Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

403. Có tội hay không có tội, hề.. hề…

Bài viết này gồm có:
1.Hỏi một người bạn
2.Nói ở đâu, vào lúc nào?
3.Ông ấy là tiến sĩ nên có… trình độ lắm!!!
4.Achilles hay Hector là ai?
5.Không biết ‘ta là ai’
6.Nên có tội, hề.. hề…

1. Hỏi một người bạn
Sáng nay Sài Gòn trời nắng đẹp, có nhiều vấn đề làm LB suy tư, và cũng có 1 vấn đề lâu rồi mà mình không được rõ lắm, hỏi được 2-3 người thì luận cứ của họ lại không thuyết phục lắm, còn trên mạng thì nói tùm lum tà la nhưng không chính xác, vì vậy mình mới tự suy nghĩ một mình vậy.
À, hồi trẻ, LB có học cuốn ‘English 900’, trong đó có 1 bài là ‘Guilty or not guilty’, mà trong 1 phiên tòa, quan tòa sẽ gõ búa và phán là ‘có tội hay không có tội’, thế là mọi chuyện đã được quyết định, hì… Rồi, mới đây, mình có hỏi 1 người bạn già là:
-Anh cho ông X bao nhiêu điểm?
-‘Ông X nói đúng, là tiến sĩ, dũng cảm’, anh ta ngần ngừ một lúc, rồi nói.
Vâng, thưa anh, tôi rất tôn trọng ý kiến của anh, tuy nhiên với tư cách là kẻ hậu học, tôi xin có suy nghĩ của riêng tôi: thế nào là nói đúng?, thế nào là tiến sĩ?, thế nào là dũng cảm?, và thế nào là không biết ‘ta là ai’?

2. Nói ở đâu, vào lúc nào?
 
Tào Tháo bị Nể Hành chửi!
* Ngày xưa, ở bên Tàu, có nhân vật Nể Hành ăn nói khoe khoang khoác lác, xem trời bằng vung, y nói:
-Thiên văn, địa lý, không gì không biết. Tam giáo, cửu lưu, không gì không tường. Trên có thể giúp vua được như Nghiêu, Thuấn, dưới có thể sánh với đức Khổng, thầy Nhan… (trích truyện ‘Tam quốc chí’).
Sau đó y còn chửi Tào Tháo là ngu, và sử dụng toàn là người ngu. Tào Tháo giận lắm, muốn giết y, nhưng sợ mang tiếng, bèn cử y sang gặp Lưu Biểu.
Lưu Biểu lại ‘chuyền bóng’ sang Viên Thiệu, quả nhiên y bị Viên Thiệu chém đầu trong vòng một nốt nhạc. Lý do: ở chỗ này thì sống, ở chỗ khác thì chết.
* Ngày xưa, ở bên ta, có nhân vật Nguyễn Hữu Chỉnh (!-1787) là người văn võ toàn tài, lắm thủ đoạn chính trị, nên dân gian có câu ‘nam Bình, bắc Chỉnh’ (Bình = Nguyễn Văn Bình, tức là Nguyễn Huệ).
Chỉnh sinh ra phải thời ‘loạn thế anh hùng’, nên hết theo Trịnh rồi phản Trịnh, hết theo Huệ rồi phản Huệ, y đã từng làm dưới trướng của Quận Việp, Trịnh Cán, rồi vào Nam theo Tây Sơn (1782), hiến kế cho Huệ diệt chúa Nguyễn, rồi chúa Trịnh, sau đó y được vua Lê Chiêu Thống phong làm quan lớn như Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Ðại Tư Ðồ, Bằng Trung Công… gì gì đó.
Nhân dịp 3 anh em Tây Sơn bất hòa, Chỉnh bèn triển khai thế lực chống Tây Sơn, nhưng sau đó y đánh thua quân của tướng Vũ Văn Nhậm (1787), Chỉnh chạy đến Bắc Giang rồi bị bắt và bị xử tử. Lý do: ở chỗ này thì sống, ở chỗ khác thì chết.

3. Ông ấy là tiến sĩ nên có… trình độ lắm!!!
À, LB kể chuyện thực tế, nên lỡ có blogger nào là tiến sĩ thì đừng có động lòng nghen, vì sự thực vẫn là sự thực.
Ở ta, có không ít người có vẻ hơi ngưỡng mộ tiến sĩ chút chút, rồi sinh ra có một số người đâm ra nghiện mốt tiến sĩ, nhưng danh thì có, chứ thực thì không biết thế nào mà lần, thậm chí ảo rất nhiều.
Ở các tổ chức quốc tế, khi tuyển người thì người ta không biết ai là ai, mà ứng viên sau khi được short-list (= danh sách chọn) thì phải trải qua interview (= thi phỏng vấn), cuối cùng người thi đậu thường là cử nhân/kỹ sư có kinh nghiệm nhiều nhất, còn tỉ lệ tiến sĩ thi đậu chỉ có khoảng 10%.
Có một số tiến sĩ giải quyết vũng nước ở trước nhà mình chưa xong mà đòi đi giải quyết ‘vũng nước’ ở Sài Gòn!, có tiến sĩ xử lý vụ nước thấm ở nhà mình chưa xong mà đòi đi thiết kế Sân bay Tân Sơn Nhất hay tòa nhà Hyundai!..., và từ đây, cũng phải thừa nhận rằng số tiến sĩ nói phét thì chiếm tỉ lệ rất… cao, híc.. híc…
Có ông nọ nói: ‘vì ông ấy là tiến sĩ nên chắc có… trình độ lắm’, nhưng trình độ là cái gì, lý thuyết thì chưa chắc, còn giải quyết được vấn đề thực tế mới là quan trọng. Ví dụ: có 1 ông viết 1 trang, đăng báo, chỉ ra tại sao TP HCM lại ngập nước, chấm hết, xong! Nhưng việc - làm sao để giải quyết vấn đề đó?, ai/tổ chức nào làm được?, lấy nguồn lực (vd tài chính) ở đâu mà làm?, làm bây giờ được chưa, hay khi nào mới làm được?, khi nào xong?, hiện nay có vướng mắc gì cần phải tháo gỡ?, có cần phối hợp với quốc tế không?, rủi ro gì trong tương lai?, triển vọng 50 năm sau sẽ như thế nào? - lại hoàn toàn không thấy ông ta đề cập đến!
Tất nhiên là không thể vơ đũa cả nắm, có không ít tiến sĩ rất có thực tài, mà không phải là nội dung chính của entry này. 

4. Achilles hay Hector là ai?
Xin nói thêm ngoài chính sử một tí về Achilles và Hector.
* Chắc là đa số blogger/bác sĩ đều biết thành ngữ ‘gót chân Achilles’ để nói về danh tướng Achilles ở thành Athens, là anh hùng thiên hạ vô địch thời đó. Lúc sinh ra, được mẹ là Nữ thần biển cả (Thetis) nhúng vào nước sông Styx nên chàng có mình đồng da sắt, trừ cái gót chân, mà sau này theo vua Hy Lạp (với sự hỗ trợ của nữ thần Athena) tấn công thành Troya…, giết chết Hector, rồi cuối cùng chàng bị Paris (em trai của Hector) bắn trúng vào gót chân mà chết.
* Là con của vua Priam - chúa tể thành Troya, Hector là một danh tướng. Vào năm 1184 TCN, vì nữ thần Venus giữ lời hứa mà đã gã nàng Helen - vợ của vua Menelaus, một xứ thuộc sự cai quản của Athens - cho chàng trai Paris ở thành Troya, nên quân Athens, trong đó có Achilles, đã tấn công Troya… Biết là mình đánh không lại Achilles, nhưng vì bảo vệ thành, Hector xông ra quyết tử, cuối cùng chàng bị Achilles giết chết.
…Rồi, việc ai đó ví ai đó như là Achilles/Hector thì có thể là một ảo tưởng và là một sự so sánh khập khiễng, hơn nữa, theo Kinh Dịch thì một sự việc ở 3000 năm trước và bây giờ thì khó có thể là tương đương.
Vả lại, trên Thiên đình có rất nhiều loại thần, như: Zeus là chúa tể thiên giới, Hera là nữ thần hôn nhân, Hadex là chúa tể âm giới, Pozeidon là chúa tể thủy giới, Demeter là nữ thần nông nghiệp, Athena là nữ thần trí tuệ/hòa bình, Venus là nữ thần sắc đẹp và tình yêu, Apollon là thần nghệ thuật/âm nhạc…, tại sao ta không ví ai đó với thần trí tuệ, nghệ thuật hay tình yêu?

5. Không biết ‘ta là ai’
Có một cậu bé bảo vệ cho từ ‘so sánh’ mà cậu đưa ra, và mình có bảo cậu rằng, nếu muốn so sánh thì: phải hội (khá) đủ các yếu tố, phải có tính tương đối, tính đa chiều, và đặc biệt là phải có tính tương đương, ví dụ ta có thể so sánh cầu thủ đá bóng này với cầu thủ đá bóng khác trong cùng một đội bóng/với các đội bóng có cùng đẳng cấp, chứ không thể so sánh một cầu thủ đá bóng với một nhà toán học…
Mình có nghe nói, khi ta làm được một cái gì đó ‘khơ khớ’, được một số người khen, thì vội tưởng ta là siêu nhân, thường phát biểu tùm lum tà la trên mọi lĩnh vực, mà không còn biết ‘ta là ai’, ta rành/không rành về lĩnh vực nào, nên chuyển sang vẽ vời lung tung, phát biểu xa rời cái-ta-đang-là, mà lâm vào… nói bậy, hậu quả là người đó bị con nít… cười!
Một ví dụ cụ thể thôi, có 1 nữ văn sĩ tên H nào đó đã có nhận xét không đẹp về lực lượng nữ TNXP, vậy cô ta so sánh với lực lượng nào, hay so sánh với chính cô ta?, và khi phát biểu như vậy, cô ta có còn biết ‘ta là ai’ không?
Ngoài ra, việc không biết ‘ta là ai’ có thể dẫn việc ‘tô bóng tên tuổi’, việc lợi dụng thị hiếu của một số lão bá tánh để làm công cụ cho PR… mà ta thường thấy như các vụ scandal trong giới showbiz, hiện tượng ‘bà Tưng’, hay hiện tượng lộ hàng…

6. Nên có tội, hề.. hề…
Nói chung, trong Kinh Dịch đã chỉ ra sự biến thiên của bát quái (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn và Khôn), còn phương Tây gọi là sự dịch biến của không-thời gian, mà một quái/biến số thay đổi thì vận mệnh/đường biểu diễn sẽ bị thay đổi, nên người ta có nói ‘khôn cũng chết, dại cũng chết, mà biết là sống’…
Từ đó, ai đó phải biết rằng ta nói/hành động ở đâu, vào lúc nào, vì nói ở không-thời gian này thì sống, còn ở không-thời gian khác thì sự việc có thể hoàn toàn khác.
Từ đó, để bình luận ai đó là đúng hay sai, ta không thể căn cứ vào việc người đó có phải là tiến sĩ hay không.
Từ đó, nếu có ai tung hê ai đó, thì người được tung hê chưa chắc đã là ‘hay’.
Từ đó, việc lấy sự dũng cảm của ai đó vào ngày xưa để so sánh với ai đó vào ngày nay thì coi chừng bị ‘trật đường rầy’. 
 
Suỵt, khiêm tốn thôi anh yêu nghen!
Và trong các yếu tố như phát biểu không đúng nơi/không đúng lúc, tưởng ta là ‘cao thủ’, được một số người tung hê, không biết ta là ai…, trong đó, việc không biết ‘ta là ai’ là tội nặng nhất, vì với cái tính này thì, không sớm thì muộn, nếu không bị lão bá tánh thì cũng sẽ bị tạo hóa phán xét là ‘có tội’, hì.. hì…, phải hôn?
-----------------
Các entry có liên quan:

18 nhận xét:

  1. Ngoài ra, việc không biết ‘ta là ai’ có thể dẫn việc ‘tô bóng tên tuổi’, việc lợi dụng thị hiếu của một số lão bá tánh để làm công cụ cho PR… mà ta thường thấy như các vụ scandal trong giới showbiz, hiện tượng ‘bà Tưng’, hay hiện tượng lộ hàng…

    Trả lờiXóa
  2. Thời này lắm "hiện tượng số đông" huynh nhỉ?
    Bởi thế, ta cứ từ khuyên ta tự chủ mỗi ngày.
    Cảm ơn bài thơ Băng Lăng Tím của huynh nhiều nhé, chúc huynh ngày ngày an vui và vẫn giữ mãi cái tính dí dõm khôi hài!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn BLT nghen, mấy ngày này các cháu thi Đại học, trong khi chờ đợi, LB viết mấy dòng cho vui đấy mà, ngày mới tốt lành nghen.

      Xóa
  3. hihi em biết mình là "Thảo dân" bài viết rất sâu sắc anh LB à, chúc anh ngày mới vui nghen!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi, thảo dân mà có cái áo đỏ ẹp vá, hì..., ngày mới ngọt ngào nghen sư muội.

      Xóa
  4. Bằng Lăng Tím 06:52 Ngày 02 tháng 7 năm 2013
    ...BLT gởi huynh bài thơ này mà muội sưu tầm cùng tên với bài thơ muội viết lúc trước
    Chiếc lá Cuối cùng
    Lá co mình, run rẩy giữa cơn mưa,
    Ướt nhẹp yêu thương một góc trời tháng bảy,
    Nỗi nhớ nằm yên, nghẹn ngào không thể cháy,
    Khoảng trống cô đơn trong lá lớn lên dần…

    Con đường mòn chờ đợi những bước chân,
    Lá đợi đêm về nằm đau, thổn thức…
    Mưa nặng hạt rơi làm xóa mờ ký ức,
    Tiếng gió thở than bên sắc lá hao gầy.

    Có bàn tay nào quên nắm một bàn tay,
    Cành cây khô quên nỗi buồn của lá.
    Mong ước ngày xưa bây giờ xa xôi quá!
    Ai đó đã quên có lá ở bên đời…

    Có khi nào chiếc lá cuối cùng rơi?
    Rũ hết vấn vương để tìm về với đất,
    Lá sẽ dần tan ở nơi bình yên nhất,
    Đêm yêu thương ru lá giấc yên lành…

    Ngày an lạc nhé huynh.

    Trả lờiXóa
  5. Hạ Duyên phan 09:07 Ngày 17 tháng 6 năm 2013
    Đêm qua mơ thấy đóa Phù Dung
    Khoe sắc tươi hồng dưới nắng nung
    Chiếc gối trên giường lăn xuỐng nệm
    NẮNG RỤNG NGOÀI SÂN (thấy giật mình)!

    Em chúc Ca Ca luôn vui nhe!

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Phong Lan:
    Hỏi người buổi sáng ở đâu
    Mà sao quán lại rầu rầu cà phê...

    Trả lờiXóa
  7. EM kể góp một câu chuyện có thật này:
    Một lần nọ em đi dự một cuộc bảo vệ luận văn thạc sỹ của một người bạn. Trong lúc chờ đến lượt bạn mình, em nghe một người khác bảo vệ.
    Trước hội đồng khoa học, ông ấy trình chiếu nội dung của cả bản luận án trên màn hình và...đọc vanh vách. Được khoảng 15 phút thì một vị giáo sư ngắt lời: anh chỉ có thời gian 20 phút nên đề nghị anh trình bày ngắn gọn. Thế là ông ấy cuống lên, bấm máy liên tục cho những dòng chữ chạy qua màn hình như một đoàn ngựa phi nước kiệu và kết thúc phần thuyết trình 2 phút sau khi được nhắc nhở. (vậy thời gian vẫn chưa đến 20 phút.
    Đến phần phản biện, giao sư hỏi:
    - Anh phân biệt hộ thế nào là Mục đích và mục tiêu trong luận văn của anh?
    Ông ấy ngúc ngoắc một hồi và trả lời: xin các thầy đọc trong luận văn ạ. em đã trình bày rất rõ trong đấy rồi.
    Một câu hỏi "quá hóc búa" với một vị thạc sỹ quản lý anh ạ. Hehe.

    Nhưng vấn đề là sau đó, khi đồng chí ấy "bảo vệ" xong, thì bao nhiêu là nhân viên dưới quyền tràn lên để...tặng hoa chúc mừng và chụp ảnh kỷ niệm. Vì đồng chí ấy là một quan chức ở địa phương.

    Ngẫm ra, tặng hoa lúc đó là "đúng lúc đúng chỗ" chứ anh nhỉ?
    Vì họ đều biết "ta là ai". Nhưng chắc chắn "lão bá tánh" hoặc là "tạo hóa" sẽ phán xét thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À,
      sau năm 75, sinh viên phải học đủ 65 học phần,
      bây giờ phải học 90 tín chỉ (hay hơn),
      tuy nhiên nó vẫn thiếu 1 học phần/tín chỉ, đó là 'phương pháp tổ chức/sắp xếp công việc',
      nếu vậy thì Th.S sẽ phải xác định được mục đích và mục tiêu,
      tiếc thay!
      Cám ơn LV nghen, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  8. Nói ở đây thì sống đúng hong nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói ở đây thì sống, nói ở Đà Lạt thì... được yêu, thú vị hông? Tks, chiều vui nhé.

      Xóa
    2. Sao nói ở Đà Lạt lại được yêu ạ?

      Xóa
    3. Thì ở đó có thung lũng... tình yêu, đùa thôi, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  9. Từ đó, ai đó phải biết rằng ta nói/hành động ở đâu, vào lúc nào, vì nói ở không-thời gian này thì sống, còn ở không-thời gian khác thì sự việc có thể hoàn toàn khác.

    Không phải là " không - thời gian khác thì sự việc có thể hoàn toàn khác" mà là có thể " chết" LB ơi.
    Mà nghe anh hỏi " có tội hay không có tội" làm MTV nhớ hổi xưa hái lá cây Găng chuyên làm hàng rào để đếm từng cái cạnh lá để xem cuối cùng là " may hay rủi" ; " yêu không yêu"
    hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh,
      LB thấy MTV đôi khi suy nghĩ cũng vui,
      nếu tiêu cực quá thì đâm ra dở,
      mà tích cực quá thì chưa chắc đã hay,
      thôi thì ta chọn hướng vui vậy,
      vì thế, đa số entry của LB đều dẫn đến hướng vui/hài,
      cám ơn MTV nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa
  10. giờ muội bận quá sang thăm huynh thui, đọc bài sau nghe,,thật nhìu niềm vui ca ca nhé,,hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn sư muội,
      bài này huynh viết dưới dạng tâm sự,
      nhưng thiết nghĩ là khó hiểu lắm đóa,
      để huynh nghĩ entry mới, và dễ hiểu hơn nghen,
      tối vui nghen.

      Xóa