Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

694. Khổng Tử có phải là triết gia? (Cái gì là triết? - Phần 2)

 

Mây buồn mây dạo lang thang
Ta buồn ta viết lan man mấy dòng
Biết đâu nắng động trời trong
Hư vô ta lại rụng vòng tay ai.

Ôi, lại ngủ không được!
Ôi, tôi cũng không nghĩ rằng sẽ có một câu hỏi này:
-Anh hay viết về triết học nên tôi có một băn khoăn không biết trao đổi cùng ai nên muốn biết ý kiến của anh. Theo tôi, Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn nhưng không phải là một triết gia. Không biết có đúng hay không? (nguyentheduyen)
Ôi, đã từ lâu, tôi nghĩ ‘triết tức là không triết’, nhưng có bạn đã hỏi, thì tôi cứ… nói, vì nếu tôi không thường xuyên vận động cái mồm thì nó sẽ bị… méo, theo đúng quy luật tiến hóa, hihi…
Trước khi ngồi xuống và nói chuyện với… Khổng Tử, ta hãy quan sát chung quanh tí nhé.

*
Trước tiên, triết là cái gì?
Tôi đã nói là tôi không trả lời câu hỏi này, mà với các giới thiệu mở rộng dưới đây, các bạn sẽ tự rút ra ‘triết là gì?’ theo ý riêng của các bạn nhé. Tôi vốn không thích lắm cái định nghĩa ‘triết học’ trong cuốn Triết học ML, đó là ý riêng của tôi thôi, không quan trọng. Tôi cũng cho là không đúng lắm, khi trong wikipedia cho rằng ‘triết học là tình yêu đối với sự thông thái’ - là định nghĩa thời Hy-La cổ đại (xem các xem chú dẫn bên dưới)… Do ông trời bắt buộc, tôi có đi… giảng chút chút về Triết học ML trong 3 năm (nay quên hết rồi!), rồi tôi lại tiếp tục đi giảng triết-và-có-liên-quan cho các tổ chức nước ngoài trong 14 năm (không liên tục) ở nhiều tỉnh thành và một số trường đại học/cao đẳng trong nước, híc..híc..., nhưng, có một vấn đề là:
-Các chuyên gia nước ngoài khuyên tôi là không bao giờ nên giảng lý thuyếtvì mấy thằng Tây bảo là lý thuyết vốn đã có sẵn trong thực tế rồi, hãy cứ khái quát hóa thực tế thì ắt sẽ có lý thuyết!, hu..hu…
Ví dụ:
1. Chủ nghĩa duy ngã đôi khi được coi như là (một) quan điểm mà ‘Chỉ có (cảm nhận của) tôi là tồn tại’, hay ‘Tinh thần của tôi chỉ là trạng thái’. Tuy nhiên, kẻ sống còn sau nạn hạt nhân hay diệt chủng, thực ra cũng có thể nảy sinh ra một trong hai quan điểm trên, mà không cần anh ta phải là nhà duy ngã. Chính vì thế mà chủ nghĩa duy ngã đúng ra nên được xem như là một học thuyết, mà về nguyên tắc, ‘tồn tại’ là tôi tồn tại, hoặc tinh thần của tôi tồn tại, đối với tôi (có nghĩa là chỉ có chủ thể mới tự ý thức được về sự hiện hữu của chính mình!). Tồn tại là mọi thứ mà tôi trải nghiệm - các thực thể, người, biến cố và quá trình - bất cứ cái gì mà thường liên quan đến sự cấu thành của không thời gian mà trong đó tôi đồng tồn tại với những cái khác và cần được phân tích bởi tôi như là một phần của nội dung tâm thức/ý thức của tôi. Đối với nhà duy ngã, không đơn giản là ông ta tin rằng suy nghĩ, kinh nghiệm và cảm xúc, thực ra, chỉ là suy nghĩ, kinh nghiệm và cảm xúc mà thôi. Thay vào đó, ông ta có thể gắn sự vô nghĩa cho cái giả thiết tồn tại các suy nghĩ, kinh nghiệm và cảm xúc, trừ chính bản thân ông ta (nói chung là ngoài tôi thì không có cái gì là tồn tại!). Đại khái là nhà duy ngã thực thụ hiểu từ ‘nỗi đau’, chẳng hạn, là ‘nỗi đau của tôi/tôi đau’. Theo đó, ông ta không thể nhận thức là từ ‘đau’ này được cảm giác như thế nào, nếu không có một cái tôi tuyệt đối trong đó. (Chủ nghĩa duy ngã, xem chú dẫn bên dưới)
2. Một ông nọ đi chung với một con quỷ trên một con đường, họ nhìn thấy một người nông dân cúi xuống nhặt được một cái gì đó và bỏ vào túi, ông ta bèn hỏi:
-Anh ấy nhặt được cái gì vậy?
Con quỷ đáp:
-Đó là một mảnh của chân lý.
-Ấy chết, thế sao ngươi không cản lại, nếu loài người mà tìm được chân lý thì ngươi chỉ có con đường chết!
-Ngươi yên tâm đi, con người chỉ tìm được một mảnh nhỏ của chân lý, rồi tưởng nó là vĩ đại, rồi biến nó thành chân lý phổ quát cho toàn thể nhân loại, nó sẽ hình thành (những) thứ ‘định kiến’ mà làm cho họ ngu muội hơn, nên họ sẽ trở thành nô lệ cho cái thứ ‘định kiến ảo’ mà họ tưởng là đúng đó, vì thế mà ta suốt đời ngự trị loài người, ha..ha..ha… (tự kể theo một ý của Krishnamurti, xem chú dẫn bên dưới)

