Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

1125. The Birth of Vietnam... và cục xương Lạ (Sưu tầm và lời bình)

Trên mạng có người hỏi: ‘Tại sao bóng đá (U23VN), người dân đi bão cả chục triệu người, còn vụ ‘Biển Đông’ (rộng hơn là nguy cơ mất nước!) lại không... đi bão?’... Lại có người hỏi một cách khó chịu (và tỏ ra tự cao tự đại, thiếu hiểu biết và không... đúng tí nào!): ‘Mấy người đã làm gì cho xã hội/tổ quốc mà nói cái này cái nọ?’... Tôi có ‘đi bão’ trên đường đi, vd trong trận chung kết ‘VN vs Uzbekistan’ ở Thường Châu vào tháng 1/2018, hay trận chung kết ‘VN vs Malaysia’ ở Mỹ Đình vào tháng 12/2018, nhưng nếu nói đi bão vì ‘Biển Đông’ thì có rất nhiều hình thức, trong đó ‘xuống đường’ chỉ là một... Và tại sao ở trên tôi nói là ‘tỏ ra tự cao tự đại, thiếu hiểu biết và không đúng tí nào’?, bởi vì, vd như, anh làm ‘tốt’ nhiệm vụ của một công dân như không tung hê ‘biệt thự’, không muôn năm ông ‘Bự Thiệt’, không đồng ý vụ ‘Vong Cao Tốc’ (xem bài trước)... thì đó là có làm gì cho xã hội rồi đấy, còn làm lớn như ông #, ông Quan Ngại, hay ông Tan Thành C... gì gì đó chưa chắc là đã đem lại lợi ích cho xã hội, mà có thể hoàn toàn ngược lại!... Còn tôi?, ‘Chủ đề, chủ yếu vẫn là vì 'người Việt' và 'nước Việt ĐỘC LẬP’...
Về lịch sử VN, có vài điều rất đáng kinh ngạc là... 1) Thường, ‘sử gia Tây’ am hiểu sử Việt hơn ta và thậm chí giỏi hơn ta! Thật vậy, chắc các bạn biết Trường Viễn Đông Bác Cổ (L ' École française d'Extrême-Orient) tại Hà Nội hay ‘tương đương’ bên Pháp... thường là ‘thầy’ và là nơi đào tạo ra các nhà nghiên cứu sử học (xuất sắc) của nước ta... Và thật vậy, đọc ‘bình luận chính trị’ của Carl Thayer*, tôi thấy Carl Thayer viết ‘hay hơn’ và ‘thoáng hơn’ người Việt khi viết về cùng một đề tài; tại sao?, tại vì ta thường ‘hẹp’ hơn, không biết ‘đứng trên vai những người khổng lồ’, hay lấy việc ‘đả kích’ đối thủ làm chính, hết lý đến luận, tuy có thể cao thâm nhưng suy cho cùng cũng là lý luận lòng vòng, bế tắc!, trong khi Carl Thayer sống trong một thế giới ‘rộng’ hơn, hay nói một cách mới hơn là ông sống trong một thế giới ‘phẳng’ hơn!... 2) Đa số các ‘sử gia Tây’ đều cho rằng dân tộc Việt là dân tộc ‘tự có’ ở VN (ý nói không xuất khẩu từ Tàu), nước VN là một nước ‘độc lập’ với Tàu, và đã ‘có sẵn’ ít nhất là từ 3000 năm về trước; trong khi đó, mười người gần hết chín sử gia ta lại nói ngược lại, vd như nói ‘dân Việt được nhập khẩu từ Tàu’ hay cứ lải nhải mãi ‘bài ca không quên’ là ‘nước Việt là một trong Bách Việt và cũng của... Tàu'!... Tại sao vậy? Tôi đã có nói là nhiều học giả/trí thức Việt hay có quán tính là ‘quá’ ôm cái ‘sở đắc’ của mình đến nỗi ‘lệ thuộc’, như LTKM, Phật-Thiền, ‘kiến thức Lạ’..., vd như vụ ‘cục đại’ và ‘ế thức hị’ hay mới đây vụ ‘dâng sao giải hạn’ và ‘mời Vong về giải oán’ là các minh họa..., nhưng ‘Tây’ không có vậy!... 3) Việc ‘học tiếng Hán có làm trong sáng tiếng Việt ít, nhưng làm ‘trong tối’ tiếng Việt là nhiều hơn’, như trong các trích dẫn dưới đây...
