Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

617. Thượng đế vẫn còn... sống!

LTS: Rất khó để đặt tên cho bài viết này, nên tôi tạm đặt tên như vậy (tôi nghịch lắm). Ngoài ra, trong bài viết, tôi dùng từ phật/chúa/thượng đế (không viết hoa, vì chúng chỉ là các khái niệm chung), và quan điểm của bài viết có vẻ duy tâm, nhưng nó lại rất... duy vật, và rồi, duy tâm hay duy vật không quan trọng.

Sóng biển vào ra chốn phù vân
Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
Nó giống đời ta, có phải chăng!
*
Tôi là gió hay tôi là mây
Tôi chính là bọt sóng đây này
Hôm nay tôi ngắm dòng sông rộng
Mai mốt sông còn, tôi ở đâu?

Dạo này, tôi hay ngắm dòng sông, và còn ngắm từng sự vật như: những cảnh đời, những người qua lại, các loại cây lớn nhỏ, hoa lục bình, hoa lan, con mèo, con chó, con cá, con kiến, thậm chí là hạt bụi…, và tôi thấy là CHUNG QUANH TA CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ RẤT LÀ BÍ ẨN.
Tôi không có tham vọng thành Phật, bởi vì tôi không thể thoát khỏi thất tình lục dục, tôi cũng không có thể như Chúa, bởi vì tôi không thể có đủ đức hy sinh và tâm hồn bác ái, và tôi cũng không thể ngồi bên… thượng đế bởi vì ngài không trực tiếp cho tôi biết bất cứ cái gì về ngài cả, mặc dù chắc chắn là ngài có thật, nên tôi chỉ cố tìm ra cái bí ẩn của cuộc sống.

Trong bài viết này, trên cơ sở suy nghiệm được, tôi sẽ… trả lời một số vấn đề sau đây:
  1. Ta có thật không?
  2. Thế giới/vũ trụ  này có thật không?
  3. Tại sao đức Phật phải từ bỏ tất cả để ngồi dưới gốc cây bồ đề?
  4. Tại sao đức Chúa sẵn sàng chết?
  5. Tại sao Nietzsche tuyên bố ‘Thượng đế đã chết’?
  6. Tại sao quan điểm của Karl Marx lại phải là duy vật?
  7. Tại sao nhiều nhà văn/nhà thơ, nhà trí thức lớn… phải tự tử?
  8. Tại sao nhân loại vĩnh viễn có chiến tranh?, v..v…
1. Ta là những con robot

Tôi có biết loài người đã chế tạo ra những con robot như: robot công nghiệp, robot vũ trụ, robot lái máy bay, robot y tế, robot thông tin, robot dịch thuật, robot cảnh sát giao thông, robot nội trợ, robot bảo vệ, robot làm vườn…, mà chúng có nhiều tính năng vượt xa con người, và tôi cũng thừa biết là một ngày nào đó, chúng sẽ như con người với đầy đủ đau khổ và hạnh phúc như: tình yêu, tình dục, sinh con đẻ cái, thế giới tâm linh/tôn giáo, khát vọng, tham vọng…
Tôi nghe con tôi kể là có ‘kẻ’ nào đó đã chế tạo ra 6,5 tỉ con robot với đầy đủ tính năng của con người, và cho chúng sống trong thế giới ảo, và chúng hoàn toàn tưởng là ‘thật’, mà trong số chúng, có vài con robot 'bị lỗi' và biết là mình đang sống trong thế giới ảo, nên đã tìm cách thoát ra khỏi thế giới ảo này, nhiều kẻ đi tu, 'nổi loạn', thậm chí... tự tử, và một số trở thành phật hay chúa (trong phim ‘Ma trận’ gọi là NEO = đấng cứu thế).

…Xem sơ qua phim này và vài bài viết trên mạng, tôi có hỏi con tôi:
-Con là một con robot, và chúng ta đang sống trong một thế giới ảo, đúng không?
Con tôi im lặng một tí, rồi trả lời:
-ĐÚNG.

Tôi còn nói tiếp là điều này do trước đây ba đứng bên dòng sông mà nghĩ ra, chứ không phải là bị sự tác động của phim này (xem bài 'Xin trả thế nhân này cho thế nhân', đường dẫn bên dưới).

2. Chúng ta đang sống trong một thế giới ảo

Ngày xưa Romeo và Juliet, Dương Quá và Tiểu Long Nữ, Phạm Thái và Trương Quỳnh Như… đã tự nguyện rời bỏ thế giới ảo này để tìm về ‘thế giới thật’. Ngày xưa có Đại luân minh vương Cưu Ma Trí, tu hành mấy chục năm, được nhân dân nước Thổ Phồn (thuộc Tây Tạng ngày nay) tôn xưng là Phật sống, nhưng đế cuối đời, ông mới nhận ra mình là ‘ác tăng’ (truyện Kim Dung)…
Có những người suốt đời theo chế độ này, chế độ nọ, lãnh tụ này lãnh tụ nọ, rồi đến cuối đời mới ‘vỡ mộng’: cuộc đời này vốn không phải là ảo mộng hay sao?
Gần đây, tôi có đọc các bài viết nói về ‘đại gia’ Lê Ân, ca sĩ Bảo Yến…, nếu họ không nói đời là phù du thì cũng nói là hư ảo (vô thường)…
Sở dĩ nhạc Trịnh là hay, vì ông ‘chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo’, còn tôi cũng tâm sự: 

Lá đâu rơi xuống bên thềm
Cô đơn rơi xuống chạm nền hư vô
Mắt nhòa tưởng bóng em vào
Tưởng trăng mềm mại, tưởng sao... rụng rời

Tôi thường suy nghĩ về vụ ‘máy bay MH 17’ (Malaysia, bị bắn rơi ngày 17/7/2014, với 298 hành khách đều bị chết), tôi đặt vấn đề là giả sử trên có có 1 nhà sư, 1 cha nhà thờ, 1 tín đồ Hồi giáo, 1 chính trị gia, 1 Bin Laden…, thế thì có ai thoát khỏi đại nạn đó không?, ‘ở hiền có gặp lành' không?, ‘ác giả có ác báo’ không?,  hay ở đây hoàn toàn không có vấn đề thiện ác???.

Bức tranh cho toàn thế giới/vũ trụ cũng vậy thôi, ‘ngài’ không quan tâm, lý do: chúng ta đang sống trong một thế giới ảo.
Và ai đã sản sinh ra ta (các robot) và cái thế giới ảo kia? CHÍNH LÀ NGÀI.



3. Đi tu phải cạo trọc đầu?

Trong một phim của Hollywood! (tôi quên tên rồi, để nhớ sau), có một tay da đen (người Pháp!) bị chìm tàu, được cứu sống, và được một nhà sư Thiếu Lâm điểm ngộ, vì y có thiên tính để trở thành một cao thủ bậc nhất về võ học. Hôm đó, trước khi cạo trọc đầu y để nhận làm đệ tử, nhà sư nói rằng: ‘mọi thứ mà con nhận thức được trên thế gian này xuất phát từ 5 giác quan (five senses) - thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác (mắt, tai, mũi, lưỡi và da), nên chúng đều là hư ảo’, ‘khi con xuống tóc đi tu, tức là con đã chấp nhận bỏ cái trần thế này lại sau lưng’… (tôi không nhớ hết, nhưng bên Tây nói như vậy là đủ khái quát về triết lý của nhà Phật rồi, tại sao phải nói nhiều!)... Sau này, nhờ được đào tạo về ‘tính khắc chế’ trong các sự vật, mà biết được các tử huyệt trong cơ thể người, nên y đã đánh thắng được một tay ‘mình đồng da sắt’ (còn được gọi là 'Thiết bố sam' hay 'Thần công kim cương bất hoại thủ')…
Tôi cũng được nghe nói một số về lý thuyết Phật học, như: ‘Lục căn (hay lục thức): nhãn, nhỉ, tỳ, thiệt, thân và ý, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, da và ý tưởng/tư tưởng; Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, tức là màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác từ lưỡi (xúc giác) và sự lưu lại những cảm nhận đó; Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức, tức là thân xác, cảm thụ của thân xác, ghi nhận cảm thụ đó, tiền đề/xuất phát của hành động và nhận thức được sự khác biệt’, vân vân và vân vân. Tuy nhiên, tôi không… tôn trọng những ai nói thiền hay phật mà cái gì cũng bảo là 1,2,3,4,5,6…, vì bản chất của sự vật là ở định tính chứ không phải định lượng, và vì những kẻ đó chỉ ‘giác’ chứ không ‘ngộ’.

Tôi cơ bản… đồng ý với tư tưởng của Phật học, nhưng trên ông Phật là cái gì? (ai sáng tạo ra vũ trụ, loài người… chẳng hạn). Với suy nghĩ của tôi ở trên, tôi đã giả định rằng Phật là một… con robot ‘bị lỗi’, ngài thấy được tận gốc là mình đang sống và bị 'không chế' trong thế giới ảo, nên tìm cách thoát ra khỏi thế giới ảo đó (rời nhân thế), thông qua một ngộ thức siêu việt: NGỘ KHÔNG.


4. Cái ‘link’ của đấng tạo hóa

Hôm trước, tôi có đi dự đám cưới tại một nhà thờ (ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), ở đó, ai cũng nghe câu ‘sự gì Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không thể phân chia’, nó vừa có tính thực tiễn, cụ thể và… tương đối, nhưng nếu nhìn về xuất phát điểm của loài người và tầm xa của nó, thì nó… tuyệt đối đúng, lý do: đó là tình khúc âm dương, hay nói một cách... bác học thì đó là cái ‘link’ để vạn vật hiện hữu. Nhưng khi tổ chức đám cưới tại nhà, vào thời điểm G - khi mà người cha bàn giao đứa con gái cho nhà trai, thì ông ta - mặc dù có tính rất thoáng và… nghịch - bỗng ràn rụa nước mắt và không phát biểu nên lời (mà làm nhiều người cùng cảm động), vì khi đó bỗng một cái gì đó vô cùng thiêng liêng xuất hiện trong tiềm thức của con người, vâng, cái ‘link’ của đấng tạo hóa đã xuất hiện, đó là tình mẫu tử/tình phụ tử, hay rộng hơn, là tình yêu.
Tại sao vậy?

Vì con người hay nói đến bất tử, chưa nói gì đến thiên đường hay niết bàn xa xôi hư ảo, bất tử chính là sự truyền tính của con người, mà dưới một giác độ nào đó, con người không chết đi, mà bất tử trong đứa con của mình, rộng hơn là bất tử trong người khác. Vậy đức Chúa, theo lý thuyết, đã lấy máu của mình (hy sinh) để rửa tội cho những đứa con của mình mình (loài người) và hoài mong chúng được sự sống đời đời (!), nhưng trên hết, sở dĩ ngài được đa số nhân loại tâm phục khẩu phục là bởi vì, hoàn toàn không khác với 'phật tính', ngài đã thấy đời là hư ảo: ‘ngươi là cát bụi và sẽ trở về với cát bụi’.

5. Chớ cho rằng ông tiến sĩ kia có đầu óc kém các Mr. Nietzsche’s

Còn ông Nietzche? Đối với ông, tôi nghĩ rằng mình nên nói cái cảm-nhận-thực-tại của mình là… tốt hơn, vì nếu nói kiểu sách vở thì người ta đã nói rồi (nghe hoài, khổ quá, nói mãi!), còn nếu nói theo kiểu VN - như Phạm Công Thiện và các fan của Niezsche, với các từ như ‘ngu xuẩn, súc vật, hạ đẳng’, thì nghe không lọt lỗ tai, vì cách nói của người Việt với đầy tính hoang dã và tràn ngập tính ‘nhất’, thì khác hẳn với xuất phát điểm của ý niệm của Nietzsche, và vì vậy, có không ít kẻ đã nói ‘tôi không cần Nietzsche’, ‘tôi không biết Nietzsche thì tôi cũng chả chết’…, và thực ra, đối với đa số người, cụ thể là các blogger, thì vai trò của Nietzsche trong tâm tưởng họ nhiều khi kém hơn (!) Lão-Trang, Hemingway, Kim Dung, Osho, Einstein, Đỗ Long Vân, Bùi/Trịnh… Trong một đám cưới mới đây, tôi thấy khuôn mặt và hành động của những người khác có vẻ rất ‘phàm tục’, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi là ‘thánh’ mà là ‘kẻ kỳ lạ’ (stranger), thậm chí… kỳ cục, và lúc đó tôi nghĩ rằng Nietzsche và các hậu bối của ông chưa chắc gì đã là ‘thượng đẳng’!
Người ‘thuận’ ông trời thì ta đã biết nhiều rồi, còn người ‘nghịch’ ông trời thì cũng không ít, 50/50, hên xui. Kim mao sư vương Tạ Tốn trí tuệ đầy mình, vì nghịch cảnh vô cùng khốn nạn của gia đình mà đã ‘hạ bệ’ ông trời, bằng cách ném đá ông trời và kêu ổng là ‘lão tặc thiên’ (truyện của Kim Dung)…
Cách đây mấy năm, có một ông 'Tiến sĩ kỳ lạ' ghé nhà tôi, ổng tâm sự rằng thời nhỏ, ổng mãi quỳ trước tượng Chúa, thấy rất khó chịu, nên lớn lên, ổng không muốn phục tùng ‘ngài’ nữa, mà muốn sống bằng (các) hành động: ăn nói, chém gió/ném đá, ’cà khịa’, say xỉn (kiểu Dionysus), hoặc đảo lộn mọi giá trị (hay khinh thường mọi giá trị 'ảo' của thế nhân kiểu 'Lão đông tà Hoàng Dược Sư', và mình cũng loanh quanh đâu đó!)... một cách hoàn toàn thoải mái để tỏ ra ‘ngang cơ với thượng đế’, mà lý do chính có lẽ là ‘vì ngài chỉ là một bản photocopy của con người từ thế giới tự nhiên mà không có ‘công chứng’ (NGLB), thiết nghĩ cái ý tưởng này không khác gì mấy so với ông Nietzsche, với điều kiện là chớ cho rằng ông tiến sĩ kia có đầu óc kém các Mr. Nietzsche’s...

6. Tinh túy của chủ nghĩa duy vật…

Con người thì có nhiều loại, loại thì chuẩn mực, mô phạm, làm việc có khoa học, loại thì tính toán lợi hại, cẩn thận, chỉn chu đâu ra đó, loại thì lãng mạn, bay bỗng, có thể ‘hư vô’, loại thì hoang dã, chơi tới bến, thường không biết trời đất là gì, thường kèm theo tính ‘đồng bóng’, hứng đâu làm đó, khó lòng mà biết trước người đó sẽ làm cái gì, loại thì cam chịu, và có thể, ‘dựa lưng’ thần thánh… Tất nhiên không có một con người nào chỉ thuộc về một loại, mà có thể có tính cách của nhiều loại nói trên, nên mỗi loại đều có thể là bác học, triết gia, nhà tu hành, nhà giáo, nhà quân sự, nhà chính trị, nhà kinh doanh, nhà văn/thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà ‘chém gió’, nhà ‘đau khổ’, nhà ‘cô đơn’, thậm chí là nhà ‘nghèo’… Và loại người nào cũng có thể đau khổ hay hạnh phúc. Lưu ý rằng tính thiện hay tính ác đều có trong và không phụ thuộc vào mỗi loại người.

Có thể, với những người theo Marx, loại ‘hoang dã’ và ‘tùy hứng’ (hay ta thường gọi là ‘tự phát’) rất được chú tâm, vì tính cách của họ, chưa chắc đã đau, nhưng phần nhiều là khổ. Loại người này chiếm khoảng 3/4 thế giới, đặc biệt là ở những nước chưa có nền dân chủ pháp trị (‘thường’ là vô pháp vô cương), đa phần là ở khu vực Trung Đông, châu Phi, châu Á (Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam…).

Có thể, những người theo Marx cho rằng loại người ‘tự phát’ và ‘khổ’ này, là có thể cải tạo được, ở (những) thể chế với những điều kiện:
-không có sùng bái cá nhân
-không độc tài
-có một nền dân chủ pháp trị tuyệt vời
-có một nền công nghiệp phổ biến, và đặc biệt là
-tôn trọng những giá trị tinh thần (chứ không phải tiền bạc)…

Và có thể, những điều kiện này, theo tôi, là tinh túy của (chủ nghĩa) duy vật, vì nó không bộc lộ tính ‘thần thánh’ trong đó!, và vì ngược lại là duy tâm, ví dụ: độc tài là ‘duy tâm’, các bạn không tin ư?, vì độc tài là bắt mọi người phải thực hiện theo ý muốn của cá nhân (hay của nhóm lợi ích), mà theo 'triết học’, đó là duy tâm (chủ quan)...


7. Nếu cái chết không phải là hạnh phúc, thì là cái gì?

Ai mà chả có lần muốn tự tử! Ai mà chả có lần muốn được chết trong một đại dương êm đềm hay được chết trong tình yêu?...
Lại có không ít người tự tử rồi nhưng không… chết!
Lại có vô số kẻ không dám chết vì tiếc của, tiếc sự nghiệp, tiếc quyền lực/địa vị/danh vọng, tiếc người yêu, tiếc vợ/chồng con cái, và vì sợ chết (bản năng động vật)…
Lại có những người sống lạc quan, vì: 1) họ vốn sẵn có chất lạc quan, 2) họ nhập cuộc vào cái ảo như nó là hoàn toàn thực hay không cần biết nó là cái ảo, 3) những kẻ sống trong hư ảo của cái mà được họ cho là có ý nghĩa, 4) những kẻ tự huyễn hoặc/lạc quan ảo (lạc quan tếu), hay những kẻ tin vào thiên đàng/niết bàn, và 5) một số kẻ được gọi là thánh nhân…
Nhưng nhìn chung mà nói, cả 3 loại người trên đều phải chết, chỉ có điều là chết sớm hay chết muộn, tự mình chết (tự tử) hay ‘ông trời’ bắt phải chết mà thôi, và chết kiểu nào cũng là chết: sống đã là hư ảo thì chết có khác gì…

Các nhà văn, nhà thơ (hay các nhà tương đương khác) thường sống trong một thế giới lãng mạn/tưởng tượng nhiều hơn, nhưng cuộc sống vốn không phải là đầy chất thơ (văn), lại càng không giống như những tác phẩm (kể cả thiên đàng hay niết bàn) tạo ra từ những cá thể, nên, mặc dù nó dường như là thực nhưng không phải thực, vì thế, giữa cuộc sống (được gọi là) thực và cuộc sống của họ có một khoảng cách rất lớn, mà dẫn họ đến cô đơn, rồi tồn tại trong họ và trước họ - một cái bóng hư vô… khủng khiếp.
Vậy, tốt hơn hết là ta lao vào cái hư vô (tự tử) để cho nó hư vô luôn: không ưu tư, cô đơn, sầu não nữa, không bị thế nhân hiểu lầm, hành hạ, bỏ rơi nữa, không phải sống chung với bọn người phàm tục ‘ngu xuẩn, hạ đẳng, súc vật!’ nữa, không bị người tình/vợ con phản bội nữa…

‘Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của tạo hóa’ (Steve Jobs), đúng vậy, nhưng mấy ai hiểu, hơn nữa ý ông có phải như (tôi nói) sau không: thử hình dung xem, nếu ta bị ung thư vô cùng đau đớn mà cứ kéo dài sự đau đớn này cả… 1000 năm!, vậy có phải cái chết sẽ vô hiệu hóa sự đau khổ này không?, vì thế, suy cho cùng, nếu cái chết không phải là hạnh phúc, thì là cái gì?...

8. Ai đã sinh ra cái lòng tham đó...

Khi nào thì con người, nhân loại hết lòng tham? Mấy ngàn năm, hay mấy… triệu năm nữa? Nhưng chữ ‘triệu’ ở đây không có đâu, bởi vì chúng ta sẽ bị tự hủy diệt bởi lòng tham của chúng ta, rất sớm!
Con người khi lọt lòng mẹ thì ‘cái tôi’ đã đòi hỏi, và những nét đấu tranh sinh tồn đã bộc lộ rất rõ. Khi con người có ý thức, việc xưng ‘tôi’ ngày càng xuất hiện, mà việc được xưng ‘tôi là nhất’ lại là một động lực tuyệt luân. Một phần trong cái đó, hết Alexandre Đại đế, đến Augustus, rồi Tần Thủy Hoàng (Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, xem dưới), Thành Cát Tư Hãn, rồi Napoleon, Hitler, Stalin, Mao, Đặng, Tập… lần lượt rủ nhau mưu đồ thống trị thế giới (lưu ý rằng tôi không hàm ý nói về một cá nhân nào đó, mà ai đó chỉ là một biểu trưng lớn trong lịch sử). Rồi sau đó còn ai nữa, đoạn trên đã chỉ ra rằng hết ‘bá chủ thế giới’ này sẽ đến ‘bá chủ thế giới’ khác, vĩnh viễn và vĩnh viễn, vì đó là quy luật của loài người. Đó là chưa kể đến lòng tham có quy mô nhỏ hơn, trong các tôn giáo cũng không ngoại lệ (vì thánh nào của ‘tôi’ cũng là nhất), trùng trùng điệp chảy xuyên suốt trong chiều dài lịch sử của nhân loại.

Nhưng vấn đề là ai đã sinh ra cái lòng tham đó, con người không thể tự sinh ra nó được? Chính là NGÀI.
Và ai cũng thừa biết, đối với giới bình dân hay giới khoa học (tạm gọi là như vậy), Ngài là Đấng tạo hóa; còn đối với giới thần học, Ngài là Đấng ‘bất khả tri’ (không chứng minh được) - không phải ‘có mới tin’, mà ‘tin mới có’! Mà đã là Ngài, thì cái gì mà Ngài làm thì hiển nhiên là đúng, tuyệt đối đúng, vì Ngài là Đấng sáng tạo (kể cả cái chết), theo mọi nghĩa.

Bởi vậy mà chúng ta chỉ biết đúng-sai trong phạm vi vô cùng hẹp, nhưng tựu trung là cũng không biết, bởi vì ai cũng nhao nhao giành nhau bảo là ‘tôi nói đúng’, bởi vì chúng ta là những kẻ bị ‘bất khả tri’, và đơn giản, bởi vì chúng ta là những con robot…

(HẾT)
--------- 
Chú thích:
-Chúa, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/96-em-noel-khong-nao-quen.html
-Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: GS Trần Đình Hượu nhận định: "Pháp gia và Nho gia đều ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ chuyên chế Trung Quốc. Cả hai học thuyết bổ sung cho nhau, kết hợp với nhau và tạo cho chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc - chủ ngĩa bành trướng thiên triều - những đặc trung mang dấu ấn của chế độ chuyên chế đó". Ông viết: "Xâm lược nước láng giềng là cách kiếm lợi nhưng chủ yếu là để tăng thêm uy thế. Đánh là cướp bóc mà cũng để đòi thêm cống nạp. Nhưng đánh cũng còn để ra oai, tỏ ra còn đủ sức trừng phạt những ai lăm le chống đối... Đó là con đường lấy ngoài yên trong của hoàng đế". Rõ ràng, kết luận này không chỉ đúng với bản chất các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa. Khi đang phải đối mặt với không ít vấn đề nảy sinh từ trong nước, nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, sức ép về dân số... lập tức nhà cầm quyền tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài. Điều này thể hiện ở chỗ gây hấn với các nước láng giềng như tranh chấp biên giới với Ấn Độ, tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản và các nước Asean. Cũng trong bài viết trên, "Ông đồ Nghệ" Trần Đình Hượu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán: Hiếu chiến, hống hách và ảo tưởng. Đó là vừa tưởng mình lớn mạnh, có lẽ phải, lại được Trời phù hộ làm cha anh người khác nên xử sự hống hách, ít có tính toán lợi hại thực tế, dễ hành động một cách phiêu lưu cầu may. Đặc điểm thứ 2 là ngụy thiện, sự tàn bạo của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán bao giờ cũng được ngụy trang bằng những lời lẽ nhân nghĩa, đạo lý. Chế độ chuyên chế vốn yếu, sự tồn tại của nó về bản chất là dựa vào sự lừa dối với những thủ đoạn tinh vi. Đặc điểm thứ 3 của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán là trọng danh hơn trọng thực. Theo ông, chế độ chuyên chế Trung Quốc sống bằng uy tín chính trị. Nó xâm lược để bảo vệ danh hơn là giành lợi thực. Thói quen muốn làm bề trên cũng dẫn đến sự quan tâm, suy tính về danh nghĩa hơn là tính toán về thực tế. Điều này cũng thường thành nguyên nhân gây ra hành động phiêu lưu. Xem: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/207766/nguoi-vach-ro-nguon-goc-chu-nghia-dai-han.html
-Nietzsche, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/11/477-nietzsche-ke-tu-hieu-lam-toi-nghiep.html
-Phật, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/11/95-han-gap-uc-phat-thich-ca-mau-ni.html
-Tần Thủy Hoàng (Qin Shi Huang, 260 - 210 TCN): …Triều đại đầu tiên là nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc từ việc đánh tan và hợp nhất 6 quốc gia khác của thời Chiến Quốc cũng như các lãnh thổ sinh sống bởi những dân tộc không nói tiếng Trung, chẳng hạn như các bộ tộc Bách Việt. Từ vùng thung lũng sông Hoàng Hà, cùng với sự mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa đã lan ra khắp các hướng, đặc biệt là về phía Nam. Trong lịch sử Trung Quố, lãnh thổ của quốc gia này mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc sức mạnh của triều đại đương thời. Đỉnh cao là thời nhà Đường, khi lãnh thổ Trung Quốc phía Nam kéo tới nơi ngày nay là miền Bắc Việt Nam, phía Tây lan tới vùng Trung Á... (Wikipedia)
-Xin trả thế nhân này cho thế nhân, xem:
http://nhagomlabang.blogtiengviet.net/2014/11/19/xin_tr_th_nhan_nay_cho_th_nhan

