Mắt ai, nhìn dễ ‘sương’ ghê
Mắt ai, nhìn bỗng đê mê lạ thường
Em tươi trong cõi mù sương
Em cười dậy khúc yêu đương chiều tà
Ai ngồi liếc liếc dáng ai
Hương vào động động, mùi vào rung rung
Lạc vào rừng tím mông lung
Lá ngơ, lá ngẩn, lá vương vấn mềm
Gần em lòng thấy êm đềm
Xa em lòng thấy mông mênh giọt sầu
(Liếc em-NGLB)
Mắt ai, nhìn bỗng đê mê lạ thường
Em tươi trong cõi mù sương
Em cười dậy khúc yêu đương chiều tà
Ai ngồi liếc liếc dáng ai
Hương vào động động, mùi vào rung rung
Lạc vào rừng tím mông lung
Lá ngơ, lá ngẩn, lá vương vấn mềm
Gần em lòng thấy êm đềm
Xa em lòng thấy mông mênh giọt sầu
(Liếc em-NGLB)
(Hình chỉ minh họa)
Khi viết bài này, mình không dựa phải vào tư liệu nhiều, lý do là mình đã
sống thực tế nhiều năm trong ‘môi trường’ này, lý do khác là trên mạng, ngoài
một số bài viết ‘có cơ sở’ (nhưng hiếm), đa số các bài viết khác là nói xoáy,
nói xoay, hình như có ẩn trong đó nhiều thành kiến/thiếu xây dựng khi nói về
vấn đề tiến sĩ ở nước ta. Có thể hình dung đơn giản là nếu có một người nào đó
là tiến sĩ, hay có thầy/người thân/bạn là tiến sĩ, hay đang yêu một tiến sĩ, thì người
ấy sẽ nhìn nhận khác, ví dụ: 'Nhà
em cũng có một tiến sĩ oách oách là, tốt nghiệp tại Hà lan nhưng cương quyết
về VN cống hiến thành quả khoa học cho Tổ quốc, nên tiến sĩ cũng có năm bảy
đường (theo phuthuyhatmit)...
Trước tiên, cần phải xác lập quan điểm bằng một ví dụ nôm na là: Có một người
xưng mình là thợ sơn thì được cho là khiêm tốn, có người khác xưng mình
là tiến sĩ thì có thể bị cho là ‘chảnh’ (rất tiếc, điều này thường là đúng). Không có cơ sở đề nói việc xưng ‘thợ
sơn’ là khiêm tốn hay nói ngược lại cho tiến sĩ. Thợ sơn hay tiến sĩ cũng hành
nghề, mà người ta đánh giá năng lực của một người nào đó qua ‘tính hiệu quả’
(effectiveness) chứ không đánh giá qua bằng cấp. Mọi nghề đều bình đẳng, và nói
gì thì nói, thợ sơn hay tiến sĩ cũng đều viết tắt là ‘TS’.
Thứ hai, học ở trường đời bằng mười
bằng trăm lần học ở trường học.
Thứ
ba, minh rất có ấn tượng với 2 thầy cũ là tiến sĩ, 1 đồng nghiệp là tiến sĩ, và có quen blogger
'tiến sĩ kỳ lạ'... mà mình xem là một trong những cơ sở thực tế để viết nên bài này.
Vài cảm nhận về vấn đề tiến sĩ
1. Có nhiều người nói tiến sĩ của ta ‘dở ẹt’, nhưng mình xin khẳng định
là có không ít tiến sĩ/nhà khoa học/trí thức của ta (trước và sau 1975) rất giỏi,
thậm chí có người giỏi hơn chuyên gia nước ngoài, ví dụ như:
-bác sĩ Tôn Thất Tùng (một trong 7 nhà bác học về ‘gan’ của thế giới), nhà dược học Phạm Hoàng Hộ, danh y Nguyễn Khắc
Viện/Nguyễn Văn Hưởng...
-nhà toán học/giáo sư Hoàng Xuân Sính, Hoàng Tụy, Đặng Đình Án, Đặng Đức
Trọng, Nguyễn Xuân Vinh (người vẽ quỹ đạo Apollo lên mặt trăng)...
-nhà vật lý Dương Văn Phi, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Chung Tú, Nguyễn
Hoàng Phương...
-nhà hóa học Chu Phạm Ngọc Sơn, nhà địa chất học Trần Kim Thạch, tiến
sĩ sinh vật học Phan Phải...
-‘Khôi nguyên La Mã’ Ngô Viết Thụ, ‘Kỹ sư quốc phòng’ Trần Đại Nghĩa, Kỹ sư/Học giả Nguyễn Hiến Lê...
Nhưng ngoài ra, có nhiều hơn những tiến sĩ không giỏi vì muốn lợi dụng
‘mác’ tiến sĩ để làm một cái gì đó, trước đây có quá nhiều phó tiến sĩ ‘hữu nghị’ (như thầy Dương Văn Phi -
thành viên của Hội Vật lý quốc tế - khi còn sống có nói là ‘phó tiến sĩ của ta
nhiều như...cừu’!), mua ‘bằng tiến sĩ’ dưới nhiều hình thức,
copy luận văn của những người khác (mới đây được thế giới gọi là Mr. Control C
+ Control V)..., điều này là hiển nhiên, vì hình thức thường không
đi đôi với nội dung, số lượng thường không đi đôi với chất lượng, và một lý do
đơn giản là ‘không có khoa học nào dành riêng cho vua chúa cả’.
(Tiến sĩ VN gắp 5 lần ở Nhật?, vnexpress.net, blog truongvankhoa)
2.
Nếu có việc cấp bằng tiến sĩ một cách đại trà, việc tiến sĩ ‘chấm thi’
tiến sĩ, việc đút lót, đặc biệt là việc ‘đạo’ công trình của người
khác... thì sẽ gây mất lòng
tin và thành kiến từ một bộ phận không nhỏ người dân: 'nhiều tiến sĩ, thạc sĩ
nhưng một bộ phận lớn trong đó trình độ lại thấp kém, không đáp ứng
được yêu cầu nhân lực' (theo GS Hoàng Tụy, báo Tuổi trẻ 10/10/2012) . Ví dụ:
-Khoảng năm 1987, có một Tiến sĩ triết đã cho dịch một cuốn sách khoảng
800 trang (của một triết gia người Mỹ!), cho in ấn và đề tên mình là tác giả! (điều này
đã gây scandal lớn hồi đó và nhiều báo đã đăng tải, ví dụ như báo Tuổi trẻ). Và
nhiều sự kiện ‘đạo văn’ tương tự đã và đang xảy ra.
-Năm
1984, mình thường uống cà phê với một ông phó tiến sĩ (candidate
doctor), ông ấy than phiền là cho đến chết ông cũng không thể trở thành
tiến sĩ
được (vì hồi đó khó lắm, có người phải qua học ở Viện nghiên cứu hạt
nhân Dubna đến 15 năm mới trở thành tiến sĩ), nhưng sau một đêm nào đó,
khi ánh
bình mình mới vừa ló dạng ở chân trời, mình nhận được tin là ông đã trở
thành tiến
sĩ!
-Năm 1997, mình có gặp một ông đã là kỹ sư (rồi đi thẳng lên thạc sĩ hay tiến sĩ, nếu thuận lợi), nhưng
ai có ngờ đâu, vào một ngày nào đó mình thấy ổng bắt đầu đi học lớp 10, rồi chỉ
trong vòng có 1 năm là ổng có bằng cấp 3!
-Cũng
năm 1997, mình thấy có một ông đã là cử nhân đi học thêm
chứng chỉ về ‘triết học phương Đông’, ‘ngọai ngữ’ và ‘vi tính’, rồi ổng
cũng có bằng B tiếng Anh nhưng chỉ biết lỏm bỏm vài tiếng, và có bằng B
vi tính nhưng khi
ngồi vào máy thì không làm được mấy thao tác rất đơn giản!...
3. Có nhiều lý do về tiến sĩ kém chất lượng:
-Nhiều
người lấy bằng tiến sĩ để có ‘mốt’ tiến sĩ, thực ra cả đời hầu
như họ chả thực hành gì nhiều hay làm việc gì liên quan đến chuyên môn
trong
bằng cấp đó cả: 'một sự thật khác đau đớn hơn, đó là cả xã hội cuống
cuồng chạy theo bằng cấp' (theo Tân Linh, báo Tuổi trẻ 10/10/2012).
