Làm thơ như Nguyễn Bính, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu... thì rất khó. Lớp trẻ không thể qua mặt các cụ. Làm như con cóc Thiều thì đơn giản, dễ làm lại dễ có giải thế thì tại sao không theo. Thế là thơ con cóc Thiều đã lan toả nhanh chóng như virus và giết chết nền thi ca của Việt Nam. Thực ra để phê được "con cóc Thiều" không đơn giản vì con cóc ấy đã trở thành chủ tịt hội nhà văn Việt Nam rồi! (fb Huyền Lê).
---
Thế nào là thơ hay?, bố ai biết!, vì ông thì bảo thế này là hay, thế kia là hay, rồi thế kìa, kía, kỉa, kĩa, kịa!... Dưới đây là một số đánh giá của ‘mấy bà chủ quán cà phê’ chứ không phải ‘mấy ông sống trong tháp ngà - xa nhân dân’!... Mấy bả nói...
Tui không biết đá bóng nhưng tui biết thế nào là đá hay!, tui không biết võ nhưng tui biết thế nào là đánh hay!, tui không biết âm nhạc, nhưng tui biết thế nào là bài hát hay!, tui không có đóng phim nhưng tui biết thế nào là phim hay!, tui không chấm thi hoa hậu, nhưng tui biết thế nào là người đẹp!..., hahaha, mấy bả nói có lý quá đi chớ!, vì:
-‘Hay’ hay không hay đâu phải là đặc cmn quyền của các ‘nãnh tụ vĩ cmn đại’!
Thật vậy, ở VN, hầu như ai mà lại không biết ông Park Hang Seo hay ‘U23 VN’, võ sĩ Nguyễn Trần Duy Nhất hay Trương Đình Hoàng*, đạo diễn Lý Hải*, người đẹp Kim Tuyến hay Trần Việt Hương* (H.1), hay các bài hát ‘Hello Vienam’, ‘Việt Nam ơi’ hay ‘Ghen Cô Vy’ mới đây...
Mấy bả còn nói: ‘Tui không biết làm thơ, nhưng tui biết thế nào là thơ hay’!
Thật vậy, cả Việt Nam, nói chung là hầu hết những fan hâm mộ, đều biết lời ‘thơ’:
-Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh (Nguyễn Du)
-Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời (Nguyễn Du, Bi Đen... ngâm)
-Phình ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa (Hồ Xuân Hương)
-Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi (Hàn Mặc Tử)
Hay văn chương hơn:
-Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (Thơ Jack London*, Xuân Diệu dịch)
-Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương (thơ Khalil Gibran, Ngyễn Nhật Ánh dịch)
-Chúng ta chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta đợi chờ em đó… (thơ Apollinaire*, Bùi Giáng dịch)
-Én đầu xuân tuyết đầu đông
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa (Bùi Giáng)
Hay triết lý hơn:
-Người nằm xuống
Nghe tiếng ru
Cuộc đời đó
Có bao lâu
Mà hững hờ... (Trịnh Công Sơn)
Hay... đẫm lệ hơn:
-Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời
Hỏi những đêm sâu đèn vàng héo hắt
Ái ân bây giờ là nước mắt
Cuối hồn một thoáng nhớ mong manh... (Trần Trịnh)
Vân vân... Hay quá đi chớ! Và đã nói thơ Việt Nam cơ bản là phải có vần có điệu, đặc biệt biệt là phải có nhạc tính!...
Vậy, từ trên, thơ Việt gồm có những thể loại gì? Gồm: Lục bát, song thất lục bát, ‘Đường luật’, ‘chùm 4 câu’ và ‘thơ mới* - có vần có điệu, và vì có các âm ‘sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng’ nên dứt khoát là phải có nhạc tính’!...
Còn thơ:
MẸ TÔI CHỬI KẺ TRỘM
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
-Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
-Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé !
Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa
Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ (Tòng Văn Hân, copy từ fb Trần Hạ Vi)
...Tất nhiên là tôi không nói gì về nhà thơ, nhưng - so với mấy bài thơ Việt nói trên - thật tình là tôi đéo thấy có nhạc tính, còn sáng nay ‘ông chủ quán cà phê’ (Nhiên Phạm Châu An) có bình là ‘nàng thơ Bò’ hay ‘thơ L’ - mà tôi chả biết ‘thơ L’ là thơ gì nữa!, khốn khổ cho cái thân tôi!, híc... híc...
Và tí nữa:
-Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay...
Em đi dịu dàng, bờ vai em nhỏ
Chim non lề đường nằm im giấu mỏ
Anh theo Ngọ về, gót giầy lặng lẽ đường quê...
Em tan trường về, mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng, chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương...
(Thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc), và:
-Cây xưa còn gầy nằm phơi dáng đỏ
Áo em ngày nọ phai nhạt mấy màu
Âm vang thuở nào bước nhỏ tìm nhau, tìm nhau...
Xưa theo Ngọ về mái tóc Ngọ dài
Hôm nay đường này cây cao hàng gầy
Ði quanh tìm hoài, ai mang bụi đỏ đi rồi?
...Ôi, tội nghiệp!
Và ôn lại trước 1975:
-Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh... (Đoàn Thị Điểm/Đặng Trần Côn)
...Thơ thế mới là thơ chứ!
Và tôi mới lụm được trên fb:
-Nàng không có cánh mà bay
Tôi ngồi chết sững từng ngày lệ rơi... (Hạ Quốc Huy)
Tôi mới bình là: ‘Thik 2 câu này’, và cuối cùng là:
-Ta hát cho chiều tiếng vĩ cầm xưa vọng lại
Ta gởi cho chiều những khắc khoải chờ mong
Ta tặng cho chiều mối tình còn lắng đọng
Ta viết cho chiều nắng ấm rụng trong tim.
...Không biết loại ‘chùm 4 câu’ này có phải là... thơ không!, nhưng bà chủ quán cà phê tên Kim Chi ở Sài Gòn lại rất thích và bả nói đây là thơ của... ông hàng xóm của bả!
Ở Việt Nam mà nghe nói đến thơ ‘chim nhà đã chết lâm sàng, qua nhà hàng xóm rộn ràng hát ca' của... ‘ông hàng xóm’ là sợ rồi! (H.4), hí... hí...
H...ết.
---
Chú dẫn:
1. Chúng ta chẳng tương phùng được nữa. Mộng trùng lai không có ở trên đời. Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi. Và nhớ nhé, ta đợi chờ em đó: ‘Nous ne nous verrons plus sur terre. Odeur du temps brin de bruyère. Et souviens-toi que je t'attends’ (thơ Apollinaire, Bùi Giáng dịch)
2. Đạo diễn Lý Hải: mới đây được bình chọn là đạo diễn xuất sắc top-10 châu Á.
3. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời: Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời/Hoa tàn mà lại thêm tươi/Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa... (Nguyễn Du)
4. Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm: ‘I would rather that my spark should burn out in a brilliant blaze than it should be stifled by dry rot’, thơ Jack London, Xuân Diệu dịch!
5. Thơ mới: ..."Cứ như lời chúc phúc, lời nguyện cầu rì rầm con sóng nhỏ, vậy thôi một tình cảm trưởng thành nồng ấm đủ lửa. Và cái kết thơ vẫn rất mở, rất hồn hậu an nhiên nhưng chứa đựng đủ cả niềm đau tê tái: Vẫn còn gần nhau như hôm đầu Tháng Tư đã ngỏ/Một lời nói dối thật lòng/Tháng Tư đã về rồi/Tình nhé, đừng long đong!... Thì vẫn có vẻ đấy như giấc mơ hay như tác giả gọi: "một lời nói dối thật lòng...". Dẫu như thế nào tháng Tư đã về với cơn mưa trong trẻo và đất trời ngỡ ngàng bên sắc đỏ cánh Loa Kèn. Vì sao tác giả yêu những bông Loa Kèn sắc đỏ, chắc bởi nó tha thiết, kiệm lời, chỉ nhìn đủ thấu cảm?..." (fb Nhất Mai Thư Hoàng)
6. Trần Việt Hương: cầu thủ bóng chuyền nữ số 8, Đội Thông tin Liên Việt Postbank.
7. Trương Đình Hoàng: dân Ban Mê Thuột, vô địch võ thuật châu Á (boxing).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét