Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

606. Cái chết là... sự sống!

Vui chơi cho hết tháng ngày
Hôm sau chả biết còn hay biến rồi
Đời là một cuộc ngược xuôi
Đến khi hết thở là thôi chạy vòng.

Nàng thường nói 'con mèo hạnh phúc hơn con người': tôi đồng ý, hihi... Và có vài lần, chú tôi nói 'con người là một con vật mà không bao giờ chịu nhận mình là con vật': tôi không phản đối, rồi tôi nghĩ là 'con người là (một) con vật đau khổ nhất' - vâng, đây chính là nội dung của bài viết, nhưng tôi lại chọn tiêu đề là 'cái chết là sự sống'...

Đầu buổi chiều (9/10/2014), trong lúc nửa thức nửa ngủ, tôi có nghe bài hát 'More than I can say', 'Hoa cỏ mùa xuân', rồi 'Cánh hồng Trung Hoa'; rồi tối nay, tôi có xem lướt qua một số phim Hồng Kông ('Hoàng Phi Hồng'), phim Mỹ ('Bẫy nhện', 'Chén Thánh!', 'Chiếc xe mồi')..., rồi có dịp xem lại tập cuối của phim 'Tiếu ngạo giang hồ', tôi bỗng ràn rụa nước mắt:
-Ôi, tội nghiệp thay cho con người!
Và mấy hôm nay, đứng bên cạnh dòng sông với những đám lục bình trôi ngược trôi xuôi, tôi có suy nghĩ về 'nền văn hóa thuần Việt', 'đời là một cái đèn cù', 'sự bạc nhược của... người Việt vào năm 2014' (bóng đè Trung Quốc), 'uy vũ bất năng khuất', rồi 'con người là con vật đau khổ nhất', và tôi sẽ cố gắng tổng hợp các nội dung trên vào một đề tài chung... Quả thật là rất khó cho tôi...

Bản chất của cuộc đời là đau khổ: đau khổ… tuyệt vời
Đường cong dẫn tới mơ hồ xứ
Những lá vàng rơi, phơi xác đời
Hàng cây im ắng mơ tình khúc
Chả thấy người đâu, mỏi mắt… chờ

Hôm trước, 12/10/2014, chúng tôi vô tình có một cuộc thảo luận khá ấn tượng, và đây là một trong những kết luận: Những lời nhạc (thơ) mà con người yêu thích và truyền tụng nhau hàng trăm/hàng ngàn năm là những lời nhạc nói về nỗi đau khổ, còn những lời nhạc ‘yêu đời’ thì thường chết sớm (ví dụ như ‘Hè về’ (Hùng Lân), ‘Cuộc đời vẫn đẹp sao’, ‘Anh Ba Hưng’…).
Và đây là một số ví dụ về lời ‘tình ca bất tử’: 'Hỡi thế gian tình là gì/Mà đôi lứa thề nguyền sống chết' (Nguyên Hiếu Vấn); 'Đa tình tự cổ nan di hận/Dĩ hận miên miên vô tuyệt kỳ' (Kẻ đa tình tự ngàn xưa chỉ còn lưu lại mối hận/Nỗi hận này dài dằng dặc biết bao giờ nguôi (Bạch Cư Dị); 'Rút đao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh/Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm' (Lý Bạch)...; rồi 'Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa/Mộng trùng lai không có ở trên đời' (Thơ: Apollinaire, Dịch: Bùi Giáng, Nhạc: Phạm Duy); 'Anh về giữa một dòng sông trắng/Là áo sương mù hay áo em?' (Thơ: Nguyên Sa, Nhạc: Ngô Thụy Miên); 'Đau! Từ đáy trái tim ta còn đau/ Đau! Từ suốt bấy lâu ta vẫn đau, vẫn mang u sầu' (Mal, au fond du coeur, oui j'ai mal/De la vie me fait mal, de temps en temps..., nhạc: Christophe, Lời: Phạm Duy); 'Lâu lắm rồi anh không đến chơi/Cây sen đã lá bạc như vôi/Sỏi đá rêu phong, sỏi đá chưa quên chân người/Bài hát rêu phong, bài hát viết không nên lời/Đã vội lãng quên' (Thanh Tùng); 'Người về đây với (em)/Về bên em, về đây với căn nhà xưa êm đềm/Vòng tay và làn môi ấm ngày tháng chờ mong/Chỉ còn một chiếc lá cuối thu mỏng manh/Chỉ còn một mình em, xót xa chờ anh' (Trương Quý Hải)…

Người ta nói: ‘Thất bại là mẹ của thành công’, TÔI nói: ‘Đau khổ sản sinh ra hạnh phúc’… Cũng hôm qua, tôi đã trao đổi việc này với một 'thiền sư' và một ‘nhà sư’, và chúng tôi cũng trao đổi về chuyện ‘Đức Phật và 3 con… yêu nữ’ (xem dưới).

Sự kiện Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và ‘theory’

('Joshua Wong sinh ngày 13.10.1996 tại Hồng Kông. Chịu ảnh hưởng của bố mẹ, từ nhỏ cậu đã thích tham gia các hoạt động xã hội. Ngày 20.5.2011, Wong cùng một học sinh trung học khác là Lâm Lương Ngạn thành lập phong trào Học dân tư triều (Scholarism). Tháng 8.2014, Wong được nhận vào Đại học Mở Hồng Kông, theo học chuyên ngành khoa học xã hội (chính trị và hành chính cộng đồng). Tài khoản Facebook của Wong hiện có hơn 200.000 người theo dõi'. Nay, 'cậu bé' đang được cả thế giới hồi hộp theo dõi trong một cuốn phim hành động hấp dẫn... nhất đầu thế kỷ: cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông.)

Hôm qua, 18/10/2014, có 1 người nói rằng dân tộc ta chuyên ‘dựa lưng’ (vào Tàu, Ấn Độ, Israel, rồi Pháp, Nhật, Mỹ, Nga (Liên-xô), rồi Tàu…) và không có 'theory’ (ý nói: triết học hay hệ thống ý niệm), mặc dù ta có triết lý chả thua ai, nên dân tộc ta là một dân tộc… đau khổ!, híc.. híc... 
Đồng cảm với ý kiến trên, ông Đinh Hoàng Thắng viết rằng: 'Dường như có một số điều nào đó từ các nguyên nhân “gốc rễ” kể trên mà tận cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn còn vướng bận chưa giã từ được dĩ vãng. Giờ đây, nếu nhìn Việt Nam không như một thực thể chính trị, mà xét từ một góc độ khác - mổ sẻ sâu hơn vào cái bản thể xã hội - nhìn thấu cái “tạng” của quốc gia-dân tộc mình, chúng ta sẽ nhận ra rằng, sự thành bại trong việc đối phó với các thách thức “định mệnh” tới đây vẫn nằm sâu trong bản sắc văn hóa. Vua Tự Đức và các lão tướng thời ấy đã bị đánh gục không phương cứu chữa là do tất cả đều bị cầm tù bởi cái ý thức hệ và nền văn hóa chính trị quá lạc lõng. Và kết cục là Việt Nam đã tụt hậu hơn đối thủ cả một thời đại. Không thua mới là chuyện lạ và có thể coi các bậc tiên tổ từng chiến bại ấy chính là “những anh hùng lạc thời đại” (anlacminh.blogspot.com)

...Ngược lại, tôi xin trích ra dưới đây một số minh họa với đầy dũng khí nhé:
-Tôi không muốn đùn đẩy cuộc đấu tranh dân chủ cho thế hệ sau. Đó là trách nhiệm của chúng ta. (Joshua Wong)
-Đừng bao giờ để bất cứ ai bảo với bạn rằng, VN nhỏ bé, phải đối đầu với TQ một cách khôn ngoan. Bởi chính các bạn hiểu sâu sắc rằng: Đó cũng là nguỵ biện! HK không có đến 1 người lính của riêng mình. Nhưng chính trong khó khăn đó, HK làm cả thế giới nghiêng mình ngả mũ. Đừng bao giờ cho phép bất cứ ai bảo các bạn hãy bỏ cuộc chỉ vì VN yếu hơn TQ nhiều lần. Vì chính các bạn biết rằng sức mạnh của tập thể còn mạnh mẽ gấp triệu lần súng đạn. (Nancy Nguyen)

Tôi ủng hộ dân chủ, nhưng với chủ đề này (đang viết), tôi sẽ xử lý như thế nào, mời các bạn xem tiếp nhé.

Lý thuyết 'cơn gió'

Đầu tiên, tôi viết là 'Đức phật và 3 con ma nữ', sau đó đổi lại là 'yêu nữ', vì 'ma nữ' là kẻ đã... chết rồi... Hôm qua (18/10/2014), tôi có tâm sự với một người bạn là: Tôi không gọi 'Phật' cụ thể như bên đạo Phật, vì trông nó dường như cụ thể nhưng lại vô cùng... trừu tượng!, mà tôi gọi là 'phật pháp vô biên' (= các quy luật và tác động của vũ trụ... vào cuộc sống); còn 'thượng đế thì... cũng vậy, nhưng có khác một tí, đó là đấng 'tin mới có' (thay vì 'có mới tin')...
Truyền thuyết rằng, trước khi trở thành bậc chánh giác, có 3 con yêu nữ (bao nhiêu con không quan trọng) đến quấy phá đức Phật, nhưng có một đệ tử nói rằng 'ngài đã trở thành đấng giác ngộ, các ngươi không được quấy phá ngài nữa', đám yêu nữ bèn bỏ đi nhưng còn ngoái cổ lại và nói: 
-Chơi như chúng tôi đây mới là hạnh phúc, còn ngồi xếp bằng như ngài thì chưa chắc đã là hạnh phúc.
Tôi mới nghĩ '3 con yêu nữ' này là đại diện cho thế giới 'tri thức' của con người mà, có thể, được ngài cho là sắc dục (hư ảo), và tôi nghĩ rằng 'dục' là bản chất, là tự nhiên, và sẵn có trong mỗi con người, còn 'sắc' là môi trường bên ngoài (hay 'tự' tưởng) mà làm cho cái dục đó bị kích động lên. Tôi còn cho rằng '3 con yêu nữ' tương trưng cho sự 'sinh động' của cuộc sống (Beethoven, Mozart, Vinci, Goya, Traicopski, Trịnh...) và tôi ủng hộ phát biểu của '3 con yêu nữ' này, nhưng 'nhà sư' (nói trên) cho rằng thế giới 'tối thượng' (từ dùng của Osho) của ngài mới là sự sinh động thật sự - tôi cũng cho điều này là vô cùng trừu tượng (như đã nói ở trên) nên vẫn tin chắc chắn vào những gì mà mình đã suy nghiệm được từ thế giới tự nhiên trong mấy chục năm nay. 

Cũng hôm qua, khi tôi đang ngồi nói chuyện với một 'thiền sư' (đã nói ở trên) thì bỗng có một cơn gió mát thổi qua, tôi sực nhớ lý thuyết về 'cơn gió': gió mát thổi qua - hãy hưởng thụ, ta không tự tạo ra gió, chả biết lúc nào nó đến, lúc nào nó đi; còn nếu gặp mưa thì trú...; nói chung gặp vui thì hãy vui, gặp buồn thì hãy chấp nhận, không đi tìm cái vui hay tìm cách tránh nỗi buồn (tôi còn nói thêm là ta nên thuận theo cái dục và biết 'điểm dừng', còn nếu ta tránh cái dục (tự nhiên) thì ta sẽ bị 'tác động ngược' hay nói nôm na là bị tẩu hỏa nhập ma...

Dân chủ và lịch sử tự nhiên...

Quay lại chuyện của bạn Hoàng Chi Phong (và Nancy, kể đến Malaca Yousafzai, Aung San Suu Kyi, Nick Vujicic...). Thật may mắn cho các bạn là các bạn đại diện cho một thế hệ trẻ, 'sạch', và không bị 'bóng đè: Lão-Trang-Khổng-Mạnh, Hegel, Marx (Lenin), Nietzsche, Sartre, Camus, rồi Mao-Đặng-Tập... gì gì đó (mà thiết nghĩ là phải sớm đưa vào 'viện bảo tàng'!), và các bạn hành động đúng như là một giới trẻ 'tiến bộ', vâng, cái gì có thể làm vì sự tiến bộ của xã hội trong một không-thời-gian nhất định thì các bạn đã làm hết mình: TÔI ủng hộ!  
(Đến đây là hết chuyện của các bạn ấy nghen).

...Tôi không gọi 'lịch sử' đơn thuần là lịch sử (mà người ta thường hay nghĩ là quá khứ), mà hay dùng từ 'lịch-sử-tự-nhiên' bao hàm cả mọi sự biến động trong tương lai, có thể mở rộng cho cả vũ trụ... Lịch-sử-tự-nhiên luôn chứng minh rằng hễ tồn tại Phật/Chúa thì sẽ tồn tại quỷ sa-tăng - vậy thì sa-tăng không có sai, cũng không hẳn là cái ác, vì tạo hóa (ala/thượng đế) sinh ra... sa-tăng, không bao giờ nỡ... giết nó, và vì nếu sa-tăng không tồn tại thì ngài cũng không tồn tại! Còn về vấn đề dân chủ, thực ra, các nhà 'dân chủ' ban đầu đều rất đáng yêu và thường hành động.... đúng, nhưng tôi không dám đảm bảo rằng sau này 'nếu' thành công, họ sẽ biến thành Trần Nhân Tông, Khang Hi, Gandhi, hay ngược lại, sẽ biến thành Stalin, Tập/Mao (kẻ mà tôi chúa ghét!), hihi...
Quay trở lại chủ đề chính, trên tay tôi đang cầm điếu thuốc: hết điếu thuốc này thì sẽ hút diếu thuốc khác, trên bàn có một nải chuối: hết trái chuối này thì sẽ ăn trái chuối khác, cũng trên bàn có một ly trà: hết ly trà này thì sẽ uống ly trà khác..., những cái cũ này phải chết đi để sự sống mới được hình thành... 

Chiều nay bạn tôi nói rằng: 'nếu anh nói dân chủ rồi nói 'phật pháp vô biên' như thế thì sợ Nancy nó... buồn, vì anh nói mênh mông quá', 'tôi cũng muốn họ nhìn đa chiều hơn và nhân bản hơn', tôi bổ sung, hihi... Tôi thích 'cái mới' của Hoàng Chi Phong hay Nancy..., nhưng tôi cũng có cái mới khác:

Tôi ngắm bờ sông có gió tây
Thầm thì gió thổi tới bên này
Lời gió nhẹ nhàng như nắng mỏng
Đêm tối nằm mơ, tôi sang sông...

Và cách đây mấy hôm, có một cô pé 9X nói là đọc bài của tôi không hiểu, tôi mới trả lời là: không nhất thiết phải hiểu, nhưng điều quan trọng là đừng để bị 'bóng đè' (cười). Còn bạn Hoàng Chi Phong hay bạn Nancy có hiểu ý bài này tôi muốn nói gì không nhỉ?
Có thể có, hihi...

HẾT.
--------
Chú thích:
-Aung San Suu Kyi, xem:
https://www.facebook.com/DienDanSVVN/posts/815690798471281
-Malaca Yousafzai, xem:
http://www.voatiengviet.com/content/malala-yousafzai-nguon-cam-hung-cho-gioi-tre/2481254.html
-Nancy Nguyen, xem:
https://www.facebook.com/banh.ngot.319?fref=ts

5 nhận xét:

  1. Lưu comt Nancy:
    Nancy à, chiều nay nhóm bạn của LB đọc bài này và thích câu này: "thật sự thì các bạn trẻ ở VN cũng một cổ mà 2, 3 thứ tròng, điều kiện và môi trường sinh trưởng đã quá bất hạnh rồi, Nancy thật sự không có lòng dạ nào để chê bai họ nữa. Nếu sinh trưởng ở VN, chưa chắc Nancy đã được bằng họ."
    Tặng Nancy mấy câu này nhé:

    Tôi ngắm bờ sông có gió tây
    Thầm thì gió thổi tới bên này
    Lời gió nhẹ nhàng như nắng mỏng
    Đêm tối nằm mơ, tôi sang sông...

    Trả lờiXóa
  2. Em ủng hộ dân chủ, và điều đó rất cần thiết cho Việt Nam, 40 năm giải phóng mà dân còn khốn đốn thì giải phóng để làm gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn PH bình... chí lý, xin ghi nhận,
      thanks, ngày mới tốt lành.

      Xóa
  3. Rất ngưỡng mộ giới trẻ HK!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn GL, mình định triết cái chung, ai dè nó ra cái cụ thể, nên HCPhong thật là may mắn, hihi...

      Xóa