Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

497. Vũ trụ song song và sự nhận biết…

 

1. Mở đầu
Khái niệm ‘vũ trụ song song’ dần dần len lỏi vào đầu óc của chúng ta. Hiểu được cơ bản về nó rất là phức tạp, vì chúng ta ít nhất phải học qua Toán học cao cấp và Vật lý cao cấp (giáo trình cho sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật…), riêng sinh viên ngành Vật lý lý thuyết thì đến năm thứ tư mới được học môn này (Vũ trụ học/Thiên văn học). LB cũng chưa thấy ai tóm tắt được về ‘vũ trụ song song’ trong vòng 10 dòng mà có thể làm cho các blogger hiểu ‘đủ xài’. Ngoài ra, viết bài này, LB sẽ không đề cập đến khoa học (các bạn có thể tham khảo các nhà chuyên môn hay trên mạng), mà chỉ nói lên một ít suy nghĩ về sự nhận biết tổng quát/nhất thể của ‘ta’ về thế giới/con người…

2. Vũ trụ song song
Trước hết, LB xin cung cấp cho các bạn một ít tư liệu về đa vũ trụ, vũ trụ song song, vũ trụ quan sát được, và các mức của vũ trụ.
1. Vũ trụ quan sát được: gồm tất cả mọi nơi có thể có tác động đến con người kể từ Vụ Nổ Lớn, chắc chắn là hữu hạn, do tốc độ truyền tương tác không vượt quá tốc độ ánh sáng. Rìa của chân trời vũ trụ cách chúng ta 13,7 tỷ năm ánh sáng. Do vũ trụ đã không ngừng nở, tại thời điểm hiện nay, rìa đó đã đi được đến khoảng cách khoảng 46,6 tỷ năm ánh sáng (4.4 ×1023 km), là bán kính của Vũ trụ quan sát được (tức là một khối cầu có tâm tại điểm quan sát của chúng ta trên Trái Đất). Như vậy, thể tích đồng hành của vũ trụ quan sát được là 4,2 × 1032 năm ánh sáng khối. Chúng ta nằm ngay tại tâm của vũ trụ quan sát được, nhưng không phải tại tâm của toàn thể vũ trụ. Và do đó diều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý Copernic, nói rằng vũ trụ là đồng nhất và không có tâm. Khi chúng ta nhìn càng xa, thì tức là chúng ta càng nhìn về quá khứ, và giới hạn là tại thời điểm khi Vụ Nổ Lớn mới xảy ra. Vì ánh sáng chuyển động với cùng vận tốc theo mọi hướng đến chúng ta, do đó chúng ta nằm ở tâm của vũ trụ quan sát được... Vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, được nhóm lại trong quần thiên hà và siêu quần thiên hà… Theo một nghiên cứu năm 2010 bởi các nhà thiên văn học số các ngôi sao trong Vũ trụ quan sát được lên tới 300 nghìn tỷ tỷ…’ (wikipedia).
2. Đa vũ trụ là giả thiết về sự tồn tại song song các vũ trụ (có cả vũ trụ chúng ta đang sống), trong đó bao gồm tất cả mọi thứ tồn tại và có thể tồn tại: không thời gian, vật chất, năng lượng và các định luật vật lý. Thuật ngữ được ra đời vào năm 1895 bởi nhà tâm lí và lí luận học người Mỹ William James. Những vũ trụ cùng tồn tại trong khối đa vũ trụ được gọi là thế giới song song… Lý thuyết dây hình thời gian giãn ra tạo nên vũ trụ, bảy chiều khác vẫn cong nhỏ như trước. Vũ trụ chúng ta đang sống là một màng bốn chiều, vốn là biên của một hình cầu năm chiều. Nằm cách ta một khoảng cách vi mô trong chiều thứ năm là một màng khác, được gọi là "màng bóng" (như hình với bóng, nhưng bóng cũng thực như hình). Hai màng hình và bóng chỉ tương tác nhau qua lực hấp dẫn. Khi đó vật chất hay năng lượng tối của màng này chính là vật chất thông thường của màng bên cạnh. Hai màng có thể tự co giãn và va chạm nhau. Đối với chúng ta (đang sống trên một màng), cú va chạm chính là Big Bang (wikipedia)...
Ngoài ra, có giả thuyết là có nhiều vũ trụ cùng tồn tại, trong một cấu trúc ở mức độ cao hơn gọi là đa vũ trụ (multiverse). Vũ Trụ của chúng ta chỉ là một trong số các vũ trụ trong đa vũ trụ. Ví dụ, vật chất rơi vào hố đen trong Vũ Trụ của chúng ta sẽ có thể hiện ra thành "Vụ Nổ Lớn" bắt đầu một vũ trụ khác. Tuy vậy các giả thuyết kiểu này hiện không thể có gì kiểm chứng được. Ngoài ra vì vũ trụ rộng lớn hơn mấy tỷ năm ánh sáng nên chúng ta không có đủ nguyên liệu để tìm hiểu xem sức lớn của vũ trụ… Tuy nhiên, theo tính toán thì có giả thiết cho rằng có tất cả 4 mức đa vũ trụ. Tự nhiên luôn tuân theo một quy luật nhất định từ vi mô đến vĩ mô, vũ trụ cũng không nằm ngoài quy luật này. Ta tưởng vũ trụ của chúng ta là một nguyên tử thì các hành tinh của vũ trụ chúng ta là các electron chuyển động theo các quỹ đạo xác định và trung tâm của vũ trụ chúng ta cũng như nhân của phân tử theo thuyết này thì vũ trụ mà ta đang sống là một không gian vô hạn không xác định được trong đó luôn tồn tại các hệ vũ trụ khác nhau’ (wikipedia).
3. Các mức của vũ trụ:
Mức I: Ngoài chân trời vũ trụ của chúng ta
Mức II: Những bong bóng khác sau lạm phát 
(tạm hiểu là giãn nở)
Mức III: Các thế giới lượng tử
Mức IV: Những cấu trúc toán học khác. 
Lưu ý rằng:
  1. Vũ trụ song song (parallel universe) không phải là có 2 vũ trụ ‘song song’ nhau (không bao giờ giao nhau), mà chúng được ví như 'hình với bóng' (xem trên), và không hẳn chúng ở một 'nơi' vô cùng xa xôi mà có thể đang tồn tại bên cạnh chúng ta: ‘Đa vũ trụ mức I & II là những thế giới nằm cách xa nhau ngoài cả miền quan trắc của thiên văn, song đa vũ trụ mức III lại nằm quanh quẩn gần chúng ta’ (Max Tegmark, tusach. thuvienkhoahoc.com).
  2. Nhiều vũ trụ song song tạo thành đa vũ trụ (multiverse).
  3. Vũ trụ không hẳn luôn là khái niệm về thế giới vô cùng lớn, mà bao hàm cả khái niệm về thế giới vô cùng bé.
  4. Chúng ta đang nhận thức về một không gian 4 chiều là Ox, Oy, Oz và Ot (chiều thời gian), nhưng không gian có đến vô hạn chiều.
  5. Việc phân chia các mức của vũ trụ (4 mức) chỉ để phù hợp với lý thuyết toán học và các mô hình vật lý của con người, và chỉ có tính cách tương đối, nhưng đối với việc nhận thức về thế giới thì không nhất thiết phải như vậy: ‘Sự tồn tại của đa vũ trụ này xuất phát từ cách diễn đoán nổi tiếng song cũng chứa đầy những yếu tố thách thức của cơ học lượng tử: tính xác suất của các quá trình lượng tử làm phát sinh nhiều phiên bản của vũ trụ, mỗi phiên bản là một sản phẩm khả dĩ của quá trình’ (Max Tegmark, tusach.thuvienkhoahoc .com).
  6. Những hiểu biết về vũ trụ mà ta quan sát được vẫn còn rất hạn chế.
3. Có mấy cái vũ trụ?
Chắc thuở khai thiên lập địa, con người đã có từ 'vũ trụ', chẳng hạn có người nói là từ 'đa vũ trụ' đã có trong triết học, kinh Phật (hay kinh Thánh, kinh Koran), rồi các từ tương đương như trời (trong từ 'ông trời), tạo hóa, thế giới tự nhiên..., nhưng dù có nói kiểu gì đi chăng nữa, thì đó cũng là vũ trụ, và chỉ có 1 cái vũ trụ mà thôi.
Thật vậy, ví dụ, dù ta có nói không gian n chiều thì đó cũng là không gian. Dù ta có nói 6 tỉ người thì đó cũng là con người, 3 tỉ đàn bà (nữ) thì đó cũng là... đàn bà. Người ta có ví vũ trụ như là một cái bong bóng (bubble), thì dù có muôn, ngàn cái bong bóng: chúng vẫn là... bong bóng.
Nói tóm lại, dẫu ta có nói vũ tru, vũ trù, vũ trú, vũ trủ, vũ trũ, vũ trụ đi chăng nữa, thì nó vẫn là vũ trụ, việc các nhà khoa học đặt ra (các) giả thiết về 'đa vũ trụ' là việc của họ (vì, chẳng hạn, việc sử dụng một dãy số sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc sử dụng chỉ có một con số đơn lẻ), mặc dù ta phải học và cố gắng học tốt, nhưng ta cũng chỉ có một cái vũ trụ.

4. Khi mà 'lòng đã bình an'
-Tất cả sự vật và hiện tượng trong vũ trụ đều được hình thành dựa trên cảm giác của con người. Kích cở, màu sắc, hình dáng của mọi vật đều do tâm trí của con người tạo ra và hoàn toàn có thể thay đổi khi tâm trí thay đổi... Giả định rằng sau khi chết, tâm trí con người không mất đi. Tồn tại rất nhiều vũ trụ song song nơi mà một người có thể tồn tại ở nhiều vũ trụ khác nhau. Khi con người chết trong vũ trụ này, họ lại đang tồn tại trong những vũ trụ khác, cuộc đời họ như một bông hoa nở ra trong nhiều vũ trụ. Một tâm trí hay linh hồn không thể thoát ra khỏi “ma trận vũ trụ” này (Giáo sư Lanza, Đại học Wake Forest, Bắc Carolina).
Những điều mà giáo sư Lanza nói, chỉ là giả định.
Một hôm LB nằm mơ, thấy có ông đó bị kết tội oan và sắp bị đem đi xử tử. Có một nhà sư đến nói về Phật pháp rất hợp lý, ông ấy hết buồn đau và sợ hãi mà coi sự sống chết như là hư ảo. Có một cha nhà thờ đến và nói về đời là cát bụi, cũng vậy, ông ta thấy tâm thần thư thái, vui vẻ mà ra đi. (Cuối cùng ông ta cũng được cứu sống bởi một nhân vật kỳ lạ, mà người ta 'tưởng' là người xấu). Như vậy, dưới góc độ này, theo NGLB, thì Thượng đế, Ala, Phật, Chúa, ông Trời cũng là một, ngài sẽ ngự trong ai đó khi mà 'lòng đã bình an'.
Con người đã... sáng tạo nên thiên đường (địa ngục), niết bàn, thiên giới, thiên đình, hay cái gì gì 'bất tử' đấy, thì chúng cũng chỉ là một... Các bloger đừng có vì lý thuyết 'đa vũ trụ' mà con người nghĩ rằng có đa thiên đường nghen, hihi... 
Người ta thường hay 'nhận' lấy các phát minh mới của khoa học rồi nói rằng 'mọi người thấy không, chúng tôi cũng... nói đúng như vậy mà', hihi... 'Thượng đế' là một khái niệm nghe có vẻ bình thường, nhưng lại vô cùng cao siêu, nên không thể 'vơ' lấy các thành quả khoa học để chứng minh cho đức tin của mình, mà ngược lại, nó làm tầm thường hóa đức tin đó.
Vâng, sự tồn tại của thượng đế là... hiển nhiên, nên ngài không cần ta phải dùng khái niệm 'không thể biết' để bảo vệ cho sự tồn tại đó của ngài...

5. Ý niệm tuyệt đối
Nghe nói rằng triết gia Hegel đã dùng từ 'ý niệm tuyệt đối', hay ít nhất là tên tuổi của ông ta đã gắn liền với từ này.
Người ta nói rằng có thượng đế, phần lớn là vì có vô số những bí mật mà con người không thể nhận thức được (đối với người dân), phần khác là vì vũ trụ quá mênh mông (đối với giới trí thức/nhà khoa học): không phản đối, nhưng nếu nói về 'tinh thần' của thượng đế thì botay.com, vĩnh viễn.
Không phải ngẫu nhiên mà triết gia Mark không đồng ý với khái niệm này, ông lấy đâu mà đồng ý khi mà người ta quy mọi cái 'không thể biết' (thực ra là 'không bao giờ biết') cho ngài, bởi vậy khi người ta hỏi 'vũ trụ từ đâu mà có?' thì ông nói là 'tự nhiên có' (trả lời vậy cũng giống như ông Trang Tử: ‘Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường’), ông có... lý, vì nếu ông đồng ý thì ông lại rơi vào một cái nghịch lý về 'thượng đế trần gian'. Mạnh hơn, triết gia Nietzsche phản kháng 'thượng đế' mãnh liệt, nhưng dường như ông không hề đả kích thượng đế 'tự nhiên', mà ông phản kháng 'thượng đế trần gian' - đấng làm cho mỗi bước chân thời thơ ấu của ông phải luôn luôn cúi đầu một cách yếu đuối dưới bóng của một đấng quyền năng tưởng tượng của con người...
Tùy nhận thức của mỗi người mà người đó có quyền duy tâm hay duy vật. Thật là khó để phân biệt được ranh giới giữa duy tâm và duy vật, cũng như giữa chính và tà, thiện và ác, tốt và xấu... Có người nói thì rất duy vật nhưng sống thì rất duy tâm, ngược lại, có người nói thì rất duy tâm nhưng hành động lại rất duy vật, vì thế, không thể trách ai đó là duy vật hay duy tâm được.
Nói cho cùng, duy tâm hay duy vật cũng bắt đầu bằng chữ 'd', tức là danh lợi: 'sự đời nghĩ cũng nực cười, một con cá lợi, mấy người buông câu', mấy ai mà tránh được cái lưới thiên la địa võng này!
6. Tất cả đều là 'một', nhưng tình yêu thì không thế !
Sáng hôm qua lạnh đông vừa chợt đến
Thấy mặt nàng ôi nghiêm quá đi thôi
Nhưng môi mềm triển muôn ngàn hoa nở
Ta vội vàng hít thở giấc mơ tiên
Hết năm rồi sao em vẫn lặng thinh
Con cá... chết dường như vẫn im lìm
Hoa giấu nụ mùi hương bay chỗ khác
Ta âm thầm viết khúc nhớ vô minh (NGLB)
LB cũng không tìm hiểu nhiều về đạo Phật, chỉ nhớ nhất là truyện 'Câu chuyện dòng sông' của Hermann Hesse (đọc thời thanh niên), trong đó LB ngưỡng mộ nhất là khái niệm 'nhất thể' (tạm gọi vậy), trong đó, Phật xem 'tất cả chúng sinh đều là một', nhưng ngài cũng khẳng định là 'đừng có theo ta, ngươi hãy tự đi con đường riêng của ngươi, tất sẽ thành'. LB cũng có dịp đọc một ít về kinh Thánh hồi nhỏ, nhớ nhất là đoạn Chúa xuất hiện, rất nhiều người dân ra nghênh đón ngài, nhưng ngài từ từ đi qua tất cả mọi người, mà chỉ gật đầu chào nhẹ nhà tiên tri Giăng - người đã nói 'Đấng đến sau ta có quyền phép hơn ta, ta không đáng xách giày Ngài'... Những ấn tưởng vào thời thanh thiếu niên này dường như rất có tính quyết định trong những dòng suy nghĩ của LB.
Ở quán cà phê, LB đồng ý rằng 'tất cả đều là một', ví dụ như có hàng tỉ tỉ chiếc lá, chúng khác nhau đối với từng chiếc một, nhưng về bản chất thì vẫn là 'lá'. Ví dụ như xem một người nào đó cũng chính là 'tôi', xem hoàng đế cũng như là thứ dân, xem người giàu cũng như người nghèo, xem vũ trụ và hạt quark cũng là một, xem thiên đường và địa ngục là một, xem chuyện sinh tử nhỏ như lá mùa thu rụng, thì ok thôi, ta cũng sẵn sàng... 'giác ngộ' thôi, vì tất cả chúng ta đều có một cái chung (trừ thánh), đó là 'tham vọng' và 'cái chết'.
Nhưng về tình yêu thì LB thấy hình như là hoàn toàn ngược lại, có nghĩa là ta vô cùng khó để xem tất cả mọi thứ tình yêu đều là một, đặc biệt là LB thường mê mãi với những cảnh tình yêu có tính chất 'uyên ương mộng hồ điệp' trong phim, và... những đường cong bất tử, những mùi thơm huyền diệu, hihi... Nói đúng sự thật, khi ta (nam) cầm tay một người đẹp, ta bỗng thấy người ta thay đổi hẳn, ta không còn là ta nữa, mà ta cảm thấy lâng lâng, sướng như là được lên thiên đường vậy. Rồi cầm tay một người đẹp khác (nếu may mắn, hihi...), ta lại có một cảm giác sướng khác. Vâng, mỗi người đều cảm thấy mỗi người khác giới đều khác, hoàn toàn khác, không có người đàn bà nào giống người đàn bà nào, mà đã gây cho ta một nguồn cảm hứng bất tử, cụ thể là thơ/văn/nhạc tuôn ra dào dạt, mà dẫu cho nhân loại này có tồn tại thêm 100.000 năm nữa, thì nguồn cảm hứng đó cũng không bao giờ tắt, phải chăng đó là sáng tạo tuyệt vời nhất của 'thượng đế'!

27 nhận xét:

  1. Lưu ý rằng:
    Vũ trụ song song (parallel universe) không phải là có 2 vũ trụ ‘song song’ nhau (không bao giờ giao nhau), và có nhiều vũ trụ song song, mà không hẳn chúng ở một 'nơi' vô cùng xa xôi mà có thể đang tồn tại bên cạnh chúng ta! ‘Đa vũ trụ mức I&II là những thế giới nằm cách xa nhau ngoài cả miền quan trắc của thiên văn, song đa vũ trụ mức III lại nằm quanh quẩn gần chúng ta’ (tusach.thuvien khoahoc.com).
    Nhiều vũ trụ song song tạo thành đa vũ trụ (multiverse).
    Vũ trụ không hẳn luôn là khái niệm về thế giới vô cùng lớn, mà bao hàm cả khái niệm về thế giới vô cùng bé.
    Chúng ta đang nhận thức về một không gian 4 chiều là Ox, Oy, Oz và Ot (chiều thời gian), nhưng không gian có đến vô hạn chiều.
    Việc phân chia các mức của vũ trụ (4 mức) chỉ để phù hợp với lý thuyết toán học và các mô hình vật lý của con người, và chỉ có tính cách tương đối, nhưng đối với việc nhận thức về thế giới thì không nhất thiết phải như vậy ‘Sự tồn tại của đa vũ trụ này xuất phát từ cách diễn đoán nổi tiếng song cũng chứa đầy những yếu tố thách thức của cơ học lượng tử: tính xác suất của các quá trình lượng tử làm phát sinh nhiều phiên bản của vũ trụ, mỗi phiên bản là một sản phẩm khả dĩ của quá trình’ (tusach.thuvienkhoahoc.com).
    Những hiểu biết về vũ trụ mà ta quan sát được vẫn còn rất hạn chế.

    Trả lờiXóa
  2. Hay quá, mình chờ đọc tiếp LB ạ! Những bài có tính chất nghiên cứu như thế này, mình rất thích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, từ 'vũ trụ song song' dễ làm cho người ta nghĩ là có 2 vũ trụ 'yêu nhau', đến đường thẳng song song..., LB viết để tự học (cũng như bài Kinh Dịch), có thể có blogger nào giúp tóm tắt 10 dòng 'đủ xài' thì tốt, hihi...
      Chúc CTT CN ngọt ngào nghen.

      Xóa
    2. Sáng hôm qua lạnh đông vừa chợt đến
      Thấy mặt nàng ôi nghiêm quá đi thôi
      Nhưng môi mềm triển muôn ngàn hoa nở
      Ta vội vàng hít thở giấc mơ tiên.

      Xóa
  3. Phật Chúa giáo đều ngưỡng mộ như nhau. Vũ trụ có song song hay như thế nào thì con người vẫn sống và chiến đấu, giành giật nhau từng ngày...
    Giáo chúc anh và gia đình mùa GS thiệt là vui!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai cũng ngưỡng mộ Phật, Chúa cả. Nhưng LB có 1 ấn tượng, đó là có 1 anh bạn, ảnh nói về khái niệm 'không thể biết', nhưng nghe cách nói của anh thì dường như chỉ có ảnh là 'biết', còn những người ngoại đạo là 'không thể biết'!
      Cám ơn GL nghen, CN tươi lành.

      Xóa
  4. http://i1226.photobucket.com/albums/ee407/nkimchi2011/D.jpg

    Xác nhận đã đọc anh LB nhé :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yes, madam, LB sẽ sang thăm, cám ơn cô giáo nhiều nghen, chủ nhật tươi hồng.

      Xóa
  5. Mộc qua thăm bác, còn bài thì thôi, xin phép cho nợ ... còm nha, 29 nầy offline yahoo đấy, mời bác sắp xếp đi chơi với anh em nha, có gì bác alo cho Mộc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 29 tháng này thì có thể được, LB sẽ gọi lại vào 28,
      thank bác Mộc, chúc CN vui nhé.

      Xóa
    2. Hết năm rồi sao em vẫn lặng thinh
      Con cá... chết dường như vẫn im lìm
      Hoa giấu nụ mùi hương bay chỗ khác
      Ta âm thầm viết khúc nhớ vô minh.

      Xóa
    3. Văn Nghệ Quảng Trị 11:00
      Không muốn hết năm rồi năm cũng hết
      Thề không nhớ em sao cứ nhớ hoài

      Xóa
  6. Lưu comt Chị hoa mua:
    Nhiều khi, người ta mơ ước được sống bên cạnh người yêu và chết trong bản nhạc tình, quên nhân thế.

    Trả lờiXóa
  7. Lưu comt Nguyễn Thu:
    'Anh muốn đưa em đến một miền'
    Lục bình sóng vỗ, gió triền miên
    Hương thơm bên cạnh tràn theo gió
    Ai tỉnh ai mê rớt cảnh thiền.

    Trả lờiXóa
  8. Nhiều khi, người ta mơ ước được sống bên cạnh người yêu và chết trong bản nhạc tình, quên nhân thế. >>>> cái khái niệm "chết" này có lẽ cũng giống như khái niệm "Vũ trụ song song", GLB nhỉ? Ý HM là đó là cái "chết" theo nghĩa bóng, đó là khoảnh khắc ta được sống thật với chính cảm xúc của ta và với người ta yêu tha thiết.
    Đọc bài của GLB, một triết lý vạn đường xa...
    P/S: HM thắc mắc sao GLB lại cho HM và nhà văn Phạm Thị Hoài có liên quan ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...cái "chết" theo nghĩa bóng, đó là khoảnh khắc ta được sống thật với chính cảm xúc của ta và với người ta yêu tha thiết: Chị hoa mua bình hay quá, tks, tối ngọt ngào nghen.
      (À, bài hát và nội dung gần tương tự bài viết của Chị hoa mua, có bên blog Phạm Thị Hoài!)

      Xóa
    2. Trích comt của Chị hoa mua:
      GLB làm HM mắc cỡ quá ạ, đọc bài của GLB mới có thật nhiều triết lý vĩ mô về cảm nhận, HM em chỉ dám bình luận khiêm tốn chút xíu thôi ạ.... Cảm ơn GLB và những comment ạ.

      Xóa
  9. LÚA thăm LÁ BÀNG..đọc bài viết để hiểu thêm những gì chưa biết.cảm ơn bạn đã đăng nó cho mọi người đọc để tăng thêm kiến thức...chúc LÁ BÀNG cùng gia đình GIÁNG SINH AN LÀNH HẠNH PHÚC.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn Hai Lúa, viết cho vui í mà,
      chúc HL một mùa Giáng sinh vui vẻ.

      Xóa
  10. Hôm nay L thăm muộn chúc Giáng sinh an lành
    Anh sẽ đưa em đến
    Một miền Quê yên tĩnh
    Hương thơm quện chúng mình
    Nắng vờn trong gió bay
    ôi ngất ngây sóng tình.hihi
    Chúc đêm ngọt ngào thay vào ý thơ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, NTL là 'nhà thơ' của chìn iu, hihi....
      Cám ơn NTL nghen, chúc Noel bên Đức vui vẻ nghen.

      Xóa
  11. Giáng Sinh thật an lành ,hạnh phúc bên gia đình nha Caca huynh .Tiểu sư mụi kính chúc ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tiểu sư muội, quả thật là huynh nhớ muội, hihi...,
      chả hiểu muội giận gì mà biến đi đâu mất, rất lâu, híc... híc...
      Chúc muội ngày Noel bên Cali vui nhìu nhìu nghen.

      Xóa
  12. QUA THĂM BẠN CHÚC 1 MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH & HẠNH PHÚC NHÉ!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ÔI, Noel! Tối hôm qua, LB đã sơ hưởng Noel với món cá khô chiên và lẫu cá 1 nắng (Cà Mau) rất ngon. Chúc MRC Noel vui vẻ nhé.

      Xóa
  13. tím đây rồi! Qua thăm LB và đọc bài viết cố gắng hiểu thêm những điều chưa biết.
    An lành hạnh phúc bên gia đình trong mùa Noel này nha!
    tím thân mến chúc.
    http://1.bp.blogspot.com/-rSG3b-Q9oSM/UrapcKqppjI/AAAAAAAACkI/9-DV9PjGLHQ/s1600/z................,.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LB sót comt này rồi, híc.... LB sẽ sang thăm tím nghen,
      Chúc năm mới nhiều nhiều ngọt ngào, chúc ngủ ngon.

      Xóa