Anh biết rằng mình đã chết lâu nay
Nhưng trái tim - một tinh cầu rực lửa
Nó vẫn tìm, một nửa quá xa xôi
Nó vẫn rung, trong tình ái nhiệm mầu
Nó vẫn sầu, theo đuổi bóng lung linh
Nó vẫn sống, đắm mình trong khát vọng.
Bài trước tôi đã viết là ‘Chả lẽ người Việt… điên hết rồi sao!’ - theo đúng nguyên văn của một người bạn đã tâm sự với tôi, và có tính ‘lịch sử’ của nó. Nhưng có blogger cho là ‘viết như thế là nguy hiểm’ (!), có blogger khác lại hỏi vặn tôi là ‘Anh có phải là người Việt không?’, các bạn này không biết tôi, nên dĩ nhiên là không có ý ném đá tôi, nhưng điều này lại làm tôi bị… nhức đầu, nên đã đổi tên bài viết trên là ‘Chả lẽ ta… điên hết rồi sao!’, nhưng tôi lại tự hỏi: chả lẽ người Việt lại ‘tỉnh’ hết sao?... Và do đó, tôi viết bài này.
*
Ôi, số phận của tôi nó ra làm sao ấy, tôi đâu có muốn gặp ông Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Thích Nhất Hạnh, Phạm Thiên Thư, Trần Tiến, Dương Trung Quốc/Lê Văn Lan, Nguyễn Huỳnh Đức (cầu thủ bóng đá), Cẩm Ly (nữ, ca sĩ), Phạm Nguyên Trường (dịch giả), Giáo sư Tương Lai, Bùi Văn Nam Sơn… gì đâu mà trời vẫn bắt phải… gặp, trực tiếp hay gián tiếp, huhu… Không những thế, tôi còn được ‘sờ’ được vào một số ông (sờ = bắt tay, đừng có nói là tôi ‘bóng’ nghen).
Tôi đang… chém gió đấy, các bạn đừng có tin nhé, hihi…
*
Tôi có gặp bạn của ông Phạm Công Thiện, người mà đã giúp tôi đoạn này: ‘Thị dục huyễn ngã’ có nghĩa là: cái muốn từ sự thấy, cũng chính là/cũng giống như sự huyễn (= cái không thật) của cái ngã (= cái ta) vậy. Đây là một câu kệ cổ của các vị cổ đức, có cấu trúc ngữ pháp không giống như văn ngôn sau này, do vậy người ta không đặt nặng việc giải thích theo ngữ pháp, mà chỉ hoan hỉ thọ nhận thực nghĩa của nó qua lời nói pháp của một vị pháp sư. Tóm lại, có thể hiểu: cái muốn, cái thấy của ta và cả cái Ta nữa - đều không thật! (Entry ‘Thị dục huyễn ngã là gì?’, đường dẫn bên dưới)
Tôi có gặp ‘cháu’ của ông Bùi Giáng, người mà đã kể cho tôi nghe đoạn sau: ‘Nghe người ta nói thầy… điên điên khùng khùng, nhưng em không có tin…’, Bùi Giáng hơi nổi cáu, bèn nộ ‘Bọn họ điên chứ tau đâu có điên…’, ‘Chứ em nghe nói thầy ‘hưởi’ (ngửi) cái đống rác…’, ‘Mi nghĩ thử xem, cây có mấy chiếc lá rơi, làm sao mà thành một đống rác to như thế được, đống rác đó là của con người, do con người, con người ăn ỉa ra đó mà không biết thúi (thối), tau biết thúi nên tau hưởi thử…’ (Entry ‘Bùi Giáng và những câu chuyện chưa biết’, đường dẫn bên dưới).
Tôi có thăm một trong những ‘nơi có xảy ra chuyện’ của ông Thích Nhất Hạnh: ‘Đến thăm chùa Bát Nhã (Bảo Lộc) - rất rộng, được nghe một số chuyện (không mấy ấn tượng) có liên quan đến ông Thích Nhất Hạnh, mà tôi sẽ nhắc đến trong entry sau; ngoài ra, ở đây chỉ có bóng vài chú tiểu loáng thoáng, đồi chè khô khốc vì không được chăm sóc!:
Tháng này chưa đến mùa mưa
Thăm chùa Bát Nhã thấy trà khô ran
Cát Tiên, thác chảy - mơ màng
Ngần nguyên sinh ấy, lá vàng vẫn rơi (NGLB)
Tháng này chưa đến mùa mưa
Thăm chùa Bát Nhã thấy trà khô ran
Cát Tiên, thác chảy - mơ màng
Ngần nguyên sinh ấy, lá vàng vẫn rơi (NGLB)
*
Tôi có ‘sờ’ được ông Giáo sư Tương Lai: Mặc dù tuổi đã già, nhưng ông có một bộ óc rất sáng suốt, nhạy bén, ăn nói lưu loát/hùng biện và đầy chất trí tuệ. Nghe kể là: có một người đang phát biểu, mà GS cũng muốn phát biểu, nhưng ông nhường: ‘anh nói đi’, rồi ông lắng nghe, và quan sát thấy là ông không bao giờ ‘áp đảo’ tư tưởng người khác, đặc biệt là không bao giờ khoe khoang, hay nói lên ‘cái tôi là số một’. Vì thế, tôi đã kể lại chuyện này cho con tôi nghe, và cuối cùng tôi có khen là: ‘Vì thái độ này, mà ông là một trong những người có trí tuệ nhất… VN’, hihi...
Tôi có ‘sờ’ được ông Bùi Văn Nam Sơn: ‘Đi gặp ông Bùi Văn Nam Sơn ở quán cà phê Dương Thụ, Sài Gòn (mà làm tôi bị mang tiếng là quen nhiều người nổi tiếng!, hehe…, có gì đâu mà nổi tiếng với không nổi tiếng), tại đó, tôi chỉ lắng nghe ông ta phát biểu về ‘chủ nghĩa tự do’ mà không nói một lời nào…’ (Entry ‘VN không có triết gia!’, đã đóng)
Tôi có ‘sờ’ được ông Phạm Thiên Thư: ‘Một chiều hôm nọ, tôi theo một đám mây trời vơ vẩn mà lọt vào quán cà phê Hoa Vàng, ở đấy có một người lạ tiến ra chào và bắt tay tôi, sau đó tôi mới được một người bạn giới thiệu: ‘Đây là thầy Phạm Thiên Thư’. Nói chuyện hồi lâu, thầy cầm tay tôi và nói: ‘Anh là người có năng lượng ‘tâm linh’ rất mạnh (!), tôi cảm nhận được ngay điều đó khi mới vừa nhìn thấy anh’. (Entry ‘VN không có triết gia!’, đã đóng)…
Còn nhiều nhiều ông/bà ‘nắm’, nhưng nếu tôi kể hết ra ở đây thì chỉ có… hết ngày, nên xin tạm dừng ở đây nhé.
*
Nói chung là tôi đã ‘sờ’ được nhiều ông, nhưng điều này không quan trọng lắm, mà điều quan trọng hơn, rất quan trọng, là khi lắng nghe và nhìn kỹ vào khuôn mặt của từng người trong 2-3 tiếng đồng hồ, tôi suy nghĩ rất lung, và nghĩ rằng:
-Tôi phải viết thế nào để bao quát được hết quan điểm của mấy ‘thầy’ đây?
Và điều này là rất khó đối với tôi.
*
Tôi nghe các ‘thầy’ có nhắc đến các ông Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, rồi Ngô Đình Nhu gì gì đó, và vài chục vị nữa… (tôi không nhắc đến những nhân vật ‘hiện hành’, vì tôi không tham gia vào chuyện ‘chế độ’ hay ‘tôn giáo’, và đây là lập trường của tôi).