Và dần sẽ dẫn đến tác phẩm ‘The Birth of Vietnam - Nguồn gốc của nước Việt’ của Sử gia Mỹ là Keith Weller Taylor.

*
Không có mô tả ảnh.Các nhà ‘dịch thuật’ nói về Cuốn sách The Birth of Vietnam (HÌNH 1): 
- Khẳng định TÍNH BẢN ĐỊA VÀ LIÊN TỤC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM qua các giai đoạn văn hóa khảo cổ học phát hiện trên đất nước Việt Nam. Trước khi người Tàu đến, dân tộc Việt Nam đã có tổ chức quốc gia và có một nền văn hóa riêng biệt..., cuốn sách The Birth of Vietnam ra đời đã nhận được sự chú ý của nhiều người đọc quan tâm đến lịch sử. Ở Việt Nam cuốn sách được tặng Giải thưởng của Quỹ Phan Châu Trinh của giới học giả nghiên cứu ở Đà Nẵng cùng với nhiều lời tán thưởng nồng nhiệt từ độc giả trong và ngoài nước... (Thiếu Khanh, ‘Lời giới thiệu’ sách Taylor!)
- Lịch sử Việt Nam thời kỳ dựng nước thường được các sử gia Trung Hoa và phương Tây xem như một phần của lịch sử Trung Quốc nhưng với Keith Weller Taylor thì khác, tác giả xem 12 thế kỷ này “là quá trình dựng nước của Việt Nam...”, “từ cội nguồn, NGƯỜI VIỆT NAM TIN CHẮC RẰNG HỌ KHÔNG PHẢI, VÀ KHÔNG MUỐN LÀ NGƯỜI TRUNG HOA”. Cuốn Việt Nam thời kỳ dựng nước (The Birth of Vietnam) đề cập đến lịch sử Việt Nam từ thế kỷ VII trước Công nguyên đến thời kỳ hình thành nhà nước độc lập (thế kỷ X). Đây là công trình có tầm ảnh hưởng lớn trong giới sử học phương Tây... (Trần Hạnh Minh Phương, người dịch sách Taylor)
- Cả KHÁI NIỆM “BÁCH VIỆT” DO NGƯỜI HÁN TẠO RA ĐỂ ÁP ĐẶT/NÔ DỊCH tinh thần những cộng đồng dân cư khác Hán ở Phương Nam, đến đây cũng đã bị loại thải. Cái quan niệm của chủ nghĩa huyết thống tập thể, rằng “tất cả những người có cùng quốc tịch (bất kể thuộc về dân tộc nào) đều là những người cùng huyết thống, là cùng một bọc sinh ra, là đồng bào, anh em cốt nhục”..., đến đây, cũng đã được cho vào quên lãng. Ông viết rằng: “Nhu cầu truy tầm nguồn gốc trong quá khứ xa xăm là nỗ lực nhận thức chung của nhiều dân tộc ở mọi thời điểm và mọi không gian... Nhưng nhu cầu bức thiết kết nối với quá khứ đó chỉ là một ham muốn chứng thực tự thân, chứ không phải là nỗ lực học thuật” (Taylor). Ông cũng nói rõ rằng, những gì mà các sử thần thời Trần và Lê sơ đã làm khi biên soạn những bộ sử đầu tiên của người Việt là CẮT DÁN, LẮP GHÉP CÁC NGUỒN TƯ LIỆU HÁN VĂN văn cho phù hợp với sự tưởng tượng về quá khứ và tổ tiên của mình, nhằm tạo ra lịch sử của phương Nam trong thế đối chọi với lịch sử của phương Bắc. Sử Tàu dài bao nhiêu sử Việt nhiều từng ấy, họ có gì thì ta có đó. Với cách làm như vậy, phần lớn sử thần Nho gia thời trung đại (VN) đã MẮC BẪY các sử thần Nho gia Trung Hoa... (tiasang-com-vn), v..v...
*
Rất thường đúng nhưng không luôn luôn đúng khi nói về khái niệm ‘dân tộc Việt và nước Việt Nam độc lập gần như theo mọi nghĩa’, và sâu xa hơn Trần Trọng Kim: ‘Quyền chính trị của các "vua" Hùng thì cha truyền con nối, gọi là phụ đạo" cũng là nói theo lời của các sử gia Tàu BỊA ĐẶT, chớ thời bấy giờ dân tộc Việt còn ở chế độ mẫu hệ!... Những cuộc nổi dậy do phụ nữ lãnh đạo như ta đã thấy... Không những đến đầu Công nguyên, cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng vẫn mang đậm màu sắc và tinh thần mẫu hệ’ (Các nguồn tư liệu TQ nói rõ Thi Sách phục tùng sự lãnh đạo của vợ), GS K.W. Taylor cho rằng...
- LẠC (trong Lạc Việt) ‘là một âm khác của từ Lạch hay Rạch, tức các kênh mương nhỏ dẫn nước (vào ruộng)...’ (Taylor dẫn từ nghiên cứu của học giả người Nhật Gotō Kimpei),
- ‘VN ít nhất cho đến tk 3SCN’ THEO CHẾ ĐỘ MẪU HỆ VÀ THỜ MẪU: Ban đầu lịch sử, ta thấy nổi lên những ‘bà’ như Bà Trưng, Bà Triệu...: ‘Xã hội Việt Nam thời thượng cổ có thể là không phải chịu sự kiểm soát của phụ nữ, nhưng rõ ràng là phụ nữ có các quyền thừa kế cho phép họ đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo chính trị... Trong xã hội Lạc người phụ nữ có vị thế tương đối cao. Như chúng ta sẽ thấy, khi các hào trưởng Lạc nổi lên chống lại ảnh hưởng ngày càng nặng nề của TQ, các cuộc nổi dậy của họ đều do phụ nữ lãnh đạo... (Và) cho đến thế kỷ đầu Công nguyên, 'tinh thần mẫu hệ của thời này còn được xác nhận mạnh mẽ hơn nữa với sự kiện là mộ và đền thờ của thân mẫu bà Trưng Trắc vẫn còn đó mà tuyệt không thấy có di tích gì cả của phụ thân bà...’ (Taylor), 
- HÙNG VƯƠNG không có nghĩa là vua Hùng, mà ‘từ Hùng có nguồn gốc từ một danh hiệu của người THỦ LĨNH (bộ lạc) đến nay vẫn còn tồn tại trong ngôn ngữ của các dân tộc nói tiếng Môn-Khmer sống tại các vùng núi ở Đông Nam Á, cũng như trong tiếng Mường, thứ ngôn ngữ miền trung du gần gũi chị em với tiếng Việt’ (Taylor)... Còn ‘Vương 1) là một từ thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), là từ "thuần Việt", chớ nó không phải là "tiếng Hán". Chữ "Vương" gồm ba vạch ngang song song () hội ý tượng trưng tam tài Thiên - Địa - Nhân, và một vạch dọc ở giữa nối liền ba gạch ngang (  ). Vậy Vương ngụ ý là người liên kết con người với trời đất... của nền văn minh nông nghiệp..., chớ không phải người cai trị chính trị (vua)... 2) là ‘già làng’ (trong già làng, trưởng bản), rộng hơn là thầy mo/PHÁP SƯ của một bộ lạc/nước: ‘Vào thời Chu Trang Vương (696 - 682 trước CN) ở Gia Ninh có một dị nhân dùng pháp thuật thu phục tất cả các bộ lạc. Ông tự xưng là Hùng Vương’ (Việt Sử Lược)... HÙNG VƯƠNG CHỈ CÓ NGHĨA NÔM NA LÀ VỊ ĐẠI PHÁP SƯ hoặc vị PHÁP SƯ TRƯỞNG của quốc gia, với tất cả sự thiêng liêng và tôn nghiêm, có thể có cả sự huyền bí nữa’  (Thiếu Khanh)... 