-Do
tính háo danh mà có người không biết cũng nói là biết, thích tham gia
mọi chuyện và rất thường đề xuất đại những giải pháp phi thực tế, hay
muốn có những đề tài nhanh/nóng để 'tô bóng' tên tuổi của mình/để có
nhiều tiền, hơn là những 'suy ngẫm sâu sắc' có hiệu quả lâu dài: 'căn
bệnh này (giả dối trong xã hội) là 'nặng nhất, chí tử nhất' (nhận định
của nhà văn Nguyên Ngọc, theo Võ Quê, báo Tuổi trẻ ngày 10/10/2012)!
-Cách
giảng bài của ta thường là thầy lên lớp nói liên tục như... một 'nhà độc
tài', đó chắc chắn
không phải là một phương pháp hợp lý. Học viên đến phòng học là để 'trao
đổi 2 chiều', để ‘học nhóm’ và để ‘tự khám phá’ chứ không phải là các
cái máy ghi chép thông tin từ thầy,
lại càng không phải để chấp nhận tư tưởng mà thầy áp đặt cho họ. Hiện
nay
không thiếu gì giảng viên nói ‘học viên đến lớp là để nghe chúng tôi
‘quyết’!
-Cách xây dựng chương trình đào tạo đại học ở nước ngoài (tạm gọi là ‘liên
thông’) là nếu một người học 6 tháng chẳng hạn, rồi bỏ học thì có thể ra hành
nghề, rồi học tiếp các mô-đun/học phần khác, nói chung là dù họ có bỏ học nhiều
lần rồi học lại, họ cũng chỉ mất tổng thời gian là 4-5 năm như những người học
liên tục.Trong khi đó thường ở nước ta, những người học xong sơ cấp, nếu muốn học
nữa thì phải học trung cấp, rồi cao đẳng, rồi đại học, tính sơ sơ là nếu học
bằng cách này, một sinh viên muốn tốt nghiệp đại học phải mất 6 tháng + 2 năm + 3
năm + 4,5 năm = 10 năm (= tiến sĩ!), chính mình và rất nhiều bạn cũng lâm vào
hoàn cảnh này.
-Chương trình đào tạo đại học ở nước ngoài là học nghề chuyên môn trước
(năm 1 và 2), còn học kiến thức quản lý/lãnh đạo vào năm cuối (năm thứ 4),
trong khi đó, ở nước ta thì hoàn toàn ngược lại, học kiến thức quản lý/lãnh đạo
trước (triết học, kinh tế chính trị học, lịch sử Đảng...), còn học chuyên môn
vào năm cuối!
-Đa phần tiến sĩ của ta không thành thạo ngọai ngữ nên nhiều công trình
của ta không được viết bằng tiếng Anh chẳng hạn, và do đó không được phổ biến
rộng rãi ở trời Tây, hơn nữa, nếu có được phổ biến thì cũng ít có tác dụng.
Mình có đọc một đoạn nói về nhà thơ Tagore, ông tự dịch thơ của ông sang tiếng
Anh, rồi đánh rơi ở một ga tàu điện ngầm bên Anh, nhiều người đổ xô tìm kiếm
và từ đó phát hiện ra một thiên tài, đây là một cơ may, nhưng đồng thời cũng chỉ ra việc không đăng
tải công trình trên báo chí nước ngoài là mất cơ may...
4. Mấy năm gần đây, trong cuộc đánh giá về kiểm định chất lượng (QM/QMA)
tại nhiều trường đại học/cao đẳng/ trung cấp ở nước ta theo các tiêu chí của Tổ
chức lao động thế giới (ILO), hay các tiêu chí của Bộ LĐTBXH-Chương trình
Voctech Hà Lan), ở ta không có trường nào đạt tiêu chuẩn quốc tế...
Năm nay, theo bình chọn ‘700 trường đại học hàng đầu thế giới’ của Times
Higher Education thì "trong Top 200 trường ĐH hàng đầu thế giới, nước
Mỹ chiếm tới hơn 1/3, với 76 trường. Tiếp đến là Vương quốc Anh. Một nền giáo
dục lâu đời ở châu Âu là Pháp góp 7 đại diện (so với 5 của năm ngoái) trong Top
200... Các đại học ở Trung Quốc,
Singapore, Đài
Loan và đặc biệt là Hàn Quốc có sự thăng tiến mạnh mẽ trong bảng xếp hạng năm
nay" (theo Mạnh Hải, tinmoi.vn). May thay, theo
bình chọn của Quacquarelli Symonds Ltd. (QS) thì VN có "Đại học Quốc gia Hà Nội (nhưng) chỉ
đứng ở trong danh sách từ 201-250" (theo baomoi.com).
