Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

1027. Đội tuyển Ma-rốc và... ‘một phút huy hoàng’ (Thư giãn)

‘Không thành công cũng thành nhân’, nếu không nhầm, tôi nghe câu nói đó là của Nguyễn Thái Học (trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái ngày 17/6/1930)... ‘Không lấy thành bại mà luận anh hùng’ làm tôi nghĩ đến Nguyễn Thái Học... ‘Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm’ của Xuân Diệu - tôi đã tra, trước đó có vài câu tương tự của Jack London như ‘I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot’ - cũng làm tôi nghĩ đến Nguyễn Thái Học... Và một câu chuyện tình có liên quan đến bài viết, cũng xảy ra ở Hà Nội, đường... Nguyễn Thái Học... 
Kết quả hình ảnh cho Marocco vs Bồ Đào NhaMấy câu tán tụng trên, trong World Cup 2018, lại dường như dành cho các 'dũng sĩ' áo đỏ sậm (HÌNH 1)... Vâng, không hề hùa theo 'kẻ thắng cuộc', tôi đã ‘bốc lửa’ khi xem các chiến binh Morocco thi đấu mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy quả cảm, đầy máu lửa, đá ‘hết máu’, đá với 200% sức lực của mình và không hề ‘quan ngại’ trước đội tuyển Bồ Đào Nha - kẻ ‘to con’ nhất trong mùa Euro cách đây 2 năm...
Cũng cần phải nói là thủ môn Bồ rất xuất sắc, nhưng kẻ xuất sắc hơn là trọng tài Geiger, và xuất sắc nhất lại là... thượng đế!... Thoạt trông, trọng tài người Mỹ Mark Geiger là rất công bằng; nhưng, dường như ông đã vô tình thiên vị Bồ Đào Nha khi bỏ qua 1-2 quả penalty cho Ma-rốc mà không tham khảo ‘công nghệ VAR’ (khác trọng tài người Tây Ban Nha Antonio Mateu sử dụng trong trận Úc với ‘những chú lính chì’ Đan Mạch vào phút 36  tối nay)... Vô số cú công thành của các mãnh hổ Ma-rốc đã bị... thổi bạt ra ngoài, không hẳn là vì họ ‘sút’ tồi (vd, đội tuyển Đức đã ‘sút’ 26 quả trong trận vs Mexico tối 17/6, và đều tặng cho... chim!), mà vì kẻ ‘thổi’ là... thượng đế!...
Nhân tiện, khuya hôm nay, 27/6, ‘chú bò tót đá tiki-taka đẹp như vũ khúc Nghê Thường’ Tây Ban Nha đã may mắn thắng Iran 1-0 nhờ bàn thắng ‘rùa’ của Diego Costa vào phút thứ 55 - một hậu vệ Iran phá bóng đụng... chân của Costa và bay vào lưới!, và cũng là công của... thượng đế!

...Không dựa vào kiểu ‘to con’, ‘to mồm’, ‘đểu cáng’ (tên gọi đùa cho mấy con ki nhà tôi), người phương Tây mọi thứ chỉ căn cứ vào hiệu quả (efficiency), mà trong bóng đá là ‘thắng-thua’... Và người Ma-rốc đã thua - họ chỉ có thể tự trách mình; nhưng 30 phút sau trận đấu, trên những đường phố đêm mà tôi đi, nhiều người hâm mộ Việt vẫn còn ngồi nán lại bên màn hình với những bàn luận đầy tiếc nuối; riêng tôi, giờ này tôi vẫn còn ngây ngất với cuộc chiến đấu quả cảm-kiên cường chống kẻ ‘to con’ của các chiến binh Ma-rốc!... Và giá mà nay người Việt ai cũng đồng lòng chiến đấu như vậy đối với bọn giặc ‘ngoại xâm’ nhỉ!...

*
Quay lại câu chuyện tình ở đường... Nguyễn Thái Học...

