Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

738. Chí Phèo ăn hiếp… Bá Kiến! (Tùy bút, chương III)

Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì...

Giận cây dừa đứng bên chẳng… nịnh
Giận chiều, hiên, em đứng một mình
Giận cây trụ, tồi!, không cho em dựa
Giận trời, chả thấy bóng chàng thăm

---------
CHƯƠNG III: CHÍ PHÈO ĂN HIẾP… BÁ KIẾN!

Đến bây giờ, tôi mới biết là đa số bài viết của tôi là thuộc loại ‘tùy bút’, sỡ dĩ vậy là vì tôi muốn được gắn kết với thực tế và suy nghĩ thoải mái, vì thế, cũng có 1-2 người phê là tôi viết lang bang, mà lang bang thì đã sao!, Trịnh Công Sơn hay Trần Tiến… viết đâu có ‘không lang bang’ mà soi kỹ thì vẫn thấy có ‘sợi chỉ đỏ xuyên suốt’ đấy chứ! Quan trọng hơn, tôi chỉ viết để cho đỡ buồn, mà chỉ mần vậy thôi cũng không đủ thời gian để quan tâm đến ai đó nói cà khịa tôi những thứ gì - dù tốt hay xấu.
1
Chiều hôm kia, 15/9, mưa dữ dội, ngập cả thành phố SG, xe chết máy nằm la liệt, kẹt xe quá trời:
Nhỏ ơi, mưa gió đã đến rồi
Mưa chiều, sấm chớp gọi sau lưng
Nhớ em mới gặp đầu buổi sáng
Nay đã cuối chiều, tim vẫn... rung
Tôi mới rút kinh nghiệm tránh mưa ở chỗ khác vào ngày hôm sau, nào ngờ trời lại không mưa tí nào! Vì thế, dưới một góc độ nào đó, thiết nghĩ rằng, chân lý không bao giờ có…  thật! ‘Giác ngộ’ là cái ngưỡng mà người đời không thể đạt được, trừ các ‘đấng bất khả tri’ như Phật, Chúa, còn ai đó siêu lắm thì chỉ có thể tiếp cận nó với một khoảng cách là ép-xi-lon (ε), hết ε này đến ε khác, không bao giờ tới đích, vĩnh viễn.
Có lúc, nằm bắt tay lên trán, tôi nghĩ: Ta khó có thể nào mà có một Hemingway - người đã khái quát cái ‘nhân thế’ này thành hai cực: một con người gần như bất lực, đồng tồn tại với một con cá mập ‘số phận’, mà cho dù ai thắng ai, thì kết quả cuối đời vẫn là con số ‘0’ to tướng…
Vâng, Tây có khác, cả trăm năm nay, họ hầu như là viết truyện/đạo diễn phim thuộc loại ‘hiện thực huyền ảo’, hay có người gọi là ‘viễn tưởng’/‘siêu hiện thực’, nghĩa gần với ‘hậu hiện đại’, ‘trung thành với tương lai’, hay ‘tư duy lại tương lai’ …, nói nôm na là họ nói về tương lai sẽ như thế nào để hiện nay ta nhìn lại.
Nếu tạm hiểu ‘chủ nghĩa hậu hiện đại’ là việc tiên đoán cái gì sẽ ‘hại điện’ sau cái hiện đại để mà tránh trước…, thì dường như những tác phẩm như ‘Chí Phèo’ hay 'Kiều' - mặc dù đã ra vượt khỏi xứ rùa S mà đến tận mồm của Phó tổng thống Mỹ Biden (‘tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời’), nhưng chúng vốn không phải là loại ‘hậu hiện đại’, vì nó không có mùi gì để người Việt có thể ngửi lại tương lai cả!

2
Khi viết mấy chương ‘Chí Phèo’ này, tôi có trao đổi với một nhà văn không chuyên (đã nói ở Chương I), mà đôi lúc chúng tôi cười khanh khách vì cách ‘nghĩ trong nhà trường’ bấy lâu nay, thiệt! Tôi có nghĩ đến việc ông Marx đã cầm ‘Phép biện chứng’ của Hegel mà ‘lật ngược’ lên, rồi tôi lại nghĩ tại sao chúng ta lại không làm được!
Nhà văn này có nói rằng: Bá Kiến cũng tử tế đấy chứ, ứng xử với Chí Phèo khá là mềm dẻo, khôn khéo, tế nhị và lịch sự thuộc loại xưa nay hiếm (ý nói là so với nhiều ông nhà giàu/có quyền thế khác), vì trên thực tế thì Chí Phèo lừa thế (dùng thủ đoạn lưu manh) để mà… ăn hiếp Bá Kiến, chứ Bá Kiến không cố tình hãm hại hay bóc lột Chí Phèo…
*
Và dưới đây là một số đoạn (tiêu biểu) mà người ta nói rằng Bá Kiến… ức hiếp Chí Phèo nè!!! 
(xem dưới)
*
Các cụm từ 'trích' dưới đây, các bạn có thể xem trang web này nhé:
http://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-nam-cao/chi-pheo/924 
Đọc… kỹ, ta thấy rằng các cụm từ như chẳng biết đâu mà lần’, chỉ biết một hôm Chí bị giải huyện’, ‘nghe đâu phải đi tùkhông biết tù mấy năm’, (rồi) ‘hắn đến nhà cụ bá Kiến đòi nợ đây!’, không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này’, ‘đến sinh sự’, ‘nghiến răng nói’, ‘xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ tay lên nửa chừng’, ‘đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì...’, ‘tức khắc đến nhà đội Tảo, và cất tiếng chửi ngay’, 'mới được (việc) vênh vênh ra về’, ‘thấy oai thêm bậc nữa’, ‘tự đắc: anh hùng làng này cóc có thằng nào bằng ta!’ … không chỉ ra rằng Chí Phèo bị bọn ‘thực dân’ hay tên ‘địa chủ Bá Kiến’ liên kết với nhau hãm hại, hay Chí Phèo bị đi tù, mà chỉ ra rằng vì để bảo vệ cái ‘cổ’ của mình, Bá Kiến không thể cứ muốn mần hại ‘bần cố nông’ là mần, ngược lại, chúng (Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức…) cố tình làm mình làm mẩy để vòi tiền - giống như có một số tên Chí-Phèo-thời-nay nhào vô xe máy người ta, rồi la làng lên, để kiếm vài xị hay vài chai (*)
Đọc… kỹ, ta thấy rằng các cụm từ (về Chí Phèo) như ‘cụ dịu giọng hơn một chút’, ‘cụ mới lại gần hắn, khẽ lay’, ‘rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi’, 'anh Chí ạ', ‘cụ quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật’, ‘mềm nắn rắn buông’, ‘chính thật cụ khôn róc đời’, ‘nếu anh lấy cả (năm đồng) thì chỉ ba hôm là tan hết…để tôi bán cho anh mảnh vườn; không có vườn đất thì làm ăn gì?’…, rồi cụm từ (về Binh Chức) như ‘lôi thôi làm gì sinh tội’, ‘anh có thiếu tiền thì cứ bảo tôi một tiếng’, ‘từ hôm ấy hắn thành tử tế với lý Kiến’… chỉ ra rằng Bá Kiến không phải là kẻ hành xử một cách nóng nảy, thô bạo, kênh kiệu, hay nông cạn, ngược lại, ông còn tỏ ra hiểu biết lý lẽ/ăn nói có chất triết lý, ngoại giao tốt (hơn ông Kissinger (*) một tí đấy!, hehe…), am hiểu nhân tình thế thái, có ít nhiều nhân tính, nên khá chinh phục được lòng dân đen…
