LTS: ‘Dân tộc tính’ - tôi nghĩ vậy, đã nghĩ nhiều và lâu rồi, và một số người thường chơi với tôi cũng nghĩ vậy! Lưu ý rằng dưới đây, tôi có giới thiệu thêm một tí về thuật ngữ ‘xác suất’, với ý nói rằng: ‘Không thể vơ đũa cả nắm’ và tôi cũng không ngoại lệ.
Xác suất hiện diện…
Ngoài các cuốn ‘Người Mỹ xấu xí’, ‘Người Nhật xấu xí’ hay ‘Người Trung Quốc xấu xí’…, tôi mới đọc được một bài (trích!) của Bá Dương, đăng trên Facebook, với tiêu đề là ‘Kẻ thù của người Trung Quốc’ (xem dưới), mặc dù có nhiều ý hay để tham khảo, nhưng tôi thấy ông quá ‘miệt thị’ người TQ - mà vốn là điều không tốt lắm, bởi tôi thiết nghĩ là một người viết/nhà văn nên có cái nhìn ‘Thiền-Phật-Chúa’, hay tôi thường nói cách khác là nhìn ‘từ thế giới tự nhiên mà ra’, hay nói nôm na là nên ‘mở’ chứ không nên ‘đóng’, vì đời luôn luôn có ‘khe sáng’, và cụ thể vì:
-Người Việt cũng đáng yêu, người TQ cũng đáng yêu, người Mỹ cũng đáng yêu…
*
Sáng hôm qua, vừa đi lòng vòng quanh sân, vừa nghĩ tới câu: ‘một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng’ (xem chú dẫn bên dưới), tôi ngẫm nghĩ hoài để xem thứ ‘bản chất’ của vấn đề là ở đâu; và để đi đến nhận định sẽ kể ở phần dưới, tôi có liên tưởng đến một câu chuyện dưới đây:
-Trong toán học, có một môn là ‘xác suất thống kê’, mà tôi có ấn tượng nhất là khái niệm ‘vân đạo nguyên tử’ (atomic orbital), trong đó, người ta không thể xác định chính xác được electron là ở đâu, nên mới ‘khoanh’ khu vực mà xác suất hiện diện của nó là cao nhất, và gọi là ‘đám mây điện tử’...
Như vậy, ‘dân tộc tính’ mà tôi nói ở đây là ‘xác suất’ hiện diện của nó trong xã hội trở nên thường xuyên hơn và rõ hơn, nhất là vào thời mà chúng ta đang sống.
*
Để chắc ăn hơn, tôi hỏi một cụ già:
-Cụ nghĩ sao về câu đánh giá (về người Việt) ‘một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng’ của người Mỹ (xem dưới)?
-À, đơn giản thôi, đó là ý nói ‘tính khoa học’ của đa số người Việt còn kém, họ không có khả năng ‘làm việc nhóm’ một cách đồng bộ do chênh lệch về trình độ, mà chỉ có một xã hội công nghiệp mới có thể giúp ta được điều đó thôi (tính khoa học).
Tôi không hào hứng lắm với giải thích của cụ, vì có lẽ cụ cũng có... ‘tính Việt’ này, nên cụ nói né!, vì thế tôi mới kể cho cụ nghe vài mẩu chuyện ngắn có thật (ở các tỉnh khác nhau) dưới đây.
Vài mẩu chuyện ngắn có thật
1. Cách đây vài năm, tôi và ‘sư tử’ có to tiếng (không phải cãi lộn, vì tôi không nói gì cả)… Sau đó, tôi mới mở cửa trước ra, và bỗng giật mình khi thấy một ‘CON LƯƠN’ - thân mình gần như bắc ngang qua bức tường rào, đang bò xoài ra, hai tai vểnh lên cực đại, hai mắt hau háu nhìn vào nhà tôi:
-Té ra đó là cô bán quán ở nhà kế bên, bỏ cả việc bán quán, đem toàn thân toàn ý ra… để nghe ngóng là nhà tôi cãi nhau chuyện gì, chắc là để kể lại cho hàng xóm nghe!
2. Cách đây hai năm, có một chú bộ đội ghé nhà tôi chơi (để thăm con tôi). Trong lúc chờ con tôi (trên lầu) xuống tiếp khách thì chú lấy cái điện thoại di động ra và chơi một trò chơi gì đó. Còn tôi thì đang viết một bài gì đó. Bỗng tôi giật mình khi thấy một ‘CON LƯƠN’ - thân mình gần như bắc ngang qua cái ghế sa-lông, đang bò xoài ra, hai mắt hau háu nhìn vào cái màn hình của máy vi tính của tôi và hỏi ‘bác đang làm gì đó?’:
-Té ra đó là chú bộ đội, chú bỏ cả việc chơi games, đem toàn thân toàn ý ra… để xem thử là tôi làm cái gì, để chả làm cái gì cả!
3. Năm ngoái, tôi có về quê chơi… Rồi vào một buổi chiều, tôi đi bộ tà tà đến một quán cà phê ở bên trái đường (cách nhà vài chục mét), còn ở bên phải đường thì có mấy người đang nhậu thịt chó, lưng quay ra ngoài đường, nên mắt hướng vào trong quán. Khi đang đi, tôi thấy hơi ngưa ngứa sau gáy, bèn nhìn lại, thì bỗng thấy hai CON LƯƠN - đang quay người tối đa, giương hai cặp mắt ti hí nhìn theo tôi một cách không mệt mỏi:
-Té ra là hai anh chàng đang ngồi ăn thịt chó, tự nhiên dừng ăn, ngưng thần, nhìn mãi theo tôi, mà chả biết nhìn để làm cái gì!
4. Tháng trước, tôi và một người bạn đang uống cà phê. Ở cái bàn cách đó vài mét, có 5-6 người cũng đang uống cà phê. Hai đứa chúng tôi chém gió linh tinh từ chuyện trên trời đến chuyện dưới đất, chuyện xưa đến chuyện nay, chuyện Tây đến chuyện ta… Bỗng tôi thấy một CON LƯƠN - đang tò mò dỏng to hai cái lỗ tai ra để nghe chúng tôi nói chuyện đến cả… 30 phút:
-Té ra có một anh chàng, ngồi ở bàn mình lại không tham gia nói chuyện, mà ‘phóng cái lỗ tai’ sang bàn của chúng tôi để nghe chuyện, chả biết nghe để làm cái gì!
5. Viết đến đây, tôi mới sực nhớ lại câu chuyện của một phụ nữ - là một Facebooker, tên là Cúc. Nàng kể như sau: Hôm trước, em có đi ngang qua ‘nhà’ của một blogger, bạn ấy có đăng một bài thơ gì đó, bỗng có một blogger khác nhảy xổm vào và chê là ‘thơ dở ẹt, đăng làm gì làm bẩn mắt người xem’. Em liền vào bình là:
-Blog của người ta thì người ta viết gì thì kệ người ta, hay hay dở thì kệ người ta, nếu không thích thì qua nhà người khác mà đọc, chuyện gì mà đi chửi người ta, đồ vô văn hóa.
Rồi cô ấy kết luận: ‘Tính em hiền lắm, em ít khi nói nặng lời với ai, nhưng gặp trường hợp này - mặc dù vô can - là em tức lắm, em ‘phang’ ngay à!’. Tôi ghi nhận tâm sự này.
*
Đó là chưa kể đến việc tôi bị ai nói xấu một lời nào trên blog thì liền có người học thuộc lòng và nói lại một cách đầy… tự mãn, việc tôi chở một phụ nữ trên xe thì liền có một cặp mắt nhìn theo mấy lần và tò mò tìm hiểu, việc tôi ngồi bên máy vi tính thì liền có cặp mắt dòm vào và tọc mạch hỏi han, việc tôi mệt và chưa kịp nhắm mắt dưỡng thần thì liền có cái miệng kế bên nói huyên thuyên hết chân lý này đến chân lý nọ…: rất vô ích, không biết để làm gì!!!
Tóm lại, tôi thấy người ta rất nhiều lúc hay có kiểu nghe/nhìn một cách không… quang minh chính đại: dáo dác, hóng hớt, rình rập, tọc mạch, bươi móc… chuyện riêng của người khác, mà hầu như quên đi chuyện chính của mình, để chả làm cái gì cả, mà nếu muốn nói là ‘có’, thì chỉ để ‘tự sướng’! Và có một điều không kém phần quan trọng là: hễ có ai nói ‘động’ nhẹ đến mình thì lập tức tự ái và trả đũa, thậm chí, với (những) hành vi rất đê tiện!
Từ đó, tôi suy ra, một người thì làm 100% năng suất, hai người thì mỗi người làm 50% năng suất, ba người thì mỗi người làm 30% năng suất, bảy người thì mỗi người làm 15% năng suất…, vì nếu có trên hai người, thì mỗi người lại chỏ mũi vào chuyện riêng của người khác, nên dĩ nhiên là năng suất lao động sẽ kém đi:
-Phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan… (xem chú dẫn bên dưới)
Nói chung là mỗi người chúng ta (kể cả tôi), cả đời ví dụ làm việc được 40 năm, thì đến 35 năm chỏ mũi vào chuyện riêng của người khác, thế thì (sẽ) để lại cái gì có giá trị cao cho cuộc đời này, mà đòi làm 'con rồng châu Á' hay 'con rồng thế giới' này nọ!
Và để kết luận một cách ‘xác suất’ cho vấn đề này, tôi mới chần chừ suy nghĩ thật lâu… May quá, chiều hôm qua có một nhà văn đến nhà tôi chơi, anh ta nói (cũng giống như tôi) về một… ‘đức tính’ Việt đặc dị mà được sản sinh ra từ phương thức sản xuất manh mún của nền văn minh lúa nước:
-Đó là tính ‘cà khịa’ của những cái tôi to như vũ trụ!
Người Tàu nói về dân tộc tính của họ!
Để cho chắc ăn... nữa về lập luận của mình, tôi mới tìm thêm minh họa…
May thay, tối hôm qua, lang thang trên mạng, tôi đọc được một bài của Bá Dương (‘Kẻ thù của người Trung Quốc’, xem đường dẫn bên dưới), trong đó, ông có một đoạn như là lời kết luận:
TQ diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người TQ lại có một tâm địa thật hẹp hòi. Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người TQ có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước TQ không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người TQ đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.
Và trước đó, ông có kể một câu chuyện:
Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước... Ngày hôm sau tôi bảo:
"Tôi phải đi đến đằng anh A một tí!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!".
Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng.
Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người TQ tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người TQ với nhau. Bán rẻ người TQ, hăm dọa người TQ lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo:
-"Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?"
Cho nên "kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc".
*
Như vậy, xoay quanh tính ‘sát máu’ trong những truyện như Đông Chu liệt quốc, Hán - Sở tranh hùng, Tam quốc chí, 'Võ Tắc Thiên', ‘Bao Thanh Thiên’, Thủy hử, ‘Khang Hi vi hành’, 'Từ Hi thái hậu', ‘Hoắc Nguyên Giáp’, ‘Trần Chân’, ‘Lý Tiểu Long’…, ta thấy:
-Người TQ (và người Việt!) không có tính thượng tôn ‘khoa học’ hay ‘dân chủ’, mà rất thường có tính ghen tị, hẹp hòi, ham tranh quyền đoạt lợi, vì thế dễ thù nhau và thù dai, nên dĩ nhiên là phải đời đời làm bạn với… độc tài!
Nhưng, tính ‘cà khịa’ và ‘cái tôi vĩ đại’ thì người Việt vẫn… vô địch World Cup, hihi…
Liên hệ xa hơn một tí…
Tối qua, nằm ngủ không được, tôi mới nghĩ đến chuyện Kiều và chuyện Chí Phèo - Bá Kiến.
Bấy lâu nay, ai cũng (ít nhiều) thuộc ‘Kiều’. Vâng, Kiều - một đại diện cho cái ‘thân phận Việt Nam’ (nam hay nữ) - quả là rất đáng, vô cùng đáng để thông cảm (đến nổi Phó tổng thống Biden của Mỹ cũng thông cảm!). Nhưng thử hỏi cái thân phận Kiều ‘tài mệnh tương đố’ đó, ‘ở hiền gặp lành’ đó, ‘theo mốt Khổng Tử’ đó (trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình)…, nếu vào thời đại này thì sẽ làm được cái tiến bộ gì? Kiều sẽ trở thành một Marie Curie của Pháp!, một Kovalevskaia của Nga!, một Yingluck Shinawatra của Thái!, một Aung San Suu Kyi của Myanmar!, hay một Margaret Mitchell (Marilyn Monroe, Hillary Clinton) của Mỹ!...
Bấy lâu nay, (trừ những giá trị hiện thực văn học của tác phẩm 'Chí Phèo'), nếu không nhầm thì người ta có cái nếp suy nghĩ quen thuộc (hay từ sự giáo dục về tính ‘giai cấp’ nào đó) mà cho rằng: Chí Phèo là tốt, còn Bá Kiến là xấu!
Điều này hơi bị… đúng, nếu nhìn Chí Phèo hay Bá Kiến dưới góc độ rất hẹp hay góc độ cá nhân. Nhưng rất tiếc, không phải người nghèo nào cũng tốt, còn người giàu nào cũng xấu!, mà nếu nhìn rộng ra thì Bá Kiến là một ‘đại diện’ của giới nhà giàu, mà nay với ‘thương trường là chiến trường’ - cái gì cũng có giá của nó, nên ai cũng biết là làm giàu rất khó: người ta phải vô cùng gian khổ, hy sinh đầy xương máu và nước mắt, thậm chí là cả tính mạng. Mà muốn làm giàu thì ngoài thủ đoạn, người ta phải sành công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật, quản lý/quản trị kinh doanh, tổ chức, ngoại giao, kể cả triết học…
Còn anh chàng Chí Phèo thì lại vô học, chả có tài gì ngoài tài nhậu nhẹt, chửi bới/chửi tục, đặc biệt, vì là một tay vô cùng 'cà khịa', nên một ngày nào đó say xỉn + thất tình, y nổi thú tính lên mà cầm dao đi giết 'đại' ai đó, rủi trúng Bá Kiến! Nhưng vấn đề là, sau khi giết xong Bá Kiến thì Chí Phèo sẽ làm được cái trò gì? Anh ta sẽ sáng tạo ra ‘thuyết tương đối’ hay ‘phép tính tích phân và vi phân’!, ra một nền triết học mới!, ra các học thuyết về chính trị/đạo đức/quản lý nhà nước/quản lý kinh tế!, ra những chương trình giáo dục có chất lượng!, ra những bộ phim/bản giao hưởng để đời hay những áng văn, thơ tuyệt tác!, chế tạo ra máy bay Boeing hay Airbus, máy tính Apple hay Ipad/Iphone!, ra vệ tinh nhân tạo, phi thuyền Apollo hay tàu vũ trụ Curiosity!, ra tàu ngầm, hàng không mẫu hạm hay hỏa tiễn liên lục địa!...
Cuối cùng…
Tóm lại, mặc dù tôi đã từng nói là tôi ao ước có tượng đài của Chí Phèo - Thị Nở, Nàng-Kiều-vn, hay Thằng Bờm… ở Việt Nam để tôn vinh các hình tượng văn hóa dân gian Việt, nhất là đối với người nước ngoài, nhưng thiết nghĩ vẫn còn rất thiếu, vô cùng thiếu những hình tượng có tính chất ‘thời đại’, vì những Chí Phèo mà là những AQ thứ thiệt - những chuyên gia luôn ‘cà khịa’ với cái tôi to như vũ trụ và có thể… đầy sát máu, hay nói một cách văn chương là:
-Những kẻ ‘tan sương đầu ngõ’ chứ chưa qua khỏi ngõ, và ‘vén mây giữa trời’ chứ chưa tới trời, thì làm được cái gì tiến bộ cho xã hội vào thời đại này?
Tôi tự hỏi…
(HẾT)
---------
* Người Việt có 10 tố chất cơ bản: Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau: 1) Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng, 2)Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động, 3) Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm), 4)Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận, 5) Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê), 6) Xởi lởi, chiều khách, song không bền, 7) Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời), 8) Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện, 9) Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục, 10) Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng). (facebook.com/doanhnhan247)
** 20 nơi giàu nhất hành tinh (Thống kê của Ngân hàng Thế giới): 1) Luxembourg, GDP đầu người năm 2013 là 111.162 USD, 2) Na Uy, GDP đầu người năm 2013 là 100.819 USD, 3) Qatar, GDP đầu người năm 2013 là 93.352 USD, 4) Macau, GDP đầu người năm 2013 là 91.376 USD. 5) Thụy Sĩ, GDP đầu người năm 2013 là 80.528 USD, 6) Australia, GDP đầu người năm 2013 là 67.468 USD, 7) Đan Mạch, GDP đầu người năm 2013 là 58.930 USD, 8) Thụy Điển, GDP đầu người năm 2013 là 58.164 USD, 9) Singapore, GDP đầu người năm 2013 là 55.182 USD, 10) Mỹ, GDP đầu người năm 2013 là 53.143 USD, 11) Canada, GDP đầu người năm 2013 là 51.911 USD, 12) Áo, GDP đầu người năm 2013 là 49.074 USD, 13) Hà Lan, GDP đầu người năm 2013 là 47.617 USD, 14) Ireland, GDP đầu người năm 2013 là 47.400 USD, 15) Phần Lan, GDP đầu người năm 2013 là 47.219 USD, 16) Bỉ, GDP đầu người năm 2013 là 45.387 USD, 17) Iceland, GDP đầu người năm 2013 là 45.263 USD, 18) Đức, GDP đầu người năm 2013 là 45.085 USD, 19) Pháp, GDP đầu người năm 2013 là 41.421 USD, 20) New Zealand, GDP đầu người năm 2013 là 40.842 USD. (news.zing.vn)
Xác suất hiện diện…
Ngoài các cuốn ‘Người Mỹ xấu xí’, ‘Người Nhật xấu xí’ hay ‘Người Trung Quốc xấu xí’…, tôi mới đọc được một bài (trích!) của Bá Dương, đăng trên Facebook, với tiêu đề là ‘Kẻ thù của người Trung Quốc’ (xem dưới), mặc dù có nhiều ý hay để tham khảo, nhưng tôi thấy ông quá ‘miệt thị’ người TQ - mà vốn là điều không tốt lắm, bởi tôi thiết nghĩ là một người viết/nhà văn nên có cái nhìn ‘Thiền-Phật-Chúa’, hay tôi thường nói cách khác là nhìn ‘từ thế giới tự nhiên mà ra’, hay nói nôm na là nên ‘mở’ chứ không nên ‘đóng’, vì đời luôn luôn có ‘khe sáng’, và cụ thể vì:
-Người Việt cũng đáng yêu, người TQ cũng đáng yêu, người Mỹ cũng đáng yêu…
*
Sáng hôm qua, vừa đi lòng vòng quanh sân, vừa nghĩ tới câu: ‘một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng’ (xem chú dẫn bên dưới), tôi ngẫm nghĩ hoài để xem thứ ‘bản chất’ của vấn đề là ở đâu; và để đi đến nhận định sẽ kể ở phần dưới, tôi có liên tưởng đến một câu chuyện dưới đây:
-Trong toán học, có một môn là ‘xác suất thống kê’, mà tôi có ấn tượng nhất là khái niệm ‘vân đạo nguyên tử’ (atomic orbital), trong đó, người ta không thể xác định chính xác được electron là ở đâu, nên mới ‘khoanh’ khu vực mà xác suất hiện diện của nó là cao nhất, và gọi là ‘đám mây điện tử’...
Như vậy, ‘dân tộc tính’ mà tôi nói ở đây là ‘xác suất’ hiện diện của nó trong xã hội trở nên thường xuyên hơn và rõ hơn, nhất là vào thời mà chúng ta đang sống.
*
Để chắc ăn hơn, tôi hỏi một cụ già:
-Cụ nghĩ sao về câu đánh giá (về người Việt) ‘một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng’ của người Mỹ (xem dưới)?
-À, đơn giản thôi, đó là ý nói ‘tính khoa học’ của đa số người Việt còn kém, họ không có khả năng ‘làm việc nhóm’ một cách đồng bộ do chênh lệch về trình độ, mà chỉ có một xã hội công nghiệp mới có thể giúp ta được điều đó thôi (tính khoa học).
Tôi không hào hứng lắm với giải thích của cụ, vì có lẽ cụ cũng có... ‘tính Việt’ này, nên cụ nói né!, vì thế tôi mới kể cho cụ nghe vài mẩu chuyện ngắn có thật (ở các tỉnh khác nhau) dưới đây.
Vài mẩu chuyện ngắn có thật
1. Cách đây vài năm, tôi và ‘sư tử’ có to tiếng (không phải cãi lộn, vì tôi không nói gì cả)… Sau đó, tôi mới mở cửa trước ra, và bỗng giật mình khi thấy một ‘CON LƯƠN’ - thân mình gần như bắc ngang qua bức tường rào, đang bò xoài ra, hai tai vểnh lên cực đại, hai mắt hau háu nhìn vào nhà tôi:
-Té ra đó là cô bán quán ở nhà kế bên, bỏ cả việc bán quán, đem toàn thân toàn ý ra… để nghe ngóng là nhà tôi cãi nhau chuyện gì, chắc là để kể lại cho hàng xóm nghe!
2. Cách đây hai năm, có một chú bộ đội ghé nhà tôi chơi (để thăm con tôi). Trong lúc chờ con tôi (trên lầu) xuống tiếp khách thì chú lấy cái điện thoại di động ra và chơi một trò chơi gì đó. Còn tôi thì đang viết một bài gì đó. Bỗng tôi giật mình khi thấy một ‘CON LƯƠN’ - thân mình gần như bắc ngang qua cái ghế sa-lông, đang bò xoài ra, hai mắt hau háu nhìn vào cái màn hình của máy vi tính của tôi và hỏi ‘bác đang làm gì đó?’:
-Té ra đó là chú bộ đội, chú bỏ cả việc chơi games, đem toàn thân toàn ý ra… để xem thử là tôi làm cái gì, để chả làm cái gì cả!
3. Năm ngoái, tôi có về quê chơi… Rồi vào một buổi chiều, tôi đi bộ tà tà đến một quán cà phê ở bên trái đường (cách nhà vài chục mét), còn ở bên phải đường thì có mấy người đang nhậu thịt chó, lưng quay ra ngoài đường, nên mắt hướng vào trong quán. Khi đang đi, tôi thấy hơi ngưa ngứa sau gáy, bèn nhìn lại, thì bỗng thấy hai CON LƯƠN - đang quay người tối đa, giương hai cặp mắt ti hí nhìn theo tôi một cách không mệt mỏi:
-Té ra là hai anh chàng đang ngồi ăn thịt chó, tự nhiên dừng ăn, ngưng thần, nhìn mãi theo tôi, mà chả biết nhìn để làm cái gì!
4. Tháng trước, tôi và một người bạn đang uống cà phê. Ở cái bàn cách đó vài mét, có 5-6 người cũng đang uống cà phê. Hai đứa chúng tôi chém gió linh tinh từ chuyện trên trời đến chuyện dưới đất, chuyện xưa đến chuyện nay, chuyện Tây đến chuyện ta… Bỗng tôi thấy một CON LƯƠN - đang tò mò dỏng to hai cái lỗ tai ra để nghe chúng tôi nói chuyện đến cả… 30 phút:
-Té ra có một anh chàng, ngồi ở bàn mình lại không tham gia nói chuyện, mà ‘phóng cái lỗ tai’ sang bàn của chúng tôi để nghe chuyện, chả biết nghe để làm cái gì!
5. Viết đến đây, tôi mới sực nhớ lại câu chuyện của một phụ nữ - là một Facebooker, tên là Cúc. Nàng kể như sau: Hôm trước, em có đi ngang qua ‘nhà’ của một blogger, bạn ấy có đăng một bài thơ gì đó, bỗng có một blogger khác nhảy xổm vào và chê là ‘thơ dở ẹt, đăng làm gì làm bẩn mắt người xem’. Em liền vào bình là:
-Blog của người ta thì người ta viết gì thì kệ người ta, hay hay dở thì kệ người ta, nếu không thích thì qua nhà người khác mà đọc, chuyện gì mà đi chửi người ta, đồ vô văn hóa.
Rồi cô ấy kết luận: ‘Tính em hiền lắm, em ít khi nói nặng lời với ai, nhưng gặp trường hợp này - mặc dù vô can - là em tức lắm, em ‘phang’ ngay à!’. Tôi ghi nhận tâm sự này.
*
Đó là chưa kể đến việc tôi bị ai nói xấu một lời nào trên blog thì liền có người học thuộc lòng và nói lại một cách đầy… tự mãn, việc tôi chở một phụ nữ trên xe thì liền có một cặp mắt nhìn theo mấy lần và tò mò tìm hiểu, việc tôi ngồi bên máy vi tính thì liền có cặp mắt dòm vào và tọc mạch hỏi han, việc tôi mệt và chưa kịp nhắm mắt dưỡng thần thì liền có cái miệng kế bên nói huyên thuyên hết chân lý này đến chân lý nọ…: rất vô ích, không biết để làm gì!!!
Tóm lại, tôi thấy người ta rất nhiều lúc hay có kiểu nghe/nhìn một cách không… quang minh chính đại: dáo dác, hóng hớt, rình rập, tọc mạch, bươi móc… chuyện riêng của người khác, mà hầu như quên đi chuyện chính của mình, để chả làm cái gì cả, mà nếu muốn nói là ‘có’, thì chỉ để ‘tự sướng’! Và có một điều không kém phần quan trọng là: hễ có ai nói ‘động’ nhẹ đến mình thì lập tức tự ái và trả đũa, thậm chí, với (những) hành vi rất đê tiện!
Từ đó, tôi suy ra, một người thì làm 100% năng suất, hai người thì mỗi người làm 50% năng suất, ba người thì mỗi người làm 30% năng suất, bảy người thì mỗi người làm 15% năng suất…, vì nếu có trên hai người, thì mỗi người lại chỏ mũi vào chuyện riêng của người khác, nên dĩ nhiên là năng suất lao động sẽ kém đi:
-Phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, và phải đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan… (xem chú dẫn bên dưới)
Nói chung là mỗi người chúng ta (kể cả tôi), cả đời ví dụ làm việc được 40 năm, thì đến 35 năm chỏ mũi vào chuyện riêng của người khác, thế thì (sẽ) để lại cái gì có giá trị cao cho cuộc đời này, mà đòi làm 'con rồng châu Á' hay 'con rồng thế giới' này nọ!
Và để kết luận một cách ‘xác suất’ cho vấn đề này, tôi mới chần chừ suy nghĩ thật lâu… May quá, chiều hôm qua có một nhà văn đến nhà tôi chơi, anh ta nói (cũng giống như tôi) về một… ‘đức tính’ Việt đặc dị mà được sản sinh ra từ phương thức sản xuất manh mún của nền văn minh lúa nước:
-Đó là tính ‘cà khịa’ của những cái tôi to như vũ trụ!
Người Tàu nói về dân tộc tính của họ!
Để cho chắc ăn... nữa về lập luận của mình, tôi mới tìm thêm minh họa…
May thay, tối hôm qua, lang thang trên mạng, tôi đọc được một bài của Bá Dương (‘Kẻ thù của người Trung Quốc’, xem đường dẫn bên dưới), trong đó, ông có một đoạn như là lời kết luận:
TQ diện tích rộng thế, văn hóa lâu đời thế, đường đường là một nước lớn. Thế mà, thay vì có một tấm lòng bao la, người TQ lại có một tâm địa thật hẹp hòi. Cái tấm lòng bao la đáng lẽ chúng ta phải có ấy chỉ đọc thấy được trong sách vở, nhìn thấy được trên màn ảnh. Có ai bao giờ thấy một người TQ có lòng dạ, chí khí sánh ngang được với tầm vóc nước TQ không? Nếu chỉ cần bị ai lườm một cái là đã có thể rút dao ra rồi, thử hỏi nếu có người không đồng ý với mình thì sự thể sẽ ra sao?
Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người TQ đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết.
Và trước đó, ông có kể một câu chuyện:
Lần trước (năm 1981) tôi sang Mỹ ở tại nhà một người bạn làm giáo sư đại học - anh này nói chuyện thì đâu ra đấy; thiên văn, địa lý; nào là làm sao để cứu nước... Ngày hôm sau tôi bảo:
"Tôi phải đi đến đằng anh A một tí!". Vừa nghe đến tên anh A kia, anh bạn tôi trừng mắt giận dữ. Tôi lại bảo: "Anh đưa tôi đi một lát nhé!". Anh ta bảo: "Tôi không đưa, anh tự đi cũng được rồi!".
Họ cùng dạy học tại Mỹ, lại cùng quê với nhau mà tại sao không thể cùng đội trời chung? Có thể nào nói như vậy là hợp lý được? Bởi vậy việc người Hoa cắn xé nhau là một đặc trưng nghiêm trọng.
Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người TQ tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người TQ với nhau. Bán rẻ người TQ, hăm dọa người TQ lại cũng không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Tại Ma-lai-xi-a có một chuyện thế này. Một ông bạn tôi làm nghề khai thác mỏ khoáng sản. Anh ta bỗng nhiên bị tố cáo một chuyện rất nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu mới biết rằng người tố cáo mình lại là một bạn thân của anh ta, một người cùng quê, cùng đến Ma-lai-xi-a tha phương cầu thực với nhau. Người bạn tôi chất vấn anh kia: "Tại sao anh lại đi làm cái việc đê tiện đó?". Người kia bảo:
-"Cùng đi xây dựng cơ đồ, bây giờ anh giàu có, tôi vẫn hai tay trắng. Tôi không tố cáo anh thì tố ai bây giờ?"
Cho nên "kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc".
*
Như vậy, xoay quanh tính ‘sát máu’ trong những truyện như Đông Chu liệt quốc, Hán - Sở tranh hùng, Tam quốc chí, 'Võ Tắc Thiên', ‘Bao Thanh Thiên’, Thủy hử, ‘Khang Hi vi hành’, 'Từ Hi thái hậu', ‘Hoắc Nguyên Giáp’, ‘Trần Chân’, ‘Lý Tiểu Long’…, ta thấy:
-Người TQ (và người Việt!) không có tính thượng tôn ‘khoa học’ hay ‘dân chủ’, mà rất thường có tính ghen tị, hẹp hòi, ham tranh quyền đoạt lợi, vì thế dễ thù nhau và thù dai, nên dĩ nhiên là phải đời đời làm bạn với… độc tài!
Nhưng, tính ‘cà khịa’ và ‘cái tôi vĩ đại’ thì người Việt vẫn… vô địch World Cup, hihi…
Liên hệ xa hơn một tí…
Tối qua, nằm ngủ không được, tôi mới nghĩ đến chuyện Kiều và chuyện Chí Phèo - Bá Kiến.
Bấy lâu nay, ai cũng (ít nhiều) thuộc ‘Kiều’. Vâng, Kiều - một đại diện cho cái ‘thân phận Việt Nam’ (nam hay nữ) - quả là rất đáng, vô cùng đáng để thông cảm (đến nổi Phó tổng thống Biden của Mỹ cũng thông cảm!). Nhưng thử hỏi cái thân phận Kiều ‘tài mệnh tương đố’ đó, ‘ở hiền gặp lành’ đó, ‘theo mốt Khổng Tử’ đó (trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trau mình)…, nếu vào thời đại này thì sẽ làm được cái tiến bộ gì? Kiều sẽ trở thành một Marie Curie của Pháp!, một Kovalevskaia của Nga!, một Yingluck Shinawatra của Thái!, một Aung San Suu Kyi của Myanmar!, hay một Margaret Mitchell (Marilyn Monroe, Hillary Clinton) của Mỹ!...
Bấy lâu nay, (trừ những giá trị hiện thực văn học của tác phẩm 'Chí Phèo'), nếu không nhầm thì người ta có cái nếp suy nghĩ quen thuộc (hay từ sự giáo dục về tính ‘giai cấp’ nào đó) mà cho rằng: Chí Phèo là tốt, còn Bá Kiến là xấu!
Điều này hơi bị… đúng, nếu nhìn Chí Phèo hay Bá Kiến dưới góc độ rất hẹp hay góc độ cá nhân. Nhưng rất tiếc, không phải người nghèo nào cũng tốt, còn người giàu nào cũng xấu!, mà nếu nhìn rộng ra thì Bá Kiến là một ‘đại diện’ của giới nhà giàu, mà nay với ‘thương trường là chiến trường’ - cái gì cũng có giá của nó, nên ai cũng biết là làm giàu rất khó: người ta phải vô cùng gian khổ, hy sinh đầy xương máu và nước mắt, thậm chí là cả tính mạng. Mà muốn làm giàu thì ngoài thủ đoạn, người ta phải sành công nghệ thông tin, ngoại ngữ, khoa học kỹ thuật, quản lý/quản trị kinh doanh, tổ chức, ngoại giao, kể cả triết học…
Còn anh chàng Chí Phèo thì lại vô học, chả có tài gì ngoài tài nhậu nhẹt, chửi bới/chửi tục, đặc biệt, vì là một tay vô cùng 'cà khịa', nên một ngày nào đó say xỉn + thất tình, y nổi thú tính lên mà cầm dao đi giết 'đại' ai đó, rủi trúng Bá Kiến! Nhưng vấn đề là, sau khi giết xong Bá Kiến thì Chí Phèo sẽ làm được cái trò gì? Anh ta sẽ sáng tạo ra ‘thuyết tương đối’ hay ‘phép tính tích phân và vi phân’!, ra một nền triết học mới!, ra các học thuyết về chính trị/đạo đức/quản lý nhà nước/quản lý kinh tế!, ra những chương trình giáo dục có chất lượng!, ra những bộ phim/bản giao hưởng để đời hay những áng văn, thơ tuyệt tác!, chế tạo ra máy bay Boeing hay Airbus, máy tính Apple hay Ipad/Iphone!, ra vệ tinh nhân tạo, phi thuyền Apollo hay tàu vũ trụ Curiosity!, ra tàu ngầm, hàng không mẫu hạm hay hỏa tiễn liên lục địa!...
Cuối cùng…
Tóm lại, mặc dù tôi đã từng nói là tôi ao ước có tượng đài của Chí Phèo - Thị Nở, Nàng-Kiều-vn, hay Thằng Bờm… ở Việt Nam để tôn vinh các hình tượng văn hóa dân gian Việt, nhất là đối với người nước ngoài, nhưng thiết nghĩ vẫn còn rất thiếu, vô cùng thiếu những hình tượng có tính chất ‘thời đại’, vì những Chí Phèo mà là những AQ thứ thiệt - những chuyên gia luôn ‘cà khịa’ với cái tôi to như vũ trụ và có thể… đầy sát máu, hay nói một cách văn chương là:
-Những kẻ ‘tan sương đầu ngõ’ chứ chưa qua khỏi ngõ, và ‘vén mây giữa trời’ chứ chưa tới trời, thì làm được cái gì tiến bộ cho xã hội vào thời đại này?
Tôi tự hỏi…
(HẾT)
---------
Chú dẫn:
* Người Việt có 10 tố chất cơ bản: Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau: 1) Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng, 2)Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động, 3) Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm), 4)Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận, 5) Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê), 6) Xởi lởi, chiều khách, song không bền, 7) Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời), 8) Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện, 9) Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục, 10) Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng). (facebook.com/doanhnhan247)
** 20 nơi giàu nhất hành tinh (Thống kê của Ngân hàng Thế giới): 1) Luxembourg, GDP đầu người năm 2013 là 111.162 USD, 2) Na Uy, GDP đầu người năm 2013 là 100.819 USD, 3) Qatar, GDP đầu người năm 2013 là 93.352 USD, 4) Macau, GDP đầu người năm 2013 là 91.376 USD. 5) Thụy Sĩ, GDP đầu người năm 2013 là 80.528 USD, 6) Australia, GDP đầu người năm 2013 là 67.468 USD, 7) Đan Mạch, GDP đầu người năm 2013 là 58.930 USD, 8) Thụy Điển, GDP đầu người năm 2013 là 58.164 USD, 9) Singapore, GDP đầu người năm 2013 là 55.182 USD, 10) Mỹ, GDP đầu người năm 2013 là 53.143 USD, 11) Canada, GDP đầu người năm 2013 là 51.911 USD, 12) Áo, GDP đầu người năm 2013 là 49.074 USD, 13) Hà Lan, GDP đầu người năm 2013 là 47.617 USD, 14) Ireland, GDP đầu người năm 2013 là 47.400 USD, 15) Phần Lan, GDP đầu người năm 2013 là 47.219 USD, 16) Bỉ, GDP đầu người năm 2013 là 45.387 USD, 17) Iceland, GDP đầu người năm 2013 là 45.263 USD, 18) Đức, GDP đầu người năm 2013 là 45.085 USD, 19) Pháp, GDP đầu người năm 2013 là 41.421 USD, 20) New Zealand, GDP đầu người năm 2013 là 40.842 USD. (news.zing.vn)
*** Khác
- Bá Dương (1920-2008): là một người viết tạp văn Đài Loan, ông còn là nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia. Quê ở Khai Phong, Hồ Nam (TQ), ông sang Đài Loan vào năm 1949… Năm 1977, ông bắt đầu đi nói chuyện về hiện tượng "người Trung Quốc xấu xí". Những bài nói chuyện của ông và của những người tranh luận với ông được tập trung lại thành quyển sách “Người Trung Quốc xấu xí”. Ông mất năm 2008 tại Đài Loan. (wikipedia)
- ‘Hơn 50 năm nữa mới bắt kịp Thái Lan về năng suất lao động’, xem: http://www.thesaigontimes.vn/134881/Hon-50-nam-nua-mói-bát-kịp-Thái-Lan-ve-nang-suat-lao-dong.html
- ‘Kẻ thù của người Trung Quốc’, Bá Dương, xem: https://www.facebook.com/notes/10202555964433442
- Kovalevskaia (1850-1891): nhà toán học Nga, ‘là người phụ nữ đầu tiên được trao học hàm giáo sư toàn diện ở Bắc Âu’.
- Margaret Mitchell (1900-1949): nhà văn Mỹ, giải Pulitzer 1937, tác giả cuốn ‘Cuốn theo chiều gió’ (Gone with the Wind).
MRC đã nghe đâu đó chuyện người châu âu đánh giá về người VN : một người việt làm việc bằng ba người do thái. hai người việt kết hợp công việc chẳng đến đâu. ba người việt làm chung là hỏng việc... ....... BÁC LÁ BÀNG NGHĨ SAO . EM THẤY NGƯỜI CHÂU ÂU NGHĨ CHẲNG SAI.. hiiiiiiiiiiii.......
Trả lờiXóa"Một người Việt làm việc bằng ba người Do Thái", chỉ xét riêng về 'cường độ lao động' thì đã thấy nở lỗ mũi luôn!, nhưng tiếc thay, người Do Thái tức là ngươi Israel, mà riêng về lĩnh vực nông nghiệp thì việc ta đuổi theo kịp họ - có lẽ là... giấc mộng giữa ban ngày (30 hay 50 năm nữa, chưa chắc đuổi kịp!), còn nói riêng thì ông Einstein là người Do Thái đó, ta kiếm ra ai mà làm việc bằng... ba ổng thì chắc chắn là giấc mộng giữa ban ngày!, hihi...
XóaĐùa tí thôi, cám ơn bạn MRC, chúc ngủ ngon.
(P/s: Người châu Âu nói đúng đó!)
Đọc những điều tâm đắc từ cuộc sống, anh ngủ ngon ạ!
Trả lờiXóaBlog của bạn có đăng nhiều bài ấn tượng lắm..., ngày mới vui nhé.
XóaĐã vào đọc sẽ còm sau
Trả lờiXóaÀ, mình đang cập nhật thống kê (vua chúa) của bạn vào phần 'Chú dẫn' của bài trước. Ngày mới tốt lành.
XóaMột bài viết có nhiều liên tưởng, gợi ra nhiều suy nghĩ.
Trả lờiXóa1- Mỗi dân tộc có một đặc tính riêng. Những đặc tính này được tạo nên bởi ren di truyền, phương thức sản xuất, điều kiện sống…Bu tui rất thú vị khi đọc người Trung Quốc xấu xí của Bá Dương, thú vị một phần do đọc Tàu mà thấy ta. Thói hư tật xấu gì người Tàu có thì ta cũng có y hệt như thế. Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ nêu ra 10 tố chất cơ bản của người Việt là chính xác. Có tài liệu nói thêm, người Việt thù dai và khôn vặt, có tư duy bắt chước mà không có tư duy sáng tạo.
2- Bạn đặt lại vấn đề Ba Kiến và chí Phèo, gợi ra nhiều suy nghĩ. Ngày nay người ta ca ngợi Nam Cao hết lời với chuyện Chí Phèo vì nhà văn được xem là có “lập trường giap cấp” cho dù hồi đó Nam Cao chưa đảng viên. Chí Phèo đại diện cho tầng lớp bị bóc lột, bị bần cùng hóa nổi lên đấu tranh chống áp bức bằng phương pháp rạch mặt ăn vạ, chửi bới tùm lum và rượu chè bất tử. Điều đó rất phù hợp với biểu hiện “Văn hóa nhà nghèo” của người Việt. Rất nhiều tuyện cổ tích Việt Nam tôn vinh người nghèo, hạ bệ người giàu. Truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh, Truyện Trương Chi, truyện Chữ Đồng Tử…Tuy rằng không phải người nghèo đều tốt và tất cả người giàu đều xấu. Đã có người viết Hậu Chí Phèo, bảo con cháu Chí Phèo sau này toàn một lũ tham nhũng, độc tài, cao bồi, du đảng.
3- Đương nhiên người Việt có nhiều phẩm chất tốt đẹp, nhưng có vài tệ hại mà đốt đuốc tìm trên toàn cầu này không đâu có được, ấy là rãi đinh trên đường ô tô và ném đá vào cửa kính của tàu xe đang lưu thông. Lạ!!!
"Rất nhiều tuyện cổ tích Việt Nam tôn vinh người nghèo, hạ bệ người giàu. Truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh, Truyện Trương Chi, truyện Chữ Đồng Tử…, tuy rằng không phải người nghèo đều tốt và tất cả người giàu đều xấu. Đã có người viết Hậu Chí Phèo...": à, bạn làm mình nảy ra một ý, mình sẽ viết một entry thư giãn về hậu Chí Phèo, tuy nhiên, mình chỉ dẫn đến... thiền, chứ không nhằm vào... chính trị (cười).
XóaCám ơn bạn Bu nhé, chúc chiều vui.
P/s: Nếu bạn có đường dẫn về cuốn 'Hậu Chí Phèo' thì cho mình xin nhé, tks.
Rất tiếc bu chỉ đọc đâu đó trên một tờ báo nên không thể có đường dẫn cho bạn được
XóaVâng, cám ơn bạn, dù sao mình cũng cố gắng nghĩ ra được cốt truyện, vì đường nào cũng đến La Mã cả (cười). Tối vui nhé.
Xóavomtroirieng [Blogger] Email 10.09.15@12:22
Trả lờiXóaHuynh à, vậy thì câu "Một cây làm chẳng nên non..." thì sao ?
Một thằng làm được rừng xanh
XóaBa thằng xúm lại, nên thành đồng hoang, he..he...
(đất trống đồi núi trọc)
Chiều... ngọt ngào nhé.
Mietvuon Sau (Facebook)
Trả lờiXóaCÓ MỘT CÂU NHƯ NÀY "KẺ NÀO TÌM CÁCH BÔI BẨN BẠN THÌ CHẮC CHẮN KẺ ĐÓ ĐỨNG SAU BẠN"
8 giờ trước
Mietvuon Sau À, lời bình của bạn ‘KẺ NÀO TÌM CÁCH BÔI BẨN BẠN THÌ CHẮC CHẮN KẺ ĐÓ ĐỨNG SAU BẠN’ rất phù hợp với câu:
XóaHãy cứ đứng sau lưng của người khác,
nếu suốt đời bạn chỉ là kẻ nói xấu.
Khi bạn đang mải mê làm cái bóng,
họ đã rất nhanh chóng tìm thấy đích của mình.
(Mình may mắn ‘gom’ được trên mạng, nhìn cách hành văn thì dường như nó được dịch từ tiếng Anh!)
Cám ơn bạn, chúc chiều vui.
Lưu comt Phi Hùng
Trả lờiXóaAnh một thời ngu ngơ
Đắm em, dưới tối mờ
Ngẫm suy, đời hư ảo
Vẫn mơ, đến cuối đời!
Lưu comt VTR
Trả lờiXóaGiận cây dừa đứng bên chẳng… nịnh
Giận chiều, hiên, em đứng một mình
Giận cây trụ, tồi!, không cho em dựa
Giận trời, chả thấy bóng chàng thăm
Caca to tiếng với sư tử không sợ sư tử "vồ" à caca hihi :)))
Trả lờiXóaỞ đời có nhiều loại sư tử lắm muội à, có khi nội tâm của mình còn... 'vồ' hơn sư tử nữa, như vậy thì nguy hiểm trùng trùng, hihi...
XóaNgày mới ngọt ngào nghen tiểu sư muội.
Em ngồi soi nước, làn thu mướt
XóaXanh mờ, trắng ảo, phớt liêu trai
Sương bay, ngự gần bên gót ngọc
Hạt nước vần xoay, quên nỗi đau!
Lưu comt MRC
Trả lờiXóaPhố nhỏ mưa ngâu, trần gian tuyết
Ai ẩn trong mờ, ai biết ai!
Dáng cong ai mướt, còn ai rét
Ai nỡ là tiên, cho tuyết say!
mưa rừng chiều10:49
XóaMưa gió tơi bời nhân gian lạnh
Người như sương ảo vụt qua thềm
Ta say nỗi nhớ nào ai biết
Ta thấy trong ta một dáng tiên
CÁM ƠN ANH LB ĐÃ GHÉ THĂM & BÀI HỌA THẬT HAY... CHÚC ANH LUÔN VUI KHỎE NHÉ!....
Đang có một con lương LR đang trường qua nhà anh đọc entry này của anh Bàng nè anh Bàng ơi ! Bài này hay quá anh, lúc nào sang thăm anh cũng đọc được bài hay để mà nghiền ngẫm . Cám ơn về những bài hay ,
Trả lờiXóaMến chúc anh luôn vui Bình-An và nhiều sức khỏe !
Trùi ui, được con lươn LR trườn qua đọc là hạnh ngộ lắm rồi!, cám ơn nhé:
XóaNgười đâu Tây Bắc xa xôi
Biết tên, không thấy, thì... đời sắp đi, hihi...