Neptune là tên của vị Thần biển cả trong Thần thoại La Mã*... 
Kết quả hình ảnh cho Người cáVâng, trọ gần Công ty dầu thực vật Neptune, cách đây 20 năm, tôi đã làm việc ở Hạ Long..., và đối diện cửa phòng tôi là phòng của... nàng. Nhiều lần đi làm công ty về, nói chuyện với tôi qua... cửa sổ, nàng ‘Neptune’ thường cười tươi rói, uốn éo qua trước mắt tôi với cái phọt nhỏ nhắn, cong cong như con cá hắc ma lũy, mà tôi chỉ dám dòm trộm’ và mơ tưởng về cuốn phim... ‘Người cá’ (HÌNH 2), vì nàng cũng là một ‘soái muội’ khá nổi tiếng ở Hạ Long với chung quanh toàn là thiếu gia!, còn tôi thì không đủ... tư cách, híc..híc...
Tôi... tôi thường được PN gọi là ‘anh Hai’, ý nói là kẻ thường ‘chỉ nói 1 lần, chứ không nói lần 2’, hay là kẻ thường ‘một đi, không trở lại’ - trong bước đường bôn ba rong ruổi với khoảng cách quá xa nhà của mình!... Đúng vậy, sau vô số lần ‘dòm trộm’ nàng..., và theo công thức đời ‘một đi, không trở lại’, vào một đêm nọ, tôi lưu luyến đưa cho nàng số đt di động của mình, còn nàng thì tiễn tôi ra cổng và còn... giả vờ gọi điện thoại cho người yêu! (phụ nữ rất... kiêu!)... Tất nhiên là tôi đi.. luôn, nhưng không ngờ sau mấy tháng trời biệt vô âm tín, tôi cứ ngỡ ‘Lời yêu rồi thương... em đã quên... đã quên’ (lời bài hát ‘Tình thôi xót xa’), nàng lại gọi và tìm đến tận Hà Nội để tặng... con cá hắc ma lũy cho tôi!...
Nhưng không ngờ, hơn cả tôi, nàng lại là một ‘chị Hai’ thứ thiệt, đó là sau khi tặng tôi bản tình ca Phê Sờ Bốc*: ‘Anh sẽ vì em làm Phê Sờ Bốc/Anh sẽ gom mây kết hình Gu Gờ... Đợi chiều vàng hôn trên làn tóc/Đợi một lần iCloud đổi mới/Kéo mây ảo chúng ta về thôi…’, nàng tuyên bố một luật ‘Phê Tê Bốc’ xanh rờn: ‘Hễ ai mà thất hứa với em một lần thì suốt đời em không bao giờ gặp lại nữa’... Tối hôm đó, hứa sẽ đi Hạ Long thăm nàng, tôi bỗng bị sốt 39-40 độ, không thể nào đi đường xa được...; mà nàng đã đổi địa chỉ mà lại gọi tôi qua ‘điện thoại công cộng’ mới chít chứ!, nên tôi không gọi lại được và như thế là tôi đã... thất hứa, và như thế là tôi không còn được gặp lại nàng nữa!, vĩnh viễn!...

