Vâng, có 'Các tiêu chí để đánh giá một vị tướng', trong đó, tiêu chí là ‘criteria’, còn đánh giá năng lực của các GS, TS, tướng tá, lãnh
đạo lớn nhỏ... được gọi là ‘capacity assessment’... Và dưới đây là chuyện kể...
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
1047. Thế nào là một vị tướng?... (Thư giãn)
Khi
ra đường, bạn có thể gặp nào là lãnh đạo, bộ tưởng, chủ tịt tỉnh, nào là tướng tá, đại da, soái ca, có kẻ mang theo cả chục cái bằng tiến sĩ hay cả... trăm cái
bằng giáo sư..., thì đừng vội ‘admire’ (ngưỡng mộ), vì sự thực ‘có thể’ rất
khác! (nghe nói nhiều 'tướng' đã bị cho vào lò!...). Nôm na về luận văn/công
trình nghiên cứu, đại học thì tổng hợp ngắn, thạc sĩ dài hơn tí, tiến sĩ thì ‘độc
lập’, còn giáo sư thì phải có đẳng cấp quốc gia, nhất là quốc tế...
Ví
dụ điển hình là vụ RÙA HỒ GƯƠM* (nghe nói rằng được vua Lê Lợi đưa từ sông Chu, Thanh Hóa, ra Thăng Long, HÌNH 1) đang bị bệnh lạ, có nguy cơ bị tuyệt chủng... Mà, trên thế giới này có 222 nước và vùng lãnh
thổ, tức ‘nhân ngoại hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên’, ý là ngoài bầu trời này
còn có bầu trời khác cao hơn! Vậy việc chọn ‘liên minh’ với 'AI?' để giải quyết vấn
đề có tính chất ‘độc lập, chủ quyền quốc gia và hợp với lòng dân’ này sẽ cho thấy
vị ‘tướng’ đó là có ‘trí tuệ’ hay ‘trí tệ’, là yêu nước hay ngược lại!...
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018
1046. Phò cái, phò đực và phò thịnh, phò suy (Thư giãn)
Ngày
nay, em ơi, thiên hạ rối bời*
Còn
‘phò đực’ thì bán cả danh dự, tài nguyên quốc gia, thậm chí bán nước... trà đá,
tự nguyện làm nô tài cho kẻ Lạ (HÌNH 1), cho đồng tiền, bất chấp mọi thứ, nên ‘yes-guilty’
là vô số tội!, và do đó không chỉ bị ‘đò lót’ (đốt lò)... nhè nhẹ, mà đáng
bị đưa xuống ‘luyện hỏa ngục’ - muôn năm!...
Ngày
nay, em ơi, anh... giận lắm rồi!
Ngày
nay, em ơi, những Háng cùng gian
Ngày
nay, em ơi, dân khí... đà... tan
---------
Tôi
đúng là kẻ... ‘thân tại giang hồ’, mặc kệ câu ‘nhân tại giang hồ, thân bất vô kỷ*’
mà người Tàu thường nói trong phim kiếm hiệp... Và không quá phân biệt chuyện
Tàu, Tây, ta, tôi nhớ lại câu chuyện ‘phò’ và suy nghĩ...
1
‘Phò
đực’ là gì?
‘Đồ
phò, đồ phò...’, tiếng kêu réo, chửi bới vang lừng cả khu bến tàu Bãi Cháy, Hạ
Long...
Chuyện
đã 20 năm về trước, lúc đó tôi ngỡ ngàng không hiểu!, tí về khách sạn hỏi lại. Số
là cô Vụ trưởng Bộ X có dẫn đoàn chúng tôi đi Hạ Long chơi vào ngày thứ Bảy,
sau hội thảo. Tối thứ Sáu, tại khách sạn, đã có mấy ‘ông chủ tàu’ đến chèo kéo,
cuối cùng, chúng tôi ngã giá và chọn một. Nào ngờ sáng hôm sau khi đến bãi, bọn
chủ tàu tranh nhau cướp khách và đánh nhau. Thấy chưa đi mà đã ‘xui’, nên chúng
tôi bèn hủy bỏ kế hoạch. Thế là bọn chúng chạy theo sau và chửi nheo nhéo là ‘đồ
phò, đồ phò’...
Phò,
ở miền Bắc thường gọi là cave*, hay thông... tục hơn, gọi là ‘phò’* - trong ‘phò
phạch’; ở miền nam thường gọi là đĩ (điếm), có nơi gọi là ‘bò lạc’, ‘gà’, ‘gà công nghiệp’ hay ‘vận động viên’ (ở Đồ Sơn); tiếng Anh hơi thông dụng là street
girl hay C-girl (gái đứng đường, call girl = gái gọi)...
‘Kẻ
thức thời mới là người tuấn kiệt’ là câu mà Hân Dã Vương cảnh cáo Diệt Tuyệt sư
thái, trong truyện ‘Ỷ thiên đồ long ký’... Đó là chuyện xảy ra khi Trương Vô Kỵ liều
mình che chắn cho nhóm Nhuệ Kim Kỳ của ma giáo, nên bị lão ni này đánh cho 3
chưởng; nhưng mới được nửa chừng thì Hân Dã Vương ra tay can thiệp, dùng tên độc
để ép bả bỏ cuộc (nhưng bả ứ chịu!)...
‘Kẻ
thức thời mới là người tuấn kiệt’, đúng, sống thì phải thức thời, thời ở đây là
thời thế (dĩ nhiên là không luôn đúng)... Tự hỏi những kẻ chai mặt gọi ‘choa’ đối
với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mình - là ‘quân xâm lược bành trướng dã
man’* (Phạm Tuyên), hay nay là bọn ‘bành trướng Bỗng Điên’ hoặc bọn ‘Khu đặc-99’... có phải là kẻ ‘thức thời không’?, hay cũng chỉ là một loại... ‘phò’!
Trên
là ‘phò cái’, dưới là ‘phò đực’.
‘Phò
cái’ úp hay ngửa trôn lấy tiền theo ‘thỏa và thuận’ - không nhiều.
Còn
‘phò đực’ ngửa tay đớp đồng tiền ‘dơ bẩn’ - nhiều, rất nhiều, vô số.
‘Phò cái’ buộc phải bán thân mưu sinh vì hoàn cảnh, nên ‘no-guilty’ là vô tội, và do
đó đáng cảm thông.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018
1045. Hậu Thủ Thiêm Đồ Quan ký (chuyện... kiếm hiệp An Nam)
Chiều
nghiêng, nghiên cứu chuyện nước nhà
Nằm
bên kia Thành hồ, là một cái thành thường biến thành hồ vào mùa mưa, Thủ Thiêm
Cổ Mộ được bao quanh bởi một dòng sông hình chữ C với bề rộng chừng 200m, nhìn
từ trên xuống giống như chữ Omega (Ω) của người Hy Lạp cổ đại (HÌNH 1), mà xưa nó cũng là cái thiên đường đẹp lộng lẫy
như bán đảo Nami nổi tiếng bên Hàn Quốc - nơi mà đại hiệp Kang Joon Sang
và nữ hiệp Yu Jin đã từng nổi tiếng trong trận chiến ‘Bản tình ca mùa Đông’*...
Vùng đất bên trong bán đảo với những rừng cây thời xưa được để lại hay trồng mới,
làm sông này có màu xanh ngắt khi trời nắng đẹp, có màu xám nhẹ, hơi đục, thậm
chí xanh mực nhẹ hay tím sẫm khi chiều xuống, và có thể xám xịt khi trời có mây mù vào cõi
thu-đông... Dọc theo đường chạy từ một cái hầm chui dưới sông Sè Ghềnh đến cái Cầu Bốn
dài 2,1 km, là nơi trấn ngụ của Câu Cá phái, nơi
mà màn ‘Song kiếm hợp bích’ nổi tiếng của Dương Quá và Tiểu Long Nữ nay được chuyển
thành ‘Ai Lớp Du Chịch Chịch hóa thân đại pháp’...
