Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

793. Không phải là tiếng Tàu… (Chuyện Tết 2016 - Phần 7)


‘Chuyện Tết năm 2016’ gồm có: 1. Cà phê cứt… người, 2. Về nhà nhổ cỏ, 3. Tiệc khỏa thân, 4. Chết là cái gì?, 5. Chú cô ấy trở trành ông Tổng, 6. Mười điều bi ai của dân tộc Việt Nam, 7. Linh hồn tượng đá, 8. Lãnh đạo là chuyện… bình thường, 9. Thế sự mông lung…, 10. Con rệp và con kiến, 11. Xứ rùa X, 12. Một ngàn năm bị đô hộ..., 13. Ta không thể hiểu nổi một cái hạt bụi!, 14. Tồn tại và hợp lý, 15. Không phải là tiếng Tàu…, 16. Người Tàu có gì lạ không em? (còn nữa)

Phê người, người lại phê ta
Phê qua phê lại, đổi thay cái gì!
Bể đời, lụy chữ sầu bi
Viết chơi một tí: buồn vui kiếp người

Tôi đang kể chuyện Tết… Có nhiều chuyện lắm, rất nhiều chuyện diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nhưng tôi thực sự không có… thì giờ để viết, nên tất cả đều là nhanh thôi, ngăn ngắn thôi: thật là tiếc, vì nhiều bút ký ‘sống’ đã không được lưu trữ, híc... Và bài viết này là những suy nghĩ của tôi khi ngắm một ‘nghệ nhân’ đang làm thịt con heo mọi…

Câu chuyