Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

1259. ‘BỚT ẢO TƯỞNG VỀ BA CÁI VỤ BÁCH VIỆT’ (Sưu tầm và lời bình)

'Từ Đại Việt sử lược trở đi là do những người viết sử đã KHÔNG BAO GIỜ chịu nghiên cứu và cân nhắc một cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng!' (Lê Mạnh Thát)
---

Rằng, có thể có người cho mình là ‘học giả’ hay học ‘giả’ dựa vào các tư liệu trong sách vở hay trên mạng (mà hầu như là xào xáo, cóp nhặt) để bắt bẻ tôi, ok thôi!... Tôi nói ‘ok’ với nghĩa là có phần nào tôi tin các vị, nhưng phần lớn là tôi tin vào các kiểm nghiệm ở trong THỰC TẾ...
Ví dụ như có nhiều ‘cao thủ cà phê’ ở Sài Gòn (hay Hà Nội) rất am hiểu, nói giá một ly cà phê thường là 50.000đ/ly hay 2-3USD/ly, tùy, vd như ở Sài Gòn với Highlands Coffee (đường Nguyễn Đình Chiểu, Ngã tư Hàng Xanh), Cà phê Điểm Hẹn/Cà phê Rose (đường 3/2), Cà phê ‘80 Hàm Nghi’ (Quận I), (các quán) Cà phê Vườn (đường Phan Văn Trị, Gò Vấp), Cà phê Văn Thánh hay Cà phê ‘Bình Qưới 3’..., từ đó bạn có thể suy rộng ra cho các nơi khác: ok về mặt LÝ THUYẾT!, và tí xíu nữa thì bạn... đúng!, xin chúc... mừng!, hehe... Nhưng trên THỰC TẾ thì có thể rất khác!, cụ thể như ở Ban Mê thì một ly cà phê ‘mộc’ (100% cà phê, pha tay hay pha máy) GIÁ CHỈ CÓ 10.000đ/ly à! (vài nơi 15.000đ)...; tương tự như giá ở Malaysia, Singapore, China hay Dubai..., thì ở bên Hàn Quốc, một ly ‘cà phê uống ngay tại quán’ giá là 5.000 won hay 4USD/ly, tức GIÁ # 100.000đ/ly cà phê lận!, hí hí...

Ví dụ như, cách đây khoảng 2 năm gì đó, có một Đoàn ca múa nhạc Hồng Công sang VN biểu diễn..., nhìn lên ti-vi thấy toàn Tây là Tây!...  Tây thiệt chăng?, không phải, đó là ‘người Tàu-Hồng Công’ đó... Hồng Công là một ‘nước thuộc địa của Anh’ cả trăm năm nên trên THỰC TẾ thì có thể nói Hồng Công là ‘nước Anh’!... Từ (và trước) năm 1841, nhiều người Anh đã đến Hồng Công công tác, lập nghiệp rồi ở luôn đó, họ lấy vợ (hoặc chồng) rồi sinh con đẻ cái, nên có không ít người ở đây là dân ‘lai Anh’, tỉ lệ có thể đến # 50%! (vì thế mà ta thấy mấy phim của Lý Liên Kiệt, Lý Tiểu Long, Châu Tinh Trì, Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Chương Tử Di, Thư Kỳ, Thành Long hay Chân Tử Đan... có đầy vai ‘Tây’), nhưng có một điều chắc chắn là 99% dân Hồng Công ngoài tiếng Quảng Đông (khác với tiếng Quan Thoại hay Bắc Kinh) thì có thể nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ! (vd như Hoàng Chi Phong)... 
Tôi kể vậy để làm gì? Ý nói là trước khi người Anh đến đô hộ Hồng Công thì người dân tại chỗ tức dân Hồng Công đã có đầy ở đấy rồi!..., và:
-Trước khi người Hán đến đô hộ ‘Việt Nam’ thì người ‘dân tại chỗ’ tức ‘dân Việt’ đã có đầy ở đấy rồi!
Trong hình ảnh có thể có: văn bảnĐó có thể có pha tí... lý thuyết, nhưng trên THỰC TẾ thì hiện nay dân Tàu-Hồng Công, Tàu-Đài Loan (hay Singapore, khoảng 70% là gốc Tàu*) kiên quyết ‘cách ly’ China (Trung Hoa đại lục)!... Thế thì, đã trải nghiệm quá nhiều đớn đau qua thực tế với tên 'Giáo chủ Biển Đông Bất Bại' của ma giáo và nhất là 'Nữ đại ma đầu Cô Vy' cũng chính là của 'tên mắt hí'! (H.1):
-Hà cớ gì mà ‘dân Việt’ tức ‘dân tại chỗ’ hay ‘dân bản xứ’ lại còn ‘nhận’ là mình có liên quan đến khái niệm bố láo ‘Bách Việt’ của bọn... Tàu!
‘Khái niệm bố láo Bách Việt’ được thể hiện trong một bài viết mà được tôi đánh giá là ‘rất hay’, vì, khác với ‘các bài viết của nhiều học giả khác’, nó có 1) khoa học, nhưng 2) cô đọng và 3) dễ hiểu, như dưới đây.

*
‘BỚT ẢO TƯỞNG VỀ BA CÁI VỤ BÁCH VIỆT’ (lời của fbker Lâm Huỳnh Cường)
TG: Nguyen Leanh
...20.000 năm về trước trái đất trở nên lạnh hơn và nước đóng băng ở hai cực nhiều tới mức mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Hiển nhiên là người tiền sử không thể sống được ở vùng mà nay là ôn đới. Do mực nước biển thấp nên đất liền nối toàn bộ các nước ở Đông Nam Á lại với nhau thành một vùng đất được gọi là Sunda-Land.
Vấn đề đặt ra là xác định xem 20.000 năm về trước trung tâm văn minh thế giới ở đâu? Và khi nước biển dâng lên thì người tiền sử di cư về đâu?
Sự di cư độc lập vào những vùng không có muối chỉ xuất hiện khoảng 7000 năm về trước khi có gia súc thồ, và đương nhiên phải có sự trao đổi hàng hóa chứ không ai đi hàng nghìn km để lấy ít muối. Chúng ta có thể tự tìm ra đường di cư nhiều nghìn năm của người tiền sử thông minh, theo nguyên lý: 1) Đi qua các vùng có mỏ muối, 2) Đi từ hồ nước này đến hồ nước khác, 3) Đường đi không dốc lắm, và là đồng cỏ thuận lợi cho chăn thả gia súc, và 4) Khoảng từ 10 nghìn năm cho tới 7 nghìn năm lại đây, khi đã có gia súc... Đây chính là con đường Tơ Lụa nổi tiếng ở phía bắc cao nguyên Tây Tạng.
Hơn 40.000 năm về trước Trái Đất bắt đầu chìm trong băng giá. Lạnh giá khiến cho người tiền sử Châu Âu lùi dần và bị Địa Trung Hải ngăn lại. Gần như hoàn toàn người sống ở lục địa Châu Âu bị chết. Lạnh giá đi liền với hạn hán thúc đẩy loài người di cư từ vùng Trung Á.
Không có mô tả ảnh.Nhiều triệu năm về trước lục địa Ấn đâm vào lục địa Á-Âu. Cú đâm này tạo ra cao nguyên Tây Tạng với độ cao trung bình trên 5000m và hiển nhiên là để lại dấu vết là các mỏ muối lộ thiên ở dưới chân cao nguyên như. Ven chân cao nguyên Tây Tạng nhiệt độ ôn hòa, là nơi các dòng sông từ trên cao nguyên chảy xuống. Đây chính là con đường di cư của người tiền sử tới khu vực Đông Nam Á, đi từ Trung Á sau khi thoát khỏi Châu Phi. Điểm bắt đầu của các cuộc di cư là nơi có mỏ muối Khewra Salt Mine. Con đường này có độ dài khoảng 6000km. Quá trình di cư tự nhiên là 300km cho 1000 năm. Tổng quãng đường 6000km di cư trong khoảng 20 nghìn năm. (H.2)
...Vậy 20.000 về trước ở khu vực Đông Nam Á ĐÃ CÓ NGƯỜI TIỀN SỬ sử sinh sống. Để có thể đưa ra được đánh giá mật độ người tiền sử, tổng dân số cũng như mức độ văn minh chúng ta phải dựa vào các yếu tố khách quan. Loài người di cư như một dân tộc thông minh phải có 4 yếu tố: 1) Nước ngọt, 2) Muối, 3) Nguồn đạm và 4) Nguồn tinh bột & đường... Thiếu một trong số các yếu tố ấy loài người ngu đi, thậm chí là chết.
