Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

733. Triết lý giáo dục và những ‘gia triết’…

 
LTS: Lưu ý là do tôi ngủ không được, nên ngồi một mình viết bài này, tôi nói vậy để nói rằng đây chỉ là những suy nghĩ thường ngày của tôi mà thôi.
---------
Thu rơi qua nhà tím
Dáng cong đâu anh tìm
Chiều im, trời mưa vội
Bướm đôi, anh nhọc nhằn
Chiều tà ngang cửa sổ
Lãng vãng bóng thu sầu
Mắt nhòa trong hư ảnh
Đêm đến biết về đâu!

Mấy hôm nay, nhân việc blogger ‘An Lạc Minh’ có đăng một bài sưu tầm có liên quan đến ‘triết lý giáo dục’ (xem đường dẫn dưới), tôi mới nảy ra ý viết bài này..., gồm có: 1) xuất phát từ ‘chuyện anh chàng thợ mộc’, 2) tôi sẽ trích vài câu từ nhà anh Hai Rạch Giá và Sáu Miệt Vườn (và các lưu gót của tôi), 3) rồi tìm hiểu câu ‘Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng’, 4) rồi sẽ mở rộng sang khái niệm ‘anh hùng’, 5) rồi tìm hiểu về nghĩa nguyên thủy của từ ‘cách mạng’, và ‘hạ cánh an toàn’.

Chuyện anh chàng thợ mộc
Có một anh chàng bị phạm tội hình sự mà phải ở tù. Một ngày nọ, anh công an (coi ngục) vào hỏi là ‘Có ai biết làm nghề mộc không?’. Anh ta suy nghĩ một hồi, rồi khá nhanh nhận lời, vì nếu trả lời trễ quá thì anh công an đi mất, rồi anh ta cứ nằm dài trong khám chứ biết làm cái gì! Thực ra, anh ta chả biết làm đồ mộc gì cả, nhưng nếu có việc làm trong tù thì anh ta sẽ được tôn trọng hơn, sống khá hơn và ra tù sớm hơn.
Vào đến xưởng mộc, ban đầu anh ta ú ớ chả biết làm như thế nào, vì cả đời anh ta chưa làm bao giờ! Thế mà mấy ngày sau, người ta thấy anh ta cưa, đục, bào… như là một tay thợ mộc chuyên nghiệp!
Té ra là anh ta nhớ lại hình ảnh của cha anh (vốn là một thợ mộc lâu năm, đã chết): hễ cha anh đứng cưa với tư thế nào thì anh ta nhớ lại và cưa như thế ấy, đục như thế nào thì anh ta làm như thế ấy…, nên mấy ngày sau, anh ta làm được và trở thành một tay thợ mộc giỏi trong xưởng…
Và hầu như không ai biết chuyện đó… Sau khi được ra tù sớm, anh ta kể lại thì mọi người mới biết, và nay tôi biết.
Xuất phát từ câu chuyện này, tôi đã viết:
-Về ‘triết lý giáo dục’, người ta nói rằng, một đứa bé từ nhỏ được nhìn thấy cái gì, thì khi lớn lên, ‘trong đa số trường hợp’, nó rất có khả năng sẽ tái hiện những điều mà nó đã trông thấy từ nhỏ, ví dụ thấy học siêng thì sẽ siêng học, thấy dạy học thì sẽ (biết) dạy học, thấy ăn cắp thì sẽ ăn cắp, thấy tham nhũng thì sẽ tham nhũng, thấy xâm lược thì sẽ xâm lược… (trong bài ‘Giấc mơ của Khựa’, xem dưới)
Ngoài ra, tôi còn lưu lời bình cho bài ‘Các nền giáo dục tiên tiến tuyển chọn và đào tạo giáo viên thế nào’ ở nhà bạn An Lạc Minh như sau:
-Một học sinh/sinh viên ở các nước phát triển sau khi học xong (ít hay nhiều) thì kiến thức là kiến-thức-tự-có (sẵn có) được nâng cao; còn ở ta, theo tôi quan sát, thì kiến thức bị 'nhập khẩu' nghĩa vụ, và kết quả là kiến-thức-tự-có này cũng bị 'phân kỳ' và giảm chất lượng theo năm tháng... Còn câu ‘Khi một giáo viên giỏi người Mỹ nghỉ hưu, gần như tất cả các kế hoạch giảng dạy và phương pháp giảng dạy mà người đó tạo dựng cũng nghỉ hưu theo’: Tôi thấy là không... đúng, vì tôi có làm việc với vài người Anh hay Mỹ, họ hay hỏi ý kiến (= consult) và lưu trữ tư liệu (= record) cả quá trình, bỏ... đầy máy vi tính, USB, giá sách..., làm tôi phát ngán luôn!

Và dưới đây là các câu chuyện xa hơn.

Trích vài câu từ nhà anh Hai Rạch Giá và Sáu Miệt Vườn (và các ‘lưu gót’ của tôi)

Hãy dùng lợi nhuận để nhử họ. Tạo rối loạn trong các lưc lượng của họ và đánh chiếm chúng. Nếu chúng là thiết yếu, hãy chuẩn bị đối phó; nếu họ mạnh, hãy tránh né. Nếu họ giận dữ, hãy làm cho họ rối loạn lên; hãy kính cẩn nuôi dưỡng sự ngu muội của họ. Nếu họ ngưng nghỉ, hãy bắt họ phải nỗ lực. Nếu họ đoàn kết, hãy gây chia rẽ. Hãy tấn công nơi họ không chuẩn bị. Hãy tiến vào nơi họ không ngờ. Đây là những cách… dùng để chiến thắng.
(Binh pháp Tôn Tử)

…Mới đây, tôi có đọc được bài ‘Yêu cho roi, cho vọt’ ở bên nhà anh Hai Rạch Giá, có câu: ‘Việc Trung Quốc xâm nhập lãnh hải, cắt cáp cũng là cách ‘Yêu cho roi, cho vọt’ (Nguyễn Duy Chiến), rồi bài ‘Bó toàn thân’ ở bên nhà bạn Sáu Miệt Vườn, có đoạn: ‘Mấy rày cộng đồng mạng xôn xao về một bài học dạy học sinh lớp một luyện đức tính dũng cảm bằng cách đi chân trần trên thảm chất đầy mảnh thủy tinh vỡ trong cuốn sách ‘Thực hành Kỹ Năng Sống cho học sinh lớp 1’ của Tiến sĩ Phan Quốc Việt chủ biên. Sáu tui tìm đọc và sau khi xem xong liền cảm thán như sau: Tiến sĩ ra chiêu thật xuất thần/Xem qua em vội bó toàn thân…
*
Tôi mới bình cho bài ‘Yêu cho roi, cho vọt’, như sau:
-Ui chao, nếu phát biểu như thế thì quả là... danh bất hư truyền, ngàn lăm lưu cõi 'nờ ô lê nặng'!
Còn cho bài ‘Bó toàn thân’, như sau:
-Bây giờ người ta định nghĩa 'anh hùng' hay 'lòng dũng cảm'... thấy pùn cười quá à, hình như nhục thể của ai đó đã choán hết mọi ngõ ngách của tâm hồn!
*
Ngoài các ‘lưu gót’ ở trên, tôi không có nhận định gì thêm (các bạn hãy qua bên ấy mà đọc nhé, đường dẫn cho ở bên dưới). Tuy nhiên, nó làm tôi suy nghĩ xa hơn...

Và dưới đây là suy nghĩ của tôi về khái niệm ‘anh hùng’.

Anh hùng: ‘Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng’
Ôi, tôi phải mất cả đêm để tìm hiểu thêm về từ ‘anh hùng’… Tất nhiên, nhiều người hiểu theo cách ‘thường ngày ở huyện’ rằng anh hùng là kẻ làm chuyện hơn người, ngoài ra, anh hùng ‘là nhân vật có sức mạnh và dũng khí phi thường lập nên những kì tích đặc biệt’ (trong truyện thần thoại), hay là người lập nên công trạng đặc biệt lớn lao đối với nhân dân, đất nước’ (từ-điển.com).
Nhưng tôi thích nhất là định nghĩa: 'Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng' (Trung thuyết, Chu Công). Tôi mới tìm hiểu thêm trên mạng, nó có nghĩa là:
-Người tự biết mình là anh (sáng suốt), người tự thắng được mình là hùng.
Rồi tìm hiểu sâu hơn, nó xuất phát từ câu: ‘Tri nhân giả trí, tự tri giả minh. Thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường. Tri túc giả phú, cường hành giả hữu chí. Bất thất kỳ sở giả cửu. Tử nhi bất vong giả thọ’ (Đạo Đức Kinh, chương 33). Có nghĩa là: ‘Biết người là trí; biết mình là sáng. Thắng người là kẻ có vũ lực; tự thắng mình là mạnh. Biết đủ thì giàu; kiên trì là có ý chí. Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền. Chết mà không mất là trường thọ’.
(To know others is to be clever. To know oneself is to be wise. To conquer others is to have strength. To conquer oneself is to be strong. To know contentment is to be rich. To go forward with strength is to have purpose. To not lose your base is to last long. To die but not be forgotten is to be long lived - Bản dịch tiếng Anh của GS Vũ Thế Ngọc, books.google.com.vn)
*
Nhân tiện, tôi tìm hiểu thêm về từ ‘cách mạng’. Theo wikipedia, cách mạng (革命) có nghĩa là 'tạo ra sự thay đổi' trong tiếng Hán Việt… Các từ mang nghĩa 'cách mạng' được bắt nguồn từ revolution (sự quay) trong tiếng La Tinh…, bắt đầu mang sắc thái chính trị kể từ thế kỷ 17, đặc biệt là sau cuộc lật đổ vua James II của Anh năm 1688… Theo Từ điển Nguyễn Quốc Hùng, cách mạng 'chỉ việc thay đổi mạnh mẽ mau chóng về các địa hạt chính trị, xã hội, kinh tế, văn học… để bỏ cái cũ xấu xa mà thay bằng cái mới tốt đẹp', v..v...
Như vậy, nếu không nhầm thì nghĩa nguyên thủy của từ cách mạng - từ hay hơn là 'cách mệnh'! - là ‘thay đổi’, hay 'duy tân'/'cách tân'! (như Tổng thống Obama đã nói: ‘Change We Can’, xem dưới), và theo nghĩa nầy, anh hùng là kẻ bỏ đi cái cũ đã lạc hậu để thay bằng cái mới, cái tiến bộ. Do đó, những kẻ ‘ngu Trung’ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, hay ‘ngu trung’ như Kinh Kha, Lôi Phong!… không thể là anh hùng; những kẻ có tài đánh nhau, khủng bố, giết người như Võ Tòng, Bin Laden… không thể là anh hùng; những kẻ cứ khư khư ôm lấy cái quá khứ đã lỗi thời (nằm trong ‘viện bảo tàng’), những kẻ ‘hủ nho’ theo/nấp váy Khổng Tử hay Tàu chẳng hạn, thì những kẻ đó là ‘Theo Tử’ hay ‘Tàu Tử’, chứ không thể là anh hùng...
Tóm lại, thắng người khác có thể là anh hùng, nhưng tự thắng được mình mới thực sự là… đại anh hùng.

Cuối cùng….
Người Mỹ như những người rất dễ quên và hay quên ở một mức độ khá lớn. Khả năng quên bẵng quá khứ và xốc tới là một đặc tính văn hóa rất tích cực của người Mỹ. 
(Daniel Burstein & Arne De Keuzer)

Phù hợp với ngữ cảnh này, tôi chợt nhớ và thấy thích 3 câu sau đây:
-Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn’. (Trần Hùng John, xem dưới)
-Ta chỉ có những người trí thức (intellectuals) chứ không có giới trí thức (intelligentsia)! (Lời của một cụ già)
-Đã có các nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển, nay lại xuất hiện một loại mới là ‘nước không chịu phát triển’ (Lời nói đùa của một chuyên gia WB, xem dưới)…
*
Tôi có suy nghĩ một câu chuyện rất… thực tế:
Khi ta nghiên cứu một điều gì (một tư liệu chẳng hạn), mà nếu cứ đọc hết cái này đến cái khác, đọc lang bang/không tập trung thì một sẽ thành mười, thành trăm…, rồi ta sẽ bị hỗn loạn đầu óc, và cuối cùng không hiểu được cái chính… Rất quan trọng, không thiếu gì người không tập trung vào việc đang nghiên cứu của mình, mà nhảy sang nghiên cứu chuyện… của người khác (để chê khen, thể hiện cái tôi…, thậm chí là để ném đá) hay làm mấy cái chuyện ‘hủ nho’ nhai lại, mà rốt cuộc là, đến năm 80-90 tuổi, họ chỉ để lại những thứ không phải từ mục tiêu của mình: ‘công trình chạy theo người khác’!!! Và nếu ta vô tình hay cố tình… được đào tạo theo hướng này, thì nó vốn không phải là một thứ triết lý giáo dục đúng đắn, mà sẽ tạo ra những con người bị ‘cùn’, ‘thụ động’, 'yếu đuối', thậm chí là đánh mất bản thân của mình, vì, trên hết, thế hệ trẻ chưa được thực sự giáo dục về việc tự-khám-phá ra năng lực nội tâm của mình!
*
Tôi chán lắm các tượng đài Kinh Kha, Võ Tòng, Ngụy Trung Hiền (xem dưới), Nhạc Bất Quần hay Nhậm Ngã Hành rồi, tôi ước mong mình có những tượng đài ‘khai phóng’ (chứ không phải ‘đánh nhau’) như Ỷ Lan phu nhân, Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, Thằng Bờm, Chí Phèo - Thị Nở…, như bên Mỹ có tượng đài của Marilyn Monroe vậy!

Và khi đang ăn cơm trưa, tôi bỗng nảy ra một ý tưởng khôi hài sau đây:
-Nếu ta có một nền ‘dục giáo’ như thế, thì dĩ nhiên là sẽ sản sinh ra những ‘ung hành’, và dĩ nhiên là ta sẽ không có những triết gia, mà sẽ có những ‘gia triết’.

(HẾT)
---------
Chú dẫn:

* Ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa hủ nho:
Cách đây một thế kỷ rưỡi, người Nhật đã làm được một cuộc cách mạng “văn hóa tư tưởng” vĩ đại là “Thoát Á” (Fukuzawa Yukichi, 1835-1901)…  Họ học hỏi Phương Tây để ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao dân trí bằng “duy tân”, để thoát khỏi những ảnh hưởng lạc hậu của Nho giáo trong nhiều thế kỷ. Vì vậy, họ đã biến được nước Nhật lạc hậu thành một quốc gia hiện đại, chấn hưng được đất nước (Meiji Restoration)… Trong khi người Nhật “Thoát Á”, học hỏi Phương Tây để hiện đại hóa đất nước, thì (không ít) người Việt lại… đắm chìm trong Nho giáo cổ hủ, vua quan và trí thức tối ngày uống rượu ngâm thơ, tầm chương trích cú, không lo chấn hưng kinh tế và quốc phòng..., trong khi trẻ con suốt ngày chơi game như nghiện xì ke, thì người lớn (cả trí thức và quan chức) cũng tối ngày nhậu nhẹt xả láng, sa đà vào những trò tiêu khiển xa hoa, hoặc tranh cãi về những vấn đề viễn vông, chẳng khác gì thời trước các cụ uống rượu ngâm thơ. “Hủ nho” là một thói quen… từ thượng tầng chính trị đến hạ tầng xã hội… (Nguyễn Quang Dy), xem thêm: http://viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_TriThuc&PhatTrien.htm 

* ‘Dục giáo’, ‘ung hành’, ‘gia triết’: là các từ đùa của tôi, trong đó ‘dục giáo’ là việc dạy cho người ta chạy theo những dục vọng phù phiếm (hướng ngoại), ‘ung hành’ là củ hành thối, ‘gia triết’ là triết được ‘thêm mắm thêm muối’ vào…

* Khác:
  1. ‘Bó toàn thân’, blog Saumietvuon, xem: http://saumietvuon.blogtiengviet.net/2015/08/28/bo_toan_than
  2. ‘Các nền giáo dục tiên tiến tuyển chọn và đào tạo giáo viên thế nào’, blog Ngố 1800, xem: http://anlacminh.blogspot.com/2015/08/cac-nen-giao-duc-tien-tien-tuyen-chon.html
  3. ‘Change We Can’: Chúng ta đủ sức thay đổi mọi điều - một câu phát biểu nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Obama, xem: http://hocmoingay.blogspot.com/2012/11/dien-van-chien-thang-cua-obama.html
  4. Daniel Burstein & Arne De Keuzer: là hai tác giả của cuốn ‘Trung Quốc - con rồng lớn châu Á’ (Big dragon), NXB Từ điển Bách khoa 2008.
  5. ‘Giấc mơ của Khựa’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/08/730-giac-mo-cua-khua-thu-gian-cuoi-tuan.html
  6. ‘Nước không chịu phát triển’: Lời nói đùa của một chuyên gia WB, được bà Phạm Chi Lan thuật lại (infonet.vn).
  7. Ngụy Trung Hiền: Minh Thành Tổ quyết định thành lập Đông xưởng vào năm 1420 để bí mật giám sát các quan lại trong triều đình, các tướng lĩnh trong quân đội, các quan viên bên ngoài, các học giả có tiếng trong xã hội, do một hoạn quan đứng đầu nổi tiếng là Ngụy Trung Hiền... (wikipedia)
  8. Trần Hùng John: Năm nay 26 tuổi!, là Việt kiều, sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Vào tháng 8/2010, anh sang Việt Nam du học theo một chương trình trao đổi văn hóa, và sau 2 năm đi lang thang tiếp cận với đời sống thực ở VN, trong đó có đi bộ 80 ngày, anh đã xuất bản cuốn sách với nhan đề là ‘John đi tìm Hùng’, đại ý nói là một người Việt kiều (John) về Việt Nam để tìm hiểu về quê mình, người mình và để mình ‘trở nên Việt Nam hơn’, xem thêm: http://nhagomlabang.blogspot.com/2014/04/551-hung-john-va-phat-bieu-nguoi-viet.html
  9. ‘Yêu cho roi, cho vọt’: nguyên văn ‘yêu con cho đòn cho vọt’, phát biểu của Nguyễn Duy Chiến nói về TQ-VN, vào ngày 14/11/2011, tại giảng đường của một trường đại học ở Hà Nội, xem: http://hairachgia.blogtiengviet.net/2015/08/24/yeu_cho_roi_cho_v_t
  10. Ỷ Lan phu nhân: một thiên tài về nội trị, phi tần (rồi Nguyên phi) thời vua Lý Thánh Tông, thế kỷ 11-12; Phùng Khắc Khoan: là Lưỡng quốc Trạng nguyên - người làm cho triều đình nhà Minh… thán phục, chủ yếu sống vào nửa sau thế kỷ 16; Trạng Quỳnh: một ông Trạng dân gian trào phúng thời chúa Trịnh, thế kỷ 17; Hồ Xuân Hương: một nhà thơ Nôm đầy phá tính, sống cùng thời với Nguyễn Du, vào cuối tk 18 và đầu tk 19...

21 nhận xét:

  1. lhngan [Blogger] Email 02.09.15@11:06
    Em qua thăm anh kiếm cái tem may mắn và được đọc bài viết rất hàn lâm. Chúc anh thăng hoa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuộc sống này đầy bí ẩn,
      ta chỉ nhìn được một góc vô cùng bé của nó,
      mà không giải quyết được gì đâu,
      nên viết để... giết thì giờ thui.

      Cám ơn muội, chiều ngọt ngào.

      Xóa
  2. muadong73 [Blogger] Email 03.09.15@07:43
    Sang thăm NGLB. Hôm qua nghỉ Lễ có đi chơi đâu k NGLB?
    MĐ đã đọc bài viết và như mọi lần vẫn là phải suy ngẫm khi đọc bài viết của NGLB. MĐ k hiểu nhiều những điều sâu xa LB viết nhưng MĐ thích câu này: "Biết đủ thì giàu; kiên trì là có ý chí. Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền."
    Ôi ở ngoài đời MĐ cứ nghe thấy đánh nhau, tranh giành là MĐ k thích rồi LB ưi. hiiiiii
    Chúc ngày mới an bình nhé NGLB!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui... hiểu được câu này:
      -"Biết đủ thì giàu; kiên trì là có ý chí. Không đánh mất điểm tựa sẽ vững bền."
      là... tốt quá rồi, ngôn ngữ ngày xưa khó hiểu lắm!, Tiểu nữ à.
      Ngày mới ngọt ngào nghen.

      Xóa
  3. nguyenchunhac [Blogger] Email 03.09.15@11:21

    Bàn hay anh ơi.
    Bữa trưa ngon miệng nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi viết mấy dòng 'tự suy gẫm' này sợ... đụng hàng các cao nhân/tiền bối, nhưng thiết nghĩ là chúng ta (kể cả tôi) cũng nên suy nghĩ lại, anh à. Trân trọng.

      Xóa
  4. Lưu comt Trần Sinh

    Ngày xưa mơ chiếc thuyền viễn xứ
    Lầm lũi, hôm nay đã... đến rồi!
    Dòng sông, đôi lứa, chim tình tứ
    Mây ẩn xa trời, mưa sắp rơi...

    Trả lờiXóa
  5. vomtroirieng [Blogger] Email 03.09.15@20:52
    Cái triết lý gd này chính xác đó huynh à "Về ‘triết lý giáo dục’, người ta nói rằng, một đứa bé từ nhỏ được nhìn thấy cái gì, thì khi lớn lên, ‘trong đa số trường hợp’, nó rất có khả năng sẽ tái hiện những điều mà nó đã trông thấy từ nhỏ, ví dụ thấy học siêng thì sẽ siêng học..."
    Ngày trước, ba của VTR bị giời leo ở chân, sưng to lắm, bóng đỏ luôn, má VTR phải rạch ống quần của Ba để dễ mặc vào, ông cụ đau mà chẳng than thở, ngồi suốt đêm bên điếu thuốc cháy đỏ lập loè, sáng ra, ông cụ đã đi làm từ lúc nào.
    Hình như đốm lửa trong đêm là hình ảnh giúp VTR ko nản chí khi gặp trở ngại đó huynh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, đúng rồi đó VTR à, LB sẽ bổ sung 'thấy dạy học thì sẽ (biết) dạy học', ví có ông A - không qua sư phạm' lên giảng bài, cuối giờ ông Trưởng phòng đào tạo hỏi:
      -'anh có học sư phạm không?',
      -'không', anh A trả lời,
      ông Trưởng phòng rất ngạc nhiên, nói:
      -'thế mà anh giảng y như một người đã làm công tác sư phạm trong 30 năm vậy!'...
      Đại khái là như vậy, còn 'không nản chí khi gặp trở ngại' là cái mà LB gọi là đức-tính-tự-có (được "truyền" một cách tự nhiên) đó.
      Thanks, chúc ngày mới... ngọt ngào.

      Xóa
  6. Lâu qúa CT mới có dịp sang thăm huynh lại được đọc những bài viết về "Triết lý giáo dục và những ‘gia triết’... cảm ơn hunh nhiều nè

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi..., tưởng muội biến mất... vĩnh viễn rồi chứ, híc..híc...!
      Rất mừng muội đã có mặt, mấy tấm hình muội tặng, huynh vẫn còn lưu đó, hi...
      Cuối tuần ngọt ngào.

      Xóa
    2. Thu, mưa chiều sấm động
      Bóng em tôi thăm nhà
      Mừng, âm trời xa vọng
      Bóng đơn côi ai sầu

      Xóa
  7. Lưu comt Thu Phong

    Thu chiều lờ lững, phong vào ngõ
    Màn tím lung linh, nắng chạm đời
    Thu theo trời tối, còn phong lạnh
    Một thoáng... băn khoăn, khói chạm trời

    Trả lờiXóa
  8. Muội qua thăm Ca,thôi muội về nghen,chúc Ca thật may mắn với cuối tuần nhé!
    Tình đến rồi đi như lá bay
    Yêu thương theo gió vuốt tầm tay
    Trăng nghiêng cho cả mùa thu vỡ
    Ta nuốt vào lòng vị đắng cay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trùi ui, tuổi muội là tuổi đang yêu mừ, yêu có đắng cay, nên mới có ngọt bùi, cũng như mưa to xong thì trời rất là... đẹp, hihi...
      Tối t7 vui nhé.

      Xóa
  9. Cám ơn anh bài viết, cuối tuần vui ạ!

    Trả lờiXóa
  10. phanchautuan56 [Blogger] Email 05.09.15@14:40
    NGHE CÁC VỊ PHÌNH LỌAN THÚ VỊ LẮM RẤT KHOA HỌC CHÍNH XÁC. XIN HỎI BẠN NHAGOMLABANG CÓ PHẢI LÀ MỘT TRONG BA VỊ CHÂU BÁ THÔNG HẸN NHAU ĐỂ TRANH DANH HIỆU LÃO NGOAN ĐỒNG KO ĐẤY? NẾU PHẢI CHO BIẾT THÔNG TIN VÀ KẾT QUẢ CUỘC LUẬN KIẾM NGHE. VÌ TÔI LÀ TRÙNG DƯƠNG (VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG) ANH TRAI CỦA LÃO NGOAN ĐỒNG ĐÃ QUÁ CỐ, CÒN VỊ NỮA MÀ TÔI KO BIẾT NẾU BẠN BIẾT BÁO CHO TÔI VÌ TÔI MẤT 1 CHÂU BÁ THÔNG, BÂY GIỜ BIẾT ĐƯỢC HAI THÌ LỜI RỒI. MỜI 2 CHÂU BÁ THÔNG NHÉ NHÀ MỚI CỦA TRÙNG DƯƠNG ĐỂ SINH HOẠT MÔN PHÁI NGHE. LỆNH CỦA TRƯỞNG MÔN ĐẤY.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ah, năm ngoái, tôi, bạn Hải Minh và Phan Châu Thanh đang đùa về danh hiệu 'Lão ngoan đồng Chu Bá Thông', không ngờ qua đêm đó thì bạn PCT đột nhiên qua đời... Nay chỉ còn là kỷ niệm, không biết mất, còn, ai khổ hơn ai!
      Cám ơn anh đã ghé nhà, chúc tối vui.

      Xóa
  11. Anh viết hay thế
    Thích nhất là cái kết của anh về anh hùng:
    Anh hùng là kẻ bỏ đi cái cũ đã lạc hậu để thay bằng cái mới, cái tiến bộ. Do đó, những kẻ ‘ngu Trung’ như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, hay ‘ngu trung’ như Kinh Kha, Lôi Phong!… không thể là anh hùng; những kẻ có tài đánh nhau, khủng bố, giết người như Võ Tòng, Bin Laden… không thể là anh hùng; những kẻ cứ khư khư ôm lấy cái quá khứ đã lỗi thời (nằm trong ‘viện bảo tàng’), những kẻ ‘hủ nho’ theo/nấp váy Khổng Tử hay Tàu chẳng hạn, thì những kẻ đó là ‘Theo Tử’ hay ‘Tàu Tử’, chứ không thể là anh hùng...
    Tóm lại, thắng người khác có thể là anh hùng, nhưng tự thắng được mình mới thực sự là… đại anh hùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui da, bạn lựa đúng câu rất mất... chất xám của mình, hi..hi....
      Đại để là vậy, anh hùng hay không anh hùng thì cuối cùng cũng 'về chỗ phải về' thôi.
      Cám ơn bạn, chúc chiều vui.

      Xóa