Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

499. Nói chuyện với các nhà thơ-văn xưa

Chiều đông cánh hạc, ô!, kiều diễm
Tím nhẹ dòng sông, sương khói mềm
Uyên ương đôi lứa, từng canh, nhớ!
Giấc mộng nhòa đêm, ướt nhạc tình
(NGLB)

Thế là Noel sắp qua, LB còn lưu lại ấn tượng với lời bình 'HN đang lạnh lắm, và thiên hạ vẫn nô nức đổ về Nhà Thờ lớn!' (Chu Ngọc)... 
Tại sao LB lại nói chuyện với các nhà thơ văn 'xưa', mà không phải 'nay', tại vì LB nói chuyện với các nhà thơ văn xưa.
1. Việt Nam 'hay' chả kém
LB có một người bạn, chắc là anh ta đang bất mãn, vì LB có nhắc đến 1 ví dụ có liên quan đến anh, nhưng tiếc thay, LB không quan tâm đến vấn đề cá nhân mà viết ở tầm vĩ mô... Người mà cái gì cũng 'hay' hết, thì: một là đang ở trên thiên đường, hai là điên, nhưng giả thiết thứ hai thực tế hơn...
Người ta thường hay nhắc đến Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tagore, Khalil Gibran..., và cho là 'hay', như: 'Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm' (Lý Bạch), 'Đa tình tự cổ không dư hận. Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ' (Bạch Cư Dị), 'Hỡi thế gian tình là gì, mà đôi lứa thề nguyền sống chết' (Nguyên Hiếu Vấn), 'Nếu đời anh chỉ là một viên ngọc, anh sẽ đập vỡ nó thành trăm mảnh, xâu lại thành một chuỗi để đặt lên cổ em' (Tagore), hay 'Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy. Ta có thêm ngày nữa để yêu thương' (Khalil Gibran)...
Nhưng ta cũng có 'Én đầu xuân tuyết đầu đông. Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa' (Bùi Giáng/Thân Thị Ngọc Quế!), 'Người nằm xuống nghe tiếng ru, cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ’, hay ‘Người đã đến và người sẽ về bên kia núi. Từng câu nói là từng cánh buồm giong cuối trời. Còn lại tiếng cười khóc giữa đời' (Trịnh Công Sơn), 'Sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Danube' (Phạm Duy), 'Trăng nằm sóng soải trên cành liễu. Đợi gió đông về để lả lơi' (Hàn Mặc Tử), ‘Anh về giữa một giòng sông trắng. Là áo sương mù hay áo em?' (Ngô Thụy Miên/Nguyên Sa), 'Một sớm mai kia. Chợt thấy hư vô trong đời. Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi. Chỉ là... thế thôi...' (Thanh Tùng), 'Chỉ còn đêm nay hãy đến bên anh. Nếu ngày mai bước chân anh về. Một xác lá rơi bên hè... Mùa đông tái tê' (Trương Quý Hải) ..., 'hay' chả kém!
Vậy cớ sao ta phải 'ca tụng' thơ/văn của người nước ngoài? Nếu, đa số người Việt, ai cũng có tự hào Việt, ai cũng trích thơ/văn Việt và dịch nó ra tiếng nước ngoài, phải chăng, không sớm thì muộn, thế giới sẽ biết đến ta!

2. Nhưng anh ta cũng có ưu điểm
Nhưng anh ta cũng có ưu điểm, đó là, mặc dù không phải là người ngâm thơ chuyên nghiệp, nhưng nhờ thích ngâm thơ từ nhỏ, nên anh ngâm thơ rất có hồn và nghe mê ly rụng rún 'nuôn', hi.. hi...
LB biết anh thích bài nào, bài nào nhất, nhưng LB chỉ trích vài bài mà anh hay lên xuống cầu thang và ngâm. (À, lưu ý rằng LB thường làm thơ 4 câu, rồi tùy theo ngữ cảnh mà ráp lại, nhưng về bản chất vẫn là thơ 4 câu).
Mấy đoạn thơ mà anh thích nhất:
-Vắng em thu tàn lối bơ vơ'. Rừng thu xao xác bóng ai chờ. Cây thu hoang lạnh dài vươn cổ. Lá thu hờ hững rơi trong mơ.
-Em mắt xa xôi, đứng tần ngần. Giông bão trườn qua đỉnh phù vân. Tim em xao xuyến về bên ấy. Trong chốn mờ sương, em... thấy anh.
-Ta hát cho chiều tiếng vĩ cầm xưa vọng lại. Ta gửi cho chiều những khắc khoải chờ mong. Ta tặng cho chiều mối tình còn lắng đọng. Ta viết cho chiều nắng ấm rụng trong tim.
-Ngày ấy tôi qua đỉnh vu sơn. Chiều ngát tà dương, ngạt nắng vờn. Thấy em áo trắng tươi cười gió. Bỗng rộn hồn tôi, nắng giận hờn.
-Rêu phong nào, nước chảy dồn. Không nơi nào tụ, lại vòng mắt em. Rêu phong nào, đá đã mềm. Không yên lòng chết, lại thèm môi ai...
Bài thơ mà anh ngâm hay nhất:
Em cứ đứng âu sầu nghe sóng biển 
Gió lạnh về gợi nhớ chuyện đôi ta
Chuyện mình sao lại xót xa
Chuyện mình sao lại chỉ là đớn đau
Em cứ tưởng gần anh thêm chút nữa
Để lòng được sưởi ấm lửa tình anh
Ngờ đâu tình lại mong manh
Ngờ đâu tình lại chòng chành trong em (Ngờ đâu)
Ngoài ra, anh hay đi làm xa và sắp từ biệt giang hồ rồi, có thể suốt đời không xuất hiện nữa. Nhưng anh có nói rằng, nếu các blogger muốn nghe anh ngâm thơ, thì hãy tổ chức ở chỗ nào đó ở SG, anh sẽ đến và ngâm thơ cho các bạn nghe, các bạn có chịu hôn?

Lưu ý: Mấy đoạn dưới đây chỉ là suy nghĩ cá nhân, vì nếu nói giống như sách vở thì LB không làm được, có gì mong người đọc bỏ quá cho.
3. Sai lầm của ông Nguyễn Du!
Đa số người, từ xưa tới nay, đều cho Nguyễn Du là đại thi hào, là nhà thơ tài tử... nhất VN, LB cũng nghĩ vậy mà không quan tâm tới một vài người 'chém gió' cho rằng nội dung thơ của ông là không ra gì!
* Nhưng LB đã suy nghĩ mất nhiều năm, và, với tư cách cá nhân, LB cho rằng ông đã sai lầm khi đã sáng tác ra thi phẩm 'Truyện Kiều' (Đoạn trường tân thanh) từ một tác phẩm Tàu là 'Kim Vân Kiều truyện' của một tác giả Tàu là 'Thanh Tâm Tài Nhân' (theo wikipedia). Nhiều nhà văn/thơ cho rằng ông đã... đúng, vì người ta có thể mượn truyện của nước ngoài rồi... chế biến thành truyện với nội dung của... nước ta. Nhưng, một con người 'tài tử nhất Việt Nam' thì không thể làm chuyện như vậy được. LB xin thử hỏi ông Nguyễn Du:
-Nước Việt Nam ta hết truyện hay rồi à? Hay chuyện 'đời' ở VN lại thua chuyện 'đời' ở bên Tàu?
-Nếu người dân nghe những từ như 'Từ Hải', 'Hồ Tôn Hiến', 'Hoạn Thư'... thì họ sẽ nghĩ đến người Tàu hay người Việt? Và LB xin hỏi các blogger rằng Thúy Kiều là người nước nào?
-Khi Thi Nại Am, Ngô Thừa Ân, La Quán Trung, Hemingway, Dostoievski, Marquez, Kim Dung/Cổ Long, Mạc Ngôn... viết truyện thì họ có mượn truyện của nước ngoài để chế biến thành truyện của nước họ không? Và Đặng Trần Côn/Đoàn Thị Điểm, Phạm Thái, Nguyễn Đình Chiểu, Hải Thượng Lãn Ông, Ngô gia văn phái, Tô Hoài, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... có vậy không? Tại sao ông phải làm khác họ? 
-Và cuối cùng, cái tự hào Việt của ông để ở đâu?
LB cảm thấy không tâm phục khẩu phục!
* Ngoài ra, ở tỉnh Thái Bình, có đền thờ Vương Chiêu Quân. Các blogger có thể xem chi tiết về chuyện 'Vương Chiêu Quân là người Việt Nam', đường dẫn:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2012/12/vuong-chieu-quan-la-nguoi-viet-nam.html
Vợ của Nguyễn Du là người tỉnh Thái Bình (huyện Quỳnh Côi) mà ông thường xuyên về thăm quê vợ. Có một blogger ở Thái Bình nói là 'hồi đó, ông đã không để tâm', có lẽ vì ông cho rằng 'tinh thần của Tứ thư ngũ kinh' của Tàu... là đúng rồi! (Tuy nhiên, đó không phải là lỗi của ông).
Đối với sự kiện này, nhà nghiên cứu sử là Lê Văn Lan cho rằng:
-Nếu Vương Chiêu Quân của Việt Nam là một trong 'Tứ đại mỹ nhân' của Tàu, thì các sử gia phong kiến đã nhắc đến rồi (!).
Xin hỏi, các sử gia phong kiến đã lấy gì làm đúng?, và họ có lệ thuộc vào 'tinh thần của Tứ thư ngũ kinh' của Tàu không? Còn các sử gia ngày nay thì... dựa vào các sử gia phong kiến à? hay các sử gia Tàu?, xin các ngài hãy trả lại 'sự công bằng' cho thảo dân Vương Chiêu Quân. 

4. Một ít ấn tượng về nhóm 'Tự lực văn đoàn'
Ban đầu (từ 1932), bút nhóm chỉ có 6 thành viên, gồm: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Thjach Lam, Tú Mỡ. Về sau, kết nạp thêm Xuân Diệu. Bên cạnh đó còn có những cộng sự viên khác, gồm các nhà văn, nhà thơ: Huy Cận, Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Phạm Cao Cùng, Nguyễn Khắc Hiếu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Đình Hùng, Nguyễn Công Hoan, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tường Bách…, các họa sĩ: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Lê Minh Đức… Văn đoàn (1937-1939) cũng đã mở rộng cửa ra hơn, để đón nhận thêm nhiều văn nghệ sĩ có tài khác như: Vi Huyền Đắc!, Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh, Xuân Diệu, Huy Cận
(Nguồn: wikipedia)
Hôm trước, LB có đọc (trên mạng) vài bài viết phản ứng mạnh với nội dung phê bình văn học 'quá thành kiến' của những nhà phê bình văn học hiện nay. Vì không rành về phê bình văn học, nên LB không nhúng tay vào lĩnh vực này, các blogger có thể xem trên mạng. Dưới đây chỉ là các ấn tượng.
Hồi học lớp 6, lớp 7, thầy có bảo LB về đọc một số sách của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Nhật Tiến, Trần Tiêu, Bùi Hiển..., chép một số câu hay vào trong một cuốn sổ tay, rồi cố gắng học thuộc.
Nay LB chỉ còn lại ký ức về 'Loan cầm cái kéo, Thân xông vào đánh, ngã vấp vào cái kéo, rồi chết' (Đoạn tuyệt), 'hai chúng ta (Lan và Ngọc) yêu nhau dưới bóng Phật đài' (Hồn bướm mơ tiên), 'đoạn văn nói về những chiếc lá rụng' (Khái Hưng), 'thằng Bò, cái Nhớn' (Anh phải sống), 'chuyện tìm truy tìm kho báu' (Vàng và máu), nhất là bài thơ 'Nhớ rừng': 
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? 
v.. v... 

Mấy mươi năm trôi qua, LB không nhớ nhiều, chắc LB có ấn tượng với Thế Lữ nhiều hơn, bởi ông có tài về cả văn lẫn thơ, đặc biệt là những truyện trinh thám có nét 'Sherlock Holmes' của ông...
Lớn lên, LB có nhiều dịp xem phim 'Bao Thanh Thiên' (và đang xem), thấy rằng người ta khái quát hóa các vấn đề hình sự/kiếp người, xoay quanh: tham vọng/tội ác -> thiên lý -> chữ tình, mà trong đó, tội ác không thể nào tránh được khỏi sự trừng phạt của 'thiên lý', nhưng nhiều khi 'thiên lý' đành nương tay/tha thứ cho những mối tình làm cảm động đất trời: tình yêu vượt qua ngưỡng 'thiên lý'... Rồi LB có đọc truyện 'Tội ác và trừng phạt', 'Anh em nhà Karamazov', thấy người ta người ta khái quát hóa rằng tội ác không (chỉ) bị trừng phạt bởi thiên lý, mà bị trừng phạt bởi chính 'cái tôi' của kẻ phạm tội, hay con người luôn 'muốn' giữ quyền lực tối thượng đang hiện hữu mà 'không muốn' sự hiện hữu khả tri của Chúa, suy cho cùng, dường như 'cái tôi' có tính quyết định thế giới (cảm tính). LB có đọc cuốn 'Ngư ông và biển cả', thấy người ta đã khái quát hóa được chuyện đứng trước thượng đế: con người luôn quyết tâm đến cùng để đạt được khát vọng của mình, mặc dù cuối cùng món quà tặng của thương đế chỉ là 'con số không'. Rồi truyện 'Phong nhũ phì đồn' của nhà văn Mạc Ngôn, mà đã lột tả được khát vọng sinh sôi nẩy nở của bà mẹ Trung Quốc mà kết quả cuối cùng là 'một cái xác chết nổi dập dềnh trên dòng nước'... 
Nói như thế có nghĩa là các nhà văn xưa của ta đã không đạt được mức độ khái quát hóa cao nhất...

5. Một chút về văn-thơ sau này
Xưa nay, LB thường lang thang khắp nơi, có ghé vào nhà các học sinh/sinh viên, thấy có các cuốn sách như 'X30 phá lưới' (Đăng Thanh), 'Ván bài lật ngửa' (Nguyễn Trương Thiên Lý), 'Chiếc lược ngà' (Nguyễn Quang Sáng), 'Một thời xa vắng' (Lê Lựu), 'Người không mang họ' (Xuân Đức), 'Đằng sau một số phận' (Lê Hoàng Hoa!), 'Nhật ký Đặng Thùy Trâm'..., và gần đây 'Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh' (trên mạng), 'Thơ Nguyễn Phong Việt', 'Thơ thần thiền', rồi 'Xách ba lô lên vai và đi' (Huyền Chip)... 
LB cũng rất khó để khẳng định giá trị của các cuốn sách trên, ba của LB thì thích cuốn 'Chiếc lược ngà', học sinh của LB thì thích cuốn 'Một thời xa vắng'... LB cùng với 2 người bạn khác có đọc sơ qua 'Thơ Nguyễn Phong Việt', thấy có 'ý tứ', nhưng lại không thấy có 'nhạc tính'. Rồi vụ 'thơ thần thiền' thì quá lùm xùm... Ngoài ra, ông Nguyễn Lân Dũng thì thích cuốn 'Xách ba lô lên vai và đi' nhưng người khác thì cho rằng cuốn này có tính 'man trá'...
Tóm lại, trên mạng lùm xùm quá, thang điểm đánh giá các tác phẩm văn học biến động cực lớn, thậm chí có một số người thì chấm điểm +10, rồi lại có một số người thì chấm điểm -10...

Ôi, biết thế nào mà lần!
Ôi, sầu nhân thế! 
LB xin kết luận bằng mấy câu thơ cho vui vậy:
Em tím rừng cây hoa lá lay
Bí ẩn rêu phong nhọc tháng ngày
Trắng cong, đôi mắt lần theo áo
Mắt hút hồ thu ai nhói đau.


8 nhận xét:

  1. ...Nhưng ta cũng có 'Én đầu xuân tuyết đầu đông. Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa' (Bùi Giáng/Thân Thị Ngọc Quế!), 'Người nằm xuống nghe tiếng ru, cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ’, hay ‘Người đã đến và người sẽ về bên kia núi. Từng câu nói là từng cánh buồm giong cuối trời. Còn lại tiếng cười khóc giữa đời' (Trịnh Công Sơn), 'Sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Danube' (Phạm Duy), 'Trăng nằm sóng soải trên cành liễu. Đợi gió đông về để lả lơi' (Hàn Mặc Tử), ‘Anh về giữa một giòng sông trắng. Là áo sương mù hay áo em?' (Ngô Thụy Miên/Nguyên Sa), 'Một sớm mai kia. Chợt thấy hư vô trong đời. Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi. Chỉ là... thế thôi...', 'Chỉ còn đêm nay hãy đến bên anh. Nếu ngày mai bước chân anh về. Một xác lá rơi bên hè... Mùa đông tái tê' (Trương Quý Hải) ..., 'hay' chả kém!

    Trả lờiXóa
  2. MK sang thăm anh LB nè !
    Chúc anh đêm an lành, ấm áp và ngủ ngon nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, cám ơn Maika nghen, LB cắm cúi mãi mới trả lời sau, sr, chúc ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Giáng sinh vui nhìu hông ca ca ? hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có 1 vữa tiệc Noel nho nhò với lẫu cá Cà Mau muội à, ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
    2. Em tím rừng cây hoa lá lay
      Bí ẩn rêu phong nhọc tháng ngày
      Trắng cong, đôi mắt lần theo áo
      Mắt hút hồ thu ai nhói đau.

      Xóa
  4. Em không dám lạm bàn, nhưng đứng ở quan điểm cá nhân của em, việc cụ Nguyễn Du có mượn một cốt truyện nào đó của Tàu để viết nên Kim Vân kiều Truyền bằng thứ thơ chỉ Việt Nam mình mới có, thì đó cũng là một cách thể hiện tinh thần dân tộc rồi. Không phải yêu nước là nhất định xài hàng nội, hàng ngoại ta chê . theo em, đó là kỳ thị. Ngay sau này, nhà văn Nam Bộ Hồ Biểu Chánh, cũng mượn những truyện thuộc hàng kinh điển của văn học nước ngoài để viết nên nhưng câu chuyện thuần Việt, nêu lên những góc khuất của xã hội Việt Nam thời tranh tối tranh sáng, điều ấy có gì là không đúng ?
    Tất nhiên , cũng có những cái sai ( như trường hợp Vương Chiêu Quân mà anh nói ), nhưng dù sao, theo em, việc mượn cốt truyện ( của nước nào cũng vậy chứ không riêng gì Tàu ) - cũng là bình thường thui anh ạ.
    Không đồng qun điểm chút xíu, đừng giận nhá anh trai ! hì hì
    Chúc anh một ngày mới thật nhiều niềm vui anh nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Không đồng quan điểm chút xíu, đừng giận nhá anh trai !": nói hay như mơ í, hihi....
      Hôm qua, một người bạn bình miệng là 'điều đó làm vn không ngóc đầu lên nỗi', nói ngắn, ngày mới vui nghen muội.

      Xóa