Ông Đạt (em của nhà văn Nam Cao) có nói rằng: ‘Ngoài đời, Chí Phèo không “ghê rợn” với ngón nghề rạch mặt ăn vạ máu me đầm đìa như mô tả của Nam Cao. Mỗi khi say xỉn, hắn “chân nam đá chân chiêu” vào điếm canh ngủ khoèo. Hắn cũng chưa từng rạch bụng hay đâm chết người phải chịu cảnh tù tội. Sau này, Chí Phèo đi đâu, chết như thế nào người làng không được rõ lắm... Dù thỉnh thoảng có làm thuê cho nhà Bá Kiến, nhưng anh ta và bà Ba không hề “ọ ẹ” gì với nhau...’ (caohongvan.blogspot.com).
Thế mà ‘hình như’ có một số… văn nô (*) nào đó đã lên đồng mà ‘phán’ tùm lum, nào là ‘câu chuyện này đã nói nên sự xung đột vô cùng quyết liệt của các tầng lớp khác nhau trong xã hội phong kiến’, nào là ‘xã hội cũ tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế’, nào là ‘cái xã hội cũ tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động’, nào là ‘người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ bị rơi vào bước đường cùng’, nào là ‘những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ khốn cùng, bế tắc, đầy bi kịch xót xa’, nào là ‘nhà văn đã khẳng định bản chất lương thiện của họ’, ‘bản chất xấu xa/tàn ác/gian hùng của bọn địa chủ phong kiến’, nào là ‘thực dân đã tiếp tay cho cường hào thâm độc, bắt nhốt một người vô tội, để rồi thả ra một kẻ lưu manh’…, rồi nào là ‘nông dân vì bị cự tuyệt quyền làm người và nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến’, nào là ‘Bá Kiến thật ra lại là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị, với bộ mặt tàn ác xấu xa, tìm mọi cách để bóc lột lường gạt nông dân, sẵn sàng cấu kết với nhau để bóc lột người nghèo’, ‘Bá Kiến cư xử với Chí Phèo hết sức nham hiểm, tàn nhẫn’… Ai đó đã nói múa may quay cuồng, như thể chỉ có mấy Trư-Bát-Giới-thời-@ có 36 thế cào cỏ mới hiểu biết lý lẽ, chứ mấy ông ‘vang bóng một thời’ (*) dưới ‘xã hội cũ’ chỉ là loại vất đi!, hay:
-Nói như… Tề Thiên Đại Thánh có 72 phép thần thông, như thể chỉ ‘xã hội cũ’ mới có vậy, chứ xã-hội-đang-là hổng có vậy!
Ha.. ha… ha…
3
Tôi có cảm giác là Nam Cao viết truyện này để ‘phần nào’ nói lên cái tính lưu manh - tương tác với cái tính ‘chiếu trên’ (không hẳn là xấu) - hình như là cái quán tính ngàn năm nhỏ nhoi ở cộng đồng, mà hình thành nên ‘cái nghiệp’, hay là ‘cái tất định’ (cái đến không lường được, và hiếm khi thoát được) của một bộ phận hay toàn bộ con người. Ngoài ra, tôi thích lời bình này: ‘Đến đây ta có thể nghĩ rằng, Chí Phèo đã làm hiện hình cái văn hoá vô chính phủ của dân làng Vũ Đại, là hiện thân những khát vọng nổi loạn tiềm ẩn trong vô thức cộng đồng. Ai cũng muốn đái vào cái miếu đã mất thiêng nhưng không dám đái, thì có Chí Phèo đái hộ. Sự dung túng Chí Phèo là một hình thức phản kháng của người dân’. (wikipedia)
Tối hôm qua, tôi mới nói chuyện với một người em trai, rằng:
