Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

573. Lão Tử thời nay…

Chắc có bạn đọc xong tiêu đề này thì nghĩ rằng ‘lại nói chuyện Tàu nữa!’, nhưng đọc dưới đây, các bạn sẽ thấy không Tàu tí nào.
Và vì không phải nhà một nhà ‘Lão học’, nên mình chỉ viết vài dòng cho vui thôi, vì có nhiều điều quan trọng hơn để làm. Ngoài ra, cũng có thể có ai đó vào đọc và chửi mình là ‘ngu’, nhưng thiết nghĩ là mình chơi blog thì được cái gì, vả lại mình cũng không vào đây để tranh luận 2 chữ ‘khôn-ngu’.

Lão Tử (Lão = già, Tử = thầy) là người nước Sở, sống vào thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 4 TCN (cuối thời Xuân Thu). Ông thường để lại cho ta một hình ảnh một lão già, ăn mặc rất đơn giản, sống hòa hợp với thiên thiên và xa lánh danh lợi (triều đình). Ông đã để lại cho hậu thế cuốn ‘Đạo đức kinh’ nổi tiếng, mà khi nghe nói đến các câu 'tự lượng sức mình', ‘thuận theo tự nhiên mà sống’, ‘lưỡi còn vì lưỡi mềm, răng mất vì răng cứng’, ‘đạo khả đạo phi thường đạo’ (đạo mà nói được thì không phải là đạo, mà có người Anh! có dịch là 'those who know do not talk, those who talk do not know = kẻ biết thì không nói, kẻ nói thì không biết)… thì ta liền nghĩ đến ông. 
Người kế thừa và phát triển tư tưởng của ông là Trang Tử (365-290TCN), nên người ta còn gọi tư tưởng này là tư tưởng Lão-Trang, mà có ít nhiều nét tương đồng với triết lý của đạo Phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa, và đã thâm nhập vào VN, Nhật Bản, Hàn Quốc… và một số nước phương Tây, mà kể sơ sơ, nó có ảnh hưởng ít nhiều đến những người… nổi tiếng ở bên Tàu như Khưu Xứ Cơ, Trương Tam Phong, Kim Dung/Cổ Long, ở nước ngoài như Muju (thiền sư), Krishmamurti, Osho, Hermann Hesse (giải Nobel), Steve Jobs, ở VN như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Duy Cần, Trịnh Công Sơn, Nhượng Tống…

Nếu hiểu tư tưởng/học thuyết của Lão Tử (Taoism) một cách bài bản theo kiểu 1,2,3, 4, hay a,b,c,d gì đó thì sẽ rất khó (chưa nói đến chuyện Lão giáo/đạo sĩ hay áp dụng học thuyết này vào lĩnh vực chính trị), vì chẳng hạn, để học được một ngoại ngữ thì phải mất vài năm, trong khi đó, ta chỉ thỉnh thoảng nghe nói hay đọc về Lão Tử mà thôi. Vì thế, dưới đây, mình sẽ đi từ chuyện đơn giản (mà có thể các bạn đã biết) rồi rút ra vài nét cơ bản của tư tưởng này, và mình cũng không có tham vọng gì hơn.
Về quân sự, chính trị hay võ thuật, người Tàu có nói là: ‘Lấy nhu chế cương, lấy nhược chế cường, lấy tịnh chế động, lấy bất biến ứng vạn biến’, hay ‘Bốn lạng chống ngàn cân’/‘Thuận thủy thôi chu’ (lợi dụng dòng nước đẩy thuyền đi)…, tạm hiểu: ta không nên đi ngược lại quy luật của tự nhiên, mà hãy biết lợi dụng nó, nương theo nó, dùng mưu chứ không dùng sức… để chuyển mạnh thành yếu, rồi chuyển yếu thành không.
Về y học, Hải Thượng Lãn Ông có câu: ‘Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình’, tạm hiểu: hãy tự lượng sức mình, vì ham muốn của con người là vô hạn, trong khi đó sức lực/khả năng của con người là hữu hạn.
Về quan niệm sống, Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu: ‘Rượu đến gốc cây ta sẽ nhấm, nhìn xem phú quý tựa chiêm bao’, hay Trịnh Công Sơn có câu ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về’, tạm hiểu: Cuộc đời như là một giấc mộng thoáng qua, vinh hoa phú quý chỉ là phù du, ảo ảnh.
Về thú nhàn, Nguyễn Công Trứ có câu: ‘Chợ ở trước cửa thì huyên náo, nhưng trăng trước cửa thì thanh nhàn’ (Thị tại môn tiền náo, nguyệt lai môn hạ nhàn), tạm hiểu: Tránh nơi huyên náo, thích nơi yên tĩnh, nhàn nhã…
Về con người/vũ trụ, Người Ba Tư (Iran) có câu: ‘Đến như nước chảy, đi như gió. Không biết đến từ đâu, không biết cuối cùng đi về đâu!’ (Lai như lưu thủy hề, thệ như phong. Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung!, theo ‘Ỷ thiên đồ long ký’), hay người Nhật Bản có bài hát dân ca là: ‘Tính tính tính tình tang tang tang. Cuộc đời mình như chiếc thuyền nan. Trôi nó trôi bềnh bồng. Đi tới Tokyo, mình xách tay chiếc dù, mặc áo Kimono...’, tạm hiểu: Cuộc đời của con người là vô định xứ, nên hãy sống bình thường, gặp đâu thì vui đó...
Nếu hiểu xa hơn nữa, thì người ta còn phải dựa vào các khái niệm như: đạo, trung dung, giao giới, vô vi… Chắc ta không đến nỗi phải hiểu chữ ‘đạo’ rất trừu tượng như ở trong Kinh Dịch (vì người xưa chưa chắc đã hiểu như vậy), mà hãy hiểu nó trong cụm từ ‘hợp với đạo trời’, đạo ở đây là quy luật tự nhiên. Còn ‘trung dung’ hay ‘giao giới’, ý nói là ta hãy đứng ở vị trí chính giữa, không phân tranh (vô vi), để dung hòa các mâu thuẫn mà không nên hành động thái quá để rồi phải rước họa vào thân.
Tóm lại, người ‘theo’ Lão hay không theo Lão thì khác nhau cái gì? Nó vốn không có ranh giới rạch ròi, vì người ta có câu ‘khôn cũng chết, dại cũng chết, biết là sống’, thậm chí ‘biết’ cũng… chết, nên, dù là thời xưa hay thời nay, cái khôn bền vững nhất vẫn là ‘thuận theo tự nhiên mà sống’, mà cụ thể là: việc tôn trọng chữ ‘nhẫn’ là nền tảng của hầu hết các đạo lý trên thế giới, cuộc đời này chỉ là giấc mộng, nên ta hãy xa sự phù phiếm, xa vòng danh lợi, và vì ta là vô cùng nhỏ bé, nên ta hãy bớt tham vọng, không hành động thái quá, để có thể sống lâu, sống nhàn và sống… vui.

Quay trở về thực tại.
Mình nhớ lại, cách đây mấy năm, có 1 blogger (bên FB) vào bình dưới bài viết của mình một lời bình rất thô tục, một năm sau, đi lang thang, mình tình cờ gặp lại blogger này, anh ta vui vẻ mời mình vào nhà uống trà Bắc Thái, nói chuyện một hồi, anh ta nhắc lại ‘vụ việc’ cũ và có nói rằng ‘xin lỗi, hôm đó tôi...’, mình mới trả lời rằng ‘thôi’, rồi chuyển sang nói chuyện khác... 
Mình nhớ lại, có một bạn gái nói rằng ‘ông Nguyễn Duy Cần khuyên: khi trẻ thì nên sống như Khổng Tử, khi già thì nên sống như Lão Tử’, cô ấy bất mãn và nói rằng ‘tại sao khi trẻ ta lại không sống như Lão Tử, sống như Khổng Tử khó hơn’, mình mới cười ‘haha..’ và khen cô ấy là ‘thông minh’, còn đoạn sau như thế nào thì các bạn đọc tưởng tượng thêm nghen, hihi…
Mình nhớ lại, sáng nay đi uống cà phê, vẫn những vườn điều thân thuộc, vẫn những con bướm vàng nhí nhảnh, vẫn những bóng hồng bí ẩn, mình thấy người ta đi lại kiếm sống, mình tự hỏi ‘người ta có biết Lão Tử không nhỉ’, ‘không’, mình tự trả lời. Và để cho chắc chắn, mình quay vào quán cà phê, gặp 3 người: cô bán vé số, cô chủ quán và một nữ sinh, mình mới hỏi:
-À, cho hỏi cái này tí nhé, em/cháu có biết Lão Tử là ai không?
-‘Không’, họ đồng thanh trả lời.
Ha.. ha.. ha…

15 nhận xét:

  1. Lung Linh [Blogger] Email 27.05.14@13:08
    (Blog Tiếng Việt)
    Bài viết rất hay, không gì phải bàn cãi. Trên blog có được những bài như thế này thật tuyệt vời, đọc xong cảm thấy mãn nhãn.
    Sao hôm nay chuyển sang chế độ kiểm duyệt com vậy bạn? Chắc có kẻ com phá bĩnh à? LL cũng muốn nói với bạn điều đó nhưng không tiện, giao lưu với bạn chớ đặt hết lòng tin vào người, có những người gần gũi ta mới hiểu họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn LL về... nhiều điều,
      xin ghi nhận lời khuyên của bạn,
      chúc chiều ngọt ngào.

      Xóa
    2. LL đọc lời thoại này cho vui nghen:
      TTT (Gmail)
      -hi hi (anh) chết rùi ? chết ai viết thơ và bài cho em đọc? anh khỏe chưa?
      -cũng hơi bớt rồi, còn mệt, nên chưa làm... thơ tình được.
      Hihi...

      Xóa
    3. Lung Linh [Blogger] Email 27.05.14@14:26
      LL biết Nhà Gom... thông minh và rất thích những người nữ thông minh nhưng mà phụ nữ thường ít thông minh và có cái nhìn tổng quát được như nam nên khi gặp 1 ai đó quá thông minh bạn phải xem xét xem có chắc người đó là giới nữ không?
      Com này không liên quan gì đến đoạn com vui mà LL được xem trên đây, chỉ là ngẫu hứng nói vậy thôi.
      Câu hỏi thăm bình thường, câu trả lời mới độc từ đó mà nhận ra Nhà Gom rất tếu.

      Xóa
  2. Em sang thăm anh, đọc entry rất thích!

    Anh vui nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi..., mình viết entry theo... đơn đặt hàng của xã hội, nên ngày mai chưa biết sẽ viết cái gì, cám ơn bạn PH, chúc tối vui.

      Xóa
  3. Lão....Huynh thì sao? Có ai biết lão không? Hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có, huynh có biết một Lão... mèo xíu xìu xiu ở Hải Dương, huynh nhớ Lão, hihi...

      Xóa
  4. Lưu comt Vòm Trời Riêng, blog Tiếng Việt:

    Chiều buông tan tác mù sương khói
    Có phải chiều không, hay đã đêm!
    Đàng sau reo ó, quân thù gọi
    Trước thuyền, mờ mịt bóng u minh
    Em ở đâu rồi? - Em ở đây
    Trần gian... vĩ đại đã tan rồi
    Đầu anh, anh cắt, không... đau đớn
    Nhưng cắt... đầu em, anh... đớn đau.

    Trả lờiXóa
  5. Sao hôm nọ muội sang nhà huynh cm không được nhỉ? bị lỗi ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chứ MTV, LB nhận được rồi, trả lời rồi, cám ơn muội, chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  6. Lão Tử hả Huynh caca ! Én nhỏ đã gặp rùi ở trong mơ( xem phim kiếm hiệp nhùi nên hay mơ lắm Hunh ui ) hihi. Còn trên blog Én nhỏ có bít một Lão Tử " Thầy già" đó ạ ! Lão Tử này hay ghẹo Én lắm ,lắm lun.. Ca ca chắc bít Lão Tử này hén caca hihi.Én nhỏ tiểu muội kính chúc caca Huynh có một tối khuya dịu êm ,giấc ngũ say nồng ạ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, có khi nào muội là Lão Tử không ta,
      nếu vậy thì... vinh dự quá, mặc dù bị... già, hi...
      Cám ơn tiểu sư muội, chiều ngọt ngào nghen.

      Xóa
  7. (LB xin comt này của LL về nhà làm kỷ niệm, cám ơn nghen)
    -Ui, con chim vàng đẹp quá LL ơi, sáng nay LB đi uống cà phê, nghĩ về 1 entry mới, bỗng quên ngắm trời ngắm đất mất, hi..., cám ơn LL đã ghé nhà và bình cho entry "Lão Tử" và bài thơ "Ngu Cơ' nghen, ngày mới ngọt ngào (NGLB).
    -Con chim này LL và cô bạn QH thưởng thức bằng tai thì LB lại say mê bởi mắt. Thật đúng với nhận xét nổi tiếng: "Đàn ông yêu bằng mắt, đàn bà yêu bằng tai".
    Sáng nghĩ nhiều như vậy mà đã có bài mới chiêu đãi bạn bè chưa đây? Sang chơi nhà bạn khiến mình rất vui vì bạn có lối viết cao cấp, mới mẻ (Lung Linh)

    Trả lờiXóa
  8. Ái Nữ [Blogger] Email 23.05.14@04:23

    Hung Phi 11:17 Ngày 22 tháng 05 năm 2014
    Anh Lá Bàng có những bài viết mà Hoàng Anh rất tâm đắc. Tuy những coment không nói được nhiều, nhưng cách viết của Ái Nữ và Lá Bàng đều để lại cho HA những ấn tượng khó quên qua từng bài viết!

    Ái Nữ 19:17 Ngày 22 tháng 05 năm 2014
    "Bóng hồng" trong tác phẩm của Lá Bàng còn nhiều hơn cả "Thượng Đế" trong tác phẩm của Ái Nữ. Ảnh thương hoa tiếc ngọc nên chỉ thích những gì êm ái nhẹ nhàng, phong cách của chúng tôi trái ngược nhau.

    Trả lờiXóa