Tất nhiên nhiệt độ phải ôn hòa, tức vào thời 20.000 năm về trước thì người tiền sử chỉ có thể sống được ở khu vực từ Bắc Việt Nam trở xuống (!). Muối rất quan trọng với người thông minh bởi tỷ lệ ion Na+ / Ka+ lớn hơn hay nhỏ hơn 1 sẽ quyết định bít nhớ là 0 hay 1 trong não người. Muối + Nước ngọt giải thích vì sao loài người thông minh có tổ tiên nhiều nghìn năm ở ven cửa sông ra biển. Để tồn tại thành cộng đồng, nguồn đạm do săn bắn không chủ động, mà nguồn chủ động nhất là các con ốc con cua con cá. Nguồn tinh bột và đường ở vùng đồng bằng Hạ Long và cả khu vực Sunda là các loại cây họ sung vả... Vùng Sunda có đủ 4 điều kiện trên. Tuy nhiên, nước sông đưa lại phù sa và vì thế mà thức ăn sẵn hơn. Như vậy yếu tố sông quan trọng nhất để xác định mật độ cũng như số lượng người tiền sử sinh sống ở đấy.
...Chúng ta đi khảo sát yếu tố nước ngọt. Xưa toàn bộ nước ở khu vực phía nam TQ theo hệ thống sông Qinzhou (Khâm Châu, Quảng Tây) chảy về phía bắc vịnh Bắc Bộ. Tổng lưu vực áng chừng 50.000km2. Lưu vực sông Hồng 143.700 km2. Lưu vực sông Mekong khoảng 800.000 km². Như thế tổng lưu vực lượng nước ngọt chảy từ ven biển VN ra biển Đông là khoảng 1 triệu km2. Tổng lượng phù sa từ bờ biển VN mang ra là khoảng 1 tỷ tấn, hay 750 triệu mét khối đất phù sa.
Lượng nước mưa như thế này, lượng phù sa như thế này, gấp cả trăm lần tổng lượng nước mưa và phù sa ở tất các nước trong khu vực như Malaysia, Philippines... cộng lại. Nhìn trên bản đồ Google chúng ta cũng có thể thấy các con sông ở các nước này vừa ngắn vừa có lưu vực nhỏ. Không thể có hiện tượng "Biển tiến Biển lùi" như ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
Như thế 20.000 năm về trước, ven bờ biển VN là nơi có mật độ người cao và là NƠI CÓ ĐÔNG NGƯỜI TIỀN SỬ NHẤT. Và vì thế nơi đây cũng là nơi văn minh nhất thế giới. Khi nước biển dâng dần, cứ mỗi 100 năm dâng cao thêm 0,5 mét (5m, theo Thần thoại Mường!) thì cư dân tiền sử lùi sâu vào đất liền. Họ là hậu duệ của nền văn minh rực rỡ từ 20.000 năm về trước.
Như thế phải rất thận trọng khi khẳng định người Việt là sự giao phối giữa giống người này với người kia qua các cuộc di cư từ phương Bắc xuống, phương Nam lên:
-Người Việt vẫn ở mảnh đất này từ 20.000 năm về trước.
...Tóm lại. 20.000 năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Vùng vịnh Hạ Long nay xưa là rừng núi, nơi người tiền sử sinh sống. Trong suốt 10.000 năm sau đó mực nước biển dâng dần, vịnh Hạ Long chìm xuống dưới làn nước biển. Người tiền sử di cư về hai phía của dãy Đông Triều. Về phía Bắc là cư dân Bách Việt (!), về phía Nam là CƯ DÂN SÔNG HỒNG. Cư dân sông Hồng là tổ tiên trực tiếp của dân tộc mà chúng ta gọi là Việt Nam ngày nay.