Câu chuyện về nàng ‘Neptune’ không chỉ có thế... Hôm đó nàng kể:
- Em có quen một đại gia, rất giàu, ổng hứa sẽ giúp em ‘bỏ ra một, được cả trăm’, đó là đầu tư cho em 6-7 cây vàng để mở tiệm bán thuốc Tây, do đó em sẽ bỏ Neptune...
Ôi, nàng nói đại gia hay ‘ý nói tôi’!, mà tôi đâu có phải là đại gia!, mà 6-7 cây vàng hồi đó có thể mua được 7 héc-ta rẫy, mà giá ‘7 héc-ta rẫy’ hiện nay là... 70 tỉ!, híc..híc... Vâng, dường như nàng Neptune không được vô tư cho lắm!...
Và vì thế, suốt 20 năm nay, hễ thấy nàng nào cặp kè với đại gia là tôi nổi da gà, vì tôi đã kiểm tra rằng mọi chuyện không hề đơn giản tí nào, vì trong đó, ‘chủ nghĩa tiên huyền’ đã thống trị!...
Từ nàng, tôi dần khái quát ra những dấu hiệu mà một dân tộc có thể bị ‘mất nước’, ‘làm nô lệ’, thậm chí bị ‘mổ xác lấy nội tạng’, đó là: 1) ‘thánh hóa’ những thế lực bự thiệt, 2) ‘thần hóa’ những thế lực biệt phủ, 3) ‘tiên hóa’ những thế lực’ ngàn tỉ, 4) ‘ma hóa’ những thế lực trí thức, 5) 'nam mô hóa’ những thế lực cá Tràu, 6) ‘tăng hóa’ những thế lực bán nước... trà đá, 7) ‘phình đại hóa’ những ham muốn thấp hèn, 8) 'dối hóa' các sự kiện lịch sử, và dấu hiệu kết cục có thể là, 9) ‘đối kháng hóa’ giữa ‘thế lực thù địch’ và ‘thế lực yêu địch’!...

*
Nhân tiện..., điều (6): ‘Nam mô hóa’ những gã cá Tràu’, xin nói thêm tí về Tần Thủy Hoàng...

Theo phim ‘Lã Bất Vi’*, Tần Doanh Chính hay Lã Bất Chính/Triệu Chính là con của họ lái buôn họ Lã và cô gái lầu xanh Triệu Cơ bên nước Triệu...
Sau khi đăng cơ không lâu, năm 213TCN, họ Tần còn viện cớ ‘bảo vệ chế độ’ để dập tắt ‘tự do ngôn luận’, bằng cách hạ lệnh diệt văn hóa đồi trụy phản động - ‘đốt sách, chôn nho’ (gọi là ‘Phần thư khanh nho’, đốt luôn cả ‘Lục kinh’, may mà có Lý Tư can nên chỉ có ‘Kinh Nhạc’ bị đốt), tiếng oán than của người dân vang cùng trời cuối đất...
Cũng theo phim này... Sau năm 235TCN - là năm mà Tần Thủy Hoàng hạ lệnh giết cha ruột là Lã Bất Vi, họ Tần triệu tập khoảng 420 đại biểu đến từ các nước Hàn, Triệu, Ngụy Sở, Yên, Đại, Tề..., trong đó có đến 419 kẻ đều ‘gật’ là nhà Tần sẽ tồn tại vĩnh viễn, chỉ trừ 1 vị nói là ‘nhà Tần chắc chắn sẽ bị diệt vong vào đời sau (tức Tần Nhị Thế), nếu cứ tiếp tục tạo ra ‘địch dân’... Thật vậy, thời đó liên tục xảy ra các vụ ‘đi bão’ của các ‘thế lực thù địch’ và các tay ‘phản động’ hay ‘đại sát thủ’ rừng rừng nổi lên như Trương Lương, Lao Ái, Thái tử Đan, Kinh Kha, Cao Tiệm Ly... Họ Tần và thừa tướng Lý Tư không nghe lời ‘đúng’ và lập tức hạ lệnh ‘đem ra Ngọ Môn’ xử trảm vị ‘trung thần - nói đúng như chân lý’ này!... Và quả nhiên như dự đoán của vị này, sau khi họ Tần chết được 7 năm, tức là vào năm 207TCN, thì con của y là Tần Nhị Thế bị thừa tướng Triệu Cao bức tử: nhà Tần bị diệt vong!...

Đối với người Trung Hoa* thời nay (Trung Cộng) thì: ‘Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, vở kịch ‘Song of the Yi River’ được sản xuất. Vở kịch dựa trên vụ ám sát Tần Thủy Hoàng của Kinh Kha. Trong vở kịch, Doanh Chính được miêu tả như một BẠO CHÚA độc ác và là kẻ xâm lược của các quốc gia khác’ (wiki)... Đối với người Việt thì: 'Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam..., quân Tần theo sông Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt... Thục Phán trở thành một thủ lĩnh đứng lên chống Tần... Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, người Việt TỔ CHỨC TẤN CÔNG, giết được tướng Đồ Thư, quân Tần bị thua nặng, ‘thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’ - theo sách 'Hoài Nam tử'... (wiki)...

Kết quả hình ảnh cho An Dương Vương đánh TầnCũng giống như tên Đại Hán - ‘Định Tiểu Bằng’ vào năm 1979, Tần Thủy Hoàng là kẻ thù của dân tộc VN, kẻ đã từng xâm lược nước ta và là bại tướng dưới tay Thục Phán An Dương Vương, ngoài ra. các võ tướng Tàu như Dịch Hu Tống, Đồ Thư... đều bị các tướng Việt Việt cho ăn ‘cẩu đầu đao’ (HÌNH 3)... Vậy tại sao không ít ‘trí giả’ của ta lại không tìm hiểu về ‘thiên tài’ của An Dương Vương và các võ tướng Việt thời đó!, mà lại đi ca tụng tên bạo chúa độc ác họ Tần là ‘vĩ đại’!, hay ca tụng cái khu đặc của Triệu Cơ là ‘sơm nực’!, thế thì không dẫn đến nguy cơ bị mất nước... mới là lạ!
Nói thêm, tại World Cup 2018, người Nga đã sử dụng hình ảnh ‘chú sói Zabivaka’ làm ‘linh vật’ (xem thêm về hình ảnh ‘sói Nga’ trong truyện ‘Đoạn đầu đài’ của Aitmatov), trên là cờ của Úc cũng như trên ngực áo của các cầu thủ Úc đều có hình của con kangaroo và chú đà điểu Emu*... Vậy tại sao đang có ai đó lại đòi lót ổ cho 'phượng hoàng cái cmn gì đó'!, để rồi chúng ị ra cả bãi... cá Tràu trong khu đặc của ta!, thế thì không dẫn đến nguy cơ bị mất nước... mới là lạ!...

***
Cũng như trong ‘Hội chợ phù hoa’ của Thackeray, ‘Anna Karenia’ của Lev Tolstoi..., đầu thế kỷ 20, là một ngôi sao sáng trên văn đàn Mỹ, trong cuốn tiểu thuyết ‘Chỉ Ngu Ngơ Mới Biết Cười’ (The House of Mirth), nữ sĩ Edith Wharton* đã mô tả về 
'21/6'‘một hệ thống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định với những phong tục, tập quán, giá trị, quan niệm được miêu tả cặn kẽ, thường là thuộc về giai tầng đặc quyền đặc lợi...: xã hội hào nhoáng nhưng ô trọc, nơi đạo đức băng hoại, nhân bản lung lay..., xã hội được cho là thượng lưu, nhưng thực chất là rỗng tuếch, chạy theo kim tiền, hủy hoại những điều tốt đẹp..., xã hội không có gì cao quý, dù nó ăn vận đủ thứ ngọc ngà châu báu xa xỉ đúng là một xã hội nhỏ nhen, mờ ám, rỗng tuếch, và thậm chí thô kệch trong bản chất ‘tiền trao cháo múc’..., giới thượng lưu... đang chuyển mình ở ngã rẽ thế kỷ nơi đời sống vật chất hưởng lạc dần biến mỗi cá nhân thành những món hàng phi nhân tính...’ (HÌNH 4)

