Câu hỏi:
Chú ơi! Chú cho rằng thế giới này là ảo và chúng ta là những con robot thì thế giới thực thực chất nằm ở đâu? Phải chăng là ở một nơi nào đó, ngoài trái đất này? Hay như quan điểm của Thiên chúa giáo, cuộc đời của chúng ta bây giờ chỉ là một bước dạo đầu để chuẩn bị cho một cuộc sống thực ở thế giới bên kia? Như vậy có thế giới bên kia không? (blogger Bút Chì, Facebook)
Cháu thân mến,
Có lần chú đã nghe một câu hỏi: ‘Bạn đã bao giờ có một giấc mơ mà bạn thấy rất thật? Nếu bạn không thể thức dậy thì sao? Làm sao bạn biết được sự khác nhau giữa giấc mơ và thế giới thực?’ (lời trong phim ‘Ma trận’). Vâng, đạo diễn Wachowski nói đúng, ông ta nghĩ rằng, con người nằm mơ và không biết rằng mình đang trong cơn mơ.
Nhưng, có nhiều lần trong đời, chú đang nằm mơ mà biết là mình đang mơ, không phải một lần mà nhiều lần, à, đó là mơ thấy ‘ma’ mà thôi, chứ mơ thấy ‘người đẹp’ thì không biết, thiệt.
Nhưng, có nhiều lần trong đời, chú đang nằm mơ mà biết là mình đang mơ, không phải một lần mà nhiều lần, à, đó là mơ thấy ‘ma’ mà thôi, chứ mơ thấy ‘người đẹp’ thì không biết, thiệt.
Chú cũng xin tâm sự rằng chú đang chờ… chết, mà chú cảm thấy tiếng ‘tích tắc… tích tắc… tích tắc…’ của nhịp đập thời gian trôi qua hầu như lâu hơn mọi thứ, lâu hơn bao giờ hết, mà có lần chú đã phàn nàn rằng ‘thượng đễ đã làm khó dễ chú’… Nó là một ‘long story’ (= câu chuyện dài), mà rất khó để giải thích, rằng tại sao chú không muốn sống, và rằng tại sao chú cho rằng cái chết mới là hạnh phúc…
Hôm qua, vô tình chú có đọc lướt một cuốn sách ‘Minh triết Đông phương’ (của Michael Jordan) mà trong đó những người theo đạo Hindu (Hinduism = Ấn Độ giáo, xem dưới) cho rằng Phật giáo là ‘ngoại đạo’ (!), và ngược lại; cũng từ đây, chú còn biết là Lý Hồng Chí nói rằng 'không thể có pháp môn nào khác đạt được khả năng vi diệu và an toàn như Pháp Luân Công mà ông ta truyền thụ' (theo blogger Ái Nữ). Cũng không thiếu gì lần trên đời, chú có nghe kể là một số ‘cha’(hay mục sư) nói rằng các đạo khác là tà ma ngoại đạo (theo blogger Dung Tran)... Chú còn nhớ lại ông Mao cũng cho rằng cái gì khác với ý của ông đều là ‘tư tưởng của giai cấp tư sản’. Ngoài ra, chú còn nghe một số cụm từ khác để chỉ những ai trái ý với ta/nhóm của ta…
Và có lúc chú nghĩ rằng những ý tưởng ‘độc tôn’ trên chả khác gì ý tưởng ‘thuận ta thì sống'...
Và có lúc chú nghĩ rằng những ý tưởng ‘độc tôn’ trên chả khác gì ý tưởng ‘thuận ta thì sống'...
Ngoài ra, việc khẳng định đúng-sai làm rắc rối thêm chân lý, nhất là khi nói đến triết lý của nhà Phật (hay Chúa), mà chú đã có bình như sau:
-Tôi nghĩ 'thiền sư' khi nhìn cái gì thì phải nhìn bằng 'tâm nhãn', viết, chủ yếu là viết 'tư tưởng' chứ không phải là tư liệu, mà tôi thấy các nhà nghiên cứu của mình trước đây, viết cái gì cũng phải dựa lưng tư tưởng Tàu một tí! (cũng như các nhà nghiên cứu 'lề phải' phải dựa hơi triết học Mác-Lênin một tí!), cái đó làm sao mà dẫn người đọc (và cả ta) thấy được cái 'đạo' được! Tôi sẽ rất tức cười nếu có ai hỏi 'đạo Phật hay vậy sao không thấy nói trong kinh Thánh?', hay 'đạo Thiên Chúa hay vậy sao không thấy nói trong kinh Phật?', 'đạo TC có 2 tỉ tín đồ nên 'hay' hơn đạo Phật - có dưới 1 tỉ tín đồ !', v..v..., cái đó được bạn Phạm Ngọc Hiệp gọi là 'người mù sờ voi' (cười), vì đạo nào cũng là đạo, mà cái gì đã gọi là 'đạo' thì phải hàm chứa (các) chân lý, vì thế, chúng chỉ là một, nếu nhìn bằng tâm nhãn. (blog Bulukhin, entry ‘Thưa thầy Thích Nhất Hạnh’)
Thực ra, khi ai đó nói ‘tôi nói đúng’ thì điều đó lập tức khẳng định là y nói sai, vì câu đó vô hình chung khẳng định là ai nói khác y là không đúng!, còn nếu người khác cũng có thể nói đúng như y, thì y tự xưng là ‘tôi nói đúng’ để làm gì?
Và trên thực tế, các vị ‘thánh’ không nói đúng/sai, chẳng hạn chú không bao giờ nghe Phật hay Chúa khẳng định là ‘tôi nói đúng’ cả…
-Tôi nghĩ 'thiền sư' khi nhìn cái gì thì phải nhìn bằng 'tâm nhãn', viết, chủ yếu là viết 'tư tưởng' chứ không phải là tư liệu, mà tôi thấy các nhà nghiên cứu của mình trước đây, viết cái gì cũng phải dựa lưng tư tưởng Tàu một tí! (cũng như các nhà nghiên cứu 'lề phải' phải dựa hơi triết học Mác-Lênin một tí!), cái đó làm sao mà dẫn người đọc (và cả ta) thấy được cái 'đạo' được! Tôi sẽ rất tức cười nếu có ai hỏi 'đạo Phật hay vậy sao không thấy nói trong kinh Thánh?', hay 'đạo Thiên Chúa hay vậy sao không thấy nói trong kinh Phật?', 'đạo TC có 2 tỉ tín đồ nên 'hay' hơn đạo Phật - có dưới 1 tỉ tín đồ !', v..v..., cái đó được bạn Phạm Ngọc Hiệp gọi là 'người mù sờ voi' (cười), vì đạo nào cũng là đạo, mà cái gì đã gọi là 'đạo' thì phải hàm chứa (các) chân lý, vì thế, chúng chỉ là một, nếu nhìn bằng tâm nhãn. (blog Bulukhin, entry ‘Thưa thầy Thích Nhất Hạnh’)
Thực ra, khi ai đó nói ‘tôi nói đúng’ thì điều đó lập tức khẳng định là y nói sai, vì câu đó vô hình chung khẳng định là ai nói khác y là không đúng!, còn nếu người khác cũng có thể nói đúng như y, thì y tự xưng là ‘tôi nói đúng’ để làm gì?
Và trên thực tế, các vị ‘thánh’ không nói đúng/sai, chẳng hạn chú không bao giờ nghe Phật hay Chúa khẳng định là ‘tôi nói đúng’ cả…
Lại có người nói ‘phép biện chứng’ là của ông Marx!, ai bảo vậy? Có người khác lại nói là ông Hegel phát minh ra ‘phép biện chứng’ (hiện đại), ai bảo vậy?... Theo chú, người ta đọc sách của ‘cổ’ nhân, rối cứ thế mà nói theo sách, chú tự hỏi là sao ta không nói là ‘tôi bảo vậy’, vì chả lẽ không có ông Hegel hay ông Marx thì ta không biết ‘phép biện chứng’ hay sao?...
Hôm qua, con chú hỏi:
-Phép biện chứng là gì hả ba? (Mặc dù nó đã được học ‘phép biện chứng’ tại trường đại học!)
Chú mới trả lời là:
-Con có thấy là trong thế giới ảo (Facebook chẳng hạn) có cái thực, rất thực, thực hơn cả thực? (có), con có thấy là trong thế giới thực có những điều rất ảo, thậm chí ảo hơn cả trong thế giới ảo? (có)…, vậy thì trong cái ảo có cái thực, trong cái thực có cái ảo, thực có thể ‘chuyển hóa’ thành ảo và ảo có thể chuyển hóa thành thực, tóm lại, ảo cũng chính là thực, mà thực cũng chính là ảo!, đó là… phép biện chứng.
Con chú mới nói: 'À, hôm nay con mới hiểu'…
Rồi chú mới nghĩ là ta đã bị ‘dìm hàng’ (từ mà các chú hay đùa) khi mà người ta bảo cái gì cũng do vĩ nhân A, B, C… nào đó sáng tạo ra sẵn rồi, cứ thế mà học… thuộc lòng. Chú nghĩ là triết học không bắt buộc phải được sáng tạo, hay bắt buộc phải bị dừng lại từ thời Lão-Trang-Khổng-Mạnh, từ thời Phật-Chúa-Ala, từ thời Hegel-Marx-Lenin, thậm chí là từ thời Mao (!), tại sao năm 2014, các cháu hay người Việt không thể sáng tạo ra triết học???
Hôm qua, con chú hỏi:
-Phép biện chứng là gì hả ba? (Mặc dù nó đã được học ‘phép biện chứng’ tại trường đại học!)