Cái số 1 hay cái số 2 là triết nhỉ? Cái này dành cho các bạn nghen, tôi kém... triết lắm, hihi…
*
Hai cái số 1 và số 2 nói trên dường như rất khác nhau, nhưng nó lại xuất phát từ cũng một quan điểm mà các nhà duy vật gọi là ‘chủ nghĩa duy tâm chủ quan’! Nói chung là chỉ có ‘cái tôi là tồn tại’, ví dụ, nếu có một người phụ nữ đi qua, nhưng tôi không thấy, mà chỉ thấy cuốn ‘Đối diện cuộc đời’ của Krishnamurti ở trên giá sách mà thôi, tức là ‘nếu tôi nói có thì có, nói không thì không’. Rồi, người thì đi vào ‘cái tôi vô hạn’ (duy ngã) như ông Nietzsche (trạng thái say xỉn của Thần rượu nho Dionysus), kẻ thì đi vào ‘chiều sâu tối thượng’ (vô ngã) như ông Krishnamurti hay Osho... Ngoài ra, có người cho rằng tồn tại một ‘cái tôi tuyệt đối của vũ trụ’ (tinh thần vũ trụ/ý niệm tuyệt đối) như ông Hegel. Từ đó mà sinh ra chuyện duy tâm chủ quan hay khách quan... Nhưng ông Karl Marx không chịu vậy, mà nếu không nhầm, ông cho rằng vũ trụ/thế giới khách quan tồn tại bất chấp là bạn cho là có hay là không, có sơ sơ hay có nhiều, và ‘cái tôi duy ngã hay vô ngã’, nếu có, thì chỉ có thể đem lại hạnh phúc cho một số cá thể nào đó mà thôi, chứ không đem lại hạnh phúc cho toàn thể nhân loại, mà ông chủ trương rằng ‘chỉ có lực lượng vật chất mới có thể đánh bại một lực lượng vật chất khác’, đại khái là như vậy - rất có lý!, nhưng không hoàn toàn có lý… Nhưng người duy tâm cãi lại là ‘nếu không có tôi thì làm sao mà biết có cái vũ trụ!', và họ sẽ tiếp tục cãi nhau 10.000 năm nữa, ôi, nhức đầu quá đê!, hehe…
Viết vài dòng thôi, tôi rất ghét và ít khi dùng mấy từ… triết như biện chứng, duy vật/duy tâm, phạm trù, tâm-vật, ngũ uẩn, tứ diệu đế, tâm thức, tâm linh, tồn tại, hư vô… gì gì đó lắm, vì có rất nhiều cách để mô tả ‘sự tinh túy’ của thế giới, cần gì phải dùng mấy từ ‘lý thuyết’ và Hán-Việt đó, hihi…
*
Quay lại ‘chuyện’ ông Khổng Tử.
Qua hai cái số 1 và số 2 nói trên, ta hãy dùng phương pháp loại suy, bằng cách cho rằng: nhà ‘học triết’ hoàn toàn khác với nhà triết học, nhà tư tưởng lớn chưa hẳn đã là triết gia.
Trước tiên, ta hãy loại ra - những thứ như ‘quân-sư-phụ’, ‘quân-thần’, ‘phu-thê’, ‘quân tử-tiểu nhân’, ‘nhân, lễ nghĩa, trí, tín’ (xem chú dẫn bên dưới)…, vì chúng là các khái niệm, cũng như… ‘luật nghĩa vụ quân sự’, mà có thể được xem là có hàm chứa tư tưởng, nhưng không phải là triết.
Thế nhưng lại có chuyện khác. Số là ông Dale Carnegie, đã xây dựng một cuốn sách ‘triết’ (sách ‘Học làm người’) tên là ‘Đắc nhân tâm’, mà trong đó, ông đã sử dụng câu ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’ làm nền tảng cho cuốn sách đó, mà điều quan trọng là ông đã liên hệ câu này với triết lý ngàn năm của Đông-Tây về ‘thị dục huyễn ngã’ (xem các chú giải bên dưới).
Rồi ông Nguyễn Tường Bách, trong cuốn sách triết là ‘Đối diện cuộc đời’ của Krishnamurti, đã viết chương đầu với tiêu đề là ‘Đạo khả đạo, phi thường đạo’ (Lão Tử), tôi chỉ liếc qua cuốn sách này (và nhặt ra câu chuyện số 2 ở trên), tuy nhiên, tôi chỉ hiểu và ghi ra theo cách của mình: Lưu ý là đọc tư tưởng của người khác là rất nguy hiểm, hãy tự hiểu theo cách của mình, hay như tôi đã từng nói là ‘ta hãy tự có tư tưởng’. Rồi tôi nhớ lại, có một CEO (khá hiểu biết) có gửi email cho tôi với câu sau: 'Dư dục vô ngôn, tứ thời hành yên, vạn vật dục yên, thiên hà ngôn tai' (ta không muốn nói nữa, bốn mùa êm trôi, vạn vật đua nở, kìa như trời đất có nói gì đâu - Khổng Tử), như vậy Khổng Tử cũng quan niệm là ‘không nói’ (= mạc ngôn/thuyết bất đắc) - cũng đồng thời là triết lý của Đạo giáo và Phật giáo.

…Vậy, Khổng Tử có phải là triết gia không?, tôi thiết nghĩ là đã có câu trả lời rồi đó nghen.
*
Cần nói thêm là Việt Nam không có triết gia! Số là như thế này.
Thời Ngô Quyền (từ năm 938) có thể được xem là thời mà Lịch sử VN bắt đầu, đến thời Đinh Bộ Lĩnh đã có Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) ngang cơ với các hoàng đế Trung Hoa, thế mà đến thời nhà Lý, Lý Thánh Tông đã rước Khổng Tử vào Việt Nam (1070), đồng thời đưa ‘Tứ thư ngũ kinh’ vào ‘sân trước’, để đến nổi gây ra cái họa tày đình cho đến ngày hôm nay, mà tôi đã từng nói rằng ‘ông cha ta đã đánh đuổi bọn Tàu đi, rồi lại mời tư tưởng Tàu vào’, quả là có đầu óc… ‘bắt chước’. Hơn nữa, ta thường ca tụng Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký… đi Tây về khoe là Tây hay cái này hay cái nọ, vâng, ‘rằng hay thì thật là hay’, nhưng vẫn là không có gì sáng tạo, nói cho cùng, cũng là ‘bắt chước’… Và Nguyễn Du làm thơ hay với cái tiếng ‘xè xè’ đi vào lòng người (xè xè nắm đất bên đàng), Nguyễn Bính làm thơ dễ nhớ với cái ‘giậu mồng tơi’ (cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn), nhưng không có tư tưởng, nên vẫn là… ‘bắt chước’. Hơn nữa nữa, ví dụ người ta nói Tần Thủy Hoàng là bạo chúa, Thái tử Đan sẽ tàn bạo hơn bạo chúa, Kinh Kha là kẻ ngu muội, nhưng, ngược lại, ta thường đánh giá quá cao về các nhà chính trị/những tên thích khách (Kinh Kha quán lạnh sầu ngưng chén, ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay - Nguyễn Bính), thực ra họ không đến nổi ‘lớn’ như ta tưởng, đó cũng là vì… ‘bắt chước’.
Vì thế, hỡi các thiên thần bé nhỏ, nói chung là ai mà mở miệng ra mà nói ‘Socrat nói rằng’, ‘Platon nói rằng’, ‘Aristote nói rằng’, ‘Khổng Tử nói rằng’, ‘Mao nói rằng’… thì ta hãy hát bài ‘Auld Lang Syne - Khúc hát biệt ly’ đi nghen!
*
Rồi nay Tàu cử ‘ma nữ 981’ vào ẹo ẹo trong hải phận VN…, mới đây, ngày 26/5/2015, họ động thổ 2 ngọn hải đăng ở bãi đá Châu Viên và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (tuoitre.vn), và làm một bộ phim thật là hoành tráng với thâm ý rằng Trường Sa và Hoàng Sa là của Tàu, mà cách đây mấy ngàn năm, các hoàng đế Tàu đã từng đi… toilet ở đấy!!! (một bản tin trên truyền hình cáp, tối ngày 27/5/2015, không nhớ tên phim, à phim 'Đạo mộ bút ký')…, trong khi đó, có nhiều người vẫn cho việc xâm lược biển đảo của VN là do bọn ‘Tàu lạ’ từ… Sao Hỏa đến, và vẫn tiếp tục ‘Nam mô a di đà… Khổng Tử’.

Ôi, tôi đã nói với nhiều người rằng: Kẻ biết triết thì không nói triết, mà kẻ không biết triết thì nói triết suốt ngày, thế mà tôi lại phản bội tôi, híc..híc…:
-Vâng, tôi không quan tâm đến cái ông Khổng-Tử-viện-bảo-tàng là ‘triết gia’ hay ‘tra giết’ gì đấy, tôi đã không nói triết là gì, vì chuyện ‘người trên Sao Hỏa đang xâm lược nước ta’ mới là triết thật sự.

(HẾT)
---------
Chú giải:
  1. ‘Auld Lang Syne’ (Khúc hát biệt ly): vốn là một bài dân ca Scotland, trên lời thơ của Robert Burns năm 1788… Ở Việt Nam, với giai điệu hát bài này, từ trước năm 1945 đã có lời Việt và thường được giới thanh thiếu niên hát lúc kết thúc buổi sinh hoạt chung hoặc những khi mang tính chất sắp chia xa, như sắp ra trường, sắp tan trại hè, cuộc hướng đạo..., xem: https://www.youtube.com/watch?v=hD19aSUCoJM
  2. CEO = Chief Executive Officer, có thể xem là Giám đốc/Tổng giám đốc hiện nay.
  3. Chủ nghĩa duy ngã (tiếng Anh), xem: http://www.iep.utm.edu/solipsis/
  4. ‘Đạo khả đạo, phi thường đạo’: (tạm hiểu) cái gì mà có thể diễn đạt được bằng lời thì không phải là đạo.
  5. Đóng cửa Học viện Khổng Tử: Thời gian gần đây TQ mở nhiều Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới, Hàn Quốc, Nhật bản, Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada… Giữa tháng 11/2014 hai trường đại học có uy tín tại Mỹ - Đại học Chicago và Đại học Pennsylvania - đã lần lượt ra tuyên bố ngưng hợp tác và đóng cửa Viện Khổng Tử, cơ quan giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh, Canada, Ban điều hành hệ thống trường học thành phố Toronto cũng đưa ra quyết định tương tự. (baotoquoc.com)
  6. ‘Đối diện cuộc đời’, Krishnamurti, xem: http://sachviet.edu.vn/threads/doi-dien-cuoc-doi-krishnamurti-dich-nguyen-tuong-bach-456-trang.2522/
  7. Khổng Tử ‘đến’ VN: Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó. Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, bằng hữu...), để thống nhất và quản lý xã hội. Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông (wikipedia)
  8. ‘Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân’: (tạm hiểu) cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác.
  9. ‘Tam cương, ngũ thường’: Tam cương là mối quan hệ vua - tôi, cha - con, và vợ - chồng (quân thần, phụ tử, phu thê). Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. (xn--ltrncnh-dwae6g.vn)
  10. Thị dục huyễn ngã: ‘Thị dục huyễn ngã’ không phải là chữ phương Đông (Phật, Lão, Không, Trang, Thiền). Đây là tổ từ Hán để dịch một khái niệm của Freud: ‘Sigmund Freud said that everything you and I do springs from two motives: the sex urge and the desire to be great (tạm dịch: Freud, nhà phân tâm học nói rằng 2 dục chủ yếu của con người là: tình dục và thị dục huyễn ngã). Thị dục huyễn ngã = the desire to be great (tạm dịch: ham 'đề cao' mình). Thị có nghĩa là ghiền, nghiện (chứ không ở mức ham muốn thông thường), bao hàm như một thứ bệnh, không phải nghĩa thấy. Dục là muốn. Huyễn nghĩa là nói về mình, tự đề cao, không phải nghĩa huyễn hoặc. Ngã là cái ta’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2011/12/125-thi-duc-huyen-nga-la-gi.html
  11. Triết học: Trong tiếng Anh, từ ‘philosophy’ (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại (philosophia), có nghĩa là 'tình đối với sự thông thái’. (wikipedia). Triết học (Mác - Lênin) là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó… (wattpad.com)

10 nhận xét:

  1. Theo salam ! Gọi Khổng Tử là triết gia là rất khó thuyết phục . Vì giữa thời Xuân thu chiến quốc Ổng chỉ là một thuyết khách đi rao giảng chủ thuyết của Ông , nhưng cũng có nhiều nước tẩy chay . Còn sau này Trang Tử dựa trên học thuyết của Khổng Tử rồi phát triển thêm . Có nhiều câu châm ngôn mà người đời cứ gán gép cho là Khổng tử nói . Theo Salam chưa chắc đã là của ông , biết đâu lại là của Trang Tử hay những người đời sau này ?
    Salam không ưa ổng , nhưng cũng thích nhiều câu nói ( Không biết có phải là ổng không ? ) . Ví dụ vài câu :
    -- Nhân nhi vô tín , bất tri kỳ khả dĩ
    Người không có chữ tín , chẳng làm được điều gì
    -- Tin giả bất hoặc , nhân giả bất ưu , dũng giả bất cụ
    Có kiến thức thì không nghi ngờ , , có lòng nhân thì không ưu tư , có dũng cảm thì không sợ hãi
    -- Quá nhi bất cải , thi vị quá hỉ
    Biết lỗi mà không sửa , đó chính là tội
    -- Nhất tự vi sư , bán tự vi sư
    Một chữ cũng là thầy , nửa chư cũng là thầy

    Bộ phim mà LB nhắc tới đang gây xôn sao mạng xã hội , có tên là ( Đạo Mộ Bút Ký ) , có các diễn viên : Lý trần Hạo , Dương Dương, Lý dịch Phong , Lưu thiên Tá , Đường Yên .....
    LB thích màu tím ( Vi thấy trong thơ LB hay có màu tím ) ở đây thấy nhắc tới Nguyễn Bính , thì Salam gửi cho một bài thơ của Ổng

    MÀU TÍM HUẾ

    Thôi thế là em cách biệt rồi
    Đường đi mỗi bước lại xa xôi
    Tim tím rừng chiều , tim tím núi
    Tim tím chiều hôm tim tím mai

    Ban chiều tim tím nhớ mong nhau
    Đêm tối kìa em tím rất nhiều
    Anh cúi xuống hôn màu tím giấy
    Thư về em , tím nét thương đau

    Mai mốt rồi đây lầm cát bụi
    Anh lại đường xa , trải kiếp người
    Tim tím rừng chiều , tim tím núi
    Chiều hôm ngiều tím thế em ơi
    P/s Salam trích mấy câu nói của Khổng Tử không phải PR cho ổng đâu ? Không ưa ổng , nhưng ổng cứ ám ảnh SaLam miết , khộ chi loạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, mình mới đi... nhậu về.
      Bạn có trí nhớ thật tốt, mình biết Khổng Tử là triết gia, vì sức lan tỏa tư tưởng của ổng ra ngoài xã hội - rất rộng, còn việc đúng/sai (hiện nay là sai, quá sai!) thì không thể lấy hiện tại mà đo quá khứ được, ví dụ không thể lấy Toán học ngày nay để đo toán học thời Pythagore được. Nói cho cùng là ta phải... hơn ổng, thậm chí là hơn nhiều, phải kg?

      Còn cuốn phim đó, để LB kiểm tra lại thông tin, rồi mới có (chút) ý kiến sau.
      TM. Chúc ngủ ngon.

      Xóa
    2. À, mình tìm ra rồi.

      Sự nguy hiểm của phim ‘Đạo mộ bút ký’

      Cuốn sách “Đạo mộ bút ký” và bộ phim cùng tên được chuyển thể từ sách, với những hư cấu không có thật ‎về tìm kiếm mộ cổ trên đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm của Việt Nam) và vùng biển Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ngụ ý đưa dần thông tin vào tâm trí người xem, ngầm mặc định rằng từ đời Minh, đời Tống người Trung Quốc đã có nhiều hoạt động quản lý vùng biển này, thậm chí xây dựng công trình lớn ở đây...

      Vì thế, cũng như mọi người dùng trên thế giới, hơn 1 triệu người dùng Việt Nam hồ hởi đón nhận Wechat với một cái kích chuột xác nhận mà không để ý tới điều khoản “đồng ý mọi thông tin trên Wechat là sự thật”. “Sự thật” ở đây là tấm bản đồ “đường lưỡi bò” ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc…, xem thêm:

      http://nguyenhuuhop.blogspot.com/2015/05/ao-mo-but-ky-sach-luoc-tai-tao-hinh.html

      Xóa
  2. Trả lời
    1. Ui, cám ơn bạn PH nhé, mình mới đi nhậu về, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  3. Lưu:
    Theo các bằng chứng về các cuộc di dân thế giới (cách đây hàng chục ngàn năm), ‘ADN’ và khảo cổ học, thì ‘chủng tử’ Việt Nam là hoàn toàn khác với Tàu, mà trong đó, ta đã có một nền văn minh (tiền) Văn Lang, gọi dễ nhớ là ‘nền văn minh lúa nước’ - là một trong những ‘cái nôi của thế giới’, cao hơn nền văn minh Trung Hoa (nền văn minh sông Hoàng Hà, 3-4000 năm TCN), đã có triết lý âm-dương (= Kinh Dịch), đã có chữ viết (Khoa Đẩu), có ‘Thần Thoại Việt Nam’ (với quan niệm về sự hình thành vũ trụ cùng các vị thần như Thần Trụ Trời, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thần Kim Quy, Bụt… mà khác hẳn với các vị thần của Tàu) mà có nội dung phong phú không kém gì Kinh Thánh, Kinh Kô-ran hay Kinh Phật, có điều là vì một lý do nào đó mà ta đã không tập trung vào việc nghiên cứu ‘Triết học thần thoại Việt Nam’!

    Thời Hùng Vương thì không rõ ràng (kéo dài 2622 năm, mà chỉ có 18 vị vua!)… Rồi Triệu Đà - vốn là quan nhà Tần - đến nước ta (nhập Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc thành nước Nam Việt), rồi tự xưng vương, chống nhà Hán (sau Tần), Nam Việt trở thành một nước độc lập với nhà Hán, rồi nhà Hán xâm lược nước ta, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc từ năm 111 TCN! (wikipedia)

    Trả lờiXóa
  4. Nói về vấn đề chữ viết của người Việt , Salam đã từng đọc một bài viết của một nhà nghiên cứu ( Quên tên và đường link rồi )
    Trích : ( Chúng ta đều biết ở vùng Đông Á , chỉ có hai dân tộc đã tạo ra được hệ thống chữ viết là người Hán của Trung Quốc " Chữ Hán " và người Hàn Quốc --Triều tiên " Chữ Hàn --Triều Tiên " . Nhật Bản thì kém hơn Triều tiên một chút , nhưng vẫn bắt chước " Hoặc nhận sự hướng dẫn nào đó của người Triều Tiên " mà tạo được bộ chữ riêng để phiên âm
    Việt Nam thì kém hơn cả , chỉ làm ra được hệ thống chữ Nôm , tức chỉ thông minh ngang với người Choang ở Trung Quốc . Nhưng nhìn kỹ hơn , sẽ thấy là người Kinh còn kém hơn người Choang , vì chữ Nôm ra đời rất muộn so với chữ Thổ của Choang , lủng củng và lung tung, thì hai loại chư này " Nôm Việt và Nôm Choang " là như nhau ) . Đọc xong rất bực mình nên lưu lại đoạn này để chờ có ai rành hơn để hỏi . Nay thấy LB nhắc tới chữ viết của người Việt Cổ , nên mới hỏi LB : Những điều viết ở trên là đúng hay sai ? ( Salam cũng biết nói đến vấn đề này , trong một bài viết không thể diễn đạt hết đươc , chỉ cần vắn tắt cũng được ) . Salam làm khó LB gồi , ẻm xo ry

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, mình hiểu vấn đề, cái này bạn ‘nên cẩn thận’, vì đó là từ những nhà nghiên cứu 'sùng Trung'..., và khi nghiên cứu để viết bài Khổng Tử này, mình thấy trên mạng có rất nhiều bài ca tụng Tàu một cách 'quán tính' và thiếu đầu óc như trên. Nói thật, mình cũng vậy, từ nhỏ đến khoảng 2008, mình cũng 'sùng Trung', mình lại không hề quan tâm đến vụ Biển Đông. Nhưng, khoảng cuối 2011 hay đầu 2012, ngồi uống cà phê trên đường Trường Sa, Hoàng Sa (ở Sài Gòn), mình bắt đầu suy nghĩ về vụ việc này, mà nhân vật giúp mình 'sáng' vấn đề lại là Tiêu Phong!, …, và nhất là ‘cái giàn khoan 981’, vì mình biết là Tiêu Phong - một đại biểu xuất sắc nhất của giới giang hồ (tức là đa số lão bá tánh) Tàu - sẽ không bao giờ thỏa hiệp với việc làm không ‘chính’ này.
      Về chữ viết của người Việt cổ, trước tiên xin nói mình biết là Lịch sử Tàu hầu như không có nhắc đến các vua Hùng, mà có lẽ đây là việc 'lịch sử hóa' Lịch sử VN của các sử gia phong kiến (từ cuốn 'Lĩnh Nam chích quái' hay các Thần thoại VN khác) do bắt chước Tàu (hay để 'dằn mặt' thế giới tư bản chủ nghĩa!), vì Tàu có 4000 năm văn hiến!: cái này các sử gia cần phải xem xét lại.
      Quay lại về chữ 'Khoa đẩu' - lại là do công của cháu Khổng Tử, khi ông cho lưu lại:

      Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên. Chính Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng Tử đã ghi lại trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “…thời Lỗ Công Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm thấy Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng ta cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả lại cho họ Khổng. Lối chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghĩa, định những chỗ đọc được, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm thiên…” (Khổng Tử: Kinh Thư - Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam - tr. 228-229)… Dĩ nhiên là các học giả Tàu sau đó không nghiên cứu thêm việc này vì nhiều lý do.

      Sau này, các nhà nghiên cứu (đặc biệt là ở Hà Nội, cách đây khoảng 10-20 năm)) đã biết ít nhiều về loại chữ Khoa Đẩu này, nhưng không hiểu vì lý do gì mà những nghiên cứu của họ đã không được phổ biến rộng rãi, ít nhất là trong các trường đại học Văn khoa ở VN.
      TM.

      Xóa
  5. Mây không nhà mây bay bay mãi
    Ta có nhà sao cứ lang thang...
    .
    Muội ghé thăm Ca Ca nè...
    Lúc nầy Ca Ca hay nhớ dĩ vãng
    Ngọt ngào với chiều Ca Ca nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, tiểu sư muội ngoan quá,
      huynh đang làm... thơ, hihi,
      tối vui nhìu nhìu nghen.

      Xóa