Và cái Thủ Thiêm Cổ Mộ này có liên quan đến gã Âu Dương Thanh Hải (hậu duệ của
Âu Dương Phong và Âu Dương Khắc) và bức mật đồ ‘Thủ Thiêm-Cửu âm chân kinh’, rồi
câu chuyện ‘Hậu Thủ Thiêm Đồ Quan ký’ và ‘Hà Gian hóa
công đại pháp’... Hãy theo dõi câu chuyện.
Nắng thẹn rập rình chốn cổng xa
'Hà Gian' câu chuyện xưa nay vẫn
Lão Háng, thằng Tràu quậy thế nhân
'Hà Gian' câu chuyện xưa nay vẫn
Lão Háng, thằng Tràu quậy thế nhân
---------
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018
1044. Buồn cười chuyện Háng-Vịt và vụ... sử Việt (Thư giãn)
Lần
này là thư giãn... siệt... Thường, tôi rất coi trọng tính ‘học thuật’, còn tư liệu chỉ là phụ trợ, chỉ dùng để tham khảo, vì tôi
có thể ‘inbox’ để hỏi các... học giả, kể cả Tây, về cả... ngàn thứ chuyện trên đời!; thiết nghĩ rằng 'nên hiểu vấn đề một cách TỰ NHIÊN', bởi vì việc sử dụng tư liệu nhiều khi lợi bất cập hại, và tư liệu thường là loại
‘tam sao thất bổn’, người ta đã sao rồi mà ta còn ‘sao luỹ thừa n’ nữa thì chả ra làm sao!,
nói chung là kẻ ăn cắp của thằng ăn cắp (‘đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ’, HÌNH 1) thì kẻ đó lại càng chả ra gì, mà còn có khả
năng bị gọi là Nguyễn... Văn Cắp, như cách gọi của người Việt cổ sẽ nói dưới đây... Và
tại sao ‘inbox’?, vì tôi học (từ) nước ngoài... cả chục năm, tức là Tây học,
nên không có nhiều thời gian để ngâm cứu ‘Hán học’ chẳng hạn, có hồi tôi hỏi: ‘nhạn’
trong ‘cánh nhạn đưa thư’ là con chim gì? (‘Thấy nhạn luống tưởng thư phong.
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng’, Chinh phụ ngâm), hay ‘thị dục huyễn ngã’,
‘yên sĩ phi lý thuần’ nghĩa là gì?..., hehe...
Nhân
tiện... Vì tính tôn trọng ‘học thuật’ nói trên, nên khi thắc mắc cái gì thì tôi
tìm hiểu tới nơi, suy nghĩ 30, 40 hay 50 năm cũng... nghĩ... Và tôi đã khá yên
tâm với cái vụ Lịch sử Việt Nam...
Như
đã nói ở trên, tôi có ‘học’ được trực tiếp từ hơn... 100 vị thầy Tây, mà tôi
thường kể trong blogspot, phình phường thôi!... Về lịch sử hay văn hóa/văn
chương, tôi thấy ta rất ‘thường’, nếu không muốn nói là luôn luôn (nhất là thời
xưa), nghiên cứu theo kiểu là: để hiểu ta thì phải nghiên cứu Tàu cho nó (tương
đối) rõ (!), rồi mới nghiệm ra cái ta!, như sẽ có vài minh họa dưới đây. Nói
chung, công thức của ta là: VIỆT -> TÀU => VIỆT, trong khi Tây, do có
sẵn yếu tố ‘Tây’ nhưng hạn chế về ‘Thứ tư nghỉnh cu’, nên họ làm rất khác, thường
là: VIỆT -> ẤN, NAM Á, TÂY => VIỆT, mà cái họ nghiên cứu lại chuẩn hơn mới
chít chứ!...
Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018
1043. ‘Ải Bắc Quan’ và chuyện... đặc khu tư tưởng (Thư giãn)
Khoảng
tháng 6/1975, tôi có nghe một bản nhạc ‘đỏ’, có lời: ‘Hiên ngang như hòn Non Nước.
Vững bền như dãy Trường Sơn. 117 năm rồi... Đã nắng, đã nắng lên rồi!’... Không
quan tâm đến bài hát đó là của ai, ‘lề’ nào, tôi chỉ quan tâm đến việc người ta
gọi là ‘hòn Non Nước’ chứ không phải ‘núi Ngũ Hành Sơn’ ( = núi Ngũ Hành núi!)
cái cmn gì gì đó, người ta nói 117 năm, tức 1975 - 1858, mà 1858 là năm mà nhà
cầm quyền Nguyễn làm mất chủ quyền quốc gia...
Còn ‘đã nắng, đã nắng lên rồi!’
là tôi chế thêm. Số là có câu chuyện như sau. Ngày xưa người dân từ Huế thường đi
bộ vượt qua đèo Hải Vân vào ban đêm. Cho đến khi thấy ánh nắng mặt trời thì mừng
rỡ thốt lên ‘đã nắng lên rồi!’. Và từ đó ta có cái tên Đà Nẵng! (HÌNH 1: Cây cầu độc đáo nổi tiếng thế giới ở Đà Nẵng), hehe...
Vâng, tiếng Việt là một trong những sản
phẩm ‘độc nhất vô nhị’ trên thế giới của nền văn hóa mấy ngàn năm Việt, bố mấy anh cá Tràu cũng
không... hiểu nổi! Vâng, tôi rất tự hào khi thấy cái gì của Việt Nam được thể
hiện một cách tự nhiên, ‘độc lập’, đặc biệt là không phụ thuộc và cái khu đặc...
Háng!, hehe... Và tại sao ta không gọi là Ải Bắc Quan hay CỬA PHA LŨY, một cách
kiêu hãnh! (HÌNH 2: Chim chèo bẻo đen nhỏ bé chủ
động tấn công, cưỡi lưng chim săn mồi*), ta bị vướng cái ‘khu đặc tư
tưởng' gì?... Dưới đây là các câu chuyện và suy nghĩ...
Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018
1042. Một bài viết rất hay về Hà Giang của Nguyễn Hồng Lam (Sưu tầm và lời bình)
Viết như thế này mới là...
sử gia!, vâng, một... nửa sử gia!

Số là cách đây mấy năm,
có đọc một số sử liệu của ‘Tây’ đánh giá về các vị vua xứ Indrapura,
Champa, Punan (Lâm Ấp, Chiêm Thành và Chân Lạp, HÌNH 1,
2), rồi Lê Thánh Tôn, chúa Trịnh/chúa Nguyễn,
Nguyễn Huệ, Lê Văn Duyệt, Gia Long..., tôi rất ngạc nhiên là tại sao họ lại viết
sử Việt mà hầu như không mấy dựa vào sử Tàu!, vd: ‘Theo sử gia Mỹ John K.
Whitmore, các cải cách của Lê Thánh Tông đã được mô phỏng theo cách tổ chức nhà
nước của Chu Nguyên Chương.
Mục đích của Lê Thánh Tông là giảm sự chi phối từ các đại thần võ tướng đã cộng
sự với Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến chống Minh, và thay họ bằng đội ngũ
quan liêu được tuyển chọn qua các kỳ thi Nho học. Lê Thánh Tông còn áp dụng lối
văn phong các chiếu chỉ thời Minh Thái Tổ vào các chiếu chỉ của chính mình...’ (theo
tôi biết thì Whitmore chủ yếu tham khảo Ngô Sĩ Liên, Baldanza (Cambridge
University Press!), K. W. Taylor...), hay ‘Sự kiện lớn nhất dường như việc khôi
phục thống nhất đất nước, việc xóa bỏ sự chia cắt đất nước thành hai vương quốc
đối địch. Chính là Tây Sơn chứ không phải là nhà Nguyễn ở thế kỷ XIX, như người
ta thường gán cho họ, đã có công trong việc xây dựng một nước Việt Nam thống nhất;
dù chia ra các miền khác nhau nhưng vẫn cùng một mục đích... Niềm kiêu hãnh
khôi phục lại uy danh của nước Việt Nam thể hiện rõ trong bài Hịch Tây
Sơn" (GS Pháp Jean Chesneaux*)... Một ngày nọ, sau Tết năm 2014, tôi có đến
Đền Trần (Nam Định), may mắn là gặp được một lúc 4 ‘sử gia’ cùng tề tựu ở đó.
Vì nể họ nên tôi có mua 1 cuốn, mà khi lên xe đọc, suýt tí nữa tôi.. ngất xỉu,
vì họ viết về ‘thời nhà Trần’ mà có đủ thứ âm dương, ngũ hành, ‘thái cực sinh
lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng...’ gì gì đó, kể
cả Lão-Trang-Khổng-Mạnh và nhiều sử gia... Tàu!... Kết luận: Không biết ai đó viết
bao nhiêu điểm, nhưng tôi sẽ trừ... 5 điểm nếu viết sử Việt mà chủ yếu dựa vào sử
Tàu!
Mỗi một dự án đều thường có 2 phần
chính: 1) Thành tựu (achievement/s) và 2) Rủi ro (risk/s)..., và sở dĩ cái 'Luật
Khu đặc' không đúng vì nó quá lơ là phần ‘rủi ro’(HÌNH 3)... Vâng, người ta không bắt anh phải làm chính trị, nhưng đã làm con người thì phải có
chính kiến: ‘Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo
thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận. Do đó, muốn thay đổi số
phận, trước hết phải thay đổi suy nghĩ...' (Jordan Befloit!), vì vậy một sử gia
đích thực không phải là mô tả lại cái quá khứ và rồi chìm đắm trong cái (hào
quang) quá khứ đó, mà ít nhiều nên truyền (những) thông điệp cho các thế hệ
tương lai: cái lịch sử (hoành tráng) đó đang mang lại những ‘hệ quả’, ’hậu quả’
và ‘rủi ro’ gì cho ngày nay?, và tương lai nó sẽ đi về đâu, tiến hay thoái, sẽ
còn hay mất?, nhân dân sẽ ra làm sao, tự do hay nô lệ?, nước ta có bị phụ thuộc
ngoại bang hay có khả năng bị... mất nước không?, v..v... Kết luận: Nếu một sử
gia mà sùng bái quá khứ thì dù ông ta/bà ta viết có ‘hay’ đến đâu thì cũng chỉ
là ‘một nửa sử gia’, mà ‘một nửa của sự thật không phải là sự thật’ HÌNH 3),
nên một nửa sử gia không phải là xxx...
Câu
chuyện về sự tha hóa, tàn mạt nhiều mặt của một bộ phận cán bộ trong mấy năm
gần đây cũng không thể làm hoen ố cái tên Hà Giang (HÌNH 4). Chỉ là nhất thời thôi. Trong tôi, vẫn luôn có một Hà
Giang - cao nguyên đá - với những con người lừng lẫy một thời, một biểu tượng
bất khuất. Càng có ý nghĩa hơn khi mảnh đất phên dậu đầy đá tai mèo này nằm
liền kề vùng Thập Vạn Đại Sơn (kéo dài 150 km từ châu Tổng Cản, tỉnh Quảng Tây
đến tận sát cao nguyên Vân Nam - Quý Châu) mông muội và tàn bạo. Hà Giang,
chính xác là Đồng Văn và Mèo Vạc chỉ cách mảnh đất hàng trăm năm thổ phỉ của
Trung Quốc một con sông Nho Quế sâu thăm thẳm giữa trùng trùng núi đá.
Ký
hòa ước với Pháp, nhận sắc phong của triều đình nhà Nguyễn, Vương Chính Đức đã
gần như độc bá quyền lực khắp châu Đồng Văn. Khi xây dinh thự họ Vương tại Sà
Phìn, ông đã tỏ rõ ý chí quần hiền tụ sĩ của mình bằng cách cho ngoã lên trước
cổng vào dinh một đôi câu đối: "Gia tích thiện hiền nhân xuất nhập/ Môn
phong lưu quý khách vãng lai" (Nhà thánh thiện, người hiền vào ra/ Cửa
phong lưu, quý khách lui tới). Dưới chân bờ rào đá trước dinh là một khoảng sân
rất rộng, đủ chỗ để buộc hàng trăm cỗ ngựa. (HÌNH 5)
-
Câu chuyện về sự tha hóa, tàn mạt nhiều mặt của một bộ phận cán bộ trong mấy
năm gần đây cũng không thể làm hoen ố cái tên Hà Giang.
Tại sao lại ‘một nửa sử
gia’?... Tôi vốn rất khó tính về ‘đánh giá trí tuệ’, và cái này là do kinh nghiệm trong tiến
trình sống...
Người Tây sau mỗi nguyên lý, định luật,
định lý... đều thường nói đến ‘hệ quả’, vd nôm na là đẻ con ra thì phải nuôi dưỡng
(hệ quả) và phải lo lắng trăm bề (hậu quả).
Dưới đây xin trân trọng giới thiệu một
bài viết ‘rất hay’ về Hà Giang của Nguyễn Hồng Lam, nó còn 'hay' ở chỗ có nhiều sự kiện ít người biết....
HÀ
GIANG - MỘT CHƯƠNG BẤT TỬ
---
Sau
hàng chục năm tranh chấp, giành ảnh hưởng, đến khoảng gần năm 1920, uy tín của
Vương Chính Đức (tiếng Mông: Vàng Dúng Lùng) ở Đồng Văn đã cao hơn hẳn, đánh
bạt ảnh hưởng quyền lực của Dương Tụ Nghĩa và sau này là con trai kế vị Dương
Trung Nhân ở Mèo Vạc, giúp họ Vương gần như độc chiếm nguồn lợi thuốc phiện của
toàn xứ. Năm 1919, Vương Chính Đức đã bỏ ra 150.000 đồng bạc trắng (piastre -
mỗi đồng nặng đúng 1 lạng bạc), thuê thợ từ Quảng Tây, Trung Quốc về Sà Phìn, Đồng
Văn xây một tòa lâu đài đồ sộ có cả thảy 64 phòng bằng đá khối và gỗ samu. Cả
đá, gỗ và ngói lợp cũng đều được mua từ Quảng Tây chuyển sang. Mất hơn 8 năm,
đến năm 1928, công trình mới hoàn tất, Vương Chính Đức lại cho đặt 120 gốc samu
khác từ Quảng Tây đem về trồng thành một vạt rừng bao quanh dinh thự.
Đoạn
cuối cùng của tòa dinh, ông cho xây dựng 2 buồng kho, tường bằng đá phiến, mặt
ngoài dày 1,4m, mặt trong dày 0,8m, bảo đảm đạn súng cối hay bộc phá cũng không
thể phá. Phía trên 2 nhà kho là hệ thống công sự, lỗ châu mai, vọng gác. Một
kho cất giữ vàng, bạc, châu báu, cửa duy nhất đi thông sang nhà bà vợ hai. Kho
kia chỉ để cất trữ thuốc phiện, thông cửa và giao chìa khóa cho bà vợ cả.
Trong
“Tuần lễ vàng” do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động năm 1945, Vương
Chí Sình (tên khi nhỏ là Vàng Seo Lử, ghi theo âm Hán là Vương Chí Thành, sinh
năm 1885), con trai và là người kế vị Vương Chính Đức còn cho người mang về Hà
Nội 22 vạn đồng bạc trắng và 9kg vàng ròng để ủng hộ chính phủ Cụ Hồ.
Trong
khu dinh thự họ Vương, tất cả các phiến đá kê cột nhà đều được tiện, gọt thành
hình quả thuốc phiện. Sau khi mài nhẵn, chúng đều được dùng những đồng bạc
trắng (piastre) đánh cho bóng loáng, biến màu đá trắng thành màu đồng thau, gần
như màu quả thuốc phiện đã phơi khô. Họa tiết trang trí trên đầu đao kèo nhà
cũng được tiện hình quả thuốc phiện. Một cách ám chỉ, cả nền móng quyền lực lẫn
mục đích, khuynh hướng phát triển của nhà họ Vương, của người Mông và toàn cao
nguyên đá Đồng Văn đều được đặt trên quả anh túc.
Năm
1923, Vua Khải Định đã ban cho Vương Chính Đức một bức hoành phi có 4 đại tự
"Biên chinh khả phong" cùng thẻ bài và mũ mão đại thần, chính thức
công nhận quyền lực của họ Vương nơi biên ải. Kể từ đây, người Mông Đồng Văn
gọi ông là Chính Vương, xem ông như "Vua Mèo" thực thụ. Danh vọng nhà
họ Dương ở Mèo Vạc bị lu mờ dần. Tuy nhiên xích mích giữa hai nhà vẫn chưa dứt
hẳn, đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, kể cả xung đột vũ trang.
Đến
năm 1953, "Vua Mèo" tự phong đất Mèo Vạc thất thế trước "Vua Mèo"
được suy tôn ở Đồng Văn, phải đưa cả gia đình về Hà Nội, sau đó theo Pháp di cư
vào Nam, cuối cùng sang Mỹ định cư tại bang Minnesota, chấm dứt vai trò lịch sử
một dòng cự tộc người Mông đối với lịch sử Cao nguyên đá. Dương Trung Nhân mất
tại Mỹ vào năm 1984, thọ 82 tuổi.
"Vua
Mèo" họ Vương tiếp tục ở lại Sà Phìn, đồng hành cùng các biến cố của Đồng
Văn, tiếp tục sản sinh ra những huyền thoại mới trong thời đại của những con
người "tận trung báo quốc, bất thụ nô lệ".

Mọi
hoạt động xử lý công việc cai trị Đồng Văn, đón tiếp khách khứa bốn phương lẫn
sinh hoạt của "Vua Mèo" Vương Chính Đức và ba bà vợ đều diễn ra trong
dinh thự nằm lẫn giữa rừng sa mộc này. Tiếp khách hoặc xử án, Vương Chính Đức
đều ngồi tại dãy nhà ngang cuối cùng, nơi cao nhất, an toàn nhất trong khu dinh
nếu có tấn công từ bên ngoài vào. "Vua Mèo" ngồi ghế kê trên thềm
cao, tội nhân bị buộc quỳ trên sàn ở gian trước, cách chỗ "Vua" ngồi
một khoảng sân, khoảng cách đủ làm nhụt chí kẻ có tội đang bị trói nghiến, nếu
kẻ đó có ý đồ manh động.
Hai
hầm tầng trệt ở hai bên tả hữu chỗ "Vua Mèo" ngồi chính là nơi đặt
hai kho chứa vàng bạc và thuốc phiện. Khách quen, có hiểu biết một chút sẽ
không quá khó để nhận ra dụng ý của Vương Chính Đức. Mọi sắp xếp, xây dựng,
trang trí, bố trí trong dinh thự đều chứng tỏ chủ nhân của nó mang một ám thị
sâu sắc về ý nghĩa biểu trưng và sự cân đối, đối xứng. Dưới tán những gốc sa
mộc vững chãi kia, quyền sinh sát một mình ông thâu tóm.
Sà
Phìn là trung tâm quyền lực của người Mông Đồng Văn, nhưng ngoại trừ dinh thự
nhà Vương, ở xung quanh thời đó vẫn không hề có bản làng của thứ dân nào cả.
Một thứ quyền uy tối thượng và biệt lập. Thủ phủ thật sự của Đồng Văn thực tế
đóng ở Phó Bảng, cách Sà Phìn 13km đường đèo. Trước khi Hòa ước Pháp - Mèo
(được ký tháng 10/1913), đường vào Phó Bảng rất hẹp, chỉ đủ chỗ cho đoàn ngựa
thồ xếp hàng một lên đèo xuống dốc. Hòa ước ký xong, người Mông nhất mực từ
chối đi phu, đi làm xâu, người Pháp phải thuê người Hán ở khu Tổng Cản, tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc đối diện với Phó Bảng sang bạt núi, mở rộng đường. Sau đó,
họ lại thuê người Khách (người Hẹ ở Quảng Đông, Trung Quốc) qua đẽo đá xây nên
đồn Phó Bảng, thiết lập sự chiếm đóng và cai quản.
Phó
Bảng là cửa ngõ của mọi giao thương trên miền Đồng Văn. Nằm ở độ cao lưng chừng
trời, lại toàn đá và đá, đất canh tác ở Đồng Văn rất hiếm. Trồng ngô, đậu hay
rau cải trong những kẹt đất hiếm hoi giữa các hốc đá, năng suất cực thấp, hầu
như không đủ để nuôi sống người dân bản địa. Ngược lại, thổ nhưỡng, khí hậu,
thời tiết ở đây lại hết sức thích hợp với cây anh túc. Mỗi ha trồng anh túc thu
được từ 1,5-2kg thuốc phiện mỗi vụ, trồng vài ba hécta, tiền bán thuốc phiện đủ
để cho một gia đình người Mông sống cả năm. Thời gian còn lại tha hồ cho họ múa
khèn, uống rượu, đám trai tráng tha hồ tập cưỡi ngựa, phóng lao và bày trò chơi
chiến trận.
Đường
về xuôi khó khăn, thuốc phiện Đồng Văn thường được bán sang Trung Quốc đổi
thành ngựa to, lừa tốt, vải lanh từ Vân Nam, muối, gạo đường... từ Quảng Tây và
quay trở lại Đồng Văn, tất tật đều qua ngả Phó Bảng. Để khóa chặt cửa ngõ mậu
dịch tự do và dòng chảy thuốc phiện sang Trung Quốc, Pháp phải cố sống cố chết
giành cho được quyền quản lý Phó Bảng và mở đường về miền hạ Hà Giang, từ đó về
xuôi nhằm tận thu thuốc phiện tiêu thụ nội địa.
Ý đồ
của Pháp, thương nhân Hoa Hán phát hiện ra ngay. Làm đường, xây đồn Phó Bảng
xong, cả người Hán Vân Nam lẫn người Hẹ Quảng Đông đều không chịu về nước mà
tìm cách ở lại Phó Bảng chiếm đất lập phố, buôn bán tấp nập (cho đến tận ngày
nay). Không lâu sau, Phố Bảng đã khá sầm uất, buôn bán nhộn nhịp, được mệnh
danh là Hồng Công thứ hai trên cao nguyên đá.
Tất
nhiên Vương Chính Đức cũng không khoanh tay ngồi nhìn nguồn lợi của mình bị
người Pháp và người Hoa Hán chia nhau xâu xé. Triệt để khai thác lợi thế đã
được Hòa ước Pháp - Mèo công nhận, ông vẫn giành cho mình trọn quyền đại lý
thuốc phiện. Mỗi lạng “vàng đen” bán ra khỏi đất Đồng Văn đều có phần nhất định
của ông. Lợi dụng con đường về xuôi vừa mở, ông cho mua ngay một căn nhà ở phố
Hàng Đường, Hà Nội đặt đại lý, đưa thuốc phiện Đồng Văn về xuôi phân phối ra
khắp nơi đồng thời mua gạo, muối, dầu hỏa, đá lửa, vải vóc và nhiều loại nhu
yếu phẩm khác chở ngược lên Đồng Văn, buôn bán kiếm lời cả hai chiều. Toàn bộ
công cuộc kinh bang này, ông giao cho Vương Chí Sình (Vương Chí Thành) trông
coi.
Vương
Chí Sình, là con trai thứ hai, người giàu chí hướng nhất trong số 4 con trai
của "Vua Mèo". Ông được ăn học khá đến nơi đến chốn, thông thạo cả
Hoa văn và Pháp văn. Theo lệnh thân phụ, ông đã lấy vợ và sinh sống tại Phó
Bảng chứ không đưa gia đình về sống trong dinh Sà Phìn. Cơ ngơi cũ của Vương
Chí Sình hiện nay được sử dụng làm nhà văn hóa Phó Bảng. Tại đó, Vương Chí Sình
đã mở đại lý trông coi việc buôn bán của gia tộc, sau đó mua thêm các chức
"trứ do", "chếnh tra", “trại tra" (trưởng bản, trưởng
xóm, trưởng thôn) cho mình và bộ tướng để củng cố thêm quyền lực. Do công việc
buôn bán, Vương Chí Sình quen biết rất nhiều sĩ quan, quan lại cả Pháp lẫn Nam
Triều ở Hà Nội. Viên quan ba chỉ huy đồn Phó Bảng cũng là "chiến hữu"
của ông.
Nhìn
rõ dã tâm nuốt trọn Đồng Văn của Pháp, sau khoảng 15 năm "tự quản"
theo tinh thần hòa ước, cha con Vương Chính Đức - Vương Chí Sình bắt đầu bí mật
tái vũ trang đội quân riêng của mình. Từ năm 1930, Vương Chí Sình đã được thân
phụ giao trọn quyền mua vũ khí, ngựa chiến (từ tiền thuốc phiện) để chủ động
đón đầu thời cuộc nhằm bảo vệ quyền lực cai trị Đồng Văn.
Đầu
năm 1936, Pháp ráo riết mộ lính, xây đồn, đắp chiến lũy ở Đồng Văn. Quyền cai
trị có nguy cơ bị đoạt lại, cha con họ Vương quyết định "tiên hạ thủ vi
cường". Giữa năm đó, đích thân Vương Chí Sình đã chỉ huy dân binh Mông tập
kích một đoàn tiếp vận lớn của Pháp tại đèo Lao Va Chải (nay thuộc huyện Yên
Minh) diệt sạch toàn bộ đoàn hộ tống và cướp hết quân lương, quân trang, quân
dụng. Để trả đũa, Pháp vờ vịt làm ngơ, vẫn mời rất đông các thủ lĩnh Mông,
trong đó có cả Vương Chính Đức về Hà Nội tham dự đấu xảo (hội chợ), sau đó bắt
giữ và tống giam toàn bộ.
Vương
Chí Sình phải tạm thời quay trở lại hòa hoãn với Pháp, đích thân bí mật xuôi
xuống Hà Nội tìm cách cứu cha. Bỏ ra 800 đồng bạc Đông Dương, Vương đã nhờ một
sĩ quan cao cấp từng quen biết quay về Pháp gõ cửa nhiều nơi trong chính phủ và
Bộ Thuộc địa Pháp. Phải mất gần một năm, tay sĩ quan đầu cơ chính trị này mới
quay trở lại, mang theo quyết định của Chính phủ Pháp trả tự do cho toàn bộ thủ
lĩnh Mông bị bắt giữ. Quyết định có ghi: "Nếu ai bị chết trong thời gian
bị giam giữ, chính quyền Pháp phải cấp tiền để gia đình đưa về quê chôn cất chu
đáo". Đến giữa năm 1938, Vương Chính Đức và tất cả các thủ lĩnh Mông đều
được thả.
Trong
gần 2 năm lo chạy đôn đáo cứu cha, mọi quyền "điều binh khiển tướng"
ở Đồng Văn, Vương Chí Sình đều khoán trắng cho tay tâm phúc của mình là Mã Học
Văn. Người nhỏ thó, chỉ cao 1m50, nhưng trong cộng đồng người Mông Phó Bảng, Mã
Học Văn vẫn nổi lên như một tay kiệt hiệt. Ông thạo chữ Hán, biết tiếng Pháp,
thông kim bác cổ và đầy mưu lược. Trong thời kỳ tranh chấp giữa người Mông Phó
Bảng và người Hoa Hán ở Tổng Cản, họ Mã được người dân Phó Bảng nhất trí bầu
làm "tụa thị tra" (đại đội trưởng), chỉ huy đội dân binh Mông đẩy lùi
sự lấn chiếm, giành đất của những kẻ đến từ bên kia biên giới.
Mã
Súa Lìa, em trai Mã Học Văn là con rể Vương Chí Sình cho nên ngay từ những ngày
đầu thay cha điều hành chính sự, Vương Chí Sình đã chú ý đến Mã Học Văn. Đến
năm 1930, họ Vương chính thức mời họ Mã tham gia "triều chính". Mã
Học Văn được xem như "tể tướng" của "vương triều" thu nhỏ
họ Vương. Không hổ là Nho tướng, họ Mã đã một tay quán xuyến hết mọi công việc
nội trị, ngoại giao của họ Vương dưới thời Chí Sình.
Nhật
vào Đông Dương, lấn lướt quyền hành của Pháp. E ngại trước sức mạnh của đạo
quân Thiên hoàng nhưng cũng lo lắng trước viễn cảnh mất quyền lực tại Đồng Văn,
đã có lúc cả Vương Chính Đức lẫn Vương Chí Sình tỏ ra phân vân trước quyết định
hợp tác hay bất hợp tác với Nhật. Riêng Mã Học Văn trước sau vẫn chủ trương
chống Nhật. Họ Vương nghe theo.
Tháng
3/1945, Nhật hất cẳng Pháp. Khi quân Nhật tiến lên Hà Giang thì các đồn binh
Pháp trên rẻo cao này đều kéo nhau... bỏ chạy hoặc nhanh chóng quy hàng. Mã Học
Văn chủ trương không để quân Thiên hoàng kéo lên Đồng Văn. Theo sách lược của
ông, một lần nữa, Vương Chí Sình lại tự mình dẫn một trung đội dân binh Mông
lên chốt chặn Lao Va Chải và đánh tan một đại đội tinh nhuệ của Nhật đang trong
thế chủ quan. Nhật dốc sức tăng quân đánh mạnh, chiếm được đồn Phó Bảng, quân
Mông lại dũng cảm tập kích các toán Nhật hành quân lẻ, dùng súng hỏa mai cướp
súng cối của Nhật.
Sau
đó, dưới tài chỉ huy của Vương Chí Sình, một lần nữa đạo quân thiện chiến của
Nhật lại phải nếm mùi thất bại trên cánh đồng và con đường cửa ngõ dẫn vào Phó
Bảng. Một đại đội bộ binh và một trung đội kỵ binh của Nhật đã phải nằm phơi
xác. Điều đáng chú ý: đây là thảm bại lớn nhất của quân Thiên hoàng trong các
cuộc giao tranh trên chiến trường Đông Dương trong Thế chiến thứ hai.
Thất
bại thảm hại, Nhật buộc phải theo chân Pháp cách đó 32 năm, ký với "Vua
Mèo" Vương Chính Đức một thỏa ước, trong đó Nhật chấp nhận "bồi
thường chiến phí" cho người Mông. Hòa ước quy định rõ: gạo, muối, bạc
trắng, quân Nhật phải bồi thường đầy đủ đến từng gia đình người Mông bị thiệt
hại, đồng thời phải giữ nguyên quyền tự quản của người Mông. Đổi lại, những
cuộc hành binh "ngoài vùng đất Mông" của quân Nhật, người Mông sẽ
không tập kích quấy nhiễu. Cho đến trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết
thúc, đây là lần duy nhất quân Nhật phải ký một hiệp ước với vị trí kẻ bại
trận. Còn với "Vua Mèo" Vương Chính Đức, cả Pháp lẫn Nhật đều phải
thừa nhận thảm bại dưới tay ông - điều mà không một thủ lĩnh kháng chiến nào
khác ở các xứ thuộc địa châu Á làm được.
Chấp
nhận cho Nhật đưa quân vào Phó Bảng, chủ trương của Vương Chính Đức, Vương Chí
Sình và Mã Học Văn đã khiến các nhà viết sử sau này lúng túng trong việc nhìn
nhận thái độ, vai trò của các thủ lĩnh Mông trong việc bảo vệ độc lập, chủ
quyền của Cao nguyên đá. Tuy nhiên, thời gian càng lùi xa, quyết định đó càng
được thừa nhận là sáng suốt. Bị Nhật hất cẳng, một bộ phận quân Pháp bỏ Phó
Bảng, Đồng Văn chạy sang Vân Nam bắt tay với quân Tưởng Giới Thạch chống Nhật.
Lợi
dụng tình thế, đúng vào hồi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp tàn cuộc với thất
bại dốc xuống phe Trục, Tưởng Giới Thạch đã điều Tập đoàn quân Vân Nam do 2
tướng Lư Hán và Tiêu Văn chỉ huy áp sát cửa ngõ biên giới Việt Nam, lăm le đục
nước béo cò. Sự toàn vẹn của Cao nguyên lâm nguy trước dã tâm. Ký hòa ước với
Nhật, họ Vương đã tạo ra cơ hội và điều kiện để dàn quân ngăn ý đồ tiến xuống
phía nam của một đạo lớn quân Tàu Tưởng, giữ trọn miền biên viễn.
Hồ
Chủ tịch là lãnh tụ sáng suốt đã nhìn thấu và đánh giá cao chủ trương đúng đắn
này. Vì thế, khi kết nghĩa anh em với ông Vương Chí Sình, Hồ Chủ tịch đã tặng
họ Vương một đôi bảo kiếm có khắc 2 vế đối: "Tận trung báo quốc, bất thụ
nô lệ".
Năm
1947, trước khi mất, Vương Chính Đức đã viết thư cho Hồ Chủ tịch đề nghị Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử người lên tiếp quản Đồng Văn. Gần 10 năm sau,
năm 1956, Vương Chí Sình, người thay cha giữ quyền lực cao nhất ở Đồng Văn lại
đề nghị bàn giao chức Chủ tịch, quyền lãnh đạo Đồng Văn và toàn vùng biên cương
lân cận cho người của chính phủ, còn mình thì đưa gia đình về Hà Nội sống trong
vai trò một đại biểu Quốc hội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hai khóa I
và II. Thay ông làm Chủ tịch Đồng Văn là ông Vừ Mí Kẻ, nguyên là một Mã phài
(người giữ ngựa) trong dinh thự “Vua Mèo” ở Sà Phìn nhưng đã sớm đi theo Cách
mạng!...
(Nguồn: Fb lam hồng nguyễn, đăng ngày
21/7/2018)
***
Và
tôi chấm hay nhất câu (HÌNH 6):

M...ười điểm! Hehe...
---------
---------
Chi chú:
* Jean Chesneaux (1922-2007). Đối
với những người nghiên cứu Việt Nam học ở Pháp, Jean Chesneaux là người thầy
lớn, là sử gia nghiên cứu Việt Nam hàng đầu... Tại đại học Paris VII, cùng với
George Boudarel, Pierre Brocheux, Daniel Hémery, ông đã làm nên một thế hệ vàng
những người nghiên cứu Việt Nam học ở Pháp, làm cho Paris VII trở thành một
trong những cơ sở nghiên cứu Việt Nam học lớn nhất và có nhiều thành tựu nhất ở
Pháp. Lấy Đông Á đặc biệt là TQ và Việt Nam cận-hiện đại làm đối tượng nghiên
cứu chủ yếu và gần như suốt đời, sử học đối với Jean Chesneaux không bao giờ là
một thứ "tháp ngà" để trốn tránh thực tại. Phương châm nghiên cứu của
cả cuộc đời ông là "Tư duy quá khứ một cách lịch sử để tư duy hiện tại một
cách lịch sử". Sử học đối với ông cũng là một cách thế dấn thân. Cuộc viễn
du ở Á Đông cũng khởi đầu cho giai đoạn Jean Chesneaux nổi bật trong đời sống
trí thức Pháp với tư cách một trí thức cs... Ông luôn thành thực với
những ảo tưởng của mình và ảo tưởng trong ông luôn bị soi dưới ánh sáng gay gắt
của tinh thần tự phê phán... Năm 1969, ông ra khỏi PCF (ĐCS Pháp) vì không chấp
nhận đường lối ứng xử với phong trào sinh viên năm 68 của PCF. Không lâu sau
đó, ông từ bỏ luôn cả ảo tưởng vào chủ nghĩa Mao. Hành vi của Jean Chesneaux
không phải chỉ là một phản kháng chính. Nó bắt nguồn nỗi day dứt của chính ông
về thái độ bàng quang của mình với cuộc chiến Algérie trong những năm 50 và 60
của thế kỉ trước. Ông đã từng cho rằng những người kháng chiến ở đây là những
kẻ dân tộc chủ nghĩa... (vusta-vn)
Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018
1041. Quan Hà Gian học tiếng... Anh (Thư giãn)
‘Cái
học ngày nay đã hỏng rồi’*
Quán
cà, trời xám, chán, lệ rơi
Hà
Gian, chân lý sa lầy đáy
‘Mạt
pháp'‘ quanh đây, một tiếng ‘Trời!’
---------
‘Độ
khả độ phi thường độ. Danh khả danh phi thường danh’. Dịch... dễ hiểu là: Những
lời nói bậy không phải là đạo, danh ‘giáo sư, tiến sĩ’ không phải là danh!... Ở
đây không nói ‘đạo nói bậy’, bởi nói bậy không phải là đạo!... Và ‘độ’ = đạo,
‘Lỗ’ = Lão, gọi đùa, phát âm tiếng Quảng...
Ngày
xưa, Lỗ Tử sống trong cái ‘quả đất hình vuông’, suy tưởng về một thứ mơ hồ, hỗn
mang (chaos) trước cái vụ 'big bang' khoa học: ‘hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, tịch
hề liêu hề, độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu; ngô
bát tri kỳ danh, tự chi viết đạo’*, nên dĩ nhiên là hoàn toàn không
biết về thế giới Democrit, Euclid, Copernic hay Niels Bohr/Rutherford, và dĩ
nhiên là càng không biết về vũ trụ Newton, Enistein/Stephen Hawking, chưa kể cái vụ
hạt quark hay cái hạt chết tiệt ‘goddamn’ nào đó!..., vì thế ông chỉ có ‘nhân sinh
quan’, mà không thể có ‘thế giới quan’, càng không thể có 'vũ trụ quan'!...
Trải
qua hơn 2500 năm*, pọn ‘gió sư cá Tràu’ (gió sư = sư chém gió) phình đại hóa nó
lên thành một cái gì thần thánh, cứ làm như sau Lỗ chả có ai hiểu biết gì!, còn
bọn Vịt-Hà Gian với phép thần thông quảng đại, có thể trong 6 giây hô biến ‘1
thành 10’, trong đó, cái tư duy chất phác cổ đại của Lỗ đã được đại hô biến lên
thành ‘thần thánh hơn cả thần thánh’!
Người
phương Tây ‘thực dụng’ hay dùng từ ‘hệ quả’... Chúng ta cứ suốt ngày hết Lữ Tảo,
Trư Tảng đến Khử Tổng..., và hệ quả đến nay là (có phần do được cá Tràu đào tạo!) người ta cố ý đánh lận con đen, bằng cách ‘Hà Gian hóa’ các sĩ tử/trí thức xứ Vịt, làm
ta không còn biết đâu là ‘nhân tài thực học’, cụ thể là làm ta không còn biết
đâu là giáo sư, tiến sĩ hay trí tuệ..., bởi vì ra đường:
-
Ta tưởng Trí Tuệ và Tối Tăm, vì chúng đều viết tắt là TT!; ta tưởng Tiến Sĩ là
Thợ Sơn, vì họ đều in cái cạc có chữ TS!; ta tưởng Giáo Sư là Gió Sư, Giả Sư,
vì họ đều in cái cạc có chữ GS!, vd như vụ giả sư Thích... Tan Hoang nói rằng
‘Lý Thường Kiệt đánh Tống là hỗn’ (!)...
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
1040. Sầu nhân thế... (Thư giãn)
Đời,
chạm thế nhân, người hay quỷ!
Tiếng Anh cũng có khác, nhưng không khác lắm, vd họ nói là ‘Sad Movies
= Chuyện phim buồn’, tương tự cho ‘sad life = sầu đời, sầu nhân thế’!, chữ ‘sad’
đứng trước; họ cũng có cụm từ ‘LIFE FULL OF SADNESS’ (trong câu ‘Why is life full of
sadness?’, HÌNH 1), ‘sad’ đứng sau...; còn ‘Tristesse’
của Chopin cũng là sầu, nhưng sầu vì... tình:
Nghe
nhạc, tra Google, tôi biết 2 câu thơ:
...Méc
mệt mấy cái thứ Háng-Vịt quá đê!, nào là ‘quy ẩn giang hồ’, nào là ‘vui thú điền
viên’, nào là ‘rửa tay gác kiếm’ cái cmn gì gì đó; nói thẳng như mấy thằng Tây là về nhà ‘ai lớp
du bặt bặt’, hay ‘rửa chén, nấu cơm cùng vợ’,
hay ‘chăm sóc vườn hoa, ao cá, chó mèo’ (HÌNH 3), nói vậy có phải dễ hiểu hơn hôn?
vì nếu không có 'bọn nó' thì làm gì có chuyện sầu nhân thế! (HÌNH 4)
-
Gian lận thi cử Hà Giang: Có 114 thí sinh với 340 bài được nâng điểm, không ít
thí sinh được nâng 20 điểm, đạt gần 30 điểm! (fb Trương Văn Khoa, HÌNH 5).
Một
đống thị phi, lụy mớ đời
Sáng
nhìn cây khế, hoa mời tím
Chiều
vắng đơn côi, tội... kiếp người
---
‘Sầu
nhân thế’ là tiếng cá Tràu. Người phương Tây ‘sầu nhân thế’ theo kiểu khác. Người
Việt nói ‘sầu đời’. Chuyện sẽ kể từ từ...
Thiết
nghĩ mọi chuyện trên đời đều nên LẤY ‘VIỆT’ LÀM GỐC, nhất là về lịch sử, nếu
không thì ta sẽ tự ‘đánh tráo khái niệm’ với chính ta và lẫn nhau, và rồi cãi nhau... ngàn đời mà thôi!
Về
ngữ pháp, cụ thể là trong cấu trúc câu/cụm từ, tiếng Việt có khác với tiếng Anh,
đặc biệt là rất khác với ‘tiếng Tàu’ (Hán Việt, xem chú dẫn)... Ví dụ: Trong tiếng
Việt, để trả lời câu hỏi ‘sầu cái gì?’, người ta nói ‘SẦU ĐỜI’ - ‘đời’ đứng sau
chữ sầu... Tếng Tàu thì rất khác, bởi theo quy tắc ngữ pháp, họ sẽ nói là ‘đời
sầu’, hehe...; vd thêm, như ta nói là ‘người đẹp’ thì người Tàu nói là ‘đẹp người’
(mỹ nhân)...
-Sad Movies
(Sue Thompson): https://www.youtube.com/watch?v=jzcwWYch97U
-Tristesse
(Lệ Thu): https://www.youtube.com/watch?v=zHNklIzgqeo
...Vì
thế, nói ‘sầu nhân thế’ trong cụm từ ‘nỗi sầu nhân thế’ (xem dưới) hình như là dịch
theo... kiểu tiếng Việt!, hehe...
1
‘Sầu
nhân thế’, tôi biết được chủ yếu là qua phim ‘Bao Thanh Thiên’...
Trong
hoàn cảnh cá Tràu đang muốn nuốt chửng Vịt hiện nay, có người nói là hãy ‘Say
No to Made in China’ (nói không với các sản phẩm của Tàu, mọi thứ, kể cả tư tưởng!),
ok, xin ghi nhận!
Tuy
nhiên, mọi thứ trên đời chỉ đúng trong ‘quả cầu đóng’, có nghĩa là đúng trong một
giới hạn nào đó, còn có nghĩa là tôi không đố kỵ với người Tàu (mà chỉ đố kỵ với
kẻ theo Tàu một cách trơ trẽn!). Vd, người Tàu/dân Tàu khác với ‘bọn Tàu+’ hay
‘quân xâm lược bành trướng dã man’* (từ dùng của NS Phạm Tuyên), bởi vì người Tàu
cũng là người, họ cũng có đau khổ và những giọt nước mắt... vậy!:
-
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông. Mãi xa ta không sao giữ được. Hôm nay lại
có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta. Rút đao chém xuống nước, nước
càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm... Ai có thể thoát được nỗi sầu
nhân thế. Trong thế giới phù hoa đó. Sống ở trên đời đã là chuyện điên rồ. Sao
còn muốn lên tận trời xanh? Chi bằng ngủ yên trong sự dịu êm... (‘Mộng uyên
ương hồ điệp’)
https://mp3.zing.vn/bai-hat/Mong-Uyen-Uong-Ho-Diep-3/IW66Z0FB.html
-
Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
Nâng
chén tiêu sầu, càng sầu thêm (HÌNH 2),
là
2 câu ‘Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu. Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu’ trong
bài thơ ‘Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân’* của Lý Bạch...
Tôi chỉ thắc mắc là ‘Tại sao lại ‘ngủ yên trong sự dịu êm’?, sau này tôi mới biết đó - hoặc là ‘vào Cổ Mộ’ (tuyệt tích giang hồ) kiểu như Dương Quá và Tiểu Long Nữ vậy!, hoặc là ‘chết là hết... đau khổ’!, hay 'đời là bể khổ, qua được bể khổ là... qua đời'!, hehe...
Tôi chỉ thắc mắc là ‘Tại sao lại ‘ngủ yên trong sự dịu êm’?, sau này tôi mới biết đó - hoặc là ‘vào Cổ Mộ’ (tuyệt tích giang hồ) kiểu như Dương Quá và Tiểu Long Nữ vậy!, hoặc là ‘chết là hết... đau khổ’!, hay 'đời là bể khổ, qua được bể khổ là... qua đời'!, hehe...
2
Người
phương Tây ‘sầu nhân thế’ theo kiểu khác, bởi vì triết lý của họ khác...
Khảo
sát phim Mỹ (tôi hay gọi ‘Mỹ’ chung cho ‘Tây’, Hàn, Nhật...), tôi thấy có những
phim bộ rất hay như ‘Thị trấn Banshee’, ‘Fast & Furious’ (Quá nhanh và nguy
hiểm), ‘Transporter’ (Người vận chuyển), ‘Điệp viên 007’, (Tuyển tập) ‘Phim Michelle
Rodriguez’, ‘Phim Robert McCall’, ‘Phim Steven Seagal’*...
Đặc
biệt là sau phim ‘Fast 7’, tức là sau cái chết của diễn viên Paul Walker là ‘những
giọt nước mắt đàng sau ca khúc ‘See you again’ (Tưởng nhớ Paul) đã lan truyền
đi trên 100 nước trên thế giới, đến giờ đã có ‘3.662.829.065 lượt xem’, và đang xếp hạng thứ nhì thế giới (chỉ sau bản ‘Despacito’) - đẳng cấp của nó
trong thế giới ca nhạc cũng giống như Croatia trong World Cup 2018 vậy!... Vâng,
‘người Tàu cũng khóc’, và nhóm ‘Fast 8’ cùng với bài hát ‘See you again’ đã được
các fan hâm mộ chào đóng nồng nhiệt tại Bắc Kinh* vào ngày 24-25/3/2017:
https://www.youtube.com/watch?v=RgKAFK5djSk
Liên
quan đến vụ ‘sầu đời’, tôi nhớ lại một câu chuyện phim của Mỹ (phim gì quên mất
rồi)...
Có
một anh nọ làm cảnh sát trưởng (sheriff) lâu năm rồi. Trước đây, anh bất đồng với
cha về ‘quan niệm sống’, mẹ lại mất sớm, nên mãi 20 năm
sau anh mới về thăm cha.
Cha
anh đang sống ở một trang trại hoang vu nơi thung lũng, nhà cửa thì đơn giản, bên
trong trông trống huếch chả có gì; ông sống một mình, cô đơn, biệt lập, ‘tự sản
xuất nuôi thân’, và chỉ sống chung với mấy chục con mèo!... Anh tâm sự:
-
Làm cảnh sát trưởng lâu năm con chán lắm rồi bố à!..., con... con muốn về... nhà!...
-
Thế nay con mới thấy sống như bố là... đúng à!
-
Vâng, cuối cùng rồi con thấy làm lớn cũng chả có gì sướng!, quy cho cùng cũng chỉ
là cạnh tranh nhau về tiền bạc, địa vị, chức vụ cho cá nhân mình... Lần này về,
quan sát đi quan sát lại, con lại thấy bố... đúng!... Con sẽ về nhà rửa chén, nấu
cơm cùng... vợ!...
Vâng,
là những người có tính ‘độc lập cao’, người ‘Mỹ’ thường không bi quan, không có
vụ ‘sầu nhân thế’, họ không ngồi yên chịu đựng, ‘than thở’, mà luôn tìm cách làm
ra một 'sản phẩm' nào đó, dù nhỏ, cho xã hội!...
3
Người
Việt nói ‘sầu đời’...
Thượng
đế chắc rất... hối hận khi sinh ra con người! Tại sao?
‘Nhân
thế’ khác với ‘thế nhân’. Nhân thế là thế gian này có cái con quỷ người, à
quên, con người, còn thế nhân là loài quỷ người sống trong thế gian; không ‘quỷ
người’ sao được!,
Tàu
gọi ‘nhân thế’, ta gọi là ‘đời’. Tàu gọi ‘thế nhân’ là ‘người sống tại giang hồ’*,
nên ‘thân bất vô kỷ’ (bị tha hóa, không thể làm chủ bản thân được!), nhưng ta chỉ
gọi đơn giản là ‘người’.
Tàu
gọi là cái gì thì kệ choa nó, mắc mớ gì đến ta, bởi ta là ta, bởi ta là Việt
Nam!
Ôi,
dân gian! Đã dân mà còn... gian nữa, méc mệt cái thằng chệt! Ôi, trần gian! Trần
gian là cái quái gì?, đã ở... trần mà lại còn gian nữa!, nghe buồn... mửa luôn!...
Chẳng thà ‘giang’ như thế này:
- Miền
Tây có bốn thằng 'Giang'
Thằng Kiên, thằng Hậu, thằng An, thằng Tiền*,
còn hơn là ‘gian’ theo kiểu Hà Giang - chuyện... toàn cuốc xưa nay!:
Thằng Kiên, thằng Hậu, thằng An, thằng Tiền*,
còn hơn là ‘gian’ theo kiểu Hà Giang - chuyện... toàn cuốc xưa nay!:
Ôi,
quả là địa ngục trần gian!
Ôi,
đấng ‘tế... điên hành đạo*’!
Ôi,
chắc gì... chè Tàu đã ngon hơn chè Việt!
Và
lưu ý rằng ‘chè Tàu’ cũng là một loại cây dùng để làm... hàng rào, hehe...
H...ết.
---------
Chú
dẫn:
1. Bài thơ ‘Tuyên
Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân’ (Lý Bạch), xem thêm: http://www.thivien.net/Lý-Bạch/Tuyên-Châu-Tạ-Diễu-lâu-tiễn-biệt-hiệu-thư-thúc-Vân/poem-03Ril1g6U9fK37IjTxDE9w
2.
'Fast & Furious 8' ra mắt hoành
tráng tại Bắc Kinh, xem clip tại:
https://baomoi.com/fast-furious-8-ra-mat-hoanh-trang-tai-bac-kinh/c/21852254.epi
3.
Hán Việt: Trong tiếng Việt 35% là tiếng Hán,
35% gốc Trường Sơn-Tây Nguyên "Mon-Khmer", 29% thuần Việt, 1% là
Tây. Lời bình của Krajan Plin trong ‘Fb LV Chiêm Mỹ Sơn' ngày 16/7.
4.
Michelle Rodriguez (nữ), Robert
McCall, Steven Seagal lần lượt là các diễn viên nổi tiếng trong các phim ‘Fast &
Furious’, ‘Người thực thi công lý’ (The Equalizer) và ‘Người bảo vệ' (The
Keeper)...
5.
Miền Tây có 4 thằng ‘Giang’: Kiên Giang,
Hậu Giang, An Giang và Tiền Giang. Xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/08/594-hoi-ky-nguoi-tau-sang-viet-nam.html
6.
Người tức là giang hồ: ‘Có người thì
có ân oán, có ân oán thì có giang hồ, nên người tức là giang hồ’
(Nhậm Ngã Hành, trong phim ‘Tiếu ngạo giang hồ’, Lý Liên Kiệt). Xem
thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/11/760-am-muu-cua-ta-lanh-thien.html
7.
‘Quân xâm lược bành trướng dã man’ (Phạm
Tuyên), nghe tại: https://www.youtube.com/watch?v=FyHefCJxhV4
8. Tế Điên:
tức Tế Điên hòa thượng, quê Chiết Giang (TQ), sống vào thời Tống, cuối tk 12; ông
thuộc tông thiền Lâm Tế, ngày ngày uống rượu ăn thịt chó nhưng vẫn là Phật (Tế
Công Hoạt Phật).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)