Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

1024. World Cup 2018 và... ông Phê Tê Bốc (Thư giãn)

Kết quả hình ảnh cho cầu thủ số 17 Aleksandr Golovin của đội tuyển NgaHai đội Ả Rập Xê Út và Nga có thể đgl ‘kẻ tám lạng, người nửa cân’ (Ả Rập: 66, Nga: 67, trên bảng xếp hạng của FIFA)... Ả Rập Xê Út đã từng vô địch châu Á năm 1984, 1988, và thuộc ‘Tứ hùng’ năm 1996, nên không phải là hạng tầm thường; do năm vừa rồi đã thay đổi 3 huấn luyện viên, chắc là có một cuộc ‘nội chiến’ dữ dội trong nội bộ giới lãnh đạo, tuy không đến nỗi là một cuộc chiến một mất một còn giữa ‘quan’ và ‘địch dân’, nhưng nó cũng làm ‘hao tổn nguyên khí’ của đội tuyển quốc gia: họ thường để mất bóng, đặc biệt là mất khu trung tuyến (cái mà trong thuật ngữ chính trị gọi là ‘lòng dân’), nên họ đã bị ‘cổ xe tăng T54’ lanh lẹ của Nga nghiền nát 5-0!... Tôi chấm cầu thủ số 17 Aleksandr Golovin của đội tuyển Nga là đá hay nhất! (HÌNH 1)...
Hai đội Ai Cập và Uruguay quả là cân sức cân tài, bởi Ai Cập sở hữu nhiều cầu thủ đang đá cho Liverpool, Inter Milan..., trong đó có Salah được không ít người kỳ vọng là sẽ đạt danh hiệu ‘Quả bóng vàng’ trong mùa giải này; còn được đánh giá cao hơn, Uruguay lại sở hữu những cầu thủ nổi tiếng thế giới như Suares, Cavani, Rodríguez, Sanchez... Thủ môn của Ai Cập phải nói là rất xuất sắc, nhưng sự thắng bại nhiều khi lại phụ thuộc vào ý... Chúa! - khi Ai Cập thua 0-1 vào phút thứ 90 bởi một cú đánh đầu... lãng xẹt của hậu vệ Jose Gimenez...

Kết quả hình ảnh cho FIFA WORLD CUP RUSSIA 2018World Cup 2018 giúp cho ta thấy, những cái tên quốc gia như Saudi Arabia, Russia, Uruguay, Egypt... cũng như ‘FIFA WORLD CUP RUSSIA 2018’ (HÌNH 2), phải được gọi bằng ngôn ngữ quốc tế, chứ không thể bằng tiếng cá Tràu hay Háng-Vịt như gọi 2018 là ‘nhị thiên thập bát’ cái cmn gì đó một cách tùy tiện!
World Cup 2018 giúp cho ta thấy, mặc dù lịch sử Hy Lạp, La Mã (Ý) vào tk 1TCN đều phải ‘thông qua’ cái ‘khu đặc’ sơm... nực của nàng Cleopatra* xứ Ai Cập, nhưng Hy Lạp, La Mã thì ở Châu Âu, trong khi đó Ai Cập lại thuộc về châu Phi!
World Cup 2018 giúp cho ta thấy, Việt Nam và... ‘anh bạn vàng vàng TQ’ đang đứng đâu đó ở ngoài cổng của tòa lâu đài World Cup, mà có thể họ sẽ phải áp dụng ‘Nguyên lý quán tính của Newton’: Một động tử nếu đứng yên hay giậm chân tại chỗ thì sẽ đứng yên hay giậm chân tại chỗ... mãi mãi!, hehe...

*
Kết quả hình ảnh cho Putin trên khán đài, world cup...Trên khán đài tôi thấy 3 ông: Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch FIFA Gianni Infantino, và Thái tử Saudi Arabia Mohammad bin Salman (HÌNH 3)...
Ông Putin nay đã... già khụ (66 tuổi, trị vì từ 1999 đến nay), tóc bạc phếu, lại có nước da của bọn ‘Bạch quỷ’ (ngôn ngữ thời nhà Nguyễn)..., nên trông không còn khí phách lắm (nhưng tôi thích ông!); may nhờ cắt tóc ngắn nên không bị gọi là Bạch Phát Ma Ông (bắt chước Bạch Phát Ma Nữ, hehe...), và do ổng rất có tiếng tăm trên thế giới nên ta thấy ổng vẫn còn ‘ẹp chai’ chăng!... Ở đời, ‘nothing lasts forever’, chả có thứ gì là trường cửu bất diệt*, nên ổng sẽ sớm goodbye thế giới này thôi!, và khi đó, mọi thứ đối với ổng đều trở về với hư vô!...

...Lịch sử nước Nga ‘cận-hiện đại’ (tk 18 đến nay) có thể chia làm 3 giai đoạn: 1) thời Sa hoàng, 2) thời Lenin-Stalin, và 3) thời Putin. Trong đó, do đọc nhiều tư liệu nên tôi thấy nước Nga phát triển đỉnh cao lại vào thời Sa hoàng (Tsar), cụ thể là ta có những nhà khoa học, thi-văn-nhạc gia lỗi lạc vào bậc nhất thế giới như Chekhov, Dostoievski, Lev Tolstoi, Lobachevski (Hình học phi-Euclide), Lomonosov, Mendeleev, Tchaicovski, Xi-ôn-cốp-xki (Tsiolkovsky)...; thời Lenin-Stalin có Aitmatov, Lev Landau (Vật lý chất rắn), Maiacovski, Pautovski, Pavlov, Maxim Gorki, Solokhov, Tupolev (máy bay Tu của Nga)..., nhưng nhân tài ngày càng thưa thớt, nhất là về mặt khoa học tự nhiên và kỹ thuật...; thời Putin hình như không có nhân tài lỗi lạc tầm cỡ thế giới nào!...

...Thế giới lúc nào cũng bị ‘nứt’ đôi - theo phép biện chứng, cho dù đó là ‘thiên đường Phê Tê Bốc’! Chiến tranh mất còn Trung-Xô xảy ra âm ỉ, lai rai, với đỉnh cao vào năm 1969, mà suýt xảy ra chiến tranh nguyên tử*, nào ngờ kẻ mạnh hơn lại ‘tử’ trước: năm 1991, Liên Xô ‘die’ trong một cái chết lâm sàng mà các tín hiệu đã dần được phát ra từ thời Stalin - trong đó nghe nói các nhà khoa học như ‘Lev Landau’ bị theo dõi gắt gao bởi ‘Luật Animal’, Gorki bị chết một cách không minh bạch* - thế giới đoán già đoán non như cái chết của Lý Tiểu Long... Nhưng, ‘logic tự nhiên’ đã thừa chỉ ra rằng LX chết bởi vì họ đã ‘phản lại các quy luật của thế giới tự nhiên’!... Tức cười, nghe đồn rằng trong Cuộc chiến tranh trên có sinh ra hai cái ‘ế thức hị’ (hay ‘cục đại’), mà bên TQ gọi lãnh tụ LX là tên ‘SA HOÀNG MỚI’, không vừa, LX gọi lãnh tụ của TQ là tên ‘ĐẠI GIAN HÙNG MỚI’, ha..ha..ha...

*
...World Cup 2018 còn giúp cho ta thấy, trong cụm từ ‘FIFA WORLD CUP RUSSIA 2018’ thì ‘Cup’ là danh từ chính, rồi các ‘tính từ bổ nghĩa’: ‘Cup gì?’, ‘Cup thế giới’. ‘Của ai/Ai tổ chức?’, ‘FIFA’, còn và ‘2018’ và ‘Russia’ đóng vài trò là các trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn... Như vậy, ‘Luật Khu đặc’ là luật chung của quốc gia, còn ‘Nuật Vân Đồn’ gì gì đó chỉ là ‘bổ nghĩa’, có nghĩa là chỉ là một áp dụng cụ thể - thứ cấp của luật, chứ không phải là luật!
Tương tự, ‘Luật ANM’ có chức năng chính là để ‘bảo vệ cho người sử dụng mạng’, còn việc ‘không được nói xấu lãnh tụ/lãnh đạo’ hay ‘công ty phải cung cấp thông tin cho nhà cầm quyền’ gì gì đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp áp dụng cụ thể - rất thứ cấp của luật, chứ không phải là chức năng chủ yếu của luật!, mà một trong những hệ quả tất yếu là nó sẽ dẫn đến sự lạm quyền... vô độ!
'"Đám mây điện toán" !!!'Vâng, người ta, vì mục đích của một ‘nhóm lợi ích’ nào đó, thường lấy cái thứ yếu để thay thế cho cái chủ yếu, vì thế, động thái này (và các động thái ‘tương tự’) làm mọi thứ đều trở nên rất phức tạp - mà, chẳng hạn, có một ông 'đỉnh của đỉnh' mần nuôn một phát ra cái... ‘Nuật... Phê Tê Bốc’ (HÌNH 4); kết quả là làm đảo lộn cấu trúc của ‘hạ tầng xã hội’, và vì thế, sự đối kháng giữa cái đgl là ‘cá’ và nước’ ngày càng phình đại, mà hậu quả có thể là cá sẽ bị ‘tử’ thê thảm, chứ ‘nước’ thì vẫn 'vạn đại’, mãi mãi!

Để chỉ một số khả năng... vô hạn của ông 'Phê Tê Bốc' - có thể lấy dây chuối trói chặt đám mây điện toán ở Xinh ga po, kéo về VN, rồi nhốt vào cái... 'khu đặc', dân ta có câu:
- Cơm bao nhiêu cũng không đủ cho chó, cỏ bao nhiêu cũng không đủ cho trâu, và... đầu lâu bao nhiêu cũng không đủ cho ‘nhóm lợi ích’.
Kết quả hình ảnh cho cửu âm bạch cốt trảo mai siêu phongĐầu lâu là gì? (HÌNH 5)
- Anh nào biết... anh nào có hay* 
Hạnh phúc trôi qua tay giấc mộng tàn 
Lòng cay đắng khi... quan quên lối hẹn 
Lời yêu rồi thương... quan đã quên... đã quên! 

‘Phê Tê Bốc’ là gì? Là ‘bốc’ phải cái xxx nào đó (hay ‘bóc’ cái... tòa thiên nhiên nào đó), nên ‘phê’ quá đến nỗi ‘tê’, mà có thể bị... ‘đơ’ luôn!
Nói chung là dù ‘bốc’ hay ‘bóc’ thì kết quả vẫn là... phê!, hehe...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       ‘Anh nào biết... anh nào có hay', trình bày Lam Trường, nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=6zpXYwMRyk4
2.       ‘Chẳng thứ gì là trường cửu bất diệt’: Dẫn lối anh đến trái tim em, đưa anh đến linh hồn em/Hãy trao anh bàn tay này trước khi anh già cỗi/Cho anh biết tình yêu là gì đi - chẳng có gợi ý gì cả/Chứng minh rằng điều kì diệu có thể thành hiện thực/Mọi người nói chẳng thứ gì là trường cửu bất diệt… (Take me to your heart, take me to your soul/Give me your hand before I'm old/Show me what love is - haven't got a clue/Show me that wonders can be true/They say nothing lasts forever…). Nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=TbLT12eg-lw
3.       Chiến tranh Trung-Xô: Xung đột với Liên Xô, TQ suýt "ăn đủ" hạt nhân vì định gây hấn bằng kế hoạch Trừng phạt, xem thêm: http://soha.vn/xung-dot-voi-lien-xo-tq-suyt-an-du-hat-nhan-vi-dinh-gay-han-bang-ke-hoach-trung-phat-20161120164843236.htm
4.       Cleopatra và mối quan hệ giữa Hy Lạp, La Mã và Ai Cập: Nữ hoàng Ai Cập Clepatra là người Macedonia, phía Bắc Hy Lạp thời đó... Năm 33 TCN, trong cuộc tranh chấp giành ngôi chủ La Mã, Augustus (đối thủ của Antonius và người thừa kế của Caesar) và Antonius đánh nhau và chia cắt đế quốc... Năm 31 TCN, trận Actium có tính chất quyết định bùng nổ giữa hai phe, một phe là lực lượng của Augustus và một phe là liên minh giữa Antonius và Cleopatra. Augustus thắng trận, Ai Cập bị thất thủ... Năm 30 TCN, nàng tự vẫn bằng cách cho rắn mào cắn vào cổ tay mình... Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/220-nu-hoang-cleopatra-nguoi-ba-quyen.html
5.       Maxim Gorki bị chết một cách không minh bạch: Năm 1933 Gorky xuất bản một cuốn sách đáng hổ thẹn về Kênh Biển Trắng-Baltic, được trình bày như một ví dụ của "sự hồi sinh thành công của những kẻ thù của gcvs"... Tháng 12/1934, Gorky bị đặt dưới tình trạng quản thúc tại gia không thông báo trong ngôi nhà của ông ở Moscow. Cái chết bất ngờ của con trai ông là Maxim Peshkov tháng 5/1934 được nối tiếp bởi cái chết của chính Maxim Gorky tháng 6/1936. Đã rộ lên (những tin đồn) về hoàn cảnh cái chết của ông... Trong những phiên xét xử mẫu với Bukhrain năm 1938, một trong những cáo buộc là Gorky đã bị giết hại bởi các nhân viên Bộ Nội vụ... (wiki)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét