Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

614. Theo ai? (Tính xấu của người Việt - phần 2)

 Vạt nắng hoàng hôn
Rơi trên những phiến đá mòn
Một đoá hoa sứ trắng
Ta cứ ngỡ là đóa bằng lăng tím
Nhưng có thể
Đó là một đóa hoa - vô danh
Còn bí ẩn
Mà ta chưa hỏi tên, hay đã... quên tên rồi
Đóa hoa nào là... em!
Hay hồn ta, đang... ngủ vùi trong phiến đá
Mơ màng...
Trong phần 1 - viết rồi những chưa hết chuyện!, tôi đã nói là: 'Dân Việt này không theo ai cả!'Và trong bài này, tôi có bổ sung thêm một số ý, nhưng trọng tâm vẫn là tư vấn cho ai đó là ta nên ‘theo ai?’, hihi…

‘Người khôn luôn nghi ngờ’

Tôi đã nói rằng tôi có đọc sơ qua một số tư liệu từ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đặng Lê Nguyên Vũ, Trần Ngọc Thêm, (Thư của) ‘Cô gái Nhật’, nhưng tôi mới xem thêm của Trần Đĩnh, Nguyễn Trung, Trần Hùng John, Saumietvuon, thậm chí là từ Socrate, Charles Bukowski… Tôi xin bổ sung để bạn đọc tham khảo:
  1. Nếu người thợ giày mà sản xuất ra một đôi giày tồi thì sẽ có một người đi đôi giày tồi, nhưng nếu một đất nước mà sản xuất ra một nền giáo dục tồi thì sẽ có một dân tộc tồi (Socrate)
  2. The problem with the world is that the intelligent people are full of doubts while the stupid ones are full of confidence. (Vấn nạn của nhân loại là người thông minh luôn nghi ngờ trong khi kẻ ngu ngốc lại luôn tin tưởng, Charles Bukowski)
  3. Nước Nam bây giờ, dân khí thì yếu hèn, dân trí thì mờ tối, ví với các nước châu Âu, châu Mỹ, cách xa không biết bao nhiêu dặm đường… trong khoảng vài mươi năm nay... đám sĩ phu thì ganh đua vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì… Nhân dân nước Nam bây giờ ngu xuẩn như trâu, như ngựa, tha hồ cho người ràng trói, cho người đánh đập, có miệng mà không dám kêu, gần chết mà không dám than thở. (Phan Chu Trinh)
  4. Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Nhưng, thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày. Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; Người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy birth đã không phải chết yểu đau đớn; Người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; Người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; Người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, buôn lậu dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi? ('Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan', Thanh Niên online)
  5. Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn.’ (Trần Hùng John) 
  6. Tôi nói dân ta hèn là vì như thế này: dân ta anh hùng nhưng sợ từ anh tổ trưởng sợ đi, sợ anh công an, sợ các thứ. Tôi cũng cảm thấy chính mình cũng hèn. Mình sợ nhiều thứ quá. Đấy là một tâm lý rất Việt. Bom đạn không sợ nhưng rất sợ quyền lực. Chính điều đó đẻ ra việc chúng ta khó có dân chủ là vì dân trí thấp. Chúng ta đinh ninh rằng chúng ta anh hùng trước mặt ‘kẻ thù’ nhưng đụng đến chính quyền, đến nhà nước là ta im re hết. Tôi gọi hèn là vì vậy. Tại sao tôi khóc vì tôi cảm giác nhân dân như bố mẹ mình mà mình nói xúc phạm như vậy là mình có lỗi với bố mẹ mình. Bây giờ dần trưởng thành rồi mình cảm thấy không phải như vậy nữa. (Trần Đĩnh)
  7. Một trong những cái ngu dốt lớn nhất của chúng ta là chưa thấy hết được cái ngu dốt của chính mình. (Nguyễn Trung)
  8. Rõ ràng những lời khen luôn có tác dụng tốt với 2 lỗ tai nhưng dân ta đã quá hoang tưởng bởi những lời khen được gắn tên lửa như “Sau một đêm tôi muốn mình trở thành người Việt Nam…” hay những bài học tự tôn dân tộc quá đáng đã làm cho người Việt ta thiếu tính cầu thị trước những góp ý mang tính xây dựng. (blog saumietvuon)
  9. ...Ta, bốn nghìn năm, nếu quả đúng bốn nghìn năm, thì là cái hũ nhỏ hơn một chút, thối hơn một chút, chứa một chút tương Trung Quốc, một chút cái gì đó của ta, của Tây, thành thứ hổ lốn mà suốt ngày hôm nay tôi cố tìm tên gọi mãi chưa được. Ta cứ tạm gọi là hũ mắm tôm, món đặc sản dân tộc. Tất nhiên dân tộc nào cũng có cái tốt, Việt Nam lại càng nhiều, nhưng giờ không phải lúc nói chuyện ấy. Người ta nói mãi rồi. Cái cần nói bây giờ là bắt chước ông nhà văn Đài Loan kia một lần tự ngẫm lại mình xem còn điều gì chưa được. Có nói quá đi một tí cũng chẳng sao. Tự khen mình quá đáng mới nguy hiểm. Như tôi và ông luôn tự diễu dân Nghệ An “cá gỗ”, “vắt cổ chày ra nước” có sao đâu? Có vì thế mà bị trách là không yêu quê hương đâu, nếu không muốn nói ngược lại? Về đại thể, tôi thấy dân Việt ta có đủ những thói xấu ông Bá Dương đã nói về đồng bào mình. Nói gì thì trong sách đã ghi rõ. Cái xấu của ta thậm chí còn ở mức tồi tệ hơn, vì chúng ta vốn là dân nhược tiểu. Nhược tiểu mà còn muốn làm cha bố người khác! Tôi nghĩ kỹ rồi, và thấy nó thế này. Ta chỉ nói phét chứ thực sự xưa nay không làm được điều gì ra hồn. Không một nhà tư tưởng ra hồn, không một trường phái triết học ra hồn... (Thái Bá Tân), v..v…
Tính... tốt của người Việt!

Ôi, ai cũng nói người Việt 'tốt' hết và họ đã được vỗ tay rầm rầm cả... 40 năm nay rồi, híc..híc..., còn nếu ai mà lỡ nói người Việt có tính... 'xấu', xấu xíu xìu xiu thôi, thì thế nào họ cũng bị ném đá... rầm rầm, huhu... Vâng, người Việt chúng ta tốt lắm, tốt như... thánh, chả vì thế mà họ đã tồn tại cả ngàn năm nay, bị xâm lược liên tục, và vẫn thường tụ tập với nhau để... chém gió/làm 'bà tám' hay nói xấu nhau cả ngày đấy ư!, và vì thế chả cần phải nghiên cứu, giáo dục hay học hỏi rút kinh nghiệm gì hết, cứ thế mà tiến lên sánh vai với các cường quốc 5 châu!
Sau đây là tính... tốt của người Việt:
Sáng nay tôi đi uống cà phê bên một con đường rộng 6m, không có lề đường. Có một anh chàng đạp xe ba-gác (bán bưởi) đi qua, bà chủ nhà mở cánh cổng ra để mua bưởi, một bà khác đang đạp xe đạp thấy vậy cũng trờ tới, dừng xe, đứng ngay ở vạch chính giữa đường và cũng... mua bưởi. Thế là nửa con đường đã bị chiếm và một 'cái chợ Việt' đã được hình thànhTrên đường về nhà, tôi thấy có nhiều cái chợ như thế... Và cả nước Việt biến thành một cái chợ lớn...
(Tôi viết đến đây chắc có một số học giả (!) không chịu như vậy, nhưng đáng tiếc, nó lại là một hiện thực Việt rất tổng quát và rất điển hình).
Ối chà, 'cái chợ Việt' đẹp quá, các nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp, nhất là Vũ Hạnh... thấy vậy liền thăng hoa, múa bút tung hoành, rồi gửi lên Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển và sẽ được giải Nobel vào năm... 3000! Và các ông/bà mắt xanh mũi lõ nói 'good, good, good' và vội lấy máy quay phim ra, quay lia lịa, mà hy vọng sẽ được giải Oscar cũng đâu đó quanh quanh năm... 3000!
...Vào năm 2014 này, người Việt... tốt ở chỗ nào mà được các nhà văn/thơ hay đạo diễn... ca tụng dữ vậy (!), sau đây là các... đức tính của họ: đường hầu như không có lề đường, nhà (cánh cửa) thò ra chiếm đường đi, xe ba gác chiếm đường đi, xe đạp chiếm đường đi, người mua hàng chiếm đường đi, chưa nói đến chuyện trái cây có bơm thuốc 'Tàu' bên trong...
Vâng, họ rất tự nhiên và rất đáng yêu, và tôi cũng... yêu say mê nữa. Tuy nhiên, có một sự quan sát rất đặt biệt là họ chỉ hành động theo quán tính/bản năng vì lợi ich cá nhân/'lợi ích nhóm' và 'hầu như' không có ý thức rằng việc làm của mình có làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của những người khác/xã hội/dân tộc hay không?...
Vâng, cũng những con người này, họ 'có thể' sẵn sàng lấn đất phía sau nhà, lấn đường phía trước, 'theo phong trào'..., và nếu có thể, họ sẽ bê cả cái 'Kho bạc nhà nước' về nhà mình, và vì thế, sẽ có ai đó do sơ hở mà trong đời đã từng bị mất cái điện thoại di động, mất sợi dây chuyền, mất xe máy, mất máy laptop, bị móc túi, bị trấn lột qua 'phong bì', bị 'mãi lộ', bị trộm chó, bị trộm/cướp đột nhập vào nhà...

Vâng, những người dân này chả khác gì người dân vào thời... Ngô Quyền, chỉ có khác là họ có cái điện thoại di động trong túi... Tôi không quan niệm rằng một xã hội được đánh giá là văn minh hay phát triển mà căn cứ vào việc có bao nhiêu cái điện thoại di động, bao nhiêu cái nhà lầu hay bao nhiêu cái ô-tô/xe máy... mà vào ý thức 'phi-lợi ích nhóm' của họ đối với người khác, của công, xã hội và dân tộc, và ý thức sáng tạo - tự tin 'ta là ta' mà không tự hạ thấp giá trị của ta đối với nước ngoài, đặc biệt là đối với Tàu. ('Thoát Trung hay thoát ảo', NGLB)

Ai nên khôn mà chả dại... 'nhiều' lần

Ha.. ha.. ha…, đã lâu, tôi có nói với hai người bạn là 'người Việt có… ngu’, một anh ta cự lại, nhưng lại dẫn chứng là Trương Vĩnh Ký có nói rồi!, rồi anh ta lại ngụy biện là ‘bây giờ mới vậy, chứ trước 75 đâu có vậy’, rồi anh ta dẫn chứng nào là nhà văn này, nào là nhà văn nọ ‘không có… ngu’ (!); còn anh bạn thứ hai nói ‘được sinh ra làm người Việt là một điều kỳ diệu’, tôi nghe câu nói này mai mái như câu tuyên truyền của ta về người nước ngoài nói ‘tôi mơ ước ngủ một đêm thức dậy trở thành người VN’ (vì VN là lương tâm của thời đại!), thế mà ngay sau 75, ta có cả triệu người ‘vượt biên bất hợp pháp’, còn trong 10 năm đổ lại đây, con cháu của người Việt lại ‘vượt biên hợp pháp’ (tị nạn ‘giáo dục’) sang các nước phương Tây rất nhiều, đó là chưa nói việc lấy chồng Tây, Đài Loan hay Hàn Quốc…
Nói ‘ngu’ (= stupid) có sao đâu, tôi nghĩ rằng 100% chúng ta, nếu không nhầm, ở trong đời đã có lần vò đầu bứt tóc mà nói ‘sao tôi ngu thế!’, thế mà bị ai nói ‘ngu’ thì nọc độc trong óc lại phun ra ào ào (’ném đá’ rầm rầm), cũng đúng thôi!, cũng tự nhiên thôi!
Nhưng ngày xưa, có người được gọi là Ngu Công (xem ‘Ngu Công phá núi’, trong cuốn Cổ học tinh hoa!) mà vẫn cứ làm cho đến khi đạt được mục tiêu của mình, thậm chí là đời con, đời cháu. Còn ngày nay, người Mỹ (Graham Greene) viết cuốn ‘Người Mỹ Trầm Lặng', người Trung Quốc (Bá Dương) viết cuốn ‘Người Trung Hoa Xấu Xí’, người Nhật viết cuốn ‘Người Nhật Xấu Xí'...; còn người Việt Nam (Vũ Hạnh) viết cuốn 'Người Việt Cao Quý' - quả là đại... khôn, ha..ha..ha...
Ngược lại, ông Phan Bội Châu nói là dân ta có nhiều ‘cái ngu’, ông Phan Chu Trinh thì dùng từ 'ngu xuẩn', ông Nguyễn Trung tâm sự là ‘cái ngu lớn nhất’ (đại ngu, siêu ngu!), ông Trần Đĩnh thì xài chữ ‘hèn’, Trần Hùng John cho là ‘thụ động’ (theo đuôi), cô gái Nhật cũng cho là 'đáng xấu hổ', Thái Bá Tân mô tả là 'quá tồi tệ', là còn tôi gọi là thế hệ ‘bạc nhược’, hihi…

Tôi có ngu không?, xin thưa, tôi cũng không ngoại lệ, như blogger Thái Bá Tân viết:
-‘Vâng. Tôi đúng là một người như vậy. Một người Việt xấu xí. Xấu nhất trong tất cả những người Việt xấu xí! Thủ phạm và là nạn nhân của những cái xấu tôi vừa nói. Tôi là một tên khốn nạn được ca ngợi, được tâng lên thành anh hùng... Xin lỗi, suýt thành anh hùng’… Nói đoạn ông cúi đầu. Và khóc không thành tiếng...
Vâng. kẻ khôn thì luôn hoài nghi về cái... khôn của mình, kẻ ngu thì luôn cho mình là khôn, vì thế, ta nên làm 'kẻ hoài nghi' vậy, hihi... 

Nhưng thôi, tôi quay lại chủ đề chính vậy.

Người Tàu hay người Mỹ như thế nào?

Nếu tôi nói tôi thích Mỹ hay thích Tàu thì có bạn sẽ hỏi, hay tôi tự hỏi, ‘anh chơi với người Tàu/Mỹ khi nào mà nói thích hay ghét Tàu/Mỹ?’. Có chứ, tôi có làm việc với vài người Mỹ, nhưng tôi nói chuyện với nhiều người Tàu hơn.
Tôi cố nhớ lại là tôi có ngồi trên máy bay trực thăng với lính Mỹ (tản cư năm 1965), có học tiếng Anh với một ‘thằng’ lính Mỹ còn trẻ măng, có quan sát một thằng lính Mỹ khác đến thăm lớp học…; rồi khi trên 40 tuổi, tôi mới làm việc với một đoàn bác sĩ mổ hàm ếch (smile operation) đến từ Mỹ, rồi với một bà tiến sĩ người Mỹ…, nhưng ấn tượng nhất là việc tôi gặp một xếp người Mỹ, câu chuyện như sau:
Một hôm, nàng (người Pakistan, theo đạo Hồi) rủ tôi cùng đi ăn cơm tối, nhưng vừa ra khỏi thang máy thì chúng tôi gặp một người Mỹ - Tổng giám đốc của một tập đoàn cà phê, ông ta liền niềm nở mời chúng tôi cùng ăn tối với ông, tôi nhìn vào ánh mắt của nàng để hỏi ý kiến, nàng liền từ chối:
-No, thanks, we’re busy in... (Không, cám ơn, chúng tôi bận...)
Lát sau, nàng thì thầm vào tai tôi là:
-Em rất ghét người Mỹ...
Tôi cố nhớ lại là tôi đã từng đánh nhau (giỡn) với một sinh viên người Tàu học cùng lớp, đã từng học Quản lý dự án’ từ một ông thầy Tàu, đã từng đánh bóng bàn với 2 người Tàu và nói chuyện với một lái xe taxi người Tàu (ở Malaysia); rồi mấy năm gần đây, tôi đã từng có cảm tình với ít nhất 2 cô gái Tàu (nhưng chúng tôi chưa... đến với nhau), đã nói chuyện với một cán bộ cầu đường (cầu Cần Thơ) người Tàu, và dưới đây là một câu chuyện có thật:
Tại Kuala Lumpur, tôi có đánh bóng bàn (đánh đôi) với 2 người Tàu..., họ trông có vẻ bình dân/vui tính lắm, và họ nói:
-Chúng tôi biết rằng dân Sài Gòn đánh bóng bàn giỏi lắm.

Rồi tôi có đi taxi, lái xe lại là 1 người Tàu, anh ta có nói:
-Ủa, tôi tưởng là ở Việt Nam (1997) vẫn còn có chiến tranh chứ!...

Vâng, trừ chuyện người Hồi giáo ghét người Mỹ, cá nhân tôi, tôi thấy người Mỹ chả có… vấn đề gì. Và trừ chuyện tôi có mất… cảm giác với một cô gái Tàu, tôi cũng thấy người Tàu chả có vấn đề gì. NHƯNG...
Thật là thú vị các bạn ạ, tôi hay đi đây đi đó, có ‘tiếp xúc’ với cả ngàn người, thôi, nói trăm người cho dễ, thì 100% số người đều ủng hộ theo Mỹ, có nghĩa là tuyệt đối không có ai ‘theo Tàu’ (trừ mấy ngài chưa bị lộ!), thiệt. Thật vậy, mỗi cái tôi cho 5 ví dụ thôi, về theo Mỹ như ‘sẵn sàng trãi thảm mời Mỹ vào’ (một nữ giám đốc), ‘Mỹ vậy chứ rất dân chủ’ (một nhà viết chính luận), ‘Mỹ rất sòng phẳng’ (một doanh nhân), ‘Mỹ chỉ làm kinh tế chứ không xâm lược’ (một blogger), ‘Mỹ có thể chơi TQ vào bất cứ lúc nào’ 
(một nhà bình luận xã hội)…; về không theo Tàu như ‘tôi ghét Trung Quốc lắm’ (chị Hai làm vườn), ‘ăn đồ Tàu vô coi chừng chết’ (chị Hai làm vườn), ‘chơi với ai cũng được, trừ TQ’ (một nữ giám đốc), ‘xin nhắc lại, em rất ghét bọn TQ’ (Violet), ‘TQ đánh vô thì em chết, nhà nước còn làm không được, em làm được gì’ (một tiếp viên nhà hàng), ‘TQ là một anh nhà giàu bẩn tính’ (nhà thơ Trần Đăng Khoa)…

Vậy ý tôi ra làm sao?

Thực ra, trước đây, tôi thích triết lý, truyện/phim kiếm hiệp hay dã sử, phim xã hội đen, truyện ngắn đương đại… của Tàu (Hồng Kông, Đài Loan) như cuốn Nam hoa kinh, phim Thiên long bát bộ, Sở Lưu Hương, Bao Thanh Thiên, Hoàng Phi Hồng, Hồ sơ trinh sát, Thần bài… đến nỗi mà cách đây 2-3 năm, tôi còn viết nhiều bài có liên quan đến… Tàu, híc.. híc… Mãi cho đến khoảng năm 2010-2011 khi mà sự kiện Trường Sa - Hoàng Sa gây chấn động dư luận, tôi mới thay đổi ‘ý kiến’ và viết bài đầu tiên là ‘Tiêu Phong và Trường Sa-Hoàng Sa’ (đường dẫn bên dưới) nhằm nói lên thái độ… chính trị của mình: TQ là kẻ ỷ lớn hiếp bé, không phải là ‘anh hùng’…
Ngày qua ngày, sự kiện Giàn khoan HY 981 như đã thức tỉnh người dân Việt sau hơn 1000 năm (kể từ thời Ngô Quyền), mặc dù nói ‘Tàu là thâm’ nhưng vẫn ‘chơi’ với họ và cuối cùng là bị họ xỏ mũi'. Đối với đa số người Việt, dường như s
ự kiện này lớn hơn vụ 2 quả bom nguyên tử thả xuống Nhật năm 1945!, mà làm cho các vụ ‘chiến tranh biên giới phía bắc 1979-1989’, ‘các cuộc đột nhập của TQ vào VN thông qua các dự án đầu tư có ý đồ', vụ ‘đường lưỡi bò và lấn chiếm các đảo trên biển Đông’… bùng nổ, đặc biệt là hành vi xấu của các thương lái Tàu + thái độ khinh thường VN trên báo chí của Tàu + ‘cấm vận’ báo chí/website VN + bộ mặt kiêu căng của các ông… mà làm cho 90 triệu người dân Việt cảm thấy bị xúc phạm và trở nên vô cùng dị ứng với cái mà được họ gọi là ‘Tàu khựa’: một tí tình cảm còn sót lại của người Việt đối với tập đoàn Tàu khựa này đã hoàn toàn biến mất!
Còn Mỹ có làm như thế không? Mỹ không có tranh chấp Biển Đông với ta, ăn hiếp ngư dân ta, đưa ‘thương lái’ qua lừa dân ta, không xỉ vả ta trên báo chí, không quy ‘thế lực thù địch’ khi có ai đó có thái độ chính trị, đặc biệt là các ngoại trưởng Mỹ như Hillary Clinton, John Kerry đã tỏ ra rất lịch sự với ta… Đặc biệt hơn cả là, thông qua phim ảnh, báo chí, bầu cử/ứng cử… (mà là một sự phản ánh hiện thực dưới nhiều hình thức), ta thấy chính phủ Mỹ có thái độ rất tôn trọng đối với người dân, còn dân Mỹ ăn nói ngắn gọn nhưng đầy triết lý, lại có thái độ rất ‘độc lập’ và không hề thấy có biểu hiện can thiệp vào nội bộ của VN (còn trên phạm vi toàn cầu là một chuyện khác), hơn nữa, Mỹ là một nước hùng mạnh nhất trên thế giới, tôi không nói dài dòng, mà chỉ nói:
-Một dân tộc hùng mạnh thì phải có một nền triết học hùng mạnh.

'Theo’ ai?

So sánh giữa TQ và Mỹ, cả về mặt ‘quyền lực cứng’ lẫn 'dân chủ', tôi xin nêu ra sau đây vài dòng:
-Trong nhiều khía cạnh, Trung Quốc đứng ngang hàng với các quốc gia có thành tựu thấp, và ít được kính trọng trên thế giới… Năm 2014, Freedom House xếp hạng Trung Quốc thứ 183 trên tổng số 197 quốc gia về tự do báo chí’ (David Sambaugh)… Chỉ số Gini (để đo độ bất bình đẳng xã hội, với 0 là bình đẳng hoàn toàn, 1 là bất bình đẳng hoàn toàn) nằm gần mức 0.5 là mức cao nhất thế giới’… 'Số bài viết trong mọi ngành khoa học của Trung Quốc được trích dẫn là 4%, so với Mỹ là 49%' (David Sambaugh)… GDP ‘trên đầu người’ của Trung Quốc khoảng trên 6000 USD, kém Mỹ là 7,66 lần, và kém Nhật là 5,97 lần (NGLB)…
-‘Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet - tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu… Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân’… ‘Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc.’ (Lý Quang Diệu)
... Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của Trung Hoa trong vài thập niên qua, thực sự chỉ do Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật sai lầm đầu tư quá trớn vào Trung Hoa và thiếu suy nghĩ cho các hậu quả tương lai. Nhưng Trung Hoa không thể so sánh với Hoa Kỳ về phương diện tiến bộ kỹ thuật, chỉ biết học lén, ăn cắp và lường gạt các nhà đầu tư ngoại quốc. Nên hiện nay kinh tế Trung Hoa đã chậm lại và nhiều phần sẽ đi vào suy thoái nặng trong tương lai. (‘Vũ khí chiến lược dầu hỏa’, Nguyễn Đình Phùng)
…Khi tôi đang lưỡng lự là ‘theo ai’ thì tôi thấy có một ‘Thủ tướng’ tư vấn rằng:
-Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ. (Lý Quang Diệu)
Bạn Hung Phi thì bình rằng:
-Không cần lý tưởng gì rốt ráo, em theo Mỹ!
Còn bạn Nguyễn Thu thì bình rằng:
-Tính xấu của người Việt đã rõ mười mươi, chỉ trừ những người có óc dân tộc và bảo thủ thái quá mới không chịu nhìn nhận và vất bỏ nó. Riêng chuyện theo Tàu hay theo Mỹ, Nguyễn Thu rất ‘kết’ cái kết luận của anh bằng các nhận xét (sẵn sàng trãi thảm mời Mỹ vào’, ‘Mỹ vậy chứ rất dân chủ’, ‘Mỹ rất sòng phẳng’, ‘Mỹ chỉ làm kinh tế chứ không xâm lược’, ‘Mỹ có thể chơi TQ vào bất cứ lúc nào’…) từ nhiều người dân.
Tôi mới trả lời rằng:
-UI, MÌNH THÍCH BẠN.

(HẾT)
---------
Các nguồn có liên quan:
-Ảo tưởng về sức mạnh của Trung Quốc, David Sambaugh, http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/07/ao-tuong-ve-suc-manh-trung-quoc.html
-Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ, Lý Quang Diệu, http://saigondiemtin.blogspot.com/2014/11/chi-co-ke-ngu-moi-chong-hoa-ky.html
-Thái Bá Tân, https://www.facebook.com/tan.thaiba/posts/417132488387032
-'Thoát Trung hay thoát ảo', NGLB, http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/09/thoat-trung-hay-thoat-ao-phan-2.html
-Tiêu Phong và Trường Sa-Hoàng Sa, http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/08/40-tieu-phong-va-truong-sa-hoang-sa.html
-Trung Quốc không thực sự mạnh, NGLB, http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/07/17/trung_qu_c_khong_th_c_s_m_nh
-VIỆT NAM - MỘT DÂN TỘC TỰ ÁI ĐẦY MÌNH (saumietvuon), xem lời bình số 7, http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/11/12/tinh_x_u_c_a_ng_i_vi_t

22 nhận xét:

  1. hairachgia [Blog Tiếng Việt] Email 15.11.14@18:09
    Bài viết rất thú vị. Nhưng thấy nhột. nhột thật tình vì mình cũng dính lắm thứ ngu không thể gỡ bỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kẻ khôn thì luôn hoài nghi về cái... khôn của mình
      Kẻ ngu thì luôn cho mình là khôn
      Vì thế, ta nên làm 'kẻ hoài nghi' vậy, hihi...
      Thank anh.

      Xóa
  2. Bóng mặt trời loang trên hoang biển
    Tôi là... vầng dương với hào quang lấp loáng!
    Như chiếc đèn cù
    Nhìn đời qua ảnh ảo
    Tôi quay, tôi quay, tôi quay...
    Rồi chỉ là cái bóng rụng - cuối chiều
    Mà chả bao lâu nữa
    Sẽ chìm vào biển cả
    Lạnh lùng, đen tối, cô liêu
    Tôi tìm tôi hay tôi tìm số phận?
    Tôi đi rồi
    Câu hỏi chả còn đâu...

    Trả lờiXóa
  3. Sắc thu tàn, có phải chăng?
    Mà sao đôi mắt vãn long lanh nhìn?
    Giọt thu buồn, có phải không?
    Mà sao dáng đứng vẫn cong cong tình?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chiều quê cũ đến Hà Tiên
      Đi tìm cái ấm, dừa nghiêng nghiêng chào
      Chiều đã hết, tối tìm ai
      Cái ôm năm ấy, còn lai rai... tình

      Hihi..., bỗng nhớ kỷ niệm Hà Tiên mấy lần.

      Xóa
  4. LƯU TƯ LIỆU:
    Đầu óc "KHÔNG BÌNH THƯỜNG"?!
    * KIẾN GIANG
    Ông tàu ngầm vừa xuất khẩu 5 chiếc tàu ngầm sang Malaysia tháng trước, ông máy bay hai lúa vừa trở về từ Campuchia với Huân chương đại tướng quân. Cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều nói với Một Thế Giới: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác.
    Họ đành ngậm ngùi xuất ngoại vì ở Việt Nam, họ không có đất dụng võ. Câu hỏi đặt ra: Điều gì đang khiến chất xám của các nhà khoa học ngậm ngùi xuất ngoại?
    Đó là sự ngờ vực và nghi kỵ lớn đến mức khi khởi sự, cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều không ngờ đến. Ông Trân mất 6 năm làm tàu ngầm, ông Hải gần 10 năm làm trực thăng ở trong nước. Nhưng đáng buồn là không ai tin cả hai ông làm được.
    Thậm chí nhiều người dè bỉu, nói đầu óc hai ông "không bình thường". Ông Hải nói nhiều lúc rất nản, người bình thường dè bỉu một, nhà khoa học chê bai mười. Buồn nhất là rất nhiều nhà khoa học không hề có phát kiến gì cũng lên tiếng chỉ trích.
    /Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu
    gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ.
    Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài,
    đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ
    nhưng chưa làm nổi... con ốc vít/.
    Ở nước ngoài, ông Hải được khuyến khích làm bất cứ việc gì, từ người bình thường đến lãnh đạo nhà nước đều nhiệt thành ủng hộ. Ở trong nước, nhiều người đố kỵ ra mặt. Có người nói thẳng: “Ông chế hay nhưng đừng chế nữa”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tiếp)
      Ông Trần Quốc Hải làm người hùng ở Campuchia.
      Trong nước, ông nói: Buồn lắm!
      Còn tàu ngầm của ông Trân, chẳng ai ngó ngàng gì đến. Kể cả khi doanh nghiệp nước ngoài đặt mua tàu ngầm. Ông buộc lòng để đứa con tinh thần của mình ngậm ngùi xuất ngoại.
      Đối tác mua tàu ngầm của ông Trân được Chính phủ Malaysia tài trợ đề án khoa học trị giá gấp hàng chục lần giá mua tàu. Ông Hải muốn sang Campuchia làm máy bay, chính phủ nước bạn hỗ trợ động cơ.
      Trong khi ở trong nước, họ một mình lụi cụi trong nhà xưởng chật hẹp, không hỗ trợ khuyến khích. Cả hai phải tự bươn chải, làm đủ việc để có kinh phí theo đuổi đam mê của mình.
      Sáng chế hoàn thiện, lại phải chạy vạy khắp các cơ quan ban ngành xin giấy phép thử nghiệm, làm hồ sơ xin bằng sáng chế đến nay vẫn chưa được cấp.
      Không phải là Việt Nam không có ngân sách khuyến khích sáng tạo khoa học. Nhưng việc nặng nề hành chính khiến những người như ông Trân, ông Hải... gần như bị “cô lập”. Không phải các ông không đủ sức lập đề tài khoa học nhưng sẽ có người đặt vấn đề tư cách khi các ông đề đạt.

      Ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên của Việt Nam và đã thực hiện dự án tàu quân sự, nói: “Sau khi thử nghiệm sản xuất được tàu ngầm cho du lịch và quân sự, tôi khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm quân sự!”.
      Hành chính hóa khiến đội ngũ làm khoa học ở nước ta xem việc sáng chế như một đặc ân của riêng mình. Điều đó làm nảy sinh tâm lý không coi trọng hoặc phủ nhận thành công của người
      Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... một con ốc vít.
      Ở một nước nông nghiệp, nhưng gần như tất cả máy móc đều nhập khẩu, còn lại do chính những người nông dân sáng chế. Từ máy tuốt lúa đến gặt đập, từ máy diệt rầy đến máy gieo trồng... đều từ tay nông dân làm ra, không hề có bóng dáng của nhà khoa học!?
      Trong khi những phát kiến lớn như tàu ngầm ông Trân và máy bay ông Hải không những không được hỗ trợ mà còn gặp quá nhiều rào cản từ thủ tục và định kiến của các “nhà khoa học”.
      Nói cho cam, ông Hải làm máy bay ở Việt Nam, được tặng một bằng khen rồi khuyên...đừng làm nữa. Ông xuất ngoại làm xe bọc thép được đối xử như một vị tướng quân thật sự ở Campuchia.
      Nhưng ông nói, đó không phải là điều khiến ông muốn xuất ngoại. Cái làm ông phấn khích là làm khoa học ở Campuchia rất sòng phẳng, không cần biết anh là nhà khoa học hay nông dân. Cứ có sáng chế là được công nhận. Không có kiểu nhà khoa học trắng phát kiến và chuyên quản lý hành chính như xứ mình.
      Từ chuyện tàu ngầm đến xe bọc thép, dễ thấy chính sách khoa học ở ta rất ì ạch, cứng nhắc và lạc hậu. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến "chảy máu chất xám" ngày một báo động.
      Không có khoa học chính danh hay khoa học ngoài luồng. Điều xã hội cần là những sáng chế phục vụ con người. Hãy tôn vinh sáng chế để khuyến khích khoa học thay vì hành chính hóa việc làm khoa học chỉ để phục vụ "những cái đầu sáo rỗng".
      K.G/Motthegioi

      Xóa
  5. Quan Do (Facebook) The problem with the world is that the intelligent people are full of doubts while the stupid ones are full of confidence.
    5 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn nạn của nhân loại là người thông minh luôn nghi ngờ trong khi kẻ ngu ngốc lại luôn tin tưởng, Charles Bukowski
      (Mình đã sử dụng tư liệu của bạn vào số 2. nói trên, thanks.)

      Xóa
    2. Người khôn đầy những nghi ngờ
      Người ngu đầy những ngu khờ tự tin
      (Charles Bukowski)

      Xóa
  6. Tính xấu của người việt đã rõ mười mươi, chỉ trừ những người có óc dân tộc và bảo thủ thái quá mới không chịu nhìn nhận và vất bỏ nó.
    Riêng chuyện theo Tàu hay theo Mĩ. NT rất kết cái kết luận của anh bằng các nhận xét của nhiều người .
    ‘sẵn sàng trãi thảm mời Mỹ vào’ (một nữ giám đốc), ‘Mỹ vậy chứ rất dân chủ’ (một nhà viết chính luận), ‘Mỹ rất sòng phẳng’ (một doanh nhân), ‘Mỹ chỉ làm kinh tế chứ không xâm lược’ (một blogger), ‘Mỹ có thể chơi TQ vào bất cứ lúc nào’…; về không theo Tàu như ‘tôi ghét Trung Quốc lắm’ (chị Hai làm vườn), ‘ăn đồ Tàu vô coi chừng chết’ (chị Hai làm vườn), ‘chơi với ai cũng được, trừ TQ’ (một nữ giám đốc), ‘xin nhắc lại, em rất ghét bọn TQ’ (Violet), ‘TQ đánh vô thì em chết, nhà nước còn làm không được, em làm được gì’ (một tiếp viên nhà hàng), ‘TQ là một anh nhà giàu bẩn tính’ (nhà thơ Trần Đăng Khoa)…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình... thích bạn NT (cười),
      cám ơn nhiều nhé, CN vui vẻ nhé.

      Xóa
    2. Thu Nguyễn 07:02 Ngày 16 tháng 11 năm 2014
      NT rất thích những bài viết của anh, vì nó chứa nhiều triết lí, mang tính chất tổng hợp của những vấn đề lớn, những nhìn nhận trung thực và không chiều hướng. Nó mở ra những khoảng trời không đóng khung, giúp người đọc tự đúc kết cho những nắm bắt của riêng mình.
      Đó là những điều hay, song cũng ít nhiều gây khó cho những người đọc bình dân như NT, hehe,,,,
      Rất cám ơn anh. Nguyễn Thu vừa thấy phần 2 của bài viết. Rất hi vọng được nghiên cứu.
      À, mà quên. NT cũng đã đọc bài viết của anh Sáu rồi. Rất tuyệt anh ạ.

      Xóa
  7. Không cần lý tưởng gì rốt ráo, em theo Mỹ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ha..ha..., khẳng khái, mình vote cho bạn PH 1 phiếu, mình sẽ đưa lời bình này vào bài viết nhé, tks.

      Xóa
  8. Quan Do (Facebook)
    Nhà Gom Lá Bàng ơi, ta dùng chử tính xấu hay tật xấu?
    14 phút trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mĩnh nghĩ là nên dùng chữ tính (tính = tính chất, là thuộc tính cơ bản, là biểu hiện quyết định của bản chất, còn tật (tật nói lắp) là các hiện tượng nhỏ của tính chất mà tiếng Anh có dùng tiếp đầu ngữ là SUB-, thân.

      Xóa
  9. Quá chuyên nghiệp về cách nhìn , viết và đánh giá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. UI, cám ơn CSM nhé, LB đang bận... viết bài mới, chúc ngày mới ngọt ngào.

      Xóa
  10. Rooiff sẽ có lúc tư tưởng của người VIỆT được thăng hoa anh ạ -cứ chờ ,chỉ còn vấn đề thời gian thôi-

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã viết bài 3 (entry 615), sẽ đăng sau, trong đó... sẽ giải quyết hết mọi vấn đề (cười). Cám ơn bạn nhé.

      Xóa