Nhớ lại, trong những lần gặp cụ thể, tôi có hỏi một người Anh, ông ta nhắc đến Shakespeare, người Mỹ thì nhắc đến Edison, người Hà Lan thì nhắc đến Spinoza, người Pakistan thì nhắc đến ‘người phát minh ra con số 0’ (là người Hồi giáo!), người Nepal thì nhắc đến Phật… (còn người Tàu thì nhắc đến Tôn Tử, hehe…).
*
Ta nhắc đến các nhà chính trị (có thể là nhà văn hóa hay nhà tư tưởng, nhưng đây là một chuyện khác): Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, kể cả Ngô Đình Nhu…, còn Tàu thì nhắc đến ‘nhà đánh nhau’!, trong khi đó, Tây lại nhắc đến các nhà bác học/nhà khoa học, triết gia hay đại văn hào: Phật là… triết gia người Ấn Độ, Shakepeare là đại văn hào người Anh, Edison là nhà phát minh người Mỹ, Spinoza là triết gia người Hà Lan, còn ‘người phát minh ra con số 0’ là một nhà toán học người Ấn Độ (xem các chú giải bên dưới).
Việc nhắc đến các nhà chính trị đang nằm trong... viện bảo tàng này, mặc dù, thoạt tiên thì thấy là có… hay và rất đáng để… rút ra bài học kinh nghiệm, nhưng khi suy nghĩ thật kỹ, tôi thấy rằng vô tình ta lại đâm ra ‘thiếu’, thiếu trầm trọng, thiếu cái mà nhà văn Aitmatov khi đi thăm nước ngoài, đã từng phát biểu: ‘Tôi cho rằng nền văn hóa hòa bình chắc chắn sẽ tới thay thế cho nền văn hoá chiến tranh. Từ nghìn xưa tới giờ luôn tụng ca các anh hùng chiến đấu, lòng dũng cảm và quyết liệt của họ - tất cả những cái đó được tiếp nhận như những phẩm giá hiển hách. Hãy nhìn xem, ở thủ đô nước nào cũng có những bức tượng các tướng quân cưỡi ngựa. Trong lúc đó những nhân vật không song hành cùng chiến tranh, mà với tư tưởng hòa bình thì lại không được đưa lên đài vinh quang.’ (Aitmatov, cand.com.vn):
-Vâng, chúng tôi muốn những ‘tư tưởng’ gì xa hơn, cao hơn và mở hơn những ‘quả cầu đóng’ chính trị hay tôn giáo trong và trước thời đại của chúng tôi, dù rất khó, vô cùng khó, nhưng cái đó là điều mà thế hệ chúng tôi đang cần và sẽ cần, rất cần.
Tóm lại, có một cậu bé khi được hỏi là ‘cháu có muốn làm tổng thống không?’, cậu bé trả lời là:
-Không, cháu muốn làm ông Bill Gates cơ!
(Mời các bạn theo dõi giải thích rõ thêm ở phần 2)
--------
Chú giải:
- 'Bùi Giáng và những câu chuyện chưa biết', xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/653-bui-giang-va-nhung-cau-chuyen-chua.html
- Edison (1847-1931): là nhà bác học/nhà phát minh người Mỹ, người đã ‘làm thay đổi thế giới’ bằng các phát minh: bóng đèn điện, máy điện báo, máy ghi âm, máy quay phim…
- Người phát minh ra con số 0: Những nền văn minh trước đó, ngay cả người Hy lạp, khái niệm "không" vẫn chưa xảy ra mặc dù rất cần có một con số để chỉ sự vắng mặt của một số đồ vật nào đó. Liên quan với khái niệm trước của con số zéro, nghĩa thứ hai là có thật, phải biết và phải được phân biệt với sự "không" (nulle, null). Ðiều rõ ràng là những dân tộc trước đây không đủ khả năng để cảm nhận sự phân biệt giữa không (zéro) và không có gì (rien, nothing). Con số "không" mà chúng ta quen và thấy mọi ngày, được ra đời khoảng 200 năm sau Thiên Chúa giáng sinh. Con số "không" đã được tượng hình do người Hindu Ấn độ. Người Hindu là những người đầu tiên đưa ra con số này để để trình bày quan niệm "không có số lượng". (maxreading.com)
- Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đình Nhu: Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) là những nhà yêu nước và đồng thời là những nhà văn hóa/tư tưởng. Riêng Ngô Đình Nhu (1910-1963) là người có liên quan đến thuyết ‘Cần lao nhân vị’, tuy nhiên, tôi chưa đầu tư thời gian để tìm hiểu.
- Phát biểu của nhà văn Aitmatov, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2013/10/460-trai-at-van-quay-cuong-trong-vu-tru.html
- Shakespeare, Spinoza: 1) Shakespeare (1564-1616) là đại văn hào Anh, đồng thời là đại văn hào của mọi thời đại!, là tác giả của các tác phẩm quen thuộc với bạn đọc VN như ‘Romeo và Juliet’, ‘Hamlet’… 2) Spinoza (1633-1677) là triết gia người Hà Lan, người sáng tạo ra ‘Thuyết phiếm thần’ hay ‘Phiếm thần luận’, trong đó cho rằng mọi vật đều có ‘thần’, mà một trong những người tích cực theo thuyết này là Einstein…
- ‘Thị dục huyễn ngã’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/125-thi-duc-huyen-nga-la-gi.html
- Tôn Tử (545TCN-!): làm tướng dưới thời Ngô Hạp Lư, là một trong những nhà khoa học quân sự lỗi lạc nhất của Tàu, cũng như Nhạc Phi, ông đã để lại cho hậu thế cuốn ‘Tôn Tử binh pháp’.
ĐomĐóm [Blogger] Email 19.05.15@00:40
Trả lờiXóahttp://nhagomlabang.blogspot.com/2015/03/653-bui-giang-va-nhung-cau-chuyen-chua.html
Nha Gom La Bang VN10:29 Ngày 16 tháng 03 năm 2015
ĐomĐóm [Blog Tiếng Việt] 15.03.15@23:25
Hay ! Rất hay !
Mỗi lần Anh LB viết về Bùi Giáng là Đóm đọc hoài ko chán vì Đóm đã gặp được Ông ngoài đời thực (1996-1997). Lúc đó Đóm còn quá trẻ nên chưa nghe nói gì về Ông. Chỉ thấy Ông hay mặc quần áo te tua, tóc dể dài, đi chân đất và cột theo mấy cái lon kêu leng keng, có đeo một cái túi vải cũ trong đựng gì ko biết. Ông hay đi lang thang trên đường Pasteur - Nguyễn Đình Chiểu, quanh khu vực trường Đại học Kinh tế và Đại học Kiến trúc (TP HCM). Lúc ấy nhiều người nói "ông điên", riêng Đóm nghĩ ông già này ko điên nhưng hơi lập dị, có lẽ vì ông ko có GĐ nên phải sống bụi đời, thậm chí ông rất khôn vì tạo ra tiếng kêu khi di chuyển để xe cộ tránh.
Bây giờ mỗi lần đọc những bài viết về Ông là Đóm lại rưng rưng nước mắt. Khóc cho số phận một kiếp người. Một tài hoa. CHỮ TÀI ĐI VỚI CHỮ TAI, MỘT VẦN.
À, LB đã sửa bản gốc rồi (còn sửa bên FB và BTV nữa đó). Thật ra, nhớ lại quá khứ, nhất là cách đây 10 năm hay vài chục năm thì không thể nhớ chính xác hết được (số đt của người thân bây giờ mà đôi khi còn quên nữa là), quan trọng là 'ý' - có tính quyết định thành-bại cho một bài viết.
XóaCám ơn Đóm nhé, ngày mới tốt lành.
Nhắm mắt làm chi, mở mắt trông
Trả lờiXóaVòm trời bên ấy xám nhập nhòa
Riêng ta, chờ uống ly trà nóng
Bỗng nắng vàng sân, nắng lạ lùng
(Lưu comt cho VTR)
Salam cũng gặp ông Bùi Gáng mấy lần chỉ đi ngang qua thôi , cảm thấy ổng hơi lập dị , nghe đồn Ổng thương bà Kim Cương mà Bà chỉ thương ông như người anh trai thôi . Còn nhà văn Sơn Nam thì gặp và nới chuyên mấy lần , Ổng nói chuyện rất bình dị , đó là một người hiền lành dễ mến
Trả lờiXóaLB gặp và " Sờ " được nhiều người nổi tiếng , bữa mô cho Salam " Sờ " LB một cái nghe để được thơm lây. He he he
P/s " Sờ " ai thì " Sờ " , " Sờ " gì thì " Sờ " chứ LB đùng " Sờ " Mèo nghe , sẽ bị cào rất là đau... Hế hế hế
Ui, lần này chữ 'sờ' có vẻ đắt khách đấy, ông cũng thích... sờ, bà cũng thích... sờ, bạn AS lại cười 'hế hế hế' nghe... 35 quá đê, hehe..., may mà chữ
Xóa'sờ' là viết tắt của chữ 'shake hands', tóm lại,
sờ = shake hands,
nếu không thì tại hạ cũng có phần... trách nhiệm, hihi...
Trùi, bạn AS và Đóm cũng đều thích đề tài Bùi Giáng hết, vậy hôm nào:
ra quán cà phê
'sờ' một cái đê,
o kê?
Hê hê...
vomtroirieng [Blogger] Email 19.05.15@13:42
Trả lờiXóaNhắm mắt làm chi, "ấy "biết hông?
Vòm trời ủ mây xám mùa đông
Ly cà phê ấm hay trà nóng
Có đủ vàng sân, nắng ửng hồng?
Đọc bài viết rùi, cứ bâng khuâng, hình như VTR và LB chưa có lần "sờ" nhau, hi... (sờ = bắt tay, theo lời tác giả nha)
Ui, nữ hiệp làm tại hạ bối rối quá, nhưng sờ thì sờ, sợ gì, lần này
Xóa'sờ' = sờ cái micro để hát karaoke đó, hihi...
nhớ alo nhé, welcome!
@ Ái Nữ
Trả lờiXóaChuyện đó (bộ lạc Ainu, nước Nhật cổ đại) xưa rồi.
Vào thời đại @, có một bộ lạc ở... Sài Gòn, có một cô gái được Giáo chủ ma giáo của bộ lạc này gọi chít tên là ANU, sau đó lại được thăng chức - tương đương với Tía Sam Long Vương, hộ pháp tiền bối của... Trương Vô Kỵ - là:
-"Con mèo ngủ trên gác-mân-rê".
kieuthien [Blogger] Email 19.05.15@22:18
Trả lờiXóaEm đang vội vì không ở nhà.
Nhưng đọc qua, thấy khoái đấy bác ạ.
Lời giới thiệu hay lắm !
Lập luận chặt chẽ "như" triết học...
Thôi. Bác làm việc đi.
Hôm nay chú ngủ sớm, mai còn cuốc nương trên đồi cao, bác ạ.
Chả ngồi quán nét lâu, sợ rảnh rỗi.
Nói như Đom Dóm là : "Rảnh rỗi sinh nông nổi".
He ... he... !
Hẹn gặp lại vào tối ngày kia, bác nhé !
Ui, cám ơn bạn, mình mới vừa viết xong bài mới, vì thấy vấn đề hơi... lạ, hihi...
XóaNgày mai cho mình đi theo làm rẫy với nhé, mình thích làm rẫy lắm đó, thiệt.
Ngủ ngon để mai đi làm sớm nhé.