-Đa số người Việt cứ nói hay viết cà khịa những người Việt khác… Hãy xem trên ti-vi Việt, có đến 60-70% là phim Tàu (hầu hết là loại triết lý ‘sát máu’, thể hiện qua những Kinh Kha, Võ Tòng, Võ Tắc Thiên…), còn phim Việt thì trợn mỏi cả mắt mấy ngày mới may mắn thấy một phim coi tạm được (cười); còn trên blog thì đa số nếu không nói liên quan đến Tàu/Tây, thì cũng moi lại ‘chuyện xưa tích cũ’…, và cứ như vậy cho đến khi 80-90 tuổi, thì ‘võ công’ chửi đời của ai đó giỏi lắm cũng chỉ gần bằng Sư tổ Chí Phèo mà thôi, chứ chả mấy khi nói/viết được cái gì ‘tiến bộ’, trong khi đó thì Mỹ đã… đi đái trên Sao Hỏa rồi, nghe nói là họ mới phát hiện ra một ‘trái đất’ khác!
Mới đây, tôi có nghe chuyện ông Ragnar, chuyên gia về cai nghiện ma túy, làm cho một tổ chức NGO (Fontana!), đã nói như sau: ‘Đừng có phê phán người này sai, người kia sai, mà ta hãy làm đúng, thì những kẻ chung quanh ta tự khắc sẽ biết là họ sai ở chỗ nào’. Tôi cho phát biểu này là một triết lý, nhìn có vẻ đơn giản nhưng đủ cao siêu, mà có thể khái quát lên thành một thứ triết học! Và hình như Tây nó nghĩ làm sao cho bản thân mỗi người càng đúng hơn, còn ta thì nghĩ làm sao để chứng minh người khác sai càng nhiều càng tốt, nên ta... tiến bộ hơn Tây gấp mười lần, gấp trăm lần, thậm chí có người nói là ‘gấp triệu lần’! Híc.. híc…
4
Cuối cùng…
Văn chương hơn tí, về bài ‘Thằng Bờm’:
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú Ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấu trâu
…Phú Ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Tôi có nghe người ta bình như sau:
-Phú Ông thuộc giai cấp tư sản (trọc phú), có đủ hết mọi thứ tính xấu: tự cao tự đại (‘chảnh’), tham lam, keo kiệt, có đầu óc độc tài/ngu si đần độn, ngu như bò; còn Thằng Bờm thuộc giai cấp bần cố nông, vô cùng thông minh, lém lĩnh, có trí tuệ/đầu óc dân chủ - một triệu lần hơn hẳn bọn nhà giàu, nên làm cho bọn chúng phải thèm khát mà hạ mình ‘năn nỉ’…, ha.. ha.. ha…
Nhớ lại, có lúc chú Út nhà tôi có nói đùa với cô ô-xin là: ‘Sau này em lấy Thủ tướng, ở nhà cao cửa rộng, khi anh ở trước cổng gọi lên, thì em đứng ở tầng 3 nhìn xuống, không bắt máy, không thèm trả lời, hehe…’. Cô ta mới trả lời là: ‘Giời, em già rồi, em chỉ thích lấy ông nào sạch sẽ thơm tho thôi, không cần giàu’… Thiết nghĩ câu chuyện ‘Thằng Bờm’ cũng… tương tự:
-Phú Ông tính thích trẻ con, thấy Thằng Bờm gần đó nên đùa mấy câu cho qua… buổi chiều.
Thế mà…
*
Rồi câu chuyện ‘Bưởi và Cà’, có một nhà-giả-học đang câu cá ‘chùa’ ở bờ đê bên cạnh nhà, lúc chú Út đang làm ngoài vườn và ngâm nga bài này:
Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay...
Tôi nghe ông ta 'nói đía' rất là tức cười:
-Bưởi ở trên cao - thuộc giai cấp tư sản, còn Cà ở dưới thấp - thuộc giai cấp bần cố nông, vì thế mà Bưởi giật mất vợ của Cà, suy ra là Cà phải… tiếc!

Nói như phim… Tàu!

HA.. HA.. HA… 

(xem tiếp chương IV)
---------
Chú dẫn:
* Một số đoạn (tiêu biểu) mà người ta nói rằng Bá Kiến… ức hiếp Chí Phèo:
1. Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà…  Phải ông lý Cường thử có nhà xem nào! Quả nhiên họ nói có sai đâu! Đấy, có tiếng người sang sảng quát: “Mày muốn lôi thôi gì?... Cái thằng không cha không mẹ này! Mày muốn lôi thôi gì?...” Đã bảo mà! Cái tiếng quát tháo kia là tiếng lý Cường. Lý Cường đã về! Lý Cường đã về! Phải biết... A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm tiếng đá nhau bình bịch. Thôi, cứ gọi là tan xương! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hẳn đập cái chai vào cột cổng... ồ hắn kêu! Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu: “Ối làng nước ơi! Cứu tôi với... Ối làng nước ôi! Bố con thằng bá Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!...”. Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông vào quanh hắn, sủa rất hăng. Lý Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm ăn vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!... Không khéo nó có ý gieo vạ cho cụ ông phen này...
Thoáng nhìn qua, đã hiểu cơ sự rồi… Rồi quay lại bọn người làng, cụ dịu giọng hơn một chút: “Cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?”. Không ai nói gì, người ta dần dần tản đi… Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi: “Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?”. Chí Phèo lim dim mắt, rên lên: “Tao chỉ liều chết với bố con nhà mầy đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng”. Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười: “Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?”. Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi: “Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước”. Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn: “Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả”. Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn: “Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy”… Cụ quát: “Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người ta đun nước, mau lên!”…
Vào rồi, hắn mới biết những cái hắn sợ là hão cả. Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì ai thèm chấp! Thế nào là mềm nắn rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm. Cụ vẫn bảo lý Cường như thế đấy…
2. Uống xong hắn chùi miệng, rồi ngật ngà ngật ngưỡng đến nhà bá Kiến. Gặp ai hắn cũng bảo: hắn đến nhà cụ bá Kiến đòi nợ đây! Mới trông thấy hắn vào đến sân, bá Kiến đã biết hắn đến sinh sự rồi… Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ tay lên nửa chừng: “Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không được thì... thì... thưa cụ...”. Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp: “Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện”. Rồi hắn cúi xuống, tần mần gọt cạnh cái bàn lim. Cụ bá cười khanh khách. Cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy. Cụ đứng lên vỗ vai hắn mà bảo rằng: “Anh bứa lắm. Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khó gì. Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn”… Chí Phèo nhận ngay!
Hắn tức khắc đến nhà đội Tảo, và cất tiếng chửi ngay từ đầu ngõ… Hôm ấy hắn ốm liệt giường, không sao nhắc mình dậy được, có lẽ hắn cũng không biết Chí Phèo chửi hắn. Vợ hắn, thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu, và biết rõ đầu đuôi món nợ, lấy năm mươi đồng giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo…, lôi thôi lại chả tốn đến ba lần năm chục đồng!… Chí Phèo mới được vênh vênh ra về; hắn thấy hắn oai thêm bậc nữa. Hắn tự đắc: “anh hùng làng này cóc có thằng nào bằng ta!”… Cụ bá thấy mình thắng bên địch mà không cần đến hội đồng làm biên bản xem chừng thích chí. Cụ đưa luôn cho anh đầy tớ chân tay mới luôn năm đồng:
-Anh Chí ạ, cả năm chục đồng này phần anh. Nhưng nếu anh lấy cả thì chỉ ba hôm là tan hết. Vậy anh cầm lấy chỗ này uống rượu còn để tôi bán cho anh mảnh vườn; không có vườn đất thì làm ăn gì?
Chí Phèo “vâng dạ” ra về. Mấy hôm sau, cụ bá bảo lý Cường cho hắn năm sào vườn ở bãi sông cắm thuế của một người làng hôm nọ. Chí Phèo bỗng thành ra có nhà. Hồi ấy hắn mới đâu hăm bảy hay hăm tám...

* Khác:
  1. Kissinger: sinh năm 1923, Ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Nixon (và Ford!).
  2. ‘Sự thật chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở’, Cao Hồng Anh, xem:http://caohongvan.blogspot.com/2011/10/su-that-chuyen-tinh-chi-pheo-thi-no.html
  3. ‘Tan sương đầu ngõ’, xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/07/713-suong-tan-chi-en-ngang-au-ngo-thoi.html
  4. ‘Vang bóng một thời’: tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân, xuất bản năm 1939-40, nói về một danh nho cuối mùa, nhưng vẫn ‘sĩ diện’ mà cố tạo ra vẻ ‘sinh hoạt’ bề ngoài quý tộc như là lúc mà ông đang còn là ‘đại gia’ vậy!
  5. Văn nô: từ khá phổ biến, để chỉ bọn nhà văn nô tài/bồi bút, cũng là một từ dùng của nhà văn Nguyễn Viện, trong tác phẩm ‘Đĩ thúi’, xuất bản năm 2013.
  6. Xị, Chai: là ngôn ngữ dân gian/giang hồ (miền Nam), vài xị = vài trăm ngàn, vài chai = vài triệu (ngoài Bắc gọi là ‘vài vé’).

21 nhận xét:

  1. Lưu comt Gia Tuệ

    Thao thức làm gì hả vậy em!
    Đường cong, trăng ngắm vẫn say mềm
    Trăng kia lơi lã bên cành tím
    Ai nhớ em kìa!, mơ... suốt đêm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mộng gì liễu rũ thế kia
      Nắng gần an ủi, em hài lòng chưa!
      Sương mù, rải hạt lưa thưa
      Em sầu nơi đó, nơi này ai... đau

      Xóa
  2. Lưu comt Mục Tím

    Lâu ngày thăm lại phố xưa
    Hỏi công chúa nhỏ, có mưa không nào?
    Sài Gòn chiều, nước lao xao
    Ngập tràn phố nhỏ, em nào ghé thăm!

    Trả lờiXóa
  3. MT sang thăm anh LB nè , cuối tuần mọi việc như ý anh nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuối tuần người ở Pa-ris
      Cuối tuần người ở V-Ni chịu sầu,
      hihi... Cuối tuần vui nghen tím.

      Xóa
  4. Lưu tư liệu (Vũ Hồng Anh)

    Ông Đạt vẫn còn nhớ rõ nhân vật “Chí Phèo” ngoài đời tên thật là Chí. Đó là một gã cao to, râu ria bặm trợn tính tình thô lỗ cục cằn. Ai thuê gì hắn làm nấy, lắm lúc kiêm luôn “nghề” đòi nợ thuê cho nhà giàu để xin tiền uống rượu. Ở làng hồi đó có ông Trương Pháo làm nghề mổ lợn thường hay bị Chí đến mè nheo xin lòng lợn để làm mồi nhậu. Mà phải công nhận rằng tay Chí làm món lòng lợn tiết canh khá ngon nên mọi người gán luôn cho hắn cái tên rất hình tượng “Chí Phèo”.

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt Miền Nhớ

    Mùa nhớ bỗng nghe 'chít chít' này
    Cô nàng năm ấy ở phương xa
    Sáng chiều điện thoại không thèm động
    Qua cả ngàn đêm, không... tiếng ai

    Trả lờiXóa
  6. Mọi phê bình hay so sánh tác phẩm " Chí Phèo " của Nam Cao không cẩn thận sẽ đi vào chủ quan , phiến diện một chiều
    Độc giả hôm nay đọc " Chí Phèo " dưới góc nhìn của thế kỷ 21 , sẽ có suy nghĩ khác với cách đây 74 năm . Để ý kỹ thì những chủ đề trong tác phẩm đó vẫn không hề cũ . Ngày nay đây đó thiếu gì người na ná như thế , cũng nghiện ngập bất cần đời , cũng ngụp lặn dưới đáy cùng của xã hội . Họ cũng dần mất đi nhân tính chẳng khác với Chí Phèo thời xưa
    Phải thừa nhận một điều Nam Cao biết cách khai thác tính cách con người ở nhiều góc độ , con người trong tác pgaamr của Ông dù là giai tầng nào đi chăng nữa ãn rats thật , rất đời thường , không lên gân giáo điều , đọc lên thấy rất gần gủi . Về đời sống gia đình , công việc , tình yêu đều được diễn giải dưới góc nhìn biện chứng . Kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao nhưng ta vẫn thấy tự nhiên như mó vốn vậy .. không gượng ép . Dù rằng tận cùng của sự đốn mạt nhưng nhân vạt Chí Phèo vẫn cho ta thấy tính nhân văn trong bản ngã con người vẫn còn rơi rớt lại . Khi đọc đoạn Chí Phèo bị bịnh tỉnh dậy nằm nghe tiếng mấy bà đi chợ nói chuyện với nhau thì ta mới cảm nhận được điều này
    Suy nghĩ của Chí Phèo. " Ai cho tao được làm người lương thiện " đó cũng là nỗi niềm trăn trở trong mỗi chúng ta những con người ở thế kỷ 21

    Chốn cũ người ơi , vẫn đợi chờ
    Trăng thu buồn bã đứng chơ vơ
    Lặng nhìn bóng nguyệt lòng thầm hỏi
    Xa ngái người ơi .. có lẻ loi ?

    P / s. : ( Trèo lên cây bưởi .... Anh tiếc lắm thay ) LB nhận định về giai cấp là sai roài , bữa nào rảnh Salam sẽ bình 4 câu ca dao này nghen

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1."Độc giả hôm nay đọc "Chí Phèo " dưới góc nhìn của thế kỷ 21, sẽ có suy nghĩ khác với cách đây 74 năm." Câu này hay đó, LB sẽ sử dụng cho chương cuối.

      2.Còn đoạn 'Bưởi, Cà' trong bài:
      …có một nhà-giả-học đang câu cá ‘chùa’ ở bờ đê bên cạnh nhà, lúc chú Út đang làm ngoài vườn và ngâm nga bài này:
      Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay...
      Tôi nghe ông ta 'nói đía' rất là tức cười: …
      Mình không nghĩ là bạn đã đọc kỹ từng từ!

      TM.

      Xóa
  7. saumietvuon [Blogger] Email 19.09.15@20:09
    Ôi! Tay Chí Phèo này có chết chi mô! hắn còn nhăn răng và lang thang khắp đầu đường xó chợ đó thui, và cả Thị Nỡ nữa kìa! Còn Bá Kiến ko chỉ còn sống mà rất khỏe mạnh nữa là khác, ko biết chừng nào họ lụi nhau đê!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, sau này Chí Phèo biến thành... Bá Kiến, cái này LB sẽ viết sang một truyện ngắn là 'Hậu Chí Phèo', chắc đến cuối tháng mới viết được bạn Sáu à.
      Thanks nhé, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  8. hoangkim [Blogger] Email · http://dayvahoc.blogtiengviet.net 20.09.15@07:26
    Sáng chủ nhật thăm Nhagomlabang đọc truyện. Mình như thấy một người nhởn nhơ, thung dung đi ngắm đồng nội và chợ làng với những lời bình hay và thú vị. Chúc ngày mới vui khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ anh Hoàng Kim nói đúng, tôi chơi (blog chẳng hạn) cũng như không chơi, chỉ muốn ngắm dòng sông tí, nhưng không lẽ lại ngắm cả ngày, nên lại chơi, cho qua thời gian, đằng nào thì mình cũng đến cõi vô cùng.
      Cám ơn anh đã ghé nhà. TM.

      Xóa
  9. Chiều hôm kia, 15/9, mưa dữ dội, ngập cả thành phố SG, xe chết máy nằm la liệt, kẹt xe quá trời:
    Nhỏ ơi, mưa gió đã đến rồi
    Mưa chiều, sấm chớp gọi sau lưng
    Nhớ em mới gặp đầu buổi sáng
    Nay đã cuối chiều, tim vẫn... rung
    **********************************
    Lan Rừng góp thêm cho anh nè anh Bàng ơi.....

    NHỎ ƠI...! ! !
    Lần đầu ta gặp nhỏ,trong nắng chiều bay bay
    Ngập ngừng ta hỏi nhỏ,nhỏ bảo nhỏ không tên
    Ừ thì nhỏ không tên,bây giờ quen nhé nhỏ,nhỏ ơi
    Lần này ta gặp nhỏ,trong nắng chiều bay bay
    Ngập ngừng ta hỏi nhỏ, nhỏ bảo nhỏ chưa yêu
    Ừ thì nhỏ chưa yêu,bây giờ yêu nhé nhỏ,nhỏ ơi
    Lần này,nhỏ quay đi,không thèm nhìn ta nữa
    Giọt sầu rơi một mình,chỉ còn ta một mình,nhỏ ơi
    Còn gì đâu hỡi nhỏ,trong nắng chiều phôi phai
    Kỷ niệm ta cùng nhỏ, giờ chỉ là hư vô
    Ừ thì là hư vô,xa rồi vẫn nhớ hoài,nhỏ ơi
    Tình cờ ta gặp nhỏ,trong nắng vàng ban mai
    Thẹn thùng ta hỏi nhỏ,nhỏ bảo khờ ghê đi
    Ừ thì khờ ghê đi, thương rồi sao chẳng hiểu, nhỏ ơi


    Tuần mới ngọt ngào anh Bàng nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, LR bỗng cảm ứng mà làm một bài thơ trẻ trung và hay thế, cám ơn nhiều nhé.
      Còn 'nhỏ ơi' là LB có gặp rồi, sáng gặp ở bệnh viện, mình cứ nhìn theo nàng mãi... mãi..., thích và thích..., rồi nàng biến mất, chỉ trách mình vô duyên, vâng, dĩ nhiên là vô duyên...

      Xóa
    2. Ui, anh Bàng ơi, đây là bài hát vui mà hồi đó anh Chí Tài hay vừa đàn vừa hát hoài nên LR nghe hay hay rồi cái......nhớ luôn, khi sang thăm anh thấy anh cũng ...nhỏ ơi nên LR họa cùng anh cho vui í mờ......chứ LR đâu có tài sáng tác vậy đâu anh Bàng ơi...hiiiiiiiiiiiiii

      Xóa
    3. À, thế à,
      thế thì LB biết thêm một thông tin mới,
      nhưng nói thiệt là lời bài hát đó trẻ trung và rất... dễ sương đó, hihi...
      Tối vui nhé.

      Xóa
  10. Lê Thanh Bình [Blogger] Email 21.09.15@10:02
    Ngựa thỉnh thoảng vẫn ghé đọc NGLB. Đọc để bổ sung kiến thức, đọc để hiểu thêm nhân tình thế thái... Rất nhiều lúc không để lại dấu chân. Dẫu có cảm nhận thì chẳng bao giờ có câu chỉ trích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, chị Ngựa tu hoài khéo thành phật rồi cũng nên,
      thật ra cuộc đời này giống như cái đèn cù, nó cứ quay mãi, xanh đỏ vàng tím... mãi,
      cho đến khi nào chết thì hết chuyện, nên LB chết trước vậy, hihi...
      Cám ơn chị, chúc ngủ ngon.

      Xóa
  11. vomtroirieng [Blogger] Email 22.09.15@06:35
    HUYNH ƠI, SÁNG GHÉ THĂM HUYNH NÈ
    Bài viết thì muội chưa đọc đâu, tối về đọc há, nhớ chờ muội đó, nhưng hình như đọc tựa bài thấy hay liền, kiểu này thì anh Chí đúng là dân bảo kê hù doạ bác Bá rùi
    Ngày mới vui huynh à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uh, khi đọc lại... Chí Phèo, mình cũng có cảm giác vậy, và dưới góc độ nào đó, thì... đúng là vậy.
      Trong wikipedia, có các kết luận rằng Chí Phèo đã để lại trong dân gian (những) hình ảnh xấu:
      -Chí Phèo đã đi vào đời sống và thành một cái tên để chỉ những người cùng đồ hung dữ, luôn luôn bơi ngược dòng đời sống và có những hành động không kiểm soát được bằng lý trí. Ngay cả trong văn chương, có những người này dùng chữ Chí Phèo để nói về một người khác với cả sự khinh miệt. Từ ngữ Chí Phèo đã thành một danh từ, một tính từ để chỉ và mô tả một mẫu người đặc biệt trong xã hội mà người ta đã quen dùng.
      -Trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay, từ Chí Phèo thường được dùng để chỉ những người ăn vạ, thô bạo, hay uống rượu say, có những tính cách giống nhân vật Chí Phèo trong truyện.
      -Hiện nay, đã từng xảy ra trường hợp có một "Chí Phèo" vi phạm luật giao thông, chửi lại cảnh sát giao thông khi bị xử phạt. Chí Phèo đại náo trụ sở công an... (wikipedia)

      TM.

      Xóa