Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

572. Việc dùng tiếng… Tàu

Con người luôn mồm nói đúng - sai,
họ nói mãi như thế cả mấy ngàn năm.
Và để nói là ‘tôi đúng’,
họ mới dùng đủ mọi cách,
thậm chí họ dùng cả bành trướng, xâm lược...,
rồi xuất hiện
những tên Nhậm Ngã Hành thời hiện đại (NGLB)

Trước tiên, xin lưu ý là tôi không phải là một nhà nghiên cứu Hán-Việt hay Hán-Nôm, mà tôi chỉ được học một ít Ngữ pháp tiếng Anh ở trường thôi, hihi...
Nhớ lại hồi nhỏ, tôi mới mở miệng nói loáng thoáng cụm từ ‘… tiếng Hán-Việt’ gì gì đó, thì thình lình bị chú tôi quát ngay cho một câu:
-Không có tiếng Hán-Việt gì hết, chỉ có tiếng Việt thôi.
Tôi... điếng hồn, không biết tại sao, và cũng bởi vì thế mà tôi nhớ mãi đến bây giờ.
Sau này ra đời, tôi quan sát ở quán cà phê, ở bàn nhậu, tại bàn trà, lúc chuyện phiếm…, hễ ai ráng gân cổ lên nói tiếng… Hán-Việt càng nhiều thì đó mới là người càng… hiểu biết!
Ha..ha..ha…
*
Tôi có đọc truyện ‘Lĩnh Nam chích quái’ (chích = trích ra/chọn lọc, quái = quái dị, Lĩnh Nam = một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam’ - wikipedia), nói tóm lại, đó là cuốn ‘Thần thoại Việt Nam’. Đồng thời, tôi cũng có nghe rằng, trong 1000 năm đô hô giặc Tàu, việc đánh sập thế giới tâm linh của người Việt là chiến lược số một của bọn phong kiến Tàu, đó là xóa sổ ‘nền văn hóa Văn Lang’, trong đó có việc ỉm đi cuốn ‘Thần thoại Việt Nam’ này (mà mãi cho đến sau khi Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, thì cuối thời nhà Trần mới khôi phục lại cuốn sách này, ví dụ như của tác giả Trần Thế Pháp - cuối thế kỷ 14).

Cũng đề cập đến việc xóa sổ nền văn hóa Văn Lang, tôi cũng được biết là nhà Minh đã thu cuốn sách ‘Binh thư yếu lược’ của Trần Hưng Đạo và đem về Tàu, nhưng một số nội dung của cuốn sách này vẫn còn được ghi chép lại ít nhiều trong cuốn ‘Việt Nam sử lược’ của Trần Trọng Kim, trong các sách về nghệ thuật quân sự của Nhật Bản, trong cuốn sách của nhà xuất bản Xuân Thu (Sài Gòn) năm 1969, và trong cuốn sách ‘Binh thư yếu lược’ của NXB KHXH năm 1970…
*
Tôi cũng xin nhắc lại một số… tiếng Tàu mà tôi thường nghe ‘mấy người hiểu biết!’ nói, như: Cập thời vũ (Mưa cứu hạn, Tống Giang), Hắc toàn phong (Gió lốc đen, Lý Quỳ), rồi đồng sàng dị mộng, tứ a ca/thập nhị a ca, hoàng ngạc nương/hoàng a mã…, rồi ‘nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong’ (Thôi Hộ), ‘vấn thế gian tình thị hà vật, trực giao sinh tử tương hứa’ (Nguyên Hiếu Vấn), ‘trừu đao đoạn thủy thủy canh lưu , cử bôi tiêu sầu sầu canh sầu’ (Bạch Cư Dị), 'đa tình tự cổ không dư hận, dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ' (Bạch Cư Dị), ‘vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng’ (Lý Bạch)…
Tôi cứ nghĩ là dùng các câu:
-Giờ đây, nàng ở phương nào
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông’ (Vương Thanh dịch)
để thay cho các câu ‘nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong’ của Thôi Hộ,
-Càng trông hoa liễu năm xưa
Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm (Tản Đà dịch),
để thay cho các câu ‘vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng’ của Lý Bạch,
-Yêu ai bằng yêu người tình
Hận ai bằng hận người mình đã yêu (Khuyết danh)
để thay cho các câu 'đa tình tự cổ không dư hận, dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ' của Bạch Cư Dị…,
có phải là dễ hiểu hơn không?
*
À, trong entry ‘người Tàu và thằng Tàu’, tôi đã có đề nghị:
-Thiết nghĩ rằng sách vở ta không nên dùng từ ‘Trung Quốc’ (= Đại Hán!) nữa, mà dùng từ ‘Tàu’ như dân ta thường dùng là ‘giặc tàu ô’, ‘ba tàu’, ‘tàu khựa’, ‘thương lái tàu’, truyện tàu, phim tàu…
Bây giờ qua cái vụ ‘Nhậm Ngã Hành’ bành trướng bằng cách triển khai giàn khoan 981 ở vùng biển VN, kích động ở trong nước, báo động cấp 3 gì gì đó ở biên giới và, nếu không nhầm, đang có ý đồ xâm lược, tôi mới nghĩ rằng:
-Ngày nay, kẻ mà càng dùng nhiều từ Hán-Việt thì kẻ đó càng… nô lệ.
Tôi nghĩ vậy thôi, hihi…

(Bổ sung: Hehe, phía trên anh có nói 'càng dùng nhiều thì càng... tệ hại', nhưng anh không nói là 'tuyệt đối không dùng'..., trả lời Ái Nữ)
-----------
Các entry tham khảo chính:
-Lĩnh Nam chích quái: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/466-linh-nam-chich-quai-va-kinh-thanh.html
-Người Việt hay ở chỗ nào: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/03/322-nguoi-viet-hon-nguoi-tau-o-cho-nao.html
-Nói chuyện với các nhà thơ văn xưa: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/12/499-noi-chuyen-voi-cac-nha-tho-van-xua.html

16 nhận xét:

  1. Dung Tran
    Hay qua' NGLB !
    9 giờ trước

    Trả lờiXóa
  2. Ái Nữ [Blogger] Email 21.05.14@05:53
    Đọc một tác phẩm của cụ Đặng Thai Mai, nửa câu duy nhất mà em nhớ: "Ngộ điểm của khán pháp đó là..." Em nhớ chỉ vì nó... lạ quá.
    Nhưng anh đừng dùng giọng điệu này mà bắt chẹt em đấy nhé! Em sẽ đánh anh bằng một cành hoa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mới đọc anh cũng chả hiểu... ổng nói cái gì, hihi..., em phát hiện cái này hơi bị hay, anh xin ghi nhận, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  3. Trả lời
    1. Mình hay dùng chữ 'Tàu' bạn ạ, hihi..., cám ơn bạn PH, tối vui nhé.

      Xóa
  4. Quê Hương đất nước lại sục sôi
    Biển đảo Quê ta đã mất rồi.
    Người Việt hải ngoại đã xuống đường
    Biểu tình ủng hộ Trường Sa tôi.

    Chúc mừng bài viết của anh,thời sự nóng hổi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, lâu ngày quá bạn NTL à, LB đang bận tìm hiểu bên blog Tiếng Việt nên it đi thăm các nhả khác bên blogspot, cám ơn bạn, chúc chiều ngọt ngào.

      Xóa
  5. Ái Nữ [Blogger] Email 21.05.14@05:53
    (Blog Tiếng Việt)
    Đọc một tác phẩm của cụ Đặng Thai Mai, nửa câu duy nhất mà em nhớ: "Ngộ điểm của khán pháp đó là..." Em nhớ chỉ vì nó... lạ quá.
    Nhưng anh đừng dùng giọng điệu này mà bắt chẹt em đấy nhé! Em sẽ đánh anh bằng một cành hoa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, mới đọc anh cũng chả hiểu... ổng nói cái gì, hihi..., em phát hiện cái này hơi bị hay, anh xin ghi nhận, ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
    2. Hehe, phía trên anh có nói 'càng dùng nhiều thì càng... tệ hại', nhưng anh không nói là 'tuyệt đối không dùng'...

      Xóa
  6. Huynh à.. Muội thích nhất câu của Bác Dũng " Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông" nên có là Tàu, Trung,Hán.. hay gì gì đó thì cũng vẫn là 16 chữ vàng viển vông thôi ạ.
    Chúc huynh cuối tuần gom được thật nhiều nhiều lá vàng ạ

    Trả lờiXóa
  7. Muội rất thích câu của Bác Dũng nói " Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viền vông" nên có gọi là Tàu, Trung, Hán... gì đó thì vẫn chỉ là 16 chữ vàng viển vông thôi ạ.
    Chúc huynh cuối tuần gom được thật nhiều lá bàng ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi, lâu ngày quá MTV à, mấy hôm nay LB chưa có bài mới nên ít vào thăm nhà, cám ơn MTV nghen, tối ngọt ngào.

      Xóa
  8. Đi ngang qua nhà thấy entry này hấp dẫn quá nên tạt vô nhí nhố một chút với chủ nhà cho rôm rả hén.

    Theo cá nhân tôi thì tuyệt đối ủng hộ một thứ ngôn ngữ thuần Việt chính thống. Có nghĩa là 100% không lai căng với bất kỳ quốc gia nào.

    Nhưng đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại bây giờ thì không thể nào. Thật sự tiếng Hán Việt trong ngôn ngữ Việt được dùng là rất nhiều, chúng ta không thể nói gạn lọc, hay bỏ đi là nhất thời có nghĩa làm được.

    Tôi ví dụ vài từ thông dụng thôi để thấy từ Hán Việt nó ảnh hưởng sâu rộng đến nhường nào nhé. Những cụm từ như: phụ huynh, gia đình, tân hôn, vu qui, lễ tang, hay như vô tình, vô ý...theo dòng thời sự đang nóng sốt thì những từ gần đây có liên quan đến Hán Việt như: ngư trường, Hải quân, phi cơ, phi công, hải giám...rất rất nhiều mà nhất thời tôi không thể liệt kê ra hết được.

    Vậy nếu loại trừ nó ra thì chúng ta phải dùng từ gì để thay thế cho người khác dễ hiểu hơn?

    Trong ngôn ngữ nói và viết, mục đích sử dụng là cố gắng truyền đạt sao cho người khác dễ hiểu và cảm nhận nhanh nhất. Tuy nhiên có những việc không thể nhìn theo cách đó mà cảm thụ, hoặc đánh giá chuẩn mực được.

    Giống như cách viết của bác ở bên trên entry khi trích dẫn những câu thơ của Lý Bạch, Bạch Cư Dị...Tôi ví dụ khi người ta đọc những câu ấy với mục đích gì? đối tượng nghe là ai? Nếu giả sử một anh được gọi là " có chút hiểu biết" (theo như lời bác nói) khi ngâm nga những câu như: nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong" với một đối tượng cũng gọi là " có chút hiểu biết" như anh ta thì không có gì đáng bàn cả. Nhưng ngộ nhở chẳng may anh ta ngâm câu ấy với một bác nông dân đầu tắt mặt tối thì đừng nói là Hán, ngay cả Việt 100% cũng chỉ là đàn khảy tai trâu mà thôi. Tôi không có ý chê bai ai hết, nhưng tùy vào đối tượng để sử dụng ngôn ngữ là cách hiệu quả nhất, cũng chẳng phải vì nó hàn lâm, bác học danh giá cao sang gì ráo. Nhưng vấn đề là nó được dùng ở chỗ nào, thời điểm nào, đối tượng nào...mà thôi.

    Và hơn hết cá nhân tôi nghĩ sử dụng tiếng Hán Việt không phải là nô lệ. Chúng ta nô lệ từ đâu? Phải chăng do chúng ta quá bảo thủ và hẹp hòi? Mà từ nô lệ này nó cũng là một từ trong Hán Việt. Rõ khổ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Lãnh Diện à,
      Trước khi viết entry này, mình có xài không ít từ Hán Việt, nhưng "bây giờ", mình bỗng GIẬT MÌNH.
      Bài này không hoàn toàn có ý nói dùng từ Hán Việt là không tốt, mà nó đang có 'vấn đề' trong BỐI CẢNH HIỆN NAY, chắc bạn hiểu ý của mình.
      Và vì nó không phải là đề tài quan tâm của mình (mình quan tâm đến lĩnh vực khác, bạn đọc thêm vài bài nữa sẽ hiểu), nên mình không mở rộng chi tiết của vấn đề.
      Cám ơn nhận xét rất là chu đáo của bạn, chúc tối vui,

      Xóa