Trong 4000 năm tiếp theo mực nước biển tiếp tục dâng ngập hoàn toàn đồng bằng Bắc Bộ, sau đó nó giữ nguyên như hiện nay, không dâng thêm nữa. Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay xưa là một Vịnh ‘biển nông’. Ở gần Hà Nội độ sâu khoảng 10m, ở những vùng duyên hải Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, độ sâu lên tới 50m. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng đã bồi lấp vịnh này để trở thành đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, vùi lấp đồng bằng Bắc Bộ xưa ở độ sâu mấy chục mét. Người tiền sử di cư vào các vùng núi cao. Những người di cư ra vùng đất mới bồi là người Kinh, bộ phận ở lại là người Mường (!). Dân tộc Kinh và dân tộc Mường vẫn giữ được những nét chung của văn hóa từ 20.000 năm trước ở Vịnh Hạ Long. Các dân tộc thiểu số khác di cư tới Việt Nam vào thế kỷ thứ 7 SCN, trong một nỗ lực CHỐNG LẠI SỰ HÁN HÓA. Họ định cư ở những vùng núi cao.
Trong lịch sử có rất nhiều cuộc di cư nhỏ lẻ từ ven biển phương Bắc tới VN. Những cư dân này có cùng hệ gen với người địa phương, và họ bị đồng hóa văn hóa để tạo thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.
Chúng ta là HẬU DUỆ LIÊN TỤC TỪ 20.000 NĂM TRƯỚC của người tiền sử sống ở vùng đồng bằng Hạ Long, nơi có nền văn minh rực rỡ nhất vào thời đó. Suốt 20.000 năm qua dân tộc chúng ta được mảnh đất này nuôi dưỡng đủ chất vì thế chúng ta là dân tộc có tố chất rất tốt. Chúng ta cần phải giữ gìn mảnh đất này cho dân tộc muôn đời về sau.
*
Lời bình: Bài viết nói chung là rất tốt..., sẽ tốt hơn nếu tác giả tránh:
1. ‘Con đường tơ lụa’ chỉ là tên gọi thứ cấp của ‘Con đường lạc đà’ từ thế giới Ả Rập đã có trước từ lâu - cả ngàn năm (Thành Long đã vô tình có phim cùng tên (
Con đường lạc đà-Camel Road) nói về vụ này): kg nên sd ‘Con đường tơ lụa’ như là thuật ngữ chính trong bài viết!
2. Khái niệm ‘Bách Việt’ chỉ và chỉ có trong sử Tàu (thời Lã Bất Vi), nói chung là khái niệm 'giả!', TG kg nên sd tùy tiện hay chỉ sử dụng khi rất cần thiết!
3. Người Mường thuộc nền văn hóa Núi Đọ*, chủ yếu là ở Thanh Hóa, như Bà Triệu, Lê Lai, có thể cả Lê Hoàn và Lê Lợi!..., dường như kg có liên quan đến cái đgl văn hóa 'Hạ Long'* như TG đã viết, TG nên xem lại
!. Vân.. vân...


Lưu ý rằng có một bạn hơi không đồng ý với quan điểm 3 (nói về Thanh Hóa và Hạ Long), nhưng tôi vẫn bảo lưu, vì tôi đã từng sống và làm việc (Dự án Úc) ở huyện Thọ Xuân* và Ngọc Lặc, Thanh Hóa, là quê hương của Lê Hoàn và Lê Lợi, và đã từng sống và làm việc (Dự án FAO) ở Hạ Long.
Quan trọng hơn là tôi đã có... hai người iu ở đó, một ở Thanh Hóa và một ở Hạ Long...

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và ngoài trờiVì là người đa cảm, nên...
Tôi iu nàng, dĩ nhiên!, nhưng chắc chắn rằng nàng không iu tôi!
Tôi luôn nhớ nàng, nhưng chắc chắn rằng nàng không còn nhớ gì về tôi! (H.3)
Một buổi sáng nọ, tôi ra đi... vĩnh biệt Thanh Hóa.
Và chả biết là trên đời này có Thượng đế hay không!