Chú mới trả lời là:
-Con có thấy là trong thế giới ảo (Facebook chẳng hạn) có cái thực, rất thực, thực hơn cả thực? (có), con có thấy là trong thế giới thực có những điều rất ảo, thậm chí ảo hơn cả trong thế giới ảo? (có)…, vậy thì trong cái ảo có cái thực, trong cái thực có cái ảo, thực có thể ‘chuyển hóa’ thành ảo và ảo có thể chuyển hóa thành thực, tóm lại, ảo cũng chính là thực, mà thực cũng chính là ảo!, đó là… phép biện chứng.
Con chú mới nói: 'À, hôm nay con mới hiểu'…
Rồi chú mới nghĩ là ta đã bị ‘dìm hàng’ (từ mà các chú hay đùa) khi mà người ta bảo cái gì cũng do vĩ nhân A, B, C… nào đó sáng tạo ra sẵn rồi, cứ thế mà học… thuộc lòng. Chú nghĩ là triết học không bắt buộc phải được sáng tạo, hay bắt buộc phải bị dừng lại từ thời Lão-Trang-Khổng-Mạnh, từ thời Phật-Chúa-Ala, từ thời Hegel-Marx-Lenin, thậm chí là từ thời Mao (!), tại sao năm 2014, các cháu hay người Việt không thể sáng tạo ra triết học???
Triết phương Đông nhìn triết phương Tây là khác như thế này, rồi triết phương Tây lại nhìn triết phương Đông là khác như thế nọ… Rộng hơn, trên bình diện triết học, không có thứ ‘triết lý’ nào là duy nhất đúng, mà các thứ triết lý khác là ‘sai’, là ‘thế lực thù địch’, là ‘thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết’, triết là triết, ‘đạo’ là đạo, chân lý là chân lý, mà đã là chân lý thì ở đâu nó cũng đúng cả.
Và cũng vì cái ‘đức tin khác biệt’ này mà các tín đồ Hồi giáo (IS) đã đánh bom liều chết vào một đám tang, làm cho nhiều người dân vô tội bị chết... Rộng hơn, chính vì lý do này mà nhân loại mãi có chiến tranh, vĩnh viễn và vĩnh viễn, mà chiến trường lớn không phải là ở ngoài đời, mà ở trong tâm hồn của (mỗi) con người.
Và cũng vì cái ‘đức tin khác biệt’ này mà các tín đồ Hồi giáo (IS) đã đánh bom liều chết vào một đám tang, làm cho nhiều người dân vô tội bị chết... Rộng hơn, chính vì lý do này mà nhân loại mãi có chiến tranh, vĩnh viễn và vĩnh viễn, mà chiến trường lớn không phải là ở ngoài đời, mà ở trong tâm hồn của (mỗi) con người.
Sự khổ đau của loài người làm nảy sinh ra cái được gọi là ‘thế giới bên kia’.
Trước tiên, các tôn giáo thì được gọi là A giáo, B giáo, C giáo…, ngoài ra, còn có ‘Túc cầu giáo’ (hihi…) mà chú và cháu (và vô số người nữa) đều là tín đồ của Túc cầu giáo.
Người ta rất thường dùng từ ‘bất khả tri’ (= không thể biết) để nói về thượng đế (hay thiên đàng, niết bàn, thế giới bên kia, ngoài ra, còn phản đối bất cứ cái gì có thể biết/khoa học thực nghiệm) - thế giới trí tuệ quả thật là nghịch lí, vì đã nói là không thể biết thì biết cái gì?, nên nếu ai đó nói là ‘có’ thượng đế, hay nói là ‘có’ thế giới bên kia, thì người đó ‘biết’ là có, mà đã biết là có thì sao lại nói là ‘không thể biết’???
Trước tiên, các tôn giáo thì được gọi là A giáo, B giáo, C giáo…, ngoài ra, còn có ‘Túc cầu giáo’ (hihi…) mà chú và cháu (và vô số người nữa) đều là tín đồ của Túc cầu giáo.
Người ta rất thường dùng từ ‘bất khả tri’ (= không thể biết) để nói về thượng đế (hay thiên đàng, niết bàn, thế giới bên kia, ngoài ra, còn phản đối bất cứ cái gì có thể biết/khoa học thực nghiệm) - thế giới trí tuệ quả thật là nghịch lí, vì đã nói là không thể biết thì biết cái gì?, nên nếu ai đó nói là ‘có’ thượng đế, hay nói là ‘có’ thế giới bên kia, thì người đó ‘biết’ là có, mà đã biết là có thì sao lại nói là ‘không thể biết’???
Thế giới ảo mà chúng ta đang sống sẽ đi về đâu?
Hôm qua chú có hỏi một... ‘đặc sứ của thượng đế’ là:
-Có vũ trụ không?
Thiên sứ mới trả lời rằng:
-Anh hay bất cứ người nào muốn nói là không có vũ trụ, thì nó vẫn có…
Rồi thiên sứ nói tiếp:
-Nghĩ là có thì có, nghĩ là không thì không…
Chú mới cười to lên và bảo rằng:
-Tôi bịt mắt bạn lại và hỏi ‘có vũ trụ không?’, hay tốt hơn là bạn đã… tắt thở, thì bạn có trả lời được không?... Tóm lại là không có thế giới thật, và nó không nằm ở đâu cả, vì ta mô tả nó bằng các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác (five senses)...
Thiên sứ im lặng và tà tà đi dọc theo dòng sông…
Hôm qua chú có hỏi một... ‘đặc sứ của thượng đế’ là:
-Có vũ trụ không?
Thiên sứ mới trả lời rằng:
-Anh hay bất cứ người nào muốn nói là không có vũ trụ, thì nó vẫn có…
Rồi thiên sứ nói tiếp:
-Nghĩ là có thì có, nghĩ là không thì không…
Chú mới cười to lên và bảo rằng:
-Tôi bịt mắt bạn lại và hỏi ‘có vũ trụ không?’, hay tốt hơn là bạn đã… tắt thở, thì bạn có trả lời được không?... Tóm lại là không có thế giới thật, và nó không nằm ở đâu cả, vì ta mô tả nó bằng các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác, vị giác và xúc giác (five senses)...
Thiên sứ im lặng và tà tà đi dọc theo dòng sông…
Vậy thì thiên đàng nằm ở đâu?, niết bàn nằm ở đâu?
Cái này đã có nhiều vị ‘không thể biết’ trả lời cả mấy ngàn năm nay rồi (!!!), nên chú không viết gì thêm nữa.
Có lúc, chú mới suy nghĩ và chợt hiểu là ông Hemingway (hay Lý Bạch!, Khuất Nguyên, Maiacovski, Esenin, Jack London) đã làm… đúng, ông cứ cầm khẩu súng săn bắn vào đầu mình, là sẽ tan đi được nỗi ‘sầu nhân thế’, hay rộng hơn, sẽ tan đi được mọi suy nghĩ luẩn quẩn trong đầu. Vì sao? Vì phật ở đâu, chúa ở đâu, ala ở đâu, thiên đường ở đâu, niết bàn ở đâu..., câu trả lời là ‘không thể biết’.
…Con chú lại có nói:
-Đố ai tiêu diệt được loài kiến? ‘Ngài’ có thể hủy diệt được con người (hay con khủng long), nhưng ngài không thể hủy diệt được loài kiến (mà có thể chứ, nếu ngài hủy diệt cả trái đất), nên loài kiến mới là bá chủ thế giới…
Chú lại được dịp thích thú cười ha..ha..ha…
Cái này đã có nhiều vị ‘không thể biết’ trả lời cả mấy ngàn năm nay rồi (!!!), nên chú không viết gì thêm nữa.
Có lúc, chú mới suy nghĩ và chợt hiểu là ông Hemingway (hay Lý Bạch!, Khuất Nguyên, Maiacovski, Esenin, Jack London) đã làm… đúng, ông cứ cầm khẩu súng săn bắn vào đầu mình, là sẽ tan đi được nỗi ‘sầu nhân thế’, hay rộng hơn, sẽ tan đi được mọi suy nghĩ luẩn quẩn trong đầu. Vì sao? Vì phật ở đâu, chúa ở đâu, ala ở đâu, thiên đường ở đâu, niết bàn ở đâu..., câu trả lời là ‘không thể biết’.
…Con chú lại có nói:
-Đố ai tiêu diệt được loài kiến? ‘Ngài’ có thể hủy diệt được con người (hay con khủng long), nhưng ngài không thể hủy diệt được loài kiến (mà có thể chứ, nếu ngài hủy diệt cả trái đất), nên loài kiến mới là bá chủ thế giới…
Chú lại được dịp thích thú cười ha..ha..ha…
Người ta hay thắc mắc là tại sao phim Mỹ ngày nay, có đến khoảng 50% là nói về thế giới ảo (hay thế giới khoa học viễn tưởng), có lẽ họ dần thấy rõ một cái ‘link’ giữa thế giới ảo và thế giới thực, thậm chí họ còn đồng nhất thế giới ảo với thế giới thực! Và dường như người phương Tây (hay ở các nước phát triển) có một nền triết học cao hơn ta (vì một nước phát triển ắt hẳn phải có một nền triết học phát triển, chả lẽ là ngược lại!, hay chả lẽ nền triết học của ta hiện nay lại cao hơn Mỹ!), mà đa số họ quay lại thế giới hoang dã ‘tầng 2’, bằng cách làm được bao nhiêu tiền thì dùng để đi du lịch và hòa nhập vào thiên nhiên, và hầu như không quan tâm đến chuyện chính trị.
…Và về vấn đề này, Freud, Kim Dung hay Cổ Long... nghĩ cũng không khác mấy.
…Và về vấn đề này, Freud, Kim Dung hay Cổ Long... nghĩ cũng không khác mấy.
Chú có tin có thượng đế không? Có chứ. Chú sẽ không nói như người ta đã nói trước đây, mà bằng một ví dụ có thật.
Tối hôm qua (5/12/2014), xem phim HBO, chú thấy có một phụ nữ… cong ơi là cong. Chú thấy cả một cái vũ trụ ở đó, chú thấy không có cái gì trên vũ trụ này tuyệt vời bằng cái cong cong đó, chú thấy hoàn toàn bị cuốn hút vào đó, từ đầu đến cuối cuốn phim, (và bây giờ vẫn còn bị cuốn hút). Lúc đó chú vô cùng sửng sốt, và nghĩ:
-Đàn bà quả là một cái vũ trụ diễm ảo (đối với đàn ông), ai đã sáng tạo ra người đàn bà? Chính là Ngài!
Chú… không có sai đâu, vì ít nhất trong số 4 nhân vật đi thỉnh kinh, phải có Trư Bát Giới: Trong một cuộc thăm dò trên mạng dành cho các bạn gái với đề tài ‘Trong bốn thầy trò Đường tăng, bạn muốn… lấy ai làm chồng nhất?'. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: trong 98 người tham gia, Trư Bát Giới đứng đầu bảng với số người bầu chọn là 74, số phiếu còn lại là cho Sa Tăng (14) và Ngộ Không (10), còn Tam Tạng được… 0 phiếu. (‘Trư Bát Giới là một người đàn ông lý tưởng’, tctl.net)
Nên chú đã viết:
Vì sao nàng như thánh
Ta đưa vào thiên đàng
Vì sao nàng hay hát
Ta rung khổ dưới trần
Dáng nàng ẩn khuất phù vân
Hương nàng phảng phất đêm dần chẳng phai
Hay:
Bởi thấy em, anh rung động êm đềm
Bởi thấy em, anh thèm theo vị đắng
Bởi thấy em, anh muốn cắn môi mềm
Bởi thấy em, anh bỗng rên chiều xuống...
Tối hôm qua (5/12/2014), xem phim HBO, chú thấy có một phụ nữ… cong ơi là cong. Chú thấy cả một cái vũ trụ ở đó, chú thấy không có cái gì trên vũ trụ này tuyệt vời bằng cái cong cong đó, chú thấy hoàn toàn bị cuốn hút vào đó, từ đầu đến cuối cuốn phim, (và bây giờ vẫn còn bị cuốn hút). Lúc đó chú vô cùng sửng sốt, và nghĩ:
-Đàn bà quả là một cái vũ trụ diễm ảo (đối với đàn ông), ai đã sáng tạo ra người đàn bà? Chính là Ngài!
Chú… không có sai đâu, vì ít nhất trong số 4 nhân vật đi thỉnh kinh, phải có Trư Bát Giới: Trong một cuộc thăm dò trên mạng dành cho các bạn gái với đề tài ‘Trong bốn thầy trò Đường tăng, bạn muốn… lấy ai làm chồng nhất?'. Kết quả thật đáng ngạc nhiên: trong 98 người tham gia, Trư Bát Giới đứng đầu bảng với số người bầu chọn là 74, số phiếu còn lại là cho Sa Tăng (14) và Ngộ Không (10), còn Tam Tạng được… 0 phiếu. (‘Trư Bát Giới là một người đàn ông lý tưởng’, tctl.net)
Nên chú đã viết:
Vì sao nàng như thánh
Ta đưa vào thiên đàng
Vì sao nàng hay hát
Ta rung khổ dưới trần
Dáng nàng ẩn khuất phù vân
Hương nàng phảng phất đêm dần chẳng phai
Hay:
Bởi thấy em, anh rung động êm đềm
Bởi thấy em, anh thèm theo vị đắng
Bởi thấy em, anh muốn cắn môi mềm
Bởi thấy em, anh bỗng rên chiều xuống...
Chú thường mơ có một căn nhà nho nhỏ, yên tĩnh, cạnh bờ sông/suối (hay bờ hồ), gần núi rừng/cánh đồng, trước nhà có trồng hoa giấy, trong nhà có chú chó, chú mèo đi loanh quanh đâu đó, có mấy bạn cá bơi qua lại và ngước mắt nhìn chú…, (và có một người tình nho nhỏ nữa, hihi…).
Chú đã tìm được rồi, chú có đến đó và ngủ qua một đêm.
Nhưng vào 8g sáng hôm sau, thình lình có một người gõ cửa, bưng 2 ly cà phê, bước vào, và hỏi:
-Trong các lãnh đạo của xứ rùa X, anh chọn ông nào?
‘Nam mô a di đà… chúa’, chú nghĩ thầm. Chú không quan tâm đến chính trị, và chả mấy khi đọc tài liệu hay nghe nói chuyện chính trị, thế mà ‘thượng đế’ (chú nói vậy, bởi ông ấy không tự dưng mà đến) lại gõ cửa và hỏi chú chuyện chính trị, bố chú cũng không biết thì làm sao mà chú biết!
Thế là ‘túp lều’ lý tưởng của chú đã vỡ tan!
Một thời gian sau, chú mới biết là nếu muốn tìm ‘ngôi nhà hạnh phúc’ thì ở đâu cũng có thể là nhà!
Chú đã tìm được rồi, chú có đến đó và ngủ qua một đêm.
Nhưng vào 8g sáng hôm sau, thình lình có một người gõ cửa, bưng 2 ly cà phê, bước vào, và hỏi:
-Trong các lãnh đạo của xứ rùa X, anh chọn ông nào?
‘Nam mô a di đà… chúa’, chú nghĩ thầm. Chú không quan tâm đến chính trị, và chả mấy khi đọc tài liệu hay nghe nói chuyện chính trị, thế mà ‘thượng đế’ (chú nói vậy, bởi ông ấy không tự dưng mà đến) lại gõ cửa và hỏi chú chuyện chính trị, bố chú cũng không biết thì làm sao mà chú biết!
Thế là ‘túp lều’ lý tưởng của chú đã vỡ tan!
Một thời gian sau, chú mới biết là nếu muốn tìm ‘ngôi nhà hạnh phúc’ thì ở đâu cũng có thể là nhà!
Chú thiết nghĩ rằng việc đứng ngắm hoa lục bình trôi, để hồn được nhập vào với vũ trụ vạn vật, há không phải là một hành vi ‘dân chủ’ sao, sao mà phải nói chuyện chính trị hay tôn giáo?
Và dưới đây là một đoạn thơ, mà khi nhìn cánh nhạn bay trên dòng sông, bóng nó phản chiếu dưới dòng nước, chú đã viết:
Và dưới đây là một đoạn thơ, mà khi nhìn cánh nhạn bay trên dòng sông, bóng nó phản chiếu dưới dòng nước, chú đã viết:
Nhạn bay soai soải trên sông trắng
Bóng khuất trường giang, dáng mập mờ
Ngóng theo bóng nhạn, hồn ươm khổ
Mai mốt đi rồi, ta hết đau!
Bóng khuất trường giang, dáng mập mờ
Ngóng theo bóng nhạn, hồn ươm khổ
Mai mốt đi rồi, ta hết đau!
Và đây là ‘thế giới bên kia’ của chú, cháu có hiểu chăng?
(HẾT)
---------
Ghi chú:
Ấn Độ giáo: Ngày nay, người ta biết được hàng loạt tôn giáo của người Ấn Độ và các thông tin nghiên cứu ngày càng phong phú. Thế nên, từ "Hinduism", "Ấn Độ giáo", không thể mang nghĩa là một tôn giáo nhất định của người Ấn mà chỉ là cách gọi mang ý nghĩa bao quát, chỉ một nhóm tôn giáo có sự tương quan với nhau, nhưng khác biệt nhau, xuất phát từ Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh). Các tôn giáo này dù có quan hệ với nhau nhưng cũng khác nhau như sự khác biệt giữa Do Thái, Phật, Thiên chúa và Hồi giáo. Chúng có những khái niệm thượng đế khác nhau, có những pho thánh điển khác nhau cũng như những phương pháp tu tập, hình thức thực hiện nghi lễ khác nhau. Chúng có những hệ thần học khác nhau, lập cơ sở trên những nhà thần học, những bậc đạo sư khác nhau, và tôn xưng các thần thể khác nhau như vị Thần tối cao... (wikipedia)
Dung Tran (Facebook)
Trả lờiXóaBài viê't râ't hay! Cám ön NGLB. Chúc an vui!
1 giờ trước
Bạn Dung Tran à, mình có sử dụng bức hình 'chim nhạn' của bạn, (và 4 câu thơ đã tặng bạn) trong bài viết, thanks.
Xóasaumietvuon [Blog Tiếng Việt] Email 06.12.14@19:32
Trả lờiXóaĐọc xong nhưng ko biết còm thế nào cả, nhưng tự dưng nhớ tới Albert Einstein với ý là "Thời gian dài ngắn chỉ có trong ý nghĩ của ta" thế thôi.
Hi..., cái này (thế giới bên kia) là của 1 cầu thủ bóng đá nữ (cấp trường Đại học) hỏi mình,
Xóamình mới nghĩ là 'thế giới bên này' mà đến khoảng 3000 năm vẫn chưa biết cái gì là đúng, bí quá họ phải trả lời là 'không thể biết' (bất khả tri), nên mình thiết nghĩ:
Mai mốt đi rồi, ta hết đau!
Đó là một cách... Thân.
Thế giới ảo mà chúng ta sống sẽ đi về đâu?
Trả lờiXóaThích anh à!
Ngày nay, các nước phát triển càng quan tâm đến thế giới ảo, mà sự quan tâm này lại phù hợp với các quan niệm cổ đại, ôi, quả là chúng ta đang sống trong một thế giới 'bất khả tri'... Thank bạn.
XóaÁi Nữ [Blogger] Email 07.12.14@00:12
Trả lờiXóaCâu về ông Lý Hồng Chí... không chính xác. Không phải ông ta nói về "tư tưởng". Ông ta nói không thể có pháp môn nào khác đạt được khả năng vi diệu và an toàn như Pháp Luân Công mà ông ta truyền thụ.
Đã chỉnh sửa...
XóaTrên mạng có cuốn ‘Minh triết Đông phương’ (của Michael Jordan, bằng PDF), muốn hiểu về nó thì phải sinh ra một... entry mới, nhưng LB không có thì giờ để làm như vậy, chủ yếu bài này LB nói rằng:
Chú thiết nghĩ rằng việc đứng ngắm hoa lục bình trôi, để hồn được nhập vào với vũ trụ vạn vật, há không phải là một hành vi ‘dân chủ’ sao, sao mà phải nói chuyện chính trị hay tôn giáo?
Rất cám ơn sự góp ý của Ái Nữ và anh hairachgia.
Em về xem đá bóng thôi
Trả lờiXóaViệt Nam mới thắng Ma Lai đó mà
Có vui thì tặng tí quà
Hát hò vài bản, em-ta vui vầy
Tự tình trong ánh mắt trong
XóaNét ngây thơ ấy, thế gian hữu tình
Anh về nhặt ngọn nắng xinh
Nắng qua trước mắt, nắng rình sau lưng
Chợt thấy như rơi vào giấc mộng
Trả lờiXóaÁo vàng ngây ngất tuổi... thanh xuân
Nàng ngước, mắt chàng theo ảo ảnh
Khuya về, mắt bỗng tím hoàng hôn
Trở lại nơi này, thấp thoáng mưa
XóaSáng thu héo hắt: đã sang mùa
Tiếng ai thương nhớ trên vùng núi
Rơi xuống thị thành, chẳng thấy ai!
mưa ghé thăm anh- chiều thứ tư vui nhé NGLB...
XóaUI, thấy mưa rồi, mưa rơi xuống... thành phố, hihi...
XóaLá Bàng ơiiiiiiiiiiiiiiiii
Trả lờiXóaThật là lâu không thấy LB đâu. Mùa này nhiều lá rụng lắm , đỏ cả sân trường Ngọc nè!
Gửi một ít để anh gom nhé LB! Gom ngay bây giờ, đừng chờ mùa "bên kia" nhé! Hì hì..
Trời, kêu ơi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! gì dữ vậy.
XóaRãnh LB sẽ ghé thăm, Noel vui vẻ nghen cô nương.
Đạt [Blog Tiếng Việt] 10.12.14@02:09
Trả lờiXóaĐôi khi vũ trụ, trong đó có cả thế giới bên kia, là một phần sản phẩm của con người tuy con người không tạo ra nó bằng tay hay máy móc.
Ui, lời bình chính xác quá (theo mình), con người quả là những... họa sĩ tài hoa, tự mình vẽ ra và cứ tin như là... thật.
XóaChú à ! Đọc xong bài viết của chú, nay cháu đọc lại. Trong thế kỷ XVIII hay Thế kỷ Ánh sáng người ta có 3 tư tưởng triết học cho rằng:
Trả lờiXóa1. Tự nhiên thần luận: Nghĩa là thượng đế sáng tạo ra vũ trụ rồi để vũ trụ tự vận động.
2. Phiếm thần luận: Thừa nhận có thượng đế và cho rằng Thượng đế không tồn tại riêng biệt mà biểu hiện ngay trong vạn vật, trong bản thân con người.
3. Con người tự nhiên: Là học thuyết chủ trương phủ nhận những yếu tốt tiên nghiệm.
Những lý thuyết này có mâu thuẫn không hở chú? Chú giải thích cho cháu hiểu được không?
Đọc lời bình này, thoạt tiên, chú (!) nghĩ rằng, đã có ai đó (nhà nghiên cứu chẳng hạn) phân loại như trên (có vô số cách phân loại), mà ‘ai đó’ đã có quyền phân loại thì ta cũng có quyền phân loại, bởi vì ta là ta. Chú còn liên tưởng là một ông thầy triết ở một trường đại học nào đó hay một nhà nghiên cứu triết nào đó đã ‘dạy’ cho ta như vậy, nhưng cuộc đời cũng đã ‘dạy’ cho ta rằng, có rất nhiều thầy chém gió và ‘nhai lại’, cũng như có rất nhiều nhà nghiên cứu triết cứ cả đời mãi mê đọc hết cái này đến cái kia, mà cho đến khi chết cũng chả bao giờ thành triết gia.
XóaTa hãy khẳng định rằng ở đời này chỉ có và chỉ có MỘT ‘sự thực’ (hay hiện thực, nên cũng chỉ có và chỉ có MỘT thượng đế, mà đã là sự thực/chân lý thì không thể có chuyện đếm từ 1 đến 10 gì gì đó), mà con người chỉ phản ánh lại sự thực đó mà thôi, và nếu có 7 tỉ người thì sẽ có 7 tỉ cách phản ánh khác nhau (và do đó có vô số loại triết khác nhau!, mà được mô tả trong mấy ngàn năm nay, ở mỗi vùng/miền/quốc gia/khu vực trên toàn thế giới), nhưng họ cũng chỉ phán ánh có một ‘sự thực’, và nếu họ phản ánh càng gần sự thực bao nhiêu thì triết lý của họ càng chính xác bấy nhiêu, tuy nhiên, họ không thể phản ánh hoàn toàn đúng như cái ‘sự-thật-đang-là’, nên mới có chuyện ‘người mù sờ voi’, vậy ‘sự thực’ mới chính là cứu cánh của triết.
Ta hãy khẳng định rằng CÓ ‘thượng đế’ - là đấng tạo hóa, dường như rất hữu hình đối với ta, nhưng lại hoàn toàn vô hình, nên người ta gọi là ‘đấng bất khả tri’, mà đã là đấng bất khả tri, thì ta hoàn toàn và tuyệt đối không thể mô tả bằng bất cứ một từ nào cả, ngay cả từ ‘thượng đế’, và việc mô tả này không thuộc đặc quyền của bất cứ một cá nhân hay nhóm người nào, mà nếu có, các sự mô tả này sẽ (rất) MÂU THUẪN, mà kết quả là sẽ gây ra… hỗn chiến (chiến tranh, khổ đau, chết chóc cho nhân loại), và lưu ý rằng ‘đấng’ này cũng hoàn toàn và tuyệt đối không can thiệp vào cuộc đời của ta (trừ việc ban cho ta ‘quy luật sinh-tử’), do đó người ta mới gọi cuộc đời là vô thường và gọi ngài là ‘đấng vô thường’.
Ta hãy khẳng định rằng ‘chết là hết’ - theo đúng quy luật của thế giới tự nhiên: ta do vật chất tạo nên, nên sẽ trở về với thế giới vật chất (hư vô): đây chính là sự bất tử, hay nói thực tế hơn, cái chết chính là trở về với sự BẤT TỬ, mà, người ta cố tình chống lại ‘ngài’, bằng cách kéo dài từ cuộc sống ngắn ngủi, sang một thế giới linh hồn bất tử, nhưng trong mấy ngàn năm nay, chưa hề có đến nửa trang giấy mô tả được là ‘phía bên kia’ là như thế nào, lý do: nó hoàn toàn và tuyệt đối không có, mà nếu có thì chỉ có ‘đấng bất khả tri’ biết, chứ không đến phiên con người biết được.
Ta hãy khẳng định rằng nên sống ‘thực’ từng phút, và mỗi phút trôi qua là một biến đổi mới, là một niềm vui mới, và một sáng tạo mới, và hãy CỐ... VUI cho đến khi chết, rồi trở về với ‘đấng hư vô’, trên cơ sở khẳng định rằng cái sống là vô thường, nên cái chết là vô cùng bình thường - là một sự chuyển hóa của cuộc sống, để hình thành một sự sống mới, nhưng không phải là chính cái cũ hay linh hồn cũ/bất tử.
…Và cũng vì sự ngu dốt của ta, và vì sự bất khả tri của ‘đấng tạo hóa’, mà hễ khi nào còn loài người thì vẫn còn chém giết lẫn nhau, vĩnh viễn và vĩnh viễn.
Thân.
Chú LB quá là thông minh, cháu ngưỡng mộ chú quá. Thực sự, thực sự chú rất giỏi mà trước giờ cháu chưa được thấy ai trên blog này như vậy. Những vấn đề chú đưa ra, ban đầu cháu đọc chẳng hiểu gì cả mà phải đọc lại vài lần.
XóaNhận được câu trả lời hay của chú, cháu vô cùng xúc động và cảm mến. Tự dưng lại nghĩ "Chú là ai mà giỏi thế?" và đây là một câu hỏi chưa được giải mã. hi hi
Sao chú lại biết Cua Nhỏ là BC hay vậy? Sao chú giỏi và hay thế ????
Chú là... nhà gom lá bàng, mà mỗi chiếc lá bàng là một con người hay một 'hiện thực', chúng giúp cho chú các cảm nhận 'sống', và do đó, các suy tư, hay các điều viết trong blog này không phải là của chú, mà là của nhiều người, trong đó, có một phần là của cháu.
XóaThân.
phật, chúa trong tâm ta; khi ta thấy an lành là phật chúa đang ở trong ta vậy;
Trả lờiXóaĐây là cách suy nghĩ đơn giản nhất, nhưng hiệu quả nhất: đồng ý, hihi...,
Xóathank bạn, lâu ngày quá.