28 nhận xét:

  1. Bút Chì (Facebook)
    Chú ơi! Chú cho rằng thế giới này là ảo và chúng ta là những con Robot thì thế giới thực thực chất nằm ở đâu? Phải chăng là ở một nơi nào đó, ngoài trái đất này?
    Hay như quan điểm của Thiên chúa giáo, cuộc đời của chúng ta bây giờ chỉ là một bước dạo đầu để chuẩn bị cho một cuộc sống thực ở thế giới bên kia? Như vậy có thế giới bên kia không?
    1 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải, không phải Thiên chúa giáo đâu, đại khái là ông... trời sản xuất ra các cầu thủ bóng đá, rồi đưa họ vào một giấc mơ (trận đấu), 11 cầu thủ nước này đá nhau với các cầu thủ nước khác, sứt đầu mẻ trán, lúc vui, lúc buồn, lúc thắng, lúc thua (nhưng chủ yếu là cãi nhau, cá độ, tranh giành chức vụ…), rồi cuộc đấu tàn, rồi lại đấu hoài, đấu hoài mấy chục năm..., vẫn không qua được 'vùng trũng bóng đá của thế giới', thế mà họ hay gáy là 'siêu sao', là 'biện chứng', là 'cường quốc… bóng đá'... này nọ.

      Có câu chuyện Beckham, Kiatisak và Công Vinh cùng nằm mơ lên thiên đàng và gặp Thượng đế. Beckham hỏi Thượng đế, bao giờ nước Anh lại vô địch World Cup? Thượng đế bảo 10 năm nữa và khi đó con già rồi. Kiatisak hỏi, bao giờ Thái Lan vô địch World Cup? Thượng đế bảo 100 năm nữa và khi ấy con chết rồi. Công Vinh hỏi:
      -Bao giờ Việt Nam vô địch World Cup?
      Thượng đế ngập ngừng một lát rồi bảo:
      -Chắc khi ấy ta cũng… chết rồi.

      …Rồi ông mới cười ha..ha..ha... và nói rằng: 'Chúng mày đang tự lừa nhau'.
      Chả phải thế giới ảo là gì?

      Xóa
    2. Bút Chì
      Hi, con hiểu ý của chú ở lời cmt nhưng con thấy nó vẫn sao sao mà con chưa hiểu được cặn kẽ.
      5 phút trước

      Xóa
    3. Đây là vấn đề tư tưởng lớn của nhân loại, LB viết không phụ thuộc tư tưởng của người đi trước, BC nên vào Google xem phim 'Ma trận' (MATRIX), mà có người nói là nếu ai chưa xem phim này thì coi như là suốt đời chưa xem phim!..., có lẽ sẽ hiểu rõ hơn, thân.

      Xóa
    4. Bút Chì
      Cám ơn chú LB, con đã coi phim này 2 lần rồi. Chắc vì kiến thức còn quá hạn hẹp nên chưa hiểu rõ vấn đề lớn lao này.
      1 phút trước

      Xóa
    5. Phim này 4 lần được đạt Oscar BC à, cố xem kỹ đi nghen.

      Xóa
  2. Cho anh lời cuối làm gì
    Cho anh môi thắm thầm thì bên tai
    Cho anh đôi mắt rạng ngời
    Cho anh vị ngọt tơi bời thế nhân...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về Tri Tôn, ăn bánh xèo
      Dáng em cong quá, anh liu xiu hồn
      Đứng lên ngắt đọt lá non
      Hai tay anh cuốn, em còn trong anh...

      Xóa
  3. Lời bình cho blogger Bút Chì

    Đây là nội dung hay nhất về phim 'Ma trận', tuy nhiên LB viết với nội dung triết lý "khác", trong đó có một phần tham khảo ý của phim này:

    Bộ phim gồm 3 phần: The Matrix (1999), The Matrix Reloaded(2003), The Matrix Revolutions (2003)

    + Phần 1: The Matrix (1999)

    Một lập trình viên tên Anderson lam việc trong một công ty điện toán tên tuổi còn là một hacker với biệt danh Neo. Neo thường đột nhập vào các hệ thống an ninh mạng, sau nhiều lần như thế, anh gặp gỡ một nhóm hacker bí ẩn. Họ thường giới thiệu với anh về một thuật ngữ: Ma trận. Thủ lĩnh của nhóm này là Morpheus.
    Vào đầu những năm thế kỷ 21, con người đã đạt đến đỉnh cao của khoa học khi đã tạo ra được AI (trí thông minh nhân tạo), từ bộ não này có thể tự sản sinh ra vô vàn các cỗ máy siêu việt đủ chủng loại khác. Con người dần mất kiểm soát ,và quyền lực vào tay những cỗ máy khi chúng càng ngày càng trở nên hùng mạnh. Chiến tranh nổ ra, cuộc chiến giữa con người và máy móc. Nhưng rồi con người đã thua trong cuộc chiến này và trái đất đã hoàn toàn thuộc sự thống trị của những cỗ máy thông minh. Trong lỗ lực cuối cùng, các nhà khoa học đã tạo ra những đám mây đen dày đặc để ngăn chặn ánh sáng mặt trời, nguồn cung cấp năng lượng cho người máy. Để đối phó, người máy sử dụng nguồn cung cấp năng lượng mới: con người.

    Thế giới mà Neo đang sống chính là Ma trận, một thế giới giả lập mà người máy tạo ra. Chúng đưa vào cơ thể được cấy ghép một chương trình có khả năng tạo ra thực tế ảo, tưởng rằng họ đang sống trong thế giới bình thường.

    Neo được huấn luyện để gia nhập nhóm. Một socket được cấy vào phía sau não của Neo, cho phép anh tải thẳng kiến thức lên não. Chàng lập trình viên được học võ thuật trong một môi trường ảo hệt như Ma trận và gây ấn tượng với Morpheus bởi sự tiến bộ nhanh chóng. Anh cũng được học cách đối phó với những mối nguy hiểm lớn nhất trong Ma trận.

    Những vết thương trong Ma trận sẽ ánh xạ ra ngoài thế giới thực, nghĩa là nếu Neo bị giết trong Ma trận, cơ thể của anh ở phòng thí nghiệm cũng sẽ chết. Anh được cảnh báo về sự nguy hiểm của các mật thám. Trong Ma trận, mật thám có hình người, thật ra chúng là những chương trình có tri giác và đầy sức mạnh. Mật thám có khả năng xâm nhập vào cơ thể những người đang kết nối với Ma trận thông qua các sợi dây. Nhiệm vụ của tất cả chúng là tìm và diệt tất cả những mối đe dọa đối với sự tồn tại của thế giới giả lập. Morpheus tiên đoán rằng, một khi Neo trở thành số Một, các mật thám sẽ không thể xâm nhập vào cơ thể anh.

    Cả nhóm tiến vào Ma trận và đưa Neo tới văn phòng của một phụ nữ có bí danh Oracle (Bà tiên tri). Bà khẳng định Neo là cứu tinh và Morpheus sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ anh.
    Nhóm bị phục kích bởi bọn mật thám. Hóa ra Cypher, một thành viên trong nhóm, đã phản bội họ vì muốn quay trở lại cuộc sống huyễn tưởng trong Ma trận. Gã thỏa thuận với các mật thám, theo đó gã sẽ giao nộp Morpheus để được quay lại Ma trận.

    Sự phản bội của Cypher dẫn tới cái chết của phần lớn thành viên trong nhóm, trừ Neo, Trinity, Tank. Bọn mật thám tìm đủ mọi cách để lấy thông tin từ Morpheus, trong đó thứ mà chúng cần nhất là mật mã truy cập vào Zion, nơi ẩn nấp cuối cùng dưới lòng đất của loài người. Neo và Trinity quay trở lại Ma trận, đột kích tòa nhà và cứu thủ lĩnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (tt)
      + Phần 2: The Matrix Reloaded (2003)

      Neo, Morpheus, Trinity và các đồng sự còn lại của mình tiếp tục cuộc chiến với những người nổi dậy của đế chế máy móc. Giờ đây ngày càng nhiều có nhiều con người được đánh thức khỏi ma trận và họ cố gắng để trở về với cuộc sống thực của mình. Và mặc dù ngày càng nhiều người được trở về với thực tại bọn người máy vẫn nổi dậy và cuộc chiến đã diễn ra tại thành phố Zion, thành phố duy nhất mà sự sống của loài người còn tồn tại.
      6 tháng sau khi những sự kiện dồn dập của “Ma trận” xảy ra, trong giấc mơ kinh hoàng, Neo thường thấy Trinity lao vào cõi chết. Trong khi đó, những người nổi dậy chống đế chế của máy móc đã tập trung về thành phố Zion, chuẩn bị cho trận đại chiến. Họ phát hiện 250.000 bộ cảm biến đang tiến dần lại để tìm kiếm thành phố Zion và đè bẹp sức kháng cự của loài người.
      Để cơn ác mộng không trở thành sự thật, Neo phải đi tìm chuyên gia giải mã khóa và mã nguồn. Nếu Neo thất bại, cuộc khởi nghĩa của loài người sẽ bị dìm trong bể máu và những cổ máy tàn bạo sẽ chiến thắng.
      Trước khi trận chiến cuối cùng giữa người và máy nổ ra. Cùng với Trinity và Morpheus bên cạnh, Neo đối mặt với Agent Smith và nhân bản của hắn, hai tên anh em song sinh tài giỏi võ công và vô số những kẻ thù khác. The matrix reloaded kết thúc dang dở để mở ra phần cuối - The matrix revolutions.

      + Phần 3: The Matrix Revolutions (2003)

      "The Matrix: Revolutions" là phần cuối cùng. Trong hai phần trước, Neo dần khám phá ra thân phận của mình và anh tiếp tục gỡ từng nút thắt để hiểu rõ sự tồn tại của bản thân cũng như tìm cách cứu nhân loại khỏi sự thống trị của máy móc. Đây là cơ hội cuối cùng cho Neo khi binh đoàn sâu máy đã tiến gần đến Zion - nơi ẩn náu của loài người.
      "Tất cả những gì có sự khởi đầu đều có sự kết thúc ...", phần ba của bộ phim không chỉ hứa hẹn là một trận chiến khốc liệt mà còn muốn chứng minh một sức mạnh vĩnh cửu của loài người đó là tình yêu.

      http://hanoi7x.com/diendan/forum_posts.asp?TID=6172

      Xóa
  4. saumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 23.11.14@20:04
    Ghé đọc, nhưng thấy còn nữa nên ko biết còm ra làm sao đây, thôi thì chờ đọc nữa vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -Hai nhà 'triết học' người Mỹ đã đưa ra một phần của triết lý này vào năm 1999
      -Nhưng LB lại nghĩ... rộng hơn khi xưa nay đứng ngắm dòng sông (cười)
      -LB phải mất thì giờ để hiểu cơ bản nội dung thể hiện của phim của họ (xem lời bình số 5) nên viết chậm
      -Nói chung, các đoạn đầu LB đã nói cơ bản về triết lý đó, còn các đoạn tiếp chỉ là mở rộng.
      THÂN.

      Xóa
  5. tranquoctrung78 [Blog Tiếng Việt] Email 24.11.14@03:36
    Trước đây, mình cũng không hiểu tại sao dân tình cứ thích to nhỏ chính trị - cứ nghĩ là mốt thời thượng. Nhưng cũng phải thôi, đàn giả hình nhiều nhung nhúc như chuột trù thì bảo sao..., mà thôi nghĩ làm gì. Mình thì chưa có cơ hội gặp nhà dân chủ nào - nhưng nhà dân chủ là nhà gì vậy bạn lá bàng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Việt vẫn còn tính hoang dã nhiều lắm (ta cũng không ngoại lệ, hôm trước, mình vứt một điếu thuốc hút dở xuống đường, bị bạn gái quở, mình chột dạ và nghĩ thầm rằng 'biết vứt vào đâu?')..., vì thế mình có bị 'hành hạ' một thời gian bởi các nhà 'đại chém gió' và các nhà dân chủ!...
      Joshua Wong (Hoàng Chi Phong, Hồng Kông) là một 'nhà dân chủ' điển hình, tuy nhiên mình tự đặt câu hỏi là 'nếu cậu ta thành công thì có còn dân chủ nữa không?', và mình tin rằng... không, vì các hình ảnh đi trước đã chỉ ra điều đó, như Mao, Đặng, Tập, thậm chí Putin, và nhiều lãnh tụ trước và sau 75..., nay mình thử đi sâu vào bộ óc của những nhà được gọi là 'dân chủ' (VN), mình thấy ngay là cả một đống 'độc tài' đang ẩn sâu trong bộ óc của họ, và 'dân chủ' dường như chỉ là một khái niệm có tính chất 'mộng mị'!
      Nói chung là không ai lừa được ta, chỉ trừ khi ta tự lừa ta.
      Thân.

      Xóa
    2. tranquoctrung78 [Blogger] Email 24.11.14@11:24
      Năm 2004 phong trào dân chủ bỗng dưng bùng phát như cỏ dại ở trên mạng. Có lần viết còm hỏi các "nhà dân chủ" là nhà gì? đấu tranh cho "dân chủ" là gì? tại sao phải đấu tranh? không thấy nhà nào "tiếp nhời". Đến tận bây giờ mình cũng có biết "nhà dân chủ" với cả "dân chủ" là gì đâu. hic hic Nhưng thiết nghĩ, những thứ vô nghĩa, để ý làm gì cho mệt - đúng ko bạn lá bàng.

      Xóa
    3. Thực ra, dân chủ thì muôn đời vẫn là tốt, nhưng trên thực tế, nó chỉ xuất hiện ngắn hạn, người Tàu có câu: 'đạo cao nhất thước, ma cao nhất trượng', lý do: nhà dân chủ hay nhà gì gì đó, cũng chỉ là con người.
      Mình thấy mỗi người dân Mỹ (hay Hà Lan, Hồng Kông...) có tính dân chủ cao (mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với các nước thiếu dân chủ), thiệt, rồi có người hỏi tại sao, có câu trả lời là vì họ có các tế bào dân chủ, cái mà ta... không có, vấn đề quả thật là... 'hại óc'.
      Thân

      Xóa
  6. chúc mừng SINH NHẬT nhé anh
    chúc thêm tuổi nữa -tình vẫn xanh
    chúc bao ước muốn thành hiện thực...
    chúc nhiều bóng thắm.. đến bên anh
    ....
    chúc vẫn yêu đời, yêu thơ ca
    để thấy tâm hồn luôn nở hoa
    vần thơ đầy ắp là nhung nhớ...
    tặng các bóng hồng và cả...ta..
    .....
    chúc mừng SINH NHẬT- em ở xa....
    chẳng có quà chi- chẳng có hoa...
    chỉ có lời chúc chân thành nhất..
    gửi tới người anh- (mong nhận nha )...
    CHÚC MỪNG SN NGLB 25.11

    Trả lờiXóa
  7. Ôi, lại 'nặc danh', khổ quá.
    Qua văn phong, LB đoán là nữ.
    Nhưng không thể đoán là ai, vì LB gần như ngừng chơi blogspot đến mấy tháng rồi, nay quay lại, mất gần hết bạn bè rồi, híc..híc...
    Cán ơn nghen, tuần mới ngọt ngào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. với sở thích yêu, thích viết blog, yêu cái đẹp anh mới có cảm hứng viết những enry (có khi nói là rất dài và công phu) như thế vậy.

      Tình yêu và kiếm hiệp là những chủ đề thường xuất hiện trong bài viết của anh.
      Hiiiiiiiiii nếu tất cả những nik trog blog này đều hội ngộ ngoài đời hết thì có lẽ nó nghĩ anh sẽ tốn rất nhiều tiền vì phải bao các nik nữ đi ăn chè đấy *..!

      qua các bài viết của anh ta có cảm nhận anh là một người sống nội tâm nên trong anh cũng có những nỗi niềm riêng, có những khoảng lặng trong tâm hồn mà ta thường gọi bằng hai chữ “CÔ ĐƠN” …
      Nhưng trong mỗi chúng ta- dù buồn hay vui- khi ta suy nghĩ tích cực thì những nỗi buồn vơi đi .. và có lúc “ TÔI MƠ ƯỚC”- như lời anh tâm sự.. là động lực niềm vui và những hy vọng để anh tiếp tục sống , để cuộc sống luôn có ý nghĩa , khi mà xung quanh “ TÔI ĐÃ THẤY” rất nhiều điều..
      Điều tôi nhận ra nơi anh - đó là hình như anh rất yêu MÙA THU?!…. - có phải vì hạ là mùa chia tay..? mùa thu là mùa các em đến trường. anh lại trở về với công việc yêu thích của mình???...màu thu.. những chiếc lá vàng… mùa của những đôi lứa..ta cùng đọc những vần thơ ấy nhé:


      Thu sắp tàn rồi, anh ở đâu
      Phù vân biển động, sóng bạc đầu
      Ánh trăng lấp láy trong dòng nước
      Ẩn bóng hình anh, ai khóc ai?
      THU sắp tàn rồi, em có hay
      Mùa đông mưa lạnh, liễu chau mày
      Bóng ai thấp thoáng bên bờ biển
      Hiện bóng hình em, ai nhớ ai?” –“ai nhớ ai”
      ..............................

      Anh sang thăm nàng thơ
      Gió ghen mây, hững hờ
      Lá hờn mưa, ủ rũ
      Cá chê rêu, lượn lờ
      Mùa thu nỡ vội tàn
      Mùa đông lại sắp sang
      Chăn mềm, đêm trăn trở
      Làm sao có dáng nàng_ “làm sao có em”
      ……………..

      Vô tình sao lại làm thơ
      Có tình sao lại ngẩn ngơ suốt ngày
      Tiếng đàn xao động hồn ai
      Tà chiều rơi xuống, sầu lai láng sầu
      Sầu riêng đang ở miền Tây
      Cà phê đang ở xứ này héo hon
      Mùa thu buồn réo mùa đông
      Hữu tình trăng ở ngoài song cũng buồn_ “ người hay buồn”
      ………………………
      Vẩn vơ cô bé dỗi hờn
      Vẩn vơ mưa nắng dập dờn khúc ru
      Bóng ai tim tím đội dù
      Mắt ai trong vắt, hồ thu khó lường
      Miệng ai trông thật dễ thương
      Môi ai ươn ướt, thiên đường dậy yêu
      Dáng ai trông thật mị kiều
      Da ai trăng trắng, tà chiều ngát hương
      Anh đau ở chốn vô thường
      Bé ơi! có động lòng thương cứ vào_ “TTBN”
      ……………………..
      Sáng mưa mịt mờ
      Chiều mưa vu vơ
      Tím hờn tím ‘hóc’
      Dáng ngọc thẩn thờ

      Mùa thu lá rụng
      Mây xám trùng trùng
      Tím buồn tím mếu
      Dáng kiều mông lung_ “tím hóc..”
      (thơ của anhLB)
      hiiiiiiiiii

      Xóa
    2. Nữ mà từ lâu (khá) hiểu LB thì có Mưa_123 (Giọt buồn), Mùa Thu Vàng, Bạch Mai., Lộc Vừng..., và tất cả đều chưa gặp, kg biết có.... xinh không nữa, và nếu không nhầm, thì đây chính là Mưa_123, phải hôn?

      Xóa
  8. -Bút Chì: Chú ơi! Chú cho rằng thế giới này là ảo và chúng ta là những con Robot thì thế giới thực thực chất nằm ở đâu? Phải chăng là ở một nơi nào đó, ngoài trái đất này?
    Hay như quan điểm của Thiên chúa giáo, cuộc đời của chúng ta bây giờ chỉ là một bước dạo đầu để chuẩn bị cho một cuộc sống thực ở thế giới bên kia? Như vậy có thế giới bên kia không?
    -NGLB: Câu hỏi này, chờ viết xong bài này, LB sẽ trả lời BC bằng một entry nhé, thân.

    Trả lờiXóa
  9. Sóng biển vào ra chốn phù vân
    Mấy mươi năm, tranh đấu nhọc nhằn
    Dòng sông, ta đứng nhìn bọt sóng
    Nó giống đời ta, có phải chăng!

    Trả lờiXóa
  10. Đọc bài này của anh đâm bí quá. Nay mai chắc cũng phải tìm dòng sông nào đó nhìn để tìm cho mình cái chỗ hư ảo.
    Sông Sài Gòn thì ô nhiễm, đường SG thì ồn, quán SG thì có cặp. Ngắm sao chắc sẽ hợp hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như vậy thì khó 'ngộ không' lắm bạn NT à, hihi...
      tuy nhiên, sông SG có nhiều chỗ sạch và thơ mộng vói lnhững đám ục bình trôi ngược trôi xuôi,
      LB đã từng đến ngắm ở những chỗ đó rồi...
      Cám ơn bạn, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  11. Trả lời
    1. Vâng, mình ý nói đời là những thứ do các robot cảm thức được mà có, cám ơn bạn PH, thân.

      Xóa
  12. Nhạn bay soai soải trên sông trắng
    Bóng khuất trường giang, dáng mập mờ
    Ngóng theo bóng nhạn, hồn ươm khổ
    Mai mốt đi rồi, ta hết đau!

    Trả lờiXóa
  13. Đọc bài này và các lời bình, quả thật là thú vị bạn Bu à.
    Tôi nghĩ 'thiền sư' khi nhìn cái gì thì phải nhìn bằng 'tâm nhãn', viết, chủ yếu là viết 'tư tưởng' chứ không phải là tư liệu, mà tôi thấy các nhà nghiên cứu của mình trước đây, viết cái gì cũng phải dựa lưng tư tưởng Tàu một tí! (cũng như các nhà nghiên cứu 'lề phải' phải dựa hơi triết học Mác-Lênin một tí!), cái đó làm sao mà dẫn người đọc (và cả ta) thấy được cái 'đạo' được!
    Tôi sẽ rất tức cười nếu có ai hỏi 'đạo Phật hay vậy sao không thấy nói trong kinh Thánh?', hay 'Đạo Thiên Chúa hay vậy sao không thấy nói trong kinh Phật?', 'đạo TC có 2 tỉ tín đồ nên 'hay' hơn đạo Phật - có 1 tỉ tín đồ !', v..v..., cái đó được bạn Phạm Ngọc Hiệp gọi là 'người mù sờ voi' (cười), vì đạo nào cũng là đạo, cái gì đã gọi là 'đạo' thì phải hàm chứa (các) chân lý, vì thế, chúng chỉ là một, nếu nhìn bằng tâm nhãn.
    Bình tí cho vui thôi bạn Bu à.
    (Bình cho Bulukhin-NGLB)
    http://bulukhin.blogspot.com/2014/11/thua-thay-thich-nhat-hanh-bo-sach-viet.html?showComment=1417701756395#c7768329899577483842

    Trả lờiXóa