Khi xe tôi đi ngang qua nhà nàng, vì... làm lớn và vì cùng đi với khách quốc tế, nên tôi không thể dừng lại!, nàng bỗng nhiêu xuất hiện và chạy theo!
Tôi ngoái cổ nhìn lại: Hình bóng đó tôi mãi mãi không thể nào quên!
Tôi đến vì số phận và ra đi cũng là vì số phận, tôi không hề muốn... sống!
Tôi không bao giờ quay lại Ngọc Lặc nữa, nhưng tôi biết rằng ở đó, tôi đã có một... người yêu!

H...ết.
---------
Chú dẫn:
1.       Nền văn hóa Hạ Long: ...Còn lưu giữ bản công bố của nhà khảo cổ học Andecxen (Thụy Điển) và của hai chị em Colani (Pháp). Sau nhiều tháng tìm tòi trên các đảo đá vịnh Hạ Long, họ đã đi đến nhận định chung: “Những công cụ đá, đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá, bằng xương... đã được phát hiện và thu thập ở Hạ Long đều thuộc thời đại hậu kỳ đá mới - thời đại của người tiền sử”. Các nhà khoa học Pháp... khẳng định: Đã từng có một nền văn hóa Hạ Long CÁCH NAY TỪ 3500-5000 NĂM... (tuoitre-vn) 
2.       Nền văn hóa Núi Đọ: Cuối năm 1960, núi Đọ được... giáo sư Boriskovski phát hiện, nghiên cứu và chứng minh rằng, nơi đây đã tồn tại một nền văn hoá sơ kỳ thời đại đá cũ. Người nguyên thuỷ đã từng sinh sống ở núi Đọ, cách ngày nay KHOẢNG 30-40.000 NĂM... Nghiên cứu bộ di vật sưu tập được và hiện trạng của khu di tích, các nhà khảo cổ học nói với chúng ta rằng, người nguyên thuỷ ở núi Đọ đã dùng đá Bazan ngay tại núi Đọ để chế tác tất cả các loại công cụ tại chỗ; vì vậy đã gọi di tích núi Đọ là một di chỉ-xưởng... (baotangthanhhoa-gov-vn)
3.       Lê Hoàn sinh ra và lớn lên trên đất Thanh Hóa. Từ đời cha đã chuyển vào Thanh Hóa, vì vậy tại xã Trung Lập, huyện THỌ XUÂN, tỉnh Thanh Hóa, bên cạnh đền thờ Lê Đại Hành còn có mộ cha (lăng Hoàng Khảo) và mộ mẹ (lăng Quốc Mẫu). Thanh Hóa (Ái Châu) là quê hương trực tiếp của Lê Hoàn, nơi ông sinh ra và lớn lên. Nhưng thời gian ông sống ở Thanh Hóa không nhiều, vừa lớn lên ông đã trở về quê nội (Hà Nam) để gây dựng lực lượng, tham gia cuộc đấu tranh thống nhất sơn hà của Đinh Tiên Hoàng, rồi làm quan tại triều Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) lên đến chức Thập đạo tướng quân... (Phan Huy Lê, hanam-gov-vn)
4.       Singapore có diện tích khoảng 718km2 (lớn hơn Phú Quốc một tí - khoảng 590km2), dân số khoảng 5 triệu người (Phú Quốc có khoảng 100.000 dân), nếu tính cả lưu lượng ra vào làm ăn/học hành… nữa là 10 triệu người! Có đến 74,2% là NGƯỜI GỐC HOA (nhưng họ rất thường tự hào và tự xưng mình là ‘người Singapore’!), 13,4% là người Malai, 9,2% là người Ấn, và 3,2% là Tây, người Thái, Myanmar, kể cả người Việt... Là thuộc địa của Nhật, rồi Anh, thật sự tách ra khỏi Malaysia năm 1965, đặc biệt là với tuyên bố ‘thoát Trung’ (Lý Quang Diệu), Singapore nhanh chóng trở thành một trong ‘4 con rồng châu Á’... Trích Hồi ký viết bên... Singapore, ngày 18/5/2016: http://nhagomlabang.blogspot.com/2016/05/825-tro-ve-suriento-quen-singapore-thu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét