Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

541. Thượng đế trong đời thường

Nhưng lớn lên, anh lại nghĩ xa hơn.
Cuộc sống đã chỉ cho anh.
Mọi triết lý đều có các điểm riêng,
hãy tưởng tượng, đó là vỏ quả cà phê, hay vỏ củ hành,
nhưng mọi triết lý lại đều có một điểm chung,
đó là nhân của chúng.
Cuộc sống dường như, anh thiết nghĩ.
Đại để là từ ‘trong chốn mờ sương, em… thấy anh’
cho đến ‘ta hãy yêu cả những giọt nước mắt,
vì nó là... kết tinh của tình yêu,
theo mọi nghĩa’.
(Nàng dung tục, NGLB)
Đáng lẽ bài này tôi định viết với tiêu đề ‘Thượng đế là gì?’, nhưng như vậy sẽ làm cho chính tôi… giật mình! Trong đời thường, từ ‘thượng đế’ thường được dùng tương đương như: tạo hóa, thế giới tự nhiên, vũ trụ, đặc biệt là ‘ông trời’ mà nằm trong thế giới tâm linh - khát vọng về chân, thiện, mỹ thầm kín trong mỗi con người, và nó có thể có ‘thần’ hay không có ‘thần’.

Tôi vốn khá khách quan khi nói về mặt lý thuyết.
Chẳng hạn về chính trị, tự hỏi:
-Tôi có ghét Mỹ không?,
không, tôi hay nghĩ về Monroe, Hemingway, Bill Gates, Obama… và mấy anh hai lúa hay chơi với tôi còn khen là Mỹ ‘sòng phẳng’ nữa!, nhưng tôi cũng có thành kiến chút chút, ví dụ như vụ ‘cấm bán phá giá hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ’ (hay EU), tôi nghĩ là một người nông dân Việt với thu nhập bình quân là trên dưới 1.000 usd/năm sẽ, dĩ nhiên, sản xuất ra một sản phẩm rẻ hơn rất nhiều lần so với một người nông dân Mỹ với thu nhập bình quân là gần 46.000 usd/năm..., hay tự hỏi:
-Tôi có ghét Tàu không?’,
không hẳn, tôi hay nghĩ về Trang Tử, Kim Dung, Tiểu Long Nữ và các mỹ nhân trong các phim dã sử hay phim ‘chưởng’ mà ai cũng thích…, nhưng tôi lại có thành kiến nhiều chút chút, ít nhất là hình ảnh về Biển Đông, hàng hóa nhập nội của Tàu và các thương lái Tàu… là không đẹp trước mắt tôi.
Về tôn giáo, tôi đã từng đứng suy nghĩ tại Đồi Lai San (Ban Mê), Tòa thánh (Tây Ninh), Nhà thờ gỗ (Kon Tum), Thánh địa La Vang (Quảng Trị), chùa Bái Đính (Ninh Bình), các khu tâm linh của người Chàm ở miền Nam hay của người theo đạo Hồi ở Malaysia…, không sao, tôi hiểu và tôi tôn trọng...

Tôi cảm thấy có chút … khổ tâm khi nghĩ lại việc học thời còn trẻ.
Số là khi lớn lên, người ta đã dạy sẵn cho tôi: triết là gì?, văn là gì?, thơ là gì?, nhạc là gì?, lịch sử là gì?... Tôi vẫn còn nhớ các câu/cụm từ như: ‘tổng hòa các mối quan hệ xã hội’, ‘mình về mình có nhớ ta, mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng’, ‘chú ơi chú, bao giờ, bao giờ, cho em hái dưa, hái dừa, hái xoài, đào khoai, gửi sang Đông Đức, mời bạn của em’…, mà tôi đã thường nghĩ là triết, văn, thơ, nhạc này đã và đang làm cho các cháu quanh tôi 'ngơ ngác' khi được hỏi:
-Cháu có hiểu gì không?’,
và theo tôi, ‘triết, văn, thơ, nhạc, sử’ không phải chỉ có vậy mà nó phong phú, đa dạng và vô cùng vô tận.

Ngày xưa, khi ở khu Kim Ngưu (Hà Nội), tôi nằm mơ thấy một đống đinh, vốn không bao giờ chơi số đề, nhưng sang hôm sau, tôi cũng vì tò mò mà đã bỏ ra 100.000đ (tương đương với ¼ chỉ vàng) để đánh số 11. Khi uống cà phê sáng, tôi có kể lại cho một người bạn nghe, anh này nói:
-Vậy anh đánh giùm cho tôi 100.000đ nhé.
Tối hôm đó, anh ta có đi ngang qua và hỏi:
-Có trúng không?’,
-‘Không’, tôi trả lời,
thế là anh ta lẳng lặng bỏ đi mất! Tôi cũng thừa biết là nếu hôm đó mà tôi trúng 7.000.000đ thì anh ta sẽ nhào vô lấy ngay, sẽ ôm tôi thắm thiết và sẽ… nịnh tôi đủ thứ!... Tôi cũng xin khẳng định là người nào mà không sòng phẳng về tiền bạc thì chắc chắn là người xấu...
Cách đây mấy tháng, tôi có tham gia đánh bài giải khuây, có cô X thiếu tôi một trăm ngàn, ngày hôm sau cô ấy… lặng ngắt!, rồi lần sau, cô ấy lại thiếu một trăm ngàn, cổ biến đi đâu mất mấy ngày liên tiếp: tiền của tôi về với… hư vô, rồi tới phiên tôi thiếu một trăm ngàn, tôi hỏi mượn cổ, cổ né!
Viết đến đây, tôi nhớ có một blogger nữ trong Facebook có viết một cụm từ có 9 chữ 't' là ‘thật thà, trung hậu, thẳng thắn, thường thiệt thòi’ và trong Cổ học tinh hoa có nói ‘cứu vật vật trả ân, cứu nhân nhân trả oán’, mà trong một số trường hợp cụ thể nào đó, cô ấy nói có phần đúng, các bạn hãy… cẩn thận nghen: có khi (có khi thôi) ta giúp người nhưng khi ta gặp khó thì tìm cả bầu trời chả có ai giúp, buồn chịu!, hi.. hi…
Cách đây khoảng 5 năm, tôi có gặp 2 vợ chồng sắp li dị, cô vợ thì chửi ông chồng là:
-Đồ giữ tiền riêng, theo dõi từng đồng chi tiêu, đồ keo kiệt  bủn xỉn nhất thế gian…
Còn ông chồng chửi bà vợ là:
-Đồ đi chơi từ sáng sớm đến tối mịt mới về, đồ đi với trai, đồ con đĩ…
Sau này tôi có kiểm tra lại là ông chồng làm kinh doanh nên ổng… quản lý tiền mà ổng làm ra và khi vợ có nhu cầu mà ổng nhất trí thì ổng mới chi (như ở các nước phương Tây), còn tính bà vợ thì chỉ ham vui thôi chứ không ngoại tình gì cả, nhưng ‘mối thù’ của họ đã trở thành khắc cốt ghi tâm và không đội trời chung mà kết quả là họ đã li dị, sau này ông chồng tù ti tú tí với một cô giáo dạy Anh văn, còn bà vợ thì vẫn tiếp tục đi... chơi cả ngày!

Hôm qua, tôi có đăng tải bài ‘vô thường’, bỗng nhiên tôi sững sờ khi phát hiện ra mọi thứ trên đời đều bất thường, biến hóa khôn lường, vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là, trong rất nhiều trường hợp, là hoàn toàn ngược lại với cái mà hằng mong muốn, chẳng hạn có ai muốn bị đánh bài thua, bị ốm đau, bị tai nạn giao thông, bị mất của, hay bị bồ đá… đâu mà vẫn bị đều đều!
Tôi có nhớ lại (trên mạng) rằng: Trên mộ của Dương Khang có khắc câu di chúc để lại cho con là Dương Quá, là:
-‘Con ơi, ở trên đời có 10 điều thì có đến 7 điều là bất thường, 3 điều là bình thường, nên bất thường mới là bình thường, còn bình thường mới là bất thường, con ạ’.
Cụ thể và rõ ràng nhất là trong thế giới blog, các blogger đăng tải đủ thứ loại hình khác nhau: thơ văn cũng có, nhạc cũng có, hình ảnh cũng có, tâm sự ngắn cũng có, ‘ném đá’ nhau cũng có, và… sex cũng có - mà tôi thiết nghĩ, chẳng hạn, sex hay cãi nhau là chuyện riêng tư, chả có ai cấm, nhưng hình thức này trên thế giới blog là không nên!

Suy nghĩ mông lung, tôi mới thấy rằng cái mà người ta suy nghĩ hay hành động khác với cái mà ta tưởng, vì họ là họ, thế giới tự nhiên đã sinh ra họ như thế nên họ làm như thế, không phụ thuộc vào ‘định kiến’ của ta đâu.
Hãy hình dung nôm na, tôi đang ăn… một ổ bánh mì, tôi cần có: chả lụa, muối, tiêu, ớt, hành…, muối thì có cái ‘xấu’ vì nó mặn, tiêu/ớt thì có cái xấu vì nó cay, hành thì có cái xấu vì nó làm hôi miệng, nhưng có phải muối, tiêu, ớt, hành… là xấu không?, không, còn lâu nó mới… xấu, xấu hay không tùy cách ta sử dụng nó, hay nói rộng hơn, tùy vào mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Ui, con người, ta cũng không ngoại lệ, thường có sẵn trong đầu những định kiến ‘thị phi’ ghê lắm, nó trở thành một thứ quán tính gắn chặt vào đầu ta suốt đời: nào là đúng sai, nào là thiện ác, tốt xấu, nào là âm dương, chính tà…, nhưng chắc chắn rằng việc cho 'cái này là đúng, cái kia là sai' của chúng ta đã và đang làm khổ thân cho chính ta mà thôi, hãy để người khác, sự vật khác được vận động như chính nó, vì sao, vì quy luật của thượng đế hay của thế giới tự nhiên chính là vô thường, là biến đổi, hay chính xác hơn, là sự khác biệt…

Cuối cùng, tôi lại tưởng tượng… phong phú hơn, có một nàng rất xinh đẹp mà mấy bạn gái của cô ấy ‘lười’ gọi điện thoại để kêu cổ đến chơi, nhưng tôi lại… ước gì có số điện thoại của nàng, tôi cần có... nàng, tôi không muốn:

Sáng dần lên mặt trời còn lấp ló
Hoa lá buồn than thở điệu rung rung
Cà phê sáng, mấy nàng đều nói 'bận'
Một mình ta an phận chốn vô cùng,

mà tôi muốn:
Đừng tuyệt vọng bởi em còn đâu đó
Chốn hồng trần, chả biết có hay không
Lỡ hôm nao, tôi đang đứng tần ngần
Nàng bỗng gọi: 'Anh ơi, em đã đến', 

nên tôi đã tha thứ cho những ai đã làm khác với suy nghĩ của tôi, trong đời tôi, và vì 'nàng' đối với tôi vốn là sự khác biệt...

10 nhận xét:

  1. Trần Thuận Thảo
    Đường ta ,ta cứ thênh thang
    Ai đâu ngăn được ''gió trăng'' cõi lòng
    Cuộc đời vốn dĩ là ''không''...
    Nhớ, quên , thương, ghét,mặc lòng thế nhân.. đó anh LB ui!
    7 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ, quên, thương, ghét, mặc lòng thế nhân, TTT ghê quá ta, hi...

      Xóa
  2. Minh Châu Trần
    Đừng tuyệt vọng bởi em còn đâu đó
    Chốn hồng trần, chả biết có hay không
    Lỡ hôm nao, tôi đang đứng tần ngần
    Nàng bỗng gọi: 'Anh ơi, em đã đến',
    HAY LẮM.....
    5 giờ trước

    Trả lờiXóa
  3. Sáng dần lên mặt trời còn lấp ló
    Hoa lá buồn than thở điệu rung rung
    Cà phê sáng, mấy nàng đều nói 'bận'
    Một mình ta an phận chốn vô cùng,

    Chiều giờ em cũng một mình.

    Thiết nghĩ tự mình thương mình anh ơi! Ai bảo Mỹ không xấu với VN. Suy cho cùng họ cũng vì quyền lợi quốc gia họ thôi hihihi!

    Tối anh vui nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, dĩ nhiên là phải 'be careful' với... Mỹ, hihi...
      Cám ơn bạn PH, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  4. Ồ hay lắm! Ngày xưa tôi cũng nghĩ: Mình chẳng tốt đẹp được gì mấy, nhưng ít nhất thì cũng phải sòng phẳng: "Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát". Tôi nhất định không mắc nợ tiền của ai lâu bao giờ, mà tôi cũng rất ít khi vay tiền. Nhưng bây giờ thì hỡi ôi, nếu cứ dứt khoát phân minh ra thì tôi... vỡ nợ rồi, và người ta chửi tôi nhiều vô kể. Cuối cùng thì tôi đã thành người xấu, tức là thành người... bình thường. Con người xấu như tôi vẫn còn tồn tại được, ấy là nhờ những người liên quan đến tôi phải "ngậm bồ hòn" để làm người tốt đẹp, kẻo nếu làm cho phân minh tới nơi tới chốn, e rằng họ khó... tốt hơn tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cuối cùng thì tôi đã thành người xấu, tức là thành người... bình thường", Ái Nữ nói hay và chắc là.... đúng, không có ai là tuyệt đối tốt.
      Cám ơn bạn, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  5. Bài viết hay lắm, em đọc và cảm nhận cùng anh

    Trả lờiXóa