...Đang ngồi ở quán cà phê, tôi bỗng nghe nhạc Vô Thường, một trong những bài mà tôi khen nhất sau 75:
- Người về đây với anh. Về bên anh, về đây với căn nhà xưa êm đềm. Vòng tay và làn môi ấm ngày tháng chờ mong... Chỉ còn một chiếc lá cuối thu mỏng manh. Chỉ còn một mình anh xót xa... chờ... em. ('Khoảnh khắc', Trương Quý Hải, TB Bằng Kiều)
https://www.youtube.com/watch?v=knGUJp1DX0g
rồi một bài khác làm tôi rất rung cảm:
- Em là tia nắng trong anh. Em là câu hát trong tim. Là bình minh rực sáng... Em là tia nắng trong anh. Em là hạnh phúc đêm đêm. Là nhạc khúc êm đềm. ('Em là tia nắng trong anh', Trúc Sinh, ‘Remix’)
https://www.youtube.com/watch?v=9ay3fFeJRCA
.
Vâng, ‘Vòng tay và làn môi ấm ngày tháng chờ mong’: rất thích, không phản đối!, em đúng là... ‘Tiểu Long Nữ’, ‘Juliet’ hay ‘Ỷ Lan’ của lòng anh, là vũ trụ vô cùng ấm áp của anh..., 
Kết quả hình ảnh cho Hello Vietnamnhưng cương quyết tỉ tỉ tỉ tỉ tỉ lần em không thể nào sánh với ‘em Việt Nam’ được!, mà có lúc ta phải ‘Sát Thát’, phải chiến đấu với bọn giặc ngoại xâm Bỗng Điên một cách đầy khát vọng và đầy 'máu lửa' - như các chiến binh Ma-rốc! (HÌNH 5), vì:
- Nếu một ngày chúng mình trở thành ‘cẩu nô lệ’, bị ‘mổ lấy nội tạng’, hay biến thành 'cái con gì đó mà suốt ngày phải chui rúc trong bụi rậm và kêu rên ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’, thì liệu rằng em có còn ‘là tia nắng trong anh, là câu hát trong tim, và là bình minh rực sáng’?
Anh tự hỏi.

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Chiến tranh Việt-Tần, xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_thống_nhất_Trung_Hoa_của_Tần
2.       Edith Wharton là người phụ nữ đầu tiên vinh dự nhận giải Pulitzer cho Văn học năm 1921. Bàn về sức ảnh hưởng của Wharton, nhà phê bình nghệ thuật John Updike từng nói: ‘Nếu có một nữ tác gia người Mỹ nào của thế kỷ 20 được đánh giá cao hơn Edith Wharton thì trong đầu tôi không còn nảy ra một cái tên nào khác’... (news-zing-vn)
3.       Neptuyn (Neptune) là vị thần biển cả, nhưng không phải là trong thần thoại Hi Lạp mà là trong thần thoại La Mã. Trong thần thoại Hi Lạp, thần biển cả là Poseidon, một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus. Cũng trong thần thoại Hi Lạp, thần trí tuệ và nghệ thuật là nữ thần Athena, (nhưng) trong thần thoại La Mã là nữ thần Minerva... (vn-answers, yahoo)
4.       Phim ‘Lã Bất Vi’, diễn viên chính Trương Thiết Lâm-Ninh Tịnh, xem tại: http://vietsubtv.com/xem-phim/la-bat-vi-6261/tap-1.html
5.       Quốc huy Australia ra đời vào năm 1912 và được sử dụng đến nay, có hình ảnh một chú Kangaroo và chim Emu (đà điểu Australia) nâng bảng chứa huy hiệu sáu tiểu bang... (vnexpress-net)
6.       Tên gọi ‘Trung Quốc’ là hoàn toàn sai với sự thật lịch sử: Ngày nay cái tên "China" hay "Sino" mà người phương Tây dùng để gọi nước Tàu đều xuất phát từ phiên âm chữ "Tần" ( = Sin) mà ra... (wiki)
7.       'Tình ca Phê Sờ Bốcc’ (hài), nghe tại: https://vuongthuc.wordpress.com/2018/06/18/video-tinh-ca-te-pa-te-boc-rat-hay-quy-vi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét