Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

613. Tính xấu của người Việt (phần 1)

Bái Đính chiều nay sương tới trời
Lữ khách u buồn, núi chơi vơi
Hãy cho ta với tâm hồn thoáng
Lỡ chốn trần gian, nặng thói đời


PHẦN 1
Thư gửi anh bạn già


Trong các bài trước, tôi đã viết tiêu đề này kèm theo chữ ‘hihi’… và nói là ‘để làm lành!’, nhưng tại sao tôi phải viết vậy, viết là viết. Tôi không nhất thiết phải nói là trong quá khứ người ta không dám viết về tính xấu của người Việt, mà ngay trong tuần này, tôi thấy... 99% số người trong bàn nhậu đều chém gió ôm sồm là người Việt xấu chỗ này, xấu chỗ kia (trừ mình!), nhưng chả có ai (dám) viết ra; và 99% trong số các entry cũng không đề cập đến việc này (trừ blog saumietvuon... mà tôi sẽ tham khảo dưới đây), có lẽ vì họ không quan tâm, ngại bị ném đá, nhưng nếu có thì họ cũng chỉ nói… sơ sơ thôi!
Tóm lại, bài này tôi sẽ nói, bằng cách ghi nhận một số ý từ bài 'Rửa sạch quá khứ' (NGLB), 'Tự trào dân tộc' (saumietvuon), 'Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan' (Thanh Niên online), và từ khẩu hiệu dân quyền: 'khai dân khí, chấn dân trí, hậu dân sinh' (Phan Chu Trinh), trong đó, tôi sẽ đưa ra các ví dụ điển hình và ấn tượng nhất (đối với tôi), đặc biệt là khái niệm 'dân khí' và 'hào khí Đông A'...

Ngàn lần xin lỗi anh!
Tôi nghe nói ông Trương Vĩnh Ký do bất mãn chuyện thời cuộc (triều Nguyễn thối nát/bảo thủ) nên có viết vài câu về ‘tính xấu của người Việt’ gì gì đó (!). Tôi có đọc được một đoạn của ông Phan Bội Châu viết về điều này, nhưng cũng trên dưới 5 cái gạch đầu dòng, cũng có đọc bài của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hay Trần Ngọc Thêm... nói về tính ‘thái âm’ của người Việt, nhưng lại ‘vuốt ve’ nhiều hơn (ông Thêm).
Điều bực mình là, nếu nay có ai mới vừa mở miệng ra nói quan điểm (point) trên của mình thì thường/liền bị ai đó chặn lại, với câu:
-Xưa rồi, ông Trương Vĩnh Ký có nói rồi. (!!!)
Ôi, nếu Kinh Dịch, phép biện chứng, quy luật mâu thuẫn, triết lý giáo dục, thơ Đường luật/lục bát, nhạc… mà đều nói là ông Khổng Tử, Marx, Mao, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Beethoven, Phạm Duy… nói hết rồi;
Ôi, nếu cứ ngụy biện cho tính xấu của người Việt theo kiểu:
-Chế độ cũ đâu có vậy! (hay) Tại bây giờ nó mới ra thế!,
thì nền tri thức của nhân loại này sẽ bị đứng lại và sụp đổ trong vòng một nốt nhạc!
…Và như vậy thì còn khuya mới thoát Trung! Tôi cũng xin nhắc lại, thoát Trung (thoát Tàu, thoát Hán) là ‘hành động’ một cách độc lập/tự chủ đối với họthoát khỏi sự ngự trị của 'quyền lực mềm' của họ, chứ không phải là phủ định họ như kiểu ‘tôi hay anh, một trong hai đứa phải lên sao Hỏa’!, hiểu nôm na là tôi muốn chơi với ai thì chơi, không mắc mớ gì tới anh; rộng hơn, ta muốn ‘chơi’ với Mỹ hay Nhật… như thế nào là tùy ta.

Còn nếu ‘chơi’ mà bị phụ thuộc, thì chúng tôi sẽ nói rằng:
-Sorry one thousand times. (= ngàn lần xin lỗi anh!)
Ngoài ra, ông Trương Vĩnh Ký có nói là ‘ở với họ mà không theo họ’ (sic vos non vobis), còn tôi nói là chơi với Mỹ hay Tàu… không có nghĩa là theo Mỹ hay theo Tàu: 
-Dân Việt này không theo ai cả!

Tính xấu của người Việt  
Ngoài những tính tốt (cởi mở, thân thiện, dễ kết bạn, hiếu học, nhẫn nhục/'dĩ hòa vi quý'...), người Việt có những tính xấu cơ bản nào?, theo tôi, đó là:
1. Tính hoang dã, như: thích tụ tập/chen lấn/xô đẩy, 'vì mình'/chiếm của 'công' làm của 'tư', chia rẽ/bè phái, nịnh bợ, nói dối/trộm cắp vặt, sao chép/bắt chước, háo danh, đại ngôn ('chém gió', 'nổ', 'chảnh')...
2. Tính 'dìm hàng', như: thấy người khác thất bại thì hạnh phúc!, thường chú ý moi móc sai lầm (hoặc cố ý hiểu theo nghĩa xấu) của người khác, chủ quan/háo thắng - cho mình là hay, là đúng, mà có thể cho rằng ai khác ý của mình là thế lực thù địch...
3. Tính dễ phong 'thánh'/hào quang hóa quá khứ, như: rất dễ hô 'muôn năm', và rất dễ phong các nhân vật nổi tiếng (Victor Hugo, Tôn Dật Tiên, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Thị Sáu...) là thánh, đặc biệt là sùng ngoại mà có thể dẫn đến nô lệ hay phụ thuộc (vào Pháp, Mỹ, Nga, Tàu)...
4. Tính tự phong thánh, như: 'tôi hay, tôi tài, tôi giỏi, tôi tốt', 'tôi là thánh bút', thơ/văn, quan điểm, entry/blog... của tôi là nhất, 'tôi hiểu biện chứng nhất', thích 'lên lớp'/'giảng đạo'... (trích từ bài ‘Rửa sạch quá khứ’ - NGLB)

Tôi cũng xin ghi nhận ý kiến của ông Phan Bội Châu về 'tính xấu của người Việt' để bạn đọc tham khảo (blog saumietvuon):
1. Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.
2. Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bê những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.
3. Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba.
4. Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư.
5. Biết có thân mình, nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm. 

Thống kê những tính... tốt của người Việt và kết quả
Tôi có đọc qua các bài viết ở trên và tạm ‘gom’ lại như sau (theo thứ tự a, b, c):
  1. anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (PNVN)
  2. các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành (vì tiền...!) 
  3. chửi hay (hơn hát)
  4. có 4000 năm văn hiến/có bề dày văn hiến lâu đời/giàu truyền thống, giàu văn hóa/có một nền di sản độc đáo
  5. có đôi mắt siêu hạng (vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung...!)
  6. dũng cảm, anh hùng, đi đầu (diệt Mỹ)
  7. đế quốc Mỹ như bầy dơi chập choạng dưới chân người
  8. giàu tài nguyên/rừng vàng biển bạc
  9. hiếu học
  10. hiếu khách, cởi mở, thân thiện, dễ kết bạn  
  11. là lương tâm của thời đại
  12. là một dân tộc anh hùng đánh thắng cả 3 đế quốc đầu sỏ
  13. lãnh đạo sáng suốt và tài tình
  14. nhẫn nhục/'dĩ hòa vi quý'/’nói sự thật, sợ mất lòng’
  15. thật thà, thẳng thắn (thường thiệt thòi!)
  16. thông minh, cần cù, dũng cảm
  17. tôi mơ ước một đêm thức dậy trở thành người VN
  18. tôn sùng những giá trị (ảo, ‘những điều xa hoa vô ích’ - Phan Bội Châu)...
Dĩ nhiên là trong số những điều trên, có điều đúng, nhiều hay ít, tùy vào không-thời gian. Nhưng với những tính... quá tốt trên, thượng đế cũng phải tôn người Việt là… thượng đế, nên ngài đã… ban cho VN những chỉ số sau đây (nguồn: bên dưới):
-Lợi thế: Dân số: hơn 93 triệu người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới; Diện tích: khoảng 331.210 km2, đứng hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới; Duyên Hải: đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3.444 km; Đất canh tác: có tổng số đất canh tác là 30.000 km2, đứng hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới; Rừng cây: có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123.000 km2...
-Kết quả: Bằng sáng chế: Theo International Property Rights Index, Việt Nam đứng hàng 108/130 (quốc gia/lãnh thổ trên thế giới) tính theo giá trị trí tuệ; Giáo dục: Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187 (Không có một trường đại học nào của Việt Nam được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng (quốc tế); Ô nhiễm: Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124; Phát triển xã hội: Theo chỉ số chất lưọng sống (Quality of Life) thì Việt Nam có điểm là 22.58, đứng hàng 72/76 (có nghĩa là gần chót bảng); Tham nhũng: Theo chỉ số tham nhũng mới nhất của tổ chức Transparency International, Việt Nam đứng hàng 116/177; Thu nhập tính theo đầu người (GDP khoảng 1300usd/người/năm - theo Nguyễn Trung): đứng hàng 123/182; Tự do ngôn luận: Theo chỉ số tự do ngôn luận (freedom of press), Việt Nam đứng vị trí 174/180; Y tế: Theo chỉ số y tế, sức khoẻ, Việt Nam đứng hàng 160/190...

Thư gửi anh bạn già

Tôi không thể nói ấn tượng nào là… nhất, nhưng bức thư dưới đây là tổng hợp của những mẩu chuyện có thật 100%, các bạn chịu khó đọc nhé:
Kính gửi anh Cục,
Anh à, em rất nhiều lần định rủ anh đến một quán cà phê tĩnh lặng nhưng đủ lịch sự để trao đổi với anh một số quan điểm, nhưng hình như em không bao giờ nhìn thấy ở anh cơ hội đó, chắc là anh chỉ lo suy nghĩ về bản thân anh mà không bao giờ quan tâm đến tâm sự của một thằng em mà anh cho là cấp dưới (!).
…Trước tiên, khi nói chuyện với nhau, chúng ta hãy xác lập quan điểm tổng thể, vì nếu em mới vừa mở miệng ra mà anh lấy cái chi tiết vụn vặt không có nền tảng hay là triết lý vụn của anh để hành hạ, để ‘xoay’ hay ‘xoáy’ em thì cho dù chúng ta có nói chuyện 10 năm nữa cũng không đạt kết quả gì và do đó anh cũng chỉ mang được những thành kiến ‘thiển cận’ của anh xuống nấm mồ một cách vô ích mà thôi.
...Anh không thể, là xếp, xem cái 'nồi cơm' đó là của riêng anh mà mỗi lần duyệt chi cái gì cho cấp dưới thì anh cũng hành hạ họ như là kẻ nô lệ hay làm cho họ phải bực tức buồn khổ, rồi lúc đó anh mới hài lòng hả dạ và rên lên sung sướng mà ký duyệt.
…Khi anh về hưu, anh nghếch dài cái mõm của anh ngóng ra ngoài cửa mà chờ ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng nọ…, chả có cấp dưới nào thèm gọi điện cho anh vì họ không nhớ anh, mà nếu có nhớ thì họ chỉ nhớ về một thằng già vô tình vô nghĩa, ích kỷ, keo kiệt, nhỏ mọn, tự cao tự đại, độc tài và quan cách.
…Chi tiết hơn, chắc khi đụng đến tiền bạc thì anh đa nghi như Tào Tháo là cấp dưới có lừa anh không, có kê thêm bớt cái gì không, có ăn bớt hay ăn xén không. Tất nhiên ở đời phổ biến là như vậy, ai mà không muốn có tiền. Nhưng nếu anh nghĩ vậy thì vô tình, thứ nhất là anh đã suy bụng ta ra bụng người, vì anh có đầu óc tham tiền nên anh nghĩ là ai cũng tham tiền như anh; thứ hai là anh có một sự nhầm lẫn vô cùng tai hại anh ạ, anh đã sĩ nhục người khác, không phải ai ở trên đời này cũng thích tham nhũng/hối lộ mà nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để ăn cắp tiền của nhà nước đâu anh ạ, anh nên nhớ rằng có không ít người làm việc vì quan tâm đến thân phận của hàng triệu người dân nghèo khổ và sự tiến bộ của xã hội. 
...Có thể anh có tham nhũng hay không có tham nhũng, nhưng anh chớ nghĩ ai là cấp dưới của anh cũng rình rập để tham nhũng. Anh đã sai lầm lớn, anh chớ vơ đũa cả nắm, rất nhiều người cho tham nhũng là hiển nhiên, nhưng cũng có không ít người cho tham nhũng là tự hạ thấp giá trị, nhân cách và lòng tự trọng của con người, đặc biệt là tự làm nhục chính bản thân mình…
Anh bây giờ già đanh cú đế rồi, mới có một cái nhà chả ra hồn, đó là trời thưởng ‘xứng đáng cho cái tài năng’ của anh, mới có như thế mà cái mặt anh nghếch lên tới trời rồi. Thật là may mắn cho dân công ty chúng em, nếu mà trời cho anh vài cái nhà 4-5 tầng ở mặt tiền, đi xe ô-tô Camry láng coóng, tài khoản thì ở ngân hàng Thụy Sĩ, với cái tính của anh, chắc bây giờ đi đâu anh cũng ba hoa xích thố và coi mọi người không bằng nửa con mắt rồi.
Anh luôn luôn nói rằng ‘tôi nói là phải đúng’, xin lỗi, phải nói là anh mắc bệnh vĩ cuồng mới đúng, vì anh không có đủ óc để biết rằng ‘cái mà anh nói là anh biết là anh chả biết được bao nhiêu, còn người nói không biết mới là người biết, vì chỉ có người biết mới biết những gì mà mình không biết’. Còn nữa, anh nói anh là ‘số một’, cái gì anh cũng biết hết, cũng giỏi hết, xin lỗi, cái ngữ anh ‘rặn’ 7 ngày chưa chắc ra được một trang, anh thử nhờ ai mở cho anh một cái blog rồi anh cho cái entry với mấy dòng ‘cứt ỉa bón’, thiển cận và vô nghĩa của anh vào đó thì có ‘ma’ sẽ đọc cái entry đó của anh đấy!
Cuối cùng, thay mặt các bạn trẻ, em xin chúc anh mạnh khỏe, nhưng thú thật em không chúc anh sống lâu. Thế hệ trẻ đã học được tính khiêm tốn, tiết kiệm, ‘làm việc vì chúng ta chứ không phải là vì tôi’, đã học được kỹ năng ‘hội nhập’..., nên em không muốn cái ‘tôi’ thiển cận của anh đè lên hết tất cả cái khát vọng sáng tạo của các bạn đó...
Một lần nữa, em xin cám ơn anh Cục…
Trân trọng.

Tại sao tôi nói là ‘tổng hợp’, vì người này là đại diện tiêu biểu nhất và 'thực tế' nhất cho phần nào của cái được gọi là ‘tính xấu Việt’ cho 'lý thuyết' ở trên (theo thứ tự a, b, c):
  1. ba hoa xích thố/chả biết được bao nhiêu
  2. chỉ lo suy nghĩ về bản thân mình
  3. độc tài. quan cách
  4. ích kỷ, keo kiệt, nhỏ mọn
  5. lấy cái chi tiết vụn vặt không có nền tảng hay là triết lý vụn của mình để hành hạ, để ‘xoay’ hay ‘xoáy’ người khác/lấy cái ‘tôi’ thiển cận của anh đè lên hết tất cả cái khát vọng sáng tạo của các bạn trẻ
  6. mắc bệnh vĩ cuồng/tự cao tự đại/cho tôi nói là phải đúng/tôi là ‘số một’, cái      gì tôi cũng biết hết, cũng giỏi hết/mặt nghếch lên tới trời/coi mọi người không bằng nửa con mắt
  7. nghĩ ra trăm mưu ngàn kế để ăn cắp tiền của nhà nước/xem cái 'nồi cơm' chung là của riêng mình…
  8. suy bụng ta ra bụng người
  9. vơ đũa cả nắm
  10. tự làm nhục chính bản thân mình (lòng tham)...
Nam mô a di thò phò, thiện tai, thiện tai…

Tung mình, say đắm cười nhân thế
Tôi ‘bay’ hoài thì cũng phải hạ dần độ cao để kết thúc bài viết. Đến đây, ắt sẽ có người hỏi là ‘anh viết để làm gì?’, ‘anh có làm được không?’, ‘làm như thế nào?’, tôi xin trả lời tổng hợp vậy:

Tôi mơ ước người Việt hãy có khí phách ‘ta là ta’ - không theo ‘Khựa’, đừng có làm trò Câu Tiễn nếm phân Ngô Phù Sai, cái trò Hàn Tín luồn trôn gã bán thịt heo, hay cái trò Vi Tiểu Bảo lấy hết mỹ nhân của thiên hạ… để rồi đứng trên đầu thiên hạ (lưu ý rằng họ làm thế vì ở trong mỗi trường hợp lịch sử vô cùng đặc biệt, chứ hoàn toàn không phổ quát, vì cách xử lý của con người ở thời đại @/thời đại dân chủ thì có khác, rất khác).
Tôi mơ ước người Việt biết nói xin lỗi khi mình sai hay lầm, ví dụ: ‘Tui đã vào Google kiểm tra lại đúng là của cụ Phan Bội Châu, vì lâu quá tui nhầm là của cụ Phan Chu Trinh, thật xin lỗi’ (saumietvuon).
Tôi mơ ước người Việt hãy có cái tâm học hỏi người khác, biết tự cải thiện bản thân mình (chứ không phải chém gió về ‘cải tạo thế giới’, ví dụ: ‘Không có gì đâu, bạn Sáu à, mình lại thấy vui là khác, chúng ta không thể biết hết mọi chuyện thời nhà... Tần, chúng ta nên 'cải thiện bản thân' mà trước tiên là chiêu đãi cụ Google một cử cà phê, hihi... anh Sáu chịu không?’ (trả lời, NGLB).
Tôi mơ ước người Việt hãy có ‘hào khí Đông A’ bằng cách luôn nhớ lại Hội nghị Diên Hồng với khẩu hiệu ‘Sát Thát’, hay Nguyễn Huệ với câu ‘Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ’…
Nhưng tôi có viết một bài ‘Không bao giờ có… chân lý’, tôi không nghĩ là tôi nói sai, mà ít  nhất có một bạn (cô gái Nhật) đã đồng cảm với tôi ‘Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt - Khó lắm! Thật vậy sao?’ ('Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan', Thanh Niên online).

Tôi biết nói làm sao, thôi, tôi trích ra một lời bình từ bên dưới vậy:
-Trùi ui, bạn Sáu có làm... xếp bao giờ chưa mà.... nhột, hihi..., mấy thằng xếp bây giờ hư lắm, cách đây 30-40 năm, cứ gặp đối tác thì hỏi 'thủ tục đầu tiên?' (= tiền đâu?), còn 30 năm đổ lại đây thì nói thẳng 'có mang tiền theo không?', nhưng hắn cũng không đủ tư cách để lên lớp giới trí thức ngày nay, nên hắn làm một cú moral: ‘Tôi có một kinh nghiệm, đó là đừng có tình cảm dây dưa lôi thôi, mà nên 'ăn bánh trả tiền' là tốt nhất’. Dĩ nhiên là hắn 'ăn bánh trả tiền' thì có cấp dưới trả rồi, dại gì mà không 'ăn'. Ha..ha..ha…
Tôi biết kết luận làm sao, thôi, tôi trích ra một bài thơ ngắn vậy:

Hát hò, thỏa chí vơi sầu khổ
Nô đùa, quên mất cả hư vô
Tung mình, say đắm cười nhân thế
Ngã người, rạo rực bế tiên cô

Tiên cô là ai, có trời biết, đất biết và...  tôi biết, bạn có biết không?

(HẾT)

--------- 


Ghi chú:
-Một số tham khảo khác:
...Chuyện xứ rùa, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/604-chuyen-xu-rua.html
...Nước Nam bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu, châu Mỹ, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường… trong khoảng vài mươi năm nay... đám sĩ phu thì ganh đua vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì… Nhân dân nước Nam bây giờ ngu xuẩn như trâu, như ngựa, tha hồ cho người ràng trói, cho người đánh đập, có miệng mà không dám kêu, gần chết mà không dám than thở. (Phan Chu Trinh)
...Bản thân ta tự nhận là mình xấu xa ngu muội thì càng khó… Vậy mà có cả một tập thể, một dân tộc tự nhận mình là không tốt. Nước Mĩ có sách Người Mĩ Trầm Lặng, Nhật Bản có quyển Người Nhật Xấu Xí, gần đây ta còn nghe một học giả người Đài Loan tên Bá Dương viết cuốn Người Trung Hoa Xấu Xí nữa. Tôi chưa đọc hết những quyển ấy nhưng hiểu tựu chung là họ nêu ra những tính xấu của dân họ, họ dùng ngòi bút để lôi những mảng tối trong đời sống văn hoá của dân tộc mình ra ánh sáng với ước mong một điều tốt đẹp cho tương lai. Và bây giờ ta hãy nhìn vào nước Mĩ, người Nhật… (blog saumietvuon)
...Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy birth đã không phải chết yểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? ('Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan', Thanh Niên online)
-Phan Bội Châu, 'Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta', Chương 5 'Việt Nam quốc sử khảo, xem: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/167780/tu-chuyen-nhat-to-thoi-xau-viet--xem-lai--tu-phan-.html
-Quyền lực mềm: là những thứ âm thầm thâm nhập vào ta mà ta không biết, như văn hóa (Tứ thư ngũ kinh, sách báo, phim ảnh, Viện Khổng Tử), tuyên truyền, (cái được gọi là) giáo dục, 'kết nghĩa Vườn Đào'..., tóm lại là ngược lại với 'vụ giàn khoan HY 981'...
-'Rửa sạch quá khứ', xem: http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/11/08/r_a_s_ch_qua_kh_h-Trương Vĩnh Ký (1837-1898) … có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới ('Thế giới thập bát văn hào'). Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới (Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật, Hy Lạp, Thái, Pháp...). Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật..., riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo… (wikipedia)
-‘Tự trào dân tộc’, xem: http://saumietvuon.blogtiengviet.net/2014/11/07/t_trao_dan_t_c#c3252159
-Việt Nam - 'Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan', 
xem: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140324/viet-nam-nha-giau-va-nhung-dua-con-chua-ngoan.aspx 
-Việt Nam, lợi thế và kết quả, xem: http://www.gocnhinalan.com/nhung-cuon-sach-hay/viet-nam-nhung-con-biet-noi.html 

18 nhận xét:

  1. Người Hà Nội [Blog Tiếng Việt] 12.11.14@15:15
    Hình như 5 cái "ngu" của cụ Phan này là Bội Châu, hình như bác Phiêu Vân nói thế. Bác Lá Bàng nên kiểm tra lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Người Hà Nội
      Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.
      Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.
      Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba.
      Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư.
      Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.
      Đó là chương 5: "Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta", trong cuốn "Việt Nam quốc sử khảo" của Phan Bội Châu:
      Đường dẫn:
      http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/167780/tu-chuyen-nhat-to-thoi-xau-viet--xem-lai--tu-phan-.html

      Thanks.

      Xóa
  2. saumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 12.11.14@20:14
    Tui đã vào google kiểm tra lại đúng là của cụ Phan Bội Châu, vì lâu quá tui nhầm là của cụ Phan Chu Trinh, thật xin lỗi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có gì đâu, bạn Sáu à, mình lại thấy vui là khác, chúng ta không thể biết hết mọi chuyện thời nhà... Tần, chúng ta nên 'cải thiện bản thân' mà trước tiên là chiêu đãi cụ Google một cử cà phê, hihi... anh Sáu chịu hông?

      Xóa
  3. Người Việt có một tính xấu chết người
    Đó là, cứ muốn làm giả ăn giả sống giả chết giả mãi thôi…
    Ko như người Nhật, người Tây
    Họ nhất định phải làm thật, ăn thật, sống thật và chết thật cơ…

    Còn tính xấu của cả nhân loại này
    Đó chính là cứ mãi vù vờ, ko muốn xích lại gần nhau…
    Mãi cứ a nhau mà lao vào con đường ngàn năm đen tối,
    Đến nỗi ko thấy mắt trời là rất đỗi lung linh…

    Trả lờiXóa
  4. saumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 13.11.14@05:41
    BÀI VIẾT ĐỌC PHÊ QUÁ LÀM TUI NHỘT NÈ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, bạn Sáu có làm... xếp bao giờ chưa mà.... nhột, hihi..., mấy thằng xếp bây giờ hư lắm, cách đây 30-40 năm, cứ gặp đối tác thì hỏi 'thủ tục đầu tiên?' (= tiền đâu?), còn 30 năm đổ lại đây thì nói thẳng 'có mang tiền theo không?', nhưng hắn cũng không đủ tư cách để lên lớp giới trí thức ngày nay, nên hắn làm một cú 'moral':
      -Tôi có một kinh nghiệm, đó là đừng có tình cảm dây dưa lôi thôi, mà nên 'ăn bánh trả tiền' là tốt nhất.
      Dĩ nhiên là hắn 'ăn bánh trả tiền' thì có cấp dưới trả rồi, dại gì mà không 'ăn'. Ha..ha..ha...

      Xóa
  5. Ái Nữ [Blog Tiếng Việt] Email 13.11.14@04:50
    Bác Sáu có nhầm lẫn cũng dễ hiểu, vì hai cụ ấy đều họ Phan, và đều nói dân Việt là ngu cả. Copy ra đây vài lời của cụ Phan Châu Trinh:

    “... nước Nam bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu, châu Mỹ, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường”.
    “trong khoảng vài mươi năm nay... đám sĩ phu thì ganh đua vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì”.
    “Nhân dân nước Nam bây giờ ngu xuẩn như trâu, như ngựa, tha hồ cho người ràng trói, cho người đánh đập, có miệng mà không dám kêu, gần chết mà không dám than thở”.
    Nguồn Ở ĐÂY.

    Cụ Phan nói thế cách nay hơn trăm năm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tí nữa thì quên trả lời à gà mái, đoạn này sẽ được LB đưa vào entry, coi như ANU cũng có giây phút được làm... sư phụ của Piero (một nhân vật trong truyện 'Chiếc chìa khóa vàng' của Alexei Tolstoi), LB sẽ mời măm măm phở bò viên, hihi...

      Xóa
  6. Ta nhìn đôi mắt của nàng
    Hồ thu không đáy mơ màng về đâu
    Lỡ mai nếu có gặp nhau
    Mắt ru ta ngủ, chìm vào thiên thai

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 'Ngày nắng bất chợt về ngang ngõ'
      Chả biết giờ này tím ngủ chưa?
      Ta xem phim Mỹ, ngồi im, nhớ
      Tím chẳng chuyện trò, ta biết sao!

      Xóa
  7. Dân Việt mình có nhiều tính xấu thế, nhưng không hiểu tại sao lại có nhiều đến vậy? Do đất? Do nước? Do không khí hay rừng thiêng, biển sâu?
    Hihi... Em chịu!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. saumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 15.11.14@11:27
      VIỆT NAM MỘT DÂN TỘC TỰ ÁI ĐẦY MÌNH

      Giả sử có ai đó hỏi tôi rằng:

      -Nếu có một lúc nào đó anh xa quê lâu ngày thì ngoài gia đình ra anh nhớ đến điều gì trước tiên?

      Tôi sẽ không chần chừ mà trả lời ngay rằng: “Tiếng hót của chim chìa vôi”. Vâng, nơi tôi sống loài chim này là có tiếng hót hay nhất. Nhiều lúc đang bận việc mà nghe âm thanh líu lo ấy tôi vội buông hết rồi thu mình lại để lắng nghe hồn mình lâng lâng trong khúc nhạc tự tình của quê hương, một âm thanh của tự nhiên mà không một nhạc cụ nhân tạo nào sánh kịp! Nhưng vào mùa khô thì chúng di cư đi đâu không rõ, thiếu vắng giọng thánh thót kia tách trà buổi sáng của tôi dường như nhạt nhẽo!

      Sáng nay, khúc hát gợi tình của loài chim đó lại vang lên nhắc tôi biết rằng mùa mưa sắp về. Nhưng hôm nay tiếng hót nghe lạ và dài quá ngoài đầu ngõ, tôi vội rón rén ra xem thì thấy một thanh niên miệng ngậm một chiếc còi nhạy tiếng hót chìa vôi và trên cây đằng kia treo một chiếc bẫy! Tôi mon men và khuyên bạn ấy không nên bắt chim, như thế sẽ gây tuyệt chủng loài chim quý này hãy để chúng hót cho vui thì người này tỏ vẻ khó chịu và nói:

      -Nghe tiếng hót ấy có làm cho anh no không?! Chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn ông à!

      Nghe tới đây trong lòng thấy buồn lắm, tôi chợt nhớ tới bài viết của giáo sư Brinkley nói về tính hay ăn thịt những loài vật nuôi không dùng vào mục đích lấy thịt làm thực phẩm như chó mèo hay thú hoang dã của người Việt và từ đó ông ta suy ra bản tính người Việt hung hăng?!, nên bị dân ta khắp nơi phản ứng dữ dội bằng những “cục gạch” được nhặt từ những nơi không sạch sẽ.

      Hôm qua một trí thức ngành y kiêm nhạc sĩ tài hoa của chế độ miền Nam trước 30/4/75 một người con đất Việt luôn đau đáu nỗi niềm quê nhà là anh Ba Quân (TyLer) từ nửa vòng trái đất điện về tâm sự trong lúc hầu chuyện anh có bảo rằng “bức tâm thư” của du học Nhật nói về văn hoá Việt đang gây bão trên mạng có thể là người của ta viết để giáo dục giới trẻ nước nhà vì nội dung theo anh là quá chính xác. Vâng nhận định này trước đó cũng có rất nhiều người nói đến vì ngoài những điều anh nói trên còn biểu hiện ở khả năng ngữ pháp của tác phẩm rất chuẩn. Nếu ta ngẫm kĩ bài viết này thì sẽ thấy rằng tác giả là ai không còn quan trọng nữa bởi thiện chí cao cả của bài viết, thế nhưng cũng có không ít người tỏ thái độ khó chịu bằng những phát biểu khiếm nhã, đại loại như “ở đâu mà chả có người xấu…”. Rõ ràng những lời khen luôn có tác dụng tốt với 2 lỗ tai nhưng dân ta đã quá hoang tưởng bởi những lời khen được gắn tên lửa như “Sau một đêm tôi muốn mình trở thành người Việt Nam…” hay những bài học tự tôn dân tộc quá đáng đã làm cho người Việt ta thiếu tính cầu thị trước những góp ý mang tính xây dựng.

      Hãy để tự ái là một sản phẩm của tự nhiên có giới hạn, không nên hun đúc và nuôi dưỡng chúng bằng những giá trị hão huyền, từ đó tính khiêm nhường và lòng bao dung sẽ nảy mầm giúp ta chấp nhận sự khác biệt, từ đây tính nghi kị hiềm khích trong xã hội sẽ bị triệt tiêu sức mạnh dân tộc sẽ lớn lên, tổ quốc sẽ trường tồn.

      SAUMIETVUON30/3/2014

      Xóa
    2. Bạn Sáu thân mến,
      Có bạn hỏi như sau:
      Thu Nguyễn08:08 Ngày 15 tháng 11 năm 2014
      -Dân Việt mình có nhiều tính xấu thế, nhưng không hiểu tại sao lại có nhiều đến vậy? Do đất? Do nước? Do không khí hay rừng thiêng, biển sâu?
      Hihi... Em chịu!
      Mình đã đăng lời bình số 7 (trong blog của mình) của bạn như một câu trả lời điển hình, đường dẫn:
      -http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/?blog=309395&p=5650887&cat=707896%2C707897&posts=10&page=1&more=1&c=1&tb=1&pb=1&disp=single#c3256727
      -https://www.facebook.com/nhagom.labang
      Thanks.

      Xóa
    3. Vạt nắng hoàng hôn
      Rơi trên những phiến đá mòn
      Một đoán hoa sứ trắng
      Ta cứ ngỡ là đóa bằng lăng tím
      Nhưng có thể
      Đó là một đóa hoa - vô danh
      Còn bí ẩn
      Mà ta chưa hỏi tên, hay đã... quên tên rồi
      Đóa hoa nào là... em!
      Hay hồn ta, đang... ngủ vùi trong phiến đá
      Mơ màng...

      Xóa
    4. saumietvuon [Blogger] Email 15.11.14@19:50

      **Cố gắng trả lời: Trước hết tôi xin cảm ơn anh đã xem trọng nên đặt câu hỏi quá khó này đối với khả năng của tôi! (nếu anh ko là có ý diễu!) Nhưng tôi cố gắng thử giải thích tại sao người Việt có nhiều tính xấu như thế.
      Trước hết tôi khẳng định thiên nhiên không là tác nhân tạo ra tính cách con người.
      * Do đấu tranh sinh tồn:
      -Trước hết là do lịch sử trải dài qua nhiều cuộc đấu tranh, ở đây ko chỉ do đấu tranh tìm cái ăn (bần cùng sinh đạo tặc) vì đất đai nước Việt từ xưa không khó để kiếm cái ăn mà do đấu tranh gìn giữ và xây dựng cùng mở rộng đất nước xuyên suốt lịch sử dân tộc, trước chống sự xâm lăng đồng hoá của nước Tàu. Ta đều có nghe “Thâm như Tàu” khi sống gần một anh bự xác mà xấu bụng muốn tồn tại được thì phải có đối sách thủ đoạn ranh ma hơn (vô hình chung tích luỹ tính xấu!). Mặc khác, vì bị lấn lướt từ phương Bắc nên dân tộc Việt phải tìm cách xâm chiếm các nước yếu hơn về phương Nam (Champa, Chân Lạp) hầu mở rộng lĩnh địa tìm đất sống, vậy dân ta tích tụ thêm tính tham lam (!) cùng tính hiếu chiến.
      * Do văn hoá:
      -Người Việt từ thời thơ ấu đã được nghe kể chuyện cổ tích, đó là những bài học đầu đời mà từ đây hình thành nhân cách cho mai sau. Ta thử dân ta học được gì ở trong chuyện Tấm Cám chẳng hạn: Qua câu chuyện ta đều thấy người kể là cô Tấm thảo hiền phải chịu sự ghẻ lạnh ghét bơ hành hạ của mụ dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ Cám… nhưng đến cuối cốt chuyện ta cảm thấy hài lòng đã nư giận khi Tấm làm chết Cám trong nồi nước sôi rồi xẻ thịt làm mắm gửi về cho mụ dì ghẻ, nhưng ta quên rằng hành động trả thù tàn ác kia đã xoá hết những đức tính tốt đẹp của Tấm, tức những chuyện như thế không hề giáo dục cho người ta tính bao dung thánh thiện. Kết hợp các điều trên ta có thể giải thích tại sao khi phá thành Đồ Bàn quân tướng nhà Lê lại ra lịnh tàn sát quân dân Champa, do vậy dân ta không có luôn đức tính hiếu sinh!
      -Trong ca dao tực ngữ thì đầy những tính ích kỉ “ăn cổ đi trước lội nước đi sau”…
      Nếu chịu khó ta sẽ thấy còn nhiều nguyên nhân khác nữa! Trên là những ý kiến thiển cận xin các cao kiến bổ sung.

      Xóa