Nhiều
người có đẳng cấp thế giới là nhờ được đào tạo ở nước ngoài như Ngô Bảo
Châu, Phan Phải, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Xuân Vinh..., chứ
mình thiết nghĩ nếu những người ấy chỉ học trong nước thôi thì không thể
nào có
được như vậy, chắc một phần là trình độ giảng viên mình còn yếu, ngoài
ra trước đây còn có
nhiều trường hợp là ‘tiến sĩ dạy tiến sĩ’, ‘đại học dạy đại học’.
Hàng năm, tạp chí uy tín trên thế giới là ‘Foreign Policy và Prospect
Magazine’ có bình chọn 100 trí thức hàng đầu thế giới, mình có xem (bình chọn năm 2005) nhưng
không có trí thức nào của ta lọt vào top-100 của thế giới cả!, lưu ý là họ bình
chọn không hẳn là luôn luôn đúng, nhưng dù sao cũng là một nguồn tin.
(Xin nói thêm là ‘Trong cuộc bầu chọn 'Toàn Cầu Bác Học Danh
Gia' vào năm 1874,
Pétrus Ký (Trương Vĩnh Ký, 1837-1898) được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18
'Thế giới Thập Bát Văn Hào'. Ngoài ra, ông còn là một học giả Việt
được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse' - Nguồn
Wikipedia). Còn năm 2011, UNESCO bình chọn ông Lê Văn Tuấn là nhà khoa học thế
giới, nhưng theo mình biết thì có nhiều người không tâm phục khẩu phục).
Lâu
nay, các gia đình khá giả thường gửi con đi học nước ngoài như
Singapore, Úc, Anh, Mỹ, Nhật, Hà Lan, Pháp... một phần là vì ‘danh’,
phần là để
con cháu họ có thể tiếp cận nền khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới,
nhưng chủ yếu là họ không tin vào chất lượng đào tạo đại học của ta.
Ngoài ra, một số phụ huynh cũng không tin vào chất lượng đào tạo đại học
của các
tỉnh, rất nhiều sinh viên từ các tỉnh lên Sài Gòn hay Hà Nội để học,
ngay cả
học trái nguyện vọng.
5. Cuối cùng, nếu không nhầm, dường như nền văn hóa nước ta là âm tính
như Đặng Lê Nguyên Vũ và Trần Ngọc Thêm đã nói, hay có một doanh nhân Mỹ đã nói
về người VN: ‘một người thì làm tốt, ba người thì làm kém, bảy người thì làm hỏng’! (theo vi-vn.facebook.com), không ít người thường biểu hiện tính đố kỵ/ghen ghét dạng ‘trâu buộc ghét trâu ăn’,
biểu hiện cái tôi hơn cái ta (duy ngã hơn là duy lý), thường có quán tính cho mình
là tài, là giỏi, là ‘nhất’, mà rất khó chấp nhận ý kiến của người khác, nên họ thường
dành hầu hết tâm trí vào việc ‘đấu đá’ hơn là cải thiện bản thân, điều này là
rất phổ biến và cũng là vấn đề rất nan giải, và có lẽ đây là nguyên nhân cơ
bản làm hạn chế chất lượng của nhiều tiến sĩ ở nước ta…
Thư giãn: Khi Tiến sĩ ‘liếc’
Em có
phải là chiều, mà tô trời màu tím
Em có phải thuyền tình, mà chết lịm hồn ai
Em có phải nắng phai, mà mây trời lãng đãng
Em có phải thu vàng, mà ngơ ngẩn lòng ta!
(Em có phải - NGLB)
Em có phải thuyền tình, mà chết lịm hồn ai
Em có phải nắng phai, mà mây trời lãng đãng
Em có phải thu vàng, mà ngơ ngẩn lòng ta!
(Em có phải - NGLB)
Để thư giãn do 'lý sự' nhức đầu, mình xin trích entry: 'Người mà chúng mình tôn trọng nhất' cho các blogger đọc cho vui:
Có một lần trên chuyến xe Phương Trang,
chúng mình gồm có: mình, một Tiến sĩ, một Cục trưởng (!), một nữ và vài cán bộ
từ các dự án khác. Các ông thì ngồi tuốt trên đầu xe, còn mình thì lặng lẽ chọn
ghế cuối xe (vì đông khách quá), thế mà mình may mắn được ngồi bên cạnh ‘nàng’.
Nàng tên Nữ (!), khoảng 22 tuổi, đủ đẹp, hơi mình dây, mặc bộ đồ hơi xì-tin,
quần tíc-kê màu trắng, áo cánh dơi, có thắt nơ, nàng ít nói, khuôn mặt ‘thoát
trần’, tính điềm đạm, nhỏ nhẹ, cặp mắt sáng và ánh lên nét dịu dàng và khiêm
tốn, mặt như cười mà không cười, đôi môi như cười mà không cười. Mình đã từ tốn
nói chuyện với nàng, từ đó mình cũng biết nghề nghiệp, hoàn cảnh, sở thích và
nơi ở của nàng (nhưng không cụ thể địa chỉ), rồi mình cũng đưa cho nàng số điện
thoại của mình, trong thời gian nói chuyện với nàng, được ngắm đôi mắt 'thu hút
hồn người' của nàng một cách si mê, mình cảm thấy như có một tiên nữ ở đâu đi lạc
xuống cõi trần, ngồi bên cạnh mình.
Cơn mơ chưa dứt thì đến trạm dừng, mình mới
vừa bước ra khỏi xe thì Tiến sĩ (lớn hơn mình 10 tuổi) bảo:
- Anh nè, tôi nhờ anh cái này tí nhé, anh làm sao mà mời cái ‘cô đó’ ăn cơm nhé.
- Anh nè, tôi nhờ anh cái này tí nhé, anh làm sao mà mời cái ‘cô đó’ ăn cơm nhé.
Trời, một cô ‘hương
thầm’ ngồi cuối xe mà làm cho hầu hết những đàn ông trên xe đều rung động và tò
mò. Nhiệm vụ Tiến sĩ giao khó quá, mình đâu có phải là chuyên gia tán gái, đâu
có dễ gì mà mời một người con gái lạ ăn cơm với chúng mình. Nhưng đã là tiên nữ
thì dĩ nhiên phải có ‘phép lạ’, sau khi mọi người đi vệ sinh xong, nàng lại
chọn đúng ngay cái bàn mà mọi người đã ‘đăng ký’ (trước đây, chúng tôi thường
xuyên đi xe này), thế là chúng tôi bước đến chào hỏi và làm quen với nàng. Tiến sĩ nói nhỏ vào tai mình:
- Lần này để tôi bao nhé.
Nàng ít nói, nhưng nói
chuyện rất nhỏ nhẹ và tự nhiên, thỉnh thoảng nàng có cái cười nhẹ ‘chết người’,
thiệt, nàng mà hơi hé môi cười là tim chúng tôi phải rung nhè nhẹ theo. Bữa ăn
đó, được ngồi gần nàng, ai cũng thấy rất thư giãn, thoải mái và hạnh phúc. Khi Tiến
sĩ trả tiền, nàng nhất quyết đòi trả tiền cho phần ăn của mình, nàng nói:
- Em không muốn mắc nợ
ai.
Mình phải đỡ lời:
- Hôm nay các anh mời
em, hôm sau em mời lại, mình còn gặp nhau nhiều lần mà (được nàng im lặng đồng
ý).
Xe về đến bến xe miền
Tây, bạn nàng ra đón (anh/em hay bạn trai gì đó), có một điều lạ là xe máy của
nàng chạy theo chiếc xe trung chuyển của mình, nàng tí tí lại ngước mắt nhìn
mình, tí tí lại đưa tay vẫy chào tạm biệt, cuộc chia tay ‘lưu luyến’ kéo dài
đến… 3 cây số, rồi xe nàng rẽ trái và … biến mất.
Sau đó, mình không được
gặp được nàng nữa (mình thường tổ chức hội nghị, không bắt máy số lạ, nếu nàng
nhắn tin thì may ra), nghĩ lại, ôi, lúc đó mình ngu quá, tại sao mình chỉ cho
nàng số đt của mình mà không xin luôn số đt của nàng! Cứ mỗi lần đi miền Tây,
đến trăm lần, nơi các bến xe, mình dõi mắt tìm nàng trong vô vọng, không lẽ
‘anh không được gặp em lại lần nữa hay sao, hỡi ‘thiên thần bé nhỏ’.
Năm sau, rồi năm sau
nữa, nhiều lần Tiến sĩ nhớ, Tiến sĩ hỏi:
- Anh có gặp lại cô ấy
không?
Hì.. hì…, đến đây là hết chuyện về đề tài tiến sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét