Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

736. ‘Chí Phèo’ - cuộc lừa dối vĩ đại! (Tùy bút, Chương I)

 

Em ngồi soi nước, làn thu mướt
Xanh  mờ, trắng ảo, phớt liêu trai
Sương bay, ngự gần bên gót ngọc
Hạt nước vần xoay, quên nỗi đau!
Phố nhỏ mưa ngâu, trần gian tuyết
Ai ẩn trong mờ, ai biết ai!
Dáng cong ai mướt, còn ai rét
Ai nỡ là tiên, cho tuyết say!

---------
CHƯƠNG I: TÔI CŨNG CHÍNH LÀ... CHÍ PHÈO 

Hôm qua, tôi có nói với blogger Bulukhin là sẽ viết một truyện ngắn về ‘Hậu Chí Phèo’, nhưng chưa, mà trước tiên tôi sẽ viết về cái mà tôi gọi là ‘Cuộc lừa dối vĩ đại’ - là ‘tùy bút’, tuy nhiên tôi thích gọi là ‘tiểu thuyết’ cơ! (tôi bắt chước Ái Nữ cho vui, hihi…), còn truyện ‘Hậu Chí Phèo’ để tính sau.
Tôi có xem phim ‘Chí Phèo’, chiếu lưu động ở một sân đá bóng nào đó (quên rồi) vào khoảng năm 1976, và có đọc ‘lai rai’ một số sách/tài liệu phê bình văn học có liên quan đến tác phẩm ‘Chí Phèo’ kể từ thời đó.
Hôm nay (12/9), sau gần 40 năm ‘quen với Chí Phèo’ này, tôi mới tĩnh tâm để ‘mình chính là mình’, bỏ qua câu chuyện của các nhà phê bình văn học, mà tự tìm hiểu thì thấy vấn đề khác hẳn (lộn ngược, hay quay 1800), và nói chung là tôi vừa đọc vừa cười ra nước mắt cho một số… nhà phê bình văn học (thiệt!), mà các bạn sẽ xem dưới đây.

*
Dù là người rất cứng đầu và ‘gần như’ tuyệt đối tin vào (các) suy nghiệm của bản thân mình (với ý nghĩa là tôi không tin hay theo bất cứ thần thánh, vĩ nhân, học giả/nhà nghiên cứu, người bình luận nào, kể cả Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Socrat, Nietzsche, Krishnamurti, Bùi Giáng, Đỗ Long Vân, Nguyễn Duy Cần, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, hay cụ ‘Google’…), nhưng vẫn có bị ảnh hưởng một chút bởi các nhà phê bình văn học, mà trong bài ‘Dân tộc tính’ - có liên quan đến ‘Chí Phèo’ (xem đường dẫn dưới), tôi có nhắc đến các từ/cụm từ như ‘giai cấp’, ‘ghen ăn tức ở’, ‘ngồi mát ăn bát vàng’… (tôi đã bỏ đi).
Tối hôm qua, lên mạng kiểm tra lại một số tư liệu về ‘Chí Phèo’, tôi thấy mất độ tin cậy - khi mà các nhà phê bình văn học, kể cả lề phải, lề trái và lề ‘tự do’… đều có các cách nhìn nhận (rất) khác nhau, nếu không muốn nói là rất hẩu lốn! Điều này buộc tôi phải đi đến việc kiểm tra lại toàn bộ bằng cách thảo luận hai chiều (với một nhà văn) và đọc lại tác phẩm ‘Chí Phèo’ của Nam Cao (xem đưởng dẫn bên dưới), và tôi rất kinh hoàng (thiệt!) khi thấy không ít học giả/nhà nghiên cứu cố tình làm rất méo ý nghĩa của truyện ‘Chí Phèo’, do ‘theo chỉ đạo của trên’ hay do đưa ý tưởng cá nhân của họ vào việc nhân định tác phẩm này, mà nếu không nhầm, nó không có chủ ý nói về:
-‘giai cấp’, ‘áp bức’, ‘bóc lột’, ‘đấu tranh giai cấp’, ‘bản chất lương thiện của người nghèo’, ‘bản chất xấu xa/tàn ác/gian hùng của người giàu’,
-‘lòng căm thù của Chí Phèo đối với người giàu’, ‘Chí Phèo nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến’, ‘thực dân đã tiếp tay cho cường hào thâm độc, bắt nhốt một người vô tội, để rồi thả ra một kẻ lưu manh’ (bắt chước truyện ‘Những người khốn khổ’ của Victor Hugo!)…
-‘tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đẹp lung linh như… bản xô-nát ánh trăng của Beethoven’, ‘Thị Nở là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu’, ‘cái đẹp của tình yêu đã cứu vãn cuộc đời Chí Phèo’, ‘sự thức tỉnh của Chí Phèo/ý thức về nhân phẩm đã trở về’, ‘Chí Phèo chọn cái chết để tìm về hạt giống thánh thiện’ (nói giống như nhân vật Tiêu Phong của Kim Dung!)…
-‘nhà văn đã kết án đanh thép, vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm của xã hội cũ’, ‘bi kịch của  một con người trong thời đại đen tối đã qua’ (tức là nay đã hết rồi!)…
Tất cả các cụm từ trên đều cần được đánh dấu ‘!’, và nay, trên cơ sở so sánh với ‘xã-hội-đang-là’, tôi nghĩ rằng, trừ sách khoa học, kỹ thuật, từ điển…, tôi không còn tin vào mấy cuốn sách bán ở hiệu sách nữa!
*
Đến đây, ắt sẽ có bạn hỏi là:
-Anh có tư cách gì mà bàn về chuyện ‘Chí Phèo’?
Vâng, câu hỏi này tôi đã nghe cách đây 3-4 năm, khi mà có một blogger - vốn là một nhà phê bình thơ không chuyên - đăng vài bài thơ của Bùi Giáng và có bình thêm khoảng một trang gì đó, thì liền bị một ông ‘cây cao bóng cả’ quát lên:
-Thằng đó có tư cách gì mà bình về Bùi Giáng? Để tau gọi điện mắng cho nó một trận.
Lúc đó tôi tự hỏi:
-‘Vậy thì ai mới đủ tư cách bình về Bùi Giáng? Ông à?’
Từ đó trở đi, tôi kiên quyết bình bất cứ ai mà tôi thích, kể cả ông… Obama.
*
Nói chuyện ngoài lề một tí.
Tuổi tôi không phải là tuổi ngựa, mà sao số tôi là số ‘con ngựa’, đó là cả đời cứ phiêu bạt giang hồ liên tục: đã đến tận những sòng bạc quốc tế bên Malaysia/Singapore/TQ, những nơi gần gần… Trung ương (cười), những nơi massage/karaoke ở 63 tỉnh thành…, ngược lại cũng có không thiếu gì lúc ngủ ở bến xe đò bằng cách gối đầu trên cái xanh-tô-nai, ngủ dưới gầm xe Zil 157 (Din 3 cầu) và ăn ‘bánh xe lịch sử’ nướng, hay ngủ dưới giao thông hào với tay ôm súng… Đặc biệt là tôi đã từng gặp những… anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc như: các đại nữ tặc, đại blog tặc, đại giang hồ tặc, đại lâm tặc, đại vàng tặc, đại cờ bạc tặc, đại ma túy tặc, đại mát-xa tặc, đại ca-ve tặc…. Trong số họ, tôi thường kết bạn với những ‘Chí Phèo’ (vì tôi tin họ hơn!), ngoài ra, hàng ngày tôi chỉ đi ra ngoài một tí như đi chợ, đi uống cà phê, nhưng điều đó cũng đủ cho phép tôi tiếp xúc trung bình mỗi ngày là 3 Chí Phèo, hihi...
Tôi kể vậy để làm gì? Để ý nói rằng, đọc bài này, các bạn hãy tin… tôi đi (cười), vì ngoài các ưu thế trên, tôi kể có kết hợp với các chuyện đời thường tương tự và có thật ở VN, và nhiều chuyện đông-tây-kim-cổ khác (hehe…) vào trong… tiểu thuyết này, và vì theo một nghĩa nào đó, nếu không về vật chất thì cũng về tinh thần:
-Tôi cũng chính là… Chí Phèo.
*
Thật ra, đọc ‘Chí Phèo’, tôi nghĩ rằng ông Nam Cao chỉ đơn giản mô tả một cách rất hiện thực và rất đời thường: có chọn lọc, hư cấu, khai thác tốt mặt trái/bi tráng, đào sâu một số khía cạnh cần thiết, và kết nối chúng có lô-gíc những cái gì xảy ra tại một ngôi làng nhỏ (ở Hà Nam!): nó như nhiều ngôi làng xưa nay khác, tùy theo mức độ, cũng có những loại ‘chiếu trên’ như ông Chánh/ông Lý/ông Cửu/Trưởng thôn, những tên say xỉn/lưu manh/côn đồ, những ‘nhóm lợi ích’ đấu đá nhau tàn khốc, những bà sồn sồn và những mối tình vụng trộm có thể, những sự lợi dụng mafia hai chiều, những lời chửi bới chói tai, kể cả những cuộc ân ái đầy nhạc tính hay phàm tục…
Với 3 cái tên: ‘Cái lò gạch cũ’ (sau 1936!), ‘Đôi lứa xứng đôi (1941, do NXB đặt) và ‘Chí Phèo’ (1946), ta thấy (rõ ràng) rằng ông muốn mô tả những câu chuyện đời thường xảy ra ở ‘cái lò gạch cũ’ (khá như cuốn ‘Chuyện thường ngày ở huyện’ của Valentin Ovechkin), vì thế, thiết nghĩ rằng ông không hề cố ý nói về ‘áp bức bóc lột’, ‘đấu tranh giai cấp’, ‘tung hê người nghèo’, ‘miệt thị người giàu’, ‘lật đổ chế độ cũ’… gì gì đó, hay cụ thể là:
-Không có chuyện ‘tung hê Chí Phèo, hạ bệ Bá Kiến’… gì ở đây cả!

(xem tiếp Chương II)
---------
Chú dẫn:
  1. 'Bánh xe lịch sử': thường dùng cho sinh viên KTX ăn (sau 1975), nó làm bằng bột mì, trộn vừa với nước, rồi dùng tay nắn thành tròn và dẹp như một cái bánh xe nhỏ, rồi hấp bằng son/nồi quân dụng (ở đây thì chúng tôi ném vào đống củi rừng đang cháy).
  2. ‘Chí Phèo’, xem: http://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-nam-cao/chi-pheo/924
  3. ‘Chuyện thường ngày ở huyện’: là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga là Valentin Ovechkin, phát hành bằng tiếng Nga năm 1956.
  4. ‘Dân tộc tính’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/09/735-dan-toc-tinh.html
  5. Đổi tên truyện là Chí Phèo: Năm 1941, tập truyện đầu tay ‘Đôi lứa xứng đôi’, tên trong bản thảo là ‘Cái lò gạch cũ’, sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo… (wikipedia)
  6. ‘Sự thật chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở’, Cao Hồng Anh, xem: http://caohongvan.blogspot.com/2011/10/su-that-chuyen-tinh-chi-pheo-thi-no.html
  7. Tiêu Phong: nhân vật chính trong truyện ‘Thiên Long bát bộ’ của Kim Dung, người cuối cùng đã tự vẫn để đạt được ‘khát vọng của tự do’.

10 nhận xét:

  1. vomtroirieng [Blogger] Email 12.09.15@15:23
    Đôi khi tác giả cũng ngẩn ngơ vì tác phẩm có giá trị hiện thức, phê phán chế độ phong kiến như lời các nhà phê bình.
    Ngày xưa VTR học, bài gì đó có câu" Cá đâu đớp động dưới chân bèo", SGK nói ý tác giả muốn đề cập phong trào Cần Vương đang diễn ra, ko biết ý tác giả có như vậy ko nữa.
    Chờ đọc phần tiếp theo đó huynh, chiều bình an!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, vô tình LB có được một tư liệu 'sống', LB sẽ đưa minh họa từ lời bình này vào chương II. Cám ơn VTR nhé, bài thơ tặng hôm trước sửa lại là:

      "Giận cây dừa đứng bên chẳng… nịnh
      Giận chiều, hiên, em đứng một mình
      Giận cây trụ, tồi!, không cho em dựa
      Giận trời, chả thấy bóng chàng thăm"

      Tối... ngọt ngào.

      Xóa
  2. Nhà văn chỉ kể lại diễn biến cuộc sống chung quanh người lúc bấy giờ thôi, còn các chính kiến hay còn gọi là chủ đề tư tưởng là tự ta nâng lên thành quan điểm sáng tác, nhưng nếu đối chiếu với hienj thực ngày nay thì tác phẩm ấy còn thua xa, có nghĩa văn học luôn đi sau cuộc sống, còn nếu tiên phong thì trở thành lạc hậu. Ở Mỹ người ta chuộng nghệ thuật giả tưởng, siêu thực tế là vậy, vì người ta không thích đi sau cuộc sống nên họ luôn đứng trên đầu chúng ta, họ luôn là cường quốc bá chủ hoàn câu. Không ngạc nhiên nếu ta hiểu đúng bản chất anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn bình rất... đúng, rất hợp ý với nội dung mà mình đang viết, mình sẽ đăng lời bình của bạn vào các chương sau nhé.
      Còn câu:
      -'Ở Mỹ người ta chuộng nghệ thuật giả tưởng, siêu thực tế là vậy, vì người ta không thích đi sau cuộc sống nên họ luôn đứng trên đầu chúng ta, họ luôn là cường quốc bá chủ hoàn cầu.'
      quả là... vô địch, có thể thuộc loại danh ngôn (cười).

      Cám ơn sự đồng cảm của bạn, chúc 'CN tươi hồng'.

      Xóa
  3. Lưu comt Bình Địa Mộc

    Sân khấu cuộc đời, bao diễn viên
    Người thì nửa tỉnh, kẻ nửa điên
    Nửa thân dấn đời trong ô trọc
    Nửa người nửa ngợm, nửa mơ tiên

    Trả lờiXóa
  4. Lưu comt Lan Rừng

    Ngày xưa cứ ngỡ... cõi tiên
    Ngày nay xúm lại cõi tiền... nản ghê!

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Nguyễn Thế Duyên

    Thấy em trong chốn ta bà
    Dáng cong ngự trị, anh nhòa mắt theo
    Ôi!, nàng, ẩn hiện làm chi
    Đau!, ai dời gót, ai ghi dáng hình!

    Trả lờiXóa
  6. Lưu comt Gia Tuệ

    Nhỏ ơi, mưa gió đã đến rồi
    Mưa chiều, sấm chớp gọi sau lưng
    Nhớ em mới gặp đầu buổi sáng
    Nay đã cuối chiều, anh vẫn... rung, hihi...

    Trả lờiXóa
  7. Đạo sĩ rất thích phong cách của người viết, vì thời trẻ cũng có duyên đọc nhiều, rồi... chỉ biết ôm bụng cười trừ. Và theo cách riêng của mình: Bất cứ tác giả nào nếu đội mồ sống dậy chỉ biết cười vì các nhà bình luận thui... kkk... Rất mong được kết bạn.

    MacDung

    Trả lờiXóa
  8. Nay, mình rất ngạc nhiên khi thấy lịch sử, truyền thuyết về lịch sử, nhận định văn học, triết học nhập khẩu, hiểu tư tưởng nước ngoài... đã có phương pháp luận, nhất là thế giới quan, nhân sinh quan rất là méo mó, mù mờ, thậm chí là bị nghịch đi 180 độ - do vô tình hay cố ý, lý do vì đâu? Bài viết này cũng là một phần nhỏ của câu trả lời, mình sẽ từ từ... mở toát nó ra! (cười). Thank pạn!
    P/s: Bạn coi cái này hy vọng sẽ mở thêm nhiều vấn đề!:
    https://www.youtube.com/watch?v=d2gapJ2em9w

    Trả lờiXóa