- Và do đó, BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG trong đó đại vương không phải là ông vua lớn... ‘Bố là cha... Cái là một từ cổ trong tiếng Việt có nghĩa "chính", "to lớn", "quan trọng", "đứng đầu"..., ví dụ sông cái, đường cái, ngón tay cái, thợ cái (thợ cái là người đứng đầu trong nhóm thợ) (André-Georges Haudricourt, nhà nhân chủng học và ngôn ngữ học Trường Viễn Đông Bác Cổ)... Bố Cái Đại Vương nay thường được hiểu là ‘cha già dân tộc’ tức là vị lãnh tụ mà xứng đáng để được người dân ngưỡng mộ, yêu quý...
- Dưới thời ‘Hùng Vương’ vì ‘VN’ không phải là một nhà nước chính quy’ mà chỉ có ‘truyền thống vương quyền (local tradition of kingship, hay ‘nối lại quốc thống’ - Thiếu Khanh) nên KHÔNG CÓ CÁC LẠC HẦU VÀ LẠC TƯỚNG là các chức danh mà sử Tàu khi nói về các cuộc chiến tranh ‘Trung-Việt’ thời Tần-Hán đều không hề nhắc đến (chỉ ghi chép là ‘Quan Lang’, ‘Mỵ Nương’, ‘Bồ Chính’...), và họ cũng chả bao giờ nói có quân Tàu giao chiến với Lạc Hầu/Lạc Tướng nào của ‘VN’!..., mà chỉ có từ ‘Lạc Lords’ tức chúa ruộng đất, hay ‘hào trưởng’ Lạc - một từ hay dùng để nói về Lê Lợi... (Taylor),
- NGƯỜI VIỆT KHÔNG PHẢI GỐC TÀU: ‘Nếu dân tộc Việt Nam chỉ mới hình thành từ khi nhà Hán sang cai trị cổ Việt, thì trước đó đất cổ Việt đã có ai đâu? Dân Hán chưa di cư đến thì họ sang cai trị ai? Còn nếu trước nhà Hán đã có dân Tàu di cư tới ở đông đúc đợi người Hán sang cai trị, thì đất đó là của nhà Hán, sao người Hán lại sang chinh phục đô hộ đồng bào mình và lại gọi đó là đất cổ Việt, dân Cổ Việt?... Ngay từ thế kỷ đầu Công Nguyên, hai bà Trưng đã "tách ra" để xưng vương rồi đó. Nếu hai Bà Trưng cũng là dân Tàu di cư sao hai bà lại nói người Tàu xâm lược mình và chống lại họ cho tới chết? Sau hai Bà Trưng, những cuộc nổi dậy lớn nhỏ chống lại Trung Hoa xâm lược không ngớt xảy ra luôn trong mười thế kỷ. Không có một cuộc nổi dậy nào được sử sách chép là người Tàu đòi ly khai cả! Ngay cổ thư Tàu cũng không sách nào nói thế... (Thiếu Khanh, gt sách Taylor), 
Trận đánh trên sông Bạch Đằng và sự nổi lên của Ngô Quyền là một sự kiện cực kỳ lớn lao gây rúng động cả dân tộc. Từ đây họ có thể tưởng tượng được một vị vua Việt Nam của mìnhtác giả đã ghi một nhận định bình thường nhưng từ đó chúng ta có thể hiểu ra một điều quan trọng mà cho đến nay dường như chưa một sử gia nào gợi ý: Ngô Quyền đặt việc xưng vương của mình vào TRUYỀN THỐNG VƯƠNG QUYỀN CỦA ĐẤT NƯỚC... Ngô Quyền củng cố việc xưng vương của mình với sự tôn trọng phù hợp với quan niệm của người dân bản địa về quyền lực chính trị...’ (Taylor), v..v...
*
Những cái trên là tư liệu ‘mạnh’ và có thể gây tranh cãi, tuy nhiên dưới đây là những triết lý ‘hay’ của Taylor.
Kết quả hình ảnh cho tôn sÄ© nghị chui ống đồng- Lãnh tụ mà chống ‘quân xâm lược bành trướng dã man’ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO HƠN HOÀNG ĐẾ: ‘Các sử gia Việt Nam về sau ghi nhận Triệu Đà là một vị vua đã chống lại quân TQ xâm lược để bảo toàn lãnh thổ. Ông được tôn thờ tại nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam... Và việc ông nắm giữ cái móng của thần Kim Quy biểu thị sự hợp thức của ông trong tâm trí của người Việt Nam, và giải thích uy thế của ông cao hơn An Dương Vương... Triệu Đà ở giai đoạn đầu của lịch sử Việt Nam, như một phần của lịch sử dân tộc Việt, có phần nào gián tiếp gợi lại đại mộng oai hùng của vị hoàng đế bách thắng Quang Trung, người từng buộc Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị phải mở đường thoát thân qua ngõ... ống đồng! (HÌNH 2). Dường như chưa một sử gia Việt Nam nào ngừng lại ở chỗ này để ngẫm nghĩ...’ (Taylor)
- Các nghiên cứu mới đây về nhân chủng học vật lý cho thấy một sự liên tục đặc biệt trong tiến hóa về mặt chủng tộc của người miền bắc Việt Nam từ thời kỳ tiền sử xa xưa nhất cho đến hiện tại. Một sự liên kết chủng tộc rõ rệt từ kỷ nguyên này đến kỷ nguyên khác đã gạt bỏ bất cứ [giả thuyết về] một cuộc di dân ồ ạt đột xuất nào đủ lớn để coi đó là nguồn gốc của một dân tộc... 
- Những biến cố này (thời Tần-Hán...) không làm xáo trộn cuộc sống của người dân, và vị thế của các hào trưởng Lạc vẫn không thay đổi... Trong thời gian này phần lớn các hào trưởng Lạc vẫn còn giữ vững đất đai và kiểm soát được dân chúng của họ... Di dân người Hán vào Việt Nam không quá đông đảo với số lượng tràn ngập. Điều này được thấy rõ trong một nghiên cứu về các thống kê dân số, chỉ ra rằng không hề có một sự thay đổi bất thường nào về dân số ở miền Bắc Việt Nam trong thời nhà Hán... Và tuy người dân bản địa lệ thuộc thế giới của đế quyền phương Bắc, nhưng họ là sản phẩm của một nền văn hóa phương Nam... Sau một hay nhiều thế hệ cư trú ở Việt Nam, các di dân TQ, bất kể ngoài mặt họ tỏ ra trung thành với các lý tưởng thiên triều TQ, họ không thể nào không chịu ảnh hưởng từ các giá trị và kiểu thức của xã hội Việt Nam, v..v...
Lời bình: Tuyệt!

***
Đặc biệt xuất sắc, K.M. Taylor cho rằng Việt Nam và Trung Quốc KHÔNG CÓ VỤ ‘VĂN HÓA TƯƠNG ĐỒNG’ (như trong ’16 chữ... vàng’)..., điều đó cũng giải thích rất logic cho câu hỏi ‘Tại sao dân tộc VN bị Tàu đô hộ cả ngàn năm mà vẫn không bị đồng hóa?’:
Dường như có đủ di dân [người Hán] để lập nên một tầng lớp thuộc giai cấp cai trị Hán-Việt cấu kết nhau, nhưng không đủ nhiều để có thể thống trị xã hội người bản địa về mặt hành chánh và văn hóa Việc khai hóa [tức là đồng hóa] người phương nam (người Việt) gần như là VÔ VỌNG... Tính ô hợp của các nhóm dân tộc khác nhau đủ để làm nản lòng hầu hết các nhà cai trị... Ngôn ngữ của người Việt Nam vẫn tồn tại, và có thể nói mà không sợ sai lầm rằng sau thế hệ đầu hay thế hệ thứ hai người Hán đã nói tiếng Việt. Xã hội Việt Nam như một toàn thể vẫn tách biệt với nền văn minh Trung Quốc, và xã hội Hán Việt tồn tại như một cánh (wing) của thế giới văn hóa độc lập này. Di dân người Hán bị Việt Nam hóa dễ hơn là người Việt bị Hán hóa... Dù chịu sự kiểm tra và đánh thuế từ các quan lại Tàu, người Việt Nam vẫn giữ nguyên bản chất của mình. Họ không bao giờ để mất ngôn ngữ mẹ đẻ với những cảm xúc và tư tưởng riêng biệt của dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ ấy. Họ không bao giờ mất niềm tin vào quá khứ và di sản của dân tộc trong quá khứ...
Và ‘Xã hội Việt Nam thường trái ngược với các giá trị của xã hội TQ... Việt Nam tiếp nhận văn minh TQ mà không làm mất bản tính của mình... Phong tục không đồng nhất, và ngôn ngữ thì không hiểu nhau, phải cần đến nhiều lượt người thông dịch mới giao tiếp với nhau được... (Taylor)

Kết quả hình ảnh cho khách du lịch trung quốc đến việt namRõ ràng rằng ‘Vong Tàu’ đối với người Việt là một ‘dị vật’ - như răng của ta bị ‘ám’ bởi một cục xương Lạ màu... vàng khè và... thúi hoắc vậy! (HÌNH 3)..., vì ông Taylor cho rằng văn hóa Việt Nam và Trung Quốc không có ‘tương đồng’ cái con khỉ mẹ gì hết!, hahaha...

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Nhà bình luận chính trị Carl Thayer (sinh 1945) là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, có hai quốc tịch Mỹ và Úc. Ông được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và xuất bản phẩm viết về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á... (wiki)
2.       LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ DỰNG NƯỚC TỪ MỘT NGHIÊN CỨU CỦA SỬ GIA NGƯỜI MỸ - KEITH WELLER TAYLOR (Bài giới thiệu sách Birth of Vietnam, TS. Trần Hạnh Minh Phương, Trường Đại học Thủ Dầu Một), xem tại: http://www.sugia.vn//assets/file/kien-thuc-lich-su/Bai_gioi_thieu_sach_The_Birth_of_VietNam_-_Minh_PH.pdf
3.       The Birth of Vietnam  (Keith Weller Taylor , bản tiếng Anh), xem tại: https://books.google.com.vn/books?id=rCl_02LnNVIC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false
4.       The Birth of Vietnam - DỊCH VÀ NGẪM NGHĨ (Thay lời dịch giả, Thiếu Khanh), xem tại: http://chimviet.free.fr/vanhoc/thieukhanh/thkhanhn_DichVaNgamNghi_a.htm
5.       Sử gia Keith Weller Taylor (sinh 1946) được coi là một trong những nhà Việt Nam học ngoại quốc nổi tiếng nhất ở Việt Nam cũng như trong giới học thuật quốc tế. Thường thì, một học giả nghiên cứu về Việt Nam hoặc chỉ có thể thành danh trong nước, hoặc ngược lại, chỉ được học giới nước ngoài tán dương, bởi sự chênh lệch giữa các lề thói làm việc. Nhưng, K.W. Taylor lại được cả hai... (tiasang-com-vn)

3 nhận xét: