-cuon-xu-oai-van-va-nhung-con-ma-tau.html
6.
Quốc Vương theo ngôn ngữ ‘Cải lùi Cụk Cặk’
là Kuốk Vươq.
7. Thông
tin cây ‘quái thú’ về chùa Tây Phương, sư phủ nhận: xem thêm:
http://dantri.com.vn/xa-hoi/thong-tin-cay-quai-thu-ve-chua-tay-phuong-cuc-lac-su-tru-tri-noi-gi-20180405132150119.htm
Thấy phục huynh vì sức viết, dạo này muội sao ý cứ trống giỗng trả viết được gì... hic hic.
Trả lờiXóaChúc huynh giữ mãi phong độ này nhé.
Đang bị ốm, muội... Mấy cái tư liệu này có sẵn trong blog, lấy ra có... tí xíu mừ, hehe... Thank muội!
Xóa