Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

425. Bất tử, vĩ đại và những kẻ hoang tưởng

Bài viết này gồm có:
1.Mở đầu
2.Cảm giác ảo trong thực tế
3.Cảm giác ảo trong sách
4.Bất tử là cái giề?
5.Vĩ đại là cái giề?
6.Tại sao ta thường tư duy một chiều?
7.Ca ngợi cô đơn và giọt nước mắt
1. Mở đầu
Không luôn giống như Trang Tử, Freud hay Jung thường đồng nhất hiện thực với giấc mơ, hay xem giấc mơ là một sự chuyển hóa từ hiện thực, ta có thể biết rằng khi mà con người thất bại/không thực hiện được một cái gì đó ở hiện thực thì trong tư tưởng thường xuất hiện các cảm giác bức xúc, rạo rực, bực tức, ham muốn… mà một số người có thể bị rơi vào các dạng ‘ảo’ như thổi phồng/gáy/nói phét, nặng hơn là bị lảm nhảm như một người người điên, nặng nhất là bị bệnh tâm thần hoang tưởng, bệnh vĩ cuồng..., trạng thái ảo này (ngoài mặt tích cực) còn được lồng ghép trong rất nhiều truyện tiếu lâm (như ông nông dân khôn hơn/thông minh hơn nhà bác học, ThS là thợ sơn, hoàng đế mơ ước được làm một anh nông dân, người đẹp thì xấu nết…), nhưng trên thực tế, trừ thánh, chả ai không muốn trở thành thạc sĩ/tiến sĩ, nhà bác học, đại gia/hoàng đế hay là người đẹp cả: đó là phản ứng tự nhiên của con người để đạt được trạng thái cân bằng ‘tâm thể’. Nói nhẹ hơn, xưa nay, nhiều người, kể cả một số blogger, LB cũng không ngoại lệ, đều có ít nhiều bị trạng thái ‘ảo’ này, và nói một cách biện chứng, cái ảo cũng chính là sự chuyển hóa của cái thực, mà nay một số blogger hay gọi nó là ‘hiện tượng thủ dâm về tinh thần’.
Hình 1
 
Hình 2
2. Cảm giác ảo trong thực tế
Trong thế giới tiếu lâm, người ta có câu ‘tức thượng xuất hạ, tức hạ xuất thượng’, câu trên nghe có vẻ tục nhưng không tục, vì điều này là đúng, hiểu nôm na là khi người ta không được thỏa mãn vấn đề tình dục (tức là bên dưới) thì trên đầu thường nghĩ bậy (hoặc xem phim sex/truyện sex), và ngược lại, kẻ nghĩ bậy trên đầu thì rất dễ bị kich thích về tình dục.
Tình hình ở đây cũng tương tự. Thường thì khi người ta không giỏi ở mặt chính này thì họ sẽ tìm mọi cách để chứng minh là họ giỏi ở mặt phụ khác, thậm chí đó là chứng minh ảo, hoặc là họ sẽ mọi cách để hại hoặc hạ kẻ giỏi xuống cho đỡ… tức.
Một số người nghèo tìm cách ‘hạ’ uy tín của người giàu để chứng minh rằng người giàu không hạnh phúc bằng họ (một điều không luôn đúng)
Nhiều người học dốt/ít học thường tìm cách ‘hạ’ uy tín của các tiến sĩ để chứng minh rằng tiến sĩ cũng dốt như… họ (một điều không luôn đúng)
Những kẻ vô công rồi nghề - thất nghiệp, làm không ra tiền, không có chức vụ/chức vụ thấp… thường bằng mọi cách ‘nói phét’/bươi móc để hạ uy tín của các người làm nên sự nghiệp, chẳng hạn nói rằng những người này không có hạnh phúc như vợ/chồng ngoại tình, con nghiện ma túy, bị si-đa/tai biến mạch máu não/gút/đái đường sắp… chết (một điều không luôn đúng).
Những kẻ không có tư tưởng nào đặc sắc/nổi bật bằng người thì hay tự ngụy biện bằng cách nói ‘tôi tự tìm ra con đường riêng của tôi’ hay ‘tôi không cần theo ai cả’ để ngụ ý rằng tôi cũng ‘vĩ đại’ như ai!
Những kẻ nhút nhát/không làm nên sự nghiệp gì… thường xuyên dùng những từ như: hạnh phúc viên mãn, hạnh phúc thiên thu, lạc quan, phơi phới yêu đời, bất tử, vĩ đại… để bù trừ vào sự bất lực của họ trong việc cải thiện bản thân mình.
Những kẻ tự cao ngầm thường cố tình dùng ngôn ngữ thần bí, thậm chí ngầm tự xưng là thánh nhân, để huyễn hoặc người khác/tự huyễn hoặc hay để thỏa mãn tham vọng của mình.
Một số hai lúa nói với LB rằng ‘tôi muốn chết như một đại tướng’ (!) hay ‘nếu một ngày tôi không nói phét thì tôi không sống nỗi’ (!)…
3. Cảm giác ảo trong sách
Trong truyện, có nhiều chuyện kể về hiện tượng ảo này như: AQ với ‘phép thắng lợi tinh thần’, Chí Phèo suốt ngày chưởi đổng, Don Quixote (Đông Ki-sốt) đánh nhau với ‘cái cối xay gió’, Nễ Hành cho mình là người ‘hiểu biết nhất’ (Tam quốc chí), Phạm Công Thiện với việc nói triết lý ‘quá cực đoan’, Tào Tháo vỗ ngực tự xưng là ‘đại trượng phu’… Dưới đây là một số ví dụ chi tiết.
*Chắc ta đã từng biết hình tượng Chí Phèo suốt ngày chưởi đổng, chưởi thề, hay chưởi tục. (Chí Phèo là một hình tượng hóa từ tay đồ tể Trương Pháo ở làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, Hà Nam ngày nay, theo wikipedia). Ngày ngày, ta có thể dễ dàng gặp một Chí Phèo (hai lúa), mà ta có thể nhìn tương tự hay khác hơn, chi tiết hơn, linh động hơn và sáng tạo hơn Nam Cao, không có lý gì mà học sinh phải nhìn Chí Phèo giống như Nam Cao đã nhìn (vào năm 1941) hay theo 'cái khuôn’ mà một số thầy cô giáo đã ‘cố định’ cho các học sinh.
*Tương tự, ta đã từng biết hình tượng AQ (có thể tên là A Quý hay A Quế gì đó, viết tắt tiếng Anh là AQ!, theo Lỗ Tấn) suốt ngày nêu ‘phép thắng lợi tinh thần’ để bù đắp vào cái ‘vùng trũng’ thất bại, sức ì, hay bất lực… mà anh ta không thể vượt qua với tư cách là một ‘hai lúa’ rơi phải vào một thời đại ‘mù’: u ám, nhiễu nhương, đầy bất công và không có lý tưởng/lối thoát: ‘nhân vật AQ mang căn bệnh tinh thần của thời đại, hơn nữa còn mang một suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc Trung Hoa - tự xem mình là tinh hoa trung tâm của văn hoá nhân loại, luôn xem mình là chuẩn mực (theo phongdiep.net). Và ngày nay, ở các bàn trà, quán cà phê hay bàn nhậu, ta có thể thấy đầy rẫy những người ‘gáy’ như AQ, nhưng thực hơn và ấn tượng hơn cặp mắt mà Lỗ Tấn nhìn cách đây 92 năm (1921).
*Việc nói triết lý ‘quá cực đoan’ của Phạm Công Thiện
-Hàn Mặc Tử vỗ cánh phượng hoàng và bay xuống đậu giữa Thiên Thanh, Rimbaud và Hoelderlin đứng dậy chắp tay, đứng về phía trái; Keats và Leopardi đứng dậy chắp tay, đứng về phía mặt; Hàn Mặc Tử bay xà xuống đậu ngay chính giữa; ngay lúc ấy, lập tức hai Thi Sĩ bên trái và hai Thi Sĩ bên mặt quì xuống lạy ba triệu lạy…
-Hölderlin là tiêu chuẩn để viết lại toàn thể lịch sử văn học Đức và toàn thể lịch sử văn học Tây phương, cũng như Nguyễn Du và Hàn Mặc Tử là tiêu chuẩn để viết lại toàn thể lịch sử văn học Việt Nam và toàn thể lịch sử văn học Á Đông.
-Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empedocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta.
-Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới. Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao... Bây giờ nếu có Phật Thich Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý thức: trí thức ‘mười lăm xu’, ái quốc nhân đạo ‘ba mươi lăm xu’, triết lý tôn giáo ‘bốn mươi lăm xu…
*Tào Tháo say rượu cầm ngang ngọn giáo làm thơ, giết người (Tam quốc diễn nghĩa, hồi 48)
‘Từ khi ta cầm ngọn giáo này, phá Khăn vàng, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật, thu Viên Thiệu, thọc sâu vào Tái Bắc, ruỗi thẳng đến Liêu Đông, tung hoành bốn bể, thật không phụ ý chí của kẻ đại trượng phu! Ta làm một bài hát, các ông đều hoạ chơi cho vui.
Bài hát rằng:
Cuộc vui có được là mấy chốc?
Có khác chi hạt móc sáng ngày.
Nguồn sâu lai láng vơi đầy,
Giải phiền hoạ có rượu này làm vui!
Tràng áo xanh ngậm ngùi lòng tớ.
Hươu ngoài đồng hớn hở gọi nhau.
Khách ta, ta đã gặp nhau,
Gảy đàn, thổi sáo ngó hầu thêm vui!
Trăng sáng tỏ, bùi ngùi trong dạ,
Nỗi lo này biết ngỏ cùng ai?
Chuyện trò kể lể xa xôi,
Nhớ người nghĩa cũ cười vui đề huề…
Quạ đêm trăng bay về nam hậu,
Lượn ba vòng biết đậu cành nao?
Nước càng sâu, núi càng cao,
Chu công trọng khách xôn xao kéo về…
…Đọc xong, bị Lưu Phúc bắt bẻ là sao làm thơ ‘xui’, vì đang say và ‘không muốn ai bắt bẻ mình’, nên Tào Tháo đã chém chết Lưu Phúc. 
 4. Bất tử là cái giề?
Một số kẻ hoang tưởng thường hay ‘hồng hóa’ cuộc sống để bù vào cái khuyết của họ, nhưng chắc chắn cuộc đời không phải là màu hồng hay màu xanh như các kẻ ‘ngắn óc’ thường tưởng.
Từ chỗ ‘tôi lang thang phiêu bạt cả đời mà chả có gì’, ai đó mới bê nguyên một quả bong bóng xà phòng vĩ đại và đầy ảo sắc để ngụy biện/lấp vào cái ‘tôi chả làm nên được cái trò trống gì cả’, trong đó có việc tuyên bố ‘tôi sống tức là tôi bất tử’.
Vậy thì đứa bé mới đẻ (hay đứa bé mới 1 tuổi) bị chết: nó bất tử?
Tối hôm qua, LB có xem 1 phim xã hội đen Hồng Kông với nhan đề là ‘Lãng mạn phong bạo’, trong đó, khi người yêu (của Lý Nhược Đồng là Quánh Phú Thành, tên diễn viên) sắp chết ở bệnh viện thì nàng cầm tay người chết nói lời VĨNH BIỆT, mình tự nghĩ rằng như thế là họ sẽ vĩnh viễn không gặp nhau 1 lần nào trong vũ trụ này nữa, vậy thì chàng bất tử ở chỗ nào?
Việc y tuyên bố câu ‘tôi sống tức là tôi bất tử’ là đồng nghĩa với việc thừa nhận Hitler, Bil Laden, hay Đoàn Văn Luyện (Trần Thúy Liễu)… là bất tử?, mà y đâu có ngờ rằng do háo thắng, hám danh hay đề cao cái tôi vĩ đại, y đã vô tình đồng nhất những điều cao đẹp với tội ác, và cuối cùng đã hủy diệt (những) chân lý ngàn năm của nhân loại.
5. Vĩ đại là cái giề?
 
Đừng thấy cái bóng to của mình trên tường mà tưởng mình là vĩ đại (Pythagore)
Mặc dù có bao nhiêu triết lý nhân bản đều cố gắng phát hiện, ca tụng và nhân hóa cho mọi con người/chúng sinh đều bình đẳng, LB cũng đang làm vậy, nhưng rất tiếc, trên thực tế thì con người có đẳng cấp. Trong bàn cờ tướng thì rõ ràng là con tướng (hay con sĩ, con xe…) có đẳng cấp hơn con tốt; ông tổng thống/đại tướng dĩ nhiên có đẳng cấp hơn kẻ cận vệ/lính (mà phải hy sinh thân mình để bảo vệ xếp); tỉ phú/đại gia dĩ nhiên có đẳng cấp hơn người làm thuê; Nick Vujicic dĩ nhiên là có đẳng cấp hơn nhiều kẻ khuyết tật khác bởi anh đã vượt qua số phận và hơn nữa, anh đang là ‘chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh’; một anh chàng đá bóng ở đội bóng xã không thể cùng đẳng cấp với Cristian Ronaldo được…
Những kẻ quá bức xúc vì không nổi danh ở đời thường, có thể mượn blog để nổi danh dưới nhiều hình thức tự xưng: tôi giỏi nhất thơ/văn, tôi bất tử, tôi là nhà bình luận/nhà nghiên cứu xuất sắc mà nhiều người đã đăng bài của tôi, tôi có ‘họ hàng’ với Lý Bạch/Đỗ Phủ, Tagore, Whitman, Fletcher… (bằng cách trích dẫn thật nhiều các lời của họ), trong đó có việc ẩn danh rồi mượn blog của người khác để hòng nổi tiếng… (nhưng blog chỉ là một ‘giao diện nhỏ’ trong đời sống và chỉ để ‘chơi cho vui’ mà thôi).
Có người còn mượn blog để tự xưng là thánh bút hay thánh nhân, nhưng cho đến nay chưa có blogger VN nào là thánh nhân cả, mà những thánh nhân như Lão, Trang, Khổng, Mạnh, Gandhi, Lev Tolstoi (á thánh)… đều có đẳng cấp quốc tế và uy tín vượt không-thời gian, chứ không phải ai đó tự phong thánh mà thành thánh được.
Cũng xin nói thêm rằng, những gì mà Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử, Trịnh Công Sơn, hay Ngô Thụy Miên viết ra đều do ngẫu hứng/cảm xúc tự nhiên tại chỗ, chứ không phải như một số thầy cô/nhà phê bình nào đó gán ghép là chúng có ý nghĩa sâu xa tùm lum tà la, thậm chí là có ẩn chứa những triết lý vĩ đại!
 6. Tại sao ta thường tư duy một chiều?
Chiều hôm qua, trong vòng 15 phút tham gia giao thông, LB thấy:
-1 người vừa chạy xe máy vừa nhìn lui 30m mà không hề để ý nhìn phải, trái hay phía trước,
-1 người dừng xe trước một cửa tiệm tạp hóa và dựng xe ngay ngoài đường giao thông, không cần chú ý đến ai,
-1 người vừa một tay kê điện thoại vào tai, vừa một tay chạy xe máy lao thẳng từ trên lề xuống đường giao thông, không cần chú ý đến ai…
LB mới sực nghĩ: ‘tại sao ta lại thích nói phét/thích ‘phép thắng lợi tinh thần’, chỉ nhìn 1 chiều/không quan tâm là hành động của mình mình có làm ảnh hưởng đến những người chung quanh hay không, không có khái niệm chuẩn bị (nghĩa rộng hơn là ‘tầm nhìn', ví dụ như biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển sẽ dâng ngập vùng ĐBSCL… mà mấy chục năm trước ta không hề nghe nhắc đến).
Điều này càng rõ ràng là khi đang viết đến đây, LB  mới về đến nhà, mà trước đó, LB đang chạy xe ngoài đường nhựa (nhỏ) thì gặp 1 đàn bò lớn nhỏ khoảng 100 con, LB nghĩ là không thể vượt qua được, may thay là mấy cô chăn bò dùng roi để dẹp bò sang bên trái, LB mới đi qua được, nhưng điều LB quan sát thấy là phân bò rơi vải khắp trên mặt đường.
Trước mắt, 'vụ' này được Đặng Lê Nguyên Vũ hay TS Trần Ngọc Thêm cho là có ‘tính thái âm’…, LB còn nghĩ rằng những hiện tượng tư duy 1 chiều đó của ta ắt phải có liên quan ít nhiều gì đó với cảm giác ‘ảo’ nói trên, LB phải suy nghĩ thêm và xin hẹn trong một entry sau.
7. Ca ngợi cô đơn và giọt nước mắt
Trước đây, ở bên Tàu, người ta thường ‘đỏ hóa’ nhiều sự kiện bằng cách dùng các từ như Hồng vệ binh, Đông Phương Hồng, nông trường Sao Đỏ, công trường Chiến Thắng…
Cần nhấn mạnh rằng màu đen cũng rất là có ý nghĩa, các bạn hãy thò vào túi và lấy cái điện thoại di động của bạn ra: nó màu đen mà làm nổi bật lên các chữ số; màu đen của chữ viết làm cho chúng nổi bật trên những trang giấy trắng; màu đen của ban đêm làm nổi bật lên các vì tinh tú và còn là sinh khí để ‘lễ hội tình yêu’ của vô số các sinh vật được triển nở… Theo nghĩa bóng của từ này, người ta đã ca tụng:
-Sự cô đơn: ‘Ca ngợi Cô Đơn có nghĩa là ta đang ca ngợi Tình Yêu trong ta đã và đang bùng dậy từ sâu thẳm cuộc sống nhân sinh... Trong sự Cô Độc chính ta, nhờ vậy ta cảm thức được trong ta đã và đang có một Tình Yêu...’ (blog Hồ Điệp).
-Giọt nước mắt: ‘Quả thật, trần gian không gì tốt đẹp và hữu ích hơn những giọt nước mắt. Bởi vì, những giọt nước mắt của Hạnh phúc sẽ trở thành lời cảm tạ, còn những giọt nước mắt của Đau khổ sẽ trở thành sự thống hối ăn năn. Nước mắt vui tươi, nước mắt hạnh phúc, nước mắt buồn tủi, nước mắt giận hờn, nước mắt sám hối, nước mắt chia ly từ biệt…, giọt lệ rơi chưa hẳn đã sầu bi ai oán, đó là cảm xúc của riêng mỗi con người đã trải qua và cảm nhận được. Và đó chính là mầu nhiệm nước mắt: ‘Vui với người vui, khóc với ai sầu khổ’ (blog Trần Minh Châu).
Như ta thường biết, bất tử có thể xem là sự cống hiến những giá trị cao đẹp của một người nào đó cho (một) bộ phận của dân tộc hay nhân loại chứ không phải ai đó ‘tự xưng là bất tử’ mà y trở thành bất tử, chẳng hạn như nay ta có đường Thích Quảng Đức, Nguyễn Hiến Lê, Trịnh Công Sơn… vì họ đã cống hiến ít nhiều giá trị văn hóa cho dân tộc. Sự cống hiến đó càng nhiều đến một mức độ nào đó mà thỏa các tiêu chí quốc tế/lịch sử thì kẻ bất tử đó được lão bá tánh gọi là vĩ nhân, và vĩ nhân cũng chỉ là một con người… bình thường mà thôi.
Tuy nhiên, LB thiết nghĩ là không nên luôn bám theo khái niệm quá quen thuộc đã có hàng ngàn năm nay rồi, vì theo ‘Kinh Dịch’ hay ‘Phép biện chứng’ thì không có cái gì là bất tử cả (cái gì có sinh thì có tử), ta đừng quá vì tham-sân-si với 2 chữ ‘bất tử’ mà sinh ra ảo tưởng hay cuồng vọng vĩ nhân. Và như đã được thể hiện trong tuyệt đại đa số các truyện hay phim (của Kim Dung, Hồng Kông, Hàn Quốc, Holywood…), ta có thể nghĩ thực tế hơn và lãng mạn hơn, đó là: mặc dù tình yêu không bất tử, nhưng con người có thể bất tử trong tình yêu - theo mọi nghĩa.
------------------
Tài liệu tham khảo:

12 nhận xét:

  1. LB thiết nghĩ là không nên luôn bám theo khái niệm quá quen thuộc đã có hàng ngàn năm nay rồi, vì theo ‘Kinh Dịch’ hay ‘Phép biện chứng’ thì không có cái gì là bất tử cả (cái gì có sinh thì có tử), ta đừng quá vì tham-sân-si với 2 chữ ‘bất tử’ mà sinh ra ảo tưởng hay cuồng vọng vĩ nhân. Và như đã được thể hiện trong tuyệt đại đa số các truyện hay phim (của Kim Dung, Hồng Kông, Hàn Quốc, Holywood…), ta có thể nghĩ thực tế hơn và lãng mạn hơn, đó là: mặc dù tình yêu không bất tử, nhưng con người có thể bất tử trong tình yêu - theo mọi nghĩa.

    Trả lờiXóa
  2. Không luôn giống như Trang Tử, Freud hay Jung thường đồng nhất hiện thực với giấc mơ, hay xem giấc mơ là một sự chuyển hóa từ hiện thực, ta có thể biết rằng khi mà con người thất bại/không thực hiện được một cái gì đó ở hiện thực thì trong tư tưởng thường xuất hiện các cảm giác bức xúc, rạo rực, bực tức, ham muốn…

    Trả lờiXóa
  3. CHÚC NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN BÊN GIA ĐÌNH VÀ BÈ BẠN TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC

    Trả lờiXóa
  4. CHÚC NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN BÊN GIA ĐÌNH VÀ BÈ BẠN TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC

    Trả lờiXóa
  5. CHÚC NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN BÊN GIA ĐÌNH VÀ BÈ BẠN TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn anh Hung Do,
      chúc anh những ngày cuối tuần vui nhiều.

      Xóa
  6. Chào anh NGLB. Ngày nghỉ, Sóng qua thăm anh, đọc bài anh viết đậm chất triết lý...phải suy nghĩ nhiều mới hiểu một phần...
    Chúc anh sức khoẻ và vui nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB về quê rùi (dự đám hỏi)
      Lâu ngày quá, cám ơn anh Sóng
      Chúc cuối tuần vui.

      Xóa
    2. À, bài này ý mình nói
      -đừng đứng trên mây mà quá ca ngợi bất tử hay tự xưng (vĩ nhân...)
      -hãy đứng trên mặt đất và ca ngợi 'sự thật'
      Thân ái, NGLB

      Xóa
  7. Lưu comt Lê Mai Thúy:
    “Ngày xưa tôi quen cô gái ấy
    Đâu biết ngày nay không dáng cong
    Chiều về nắng rực nhòa nhòa mắt
    Tối đến rung rung khói cuộn vòng”

    Trả lờiXóa
  8. Ngày xưa em đẹp Long lanh
    Bây giờ em lại xong hành cùng ai
    Để anh chiều xuống đợi hoài
    Vào ra thơ thẩn thở dài ...đợi mai!

    Chiều buồn lại nhớ tới ai
    Vài câu thơ họa người ơi chớ buồn! hihi

    L chúc a LB chiều an vui nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn NTL về bài thơ
      Hẹn gặp ở VN, hì.. hì...
      Chúc ngày CN tươi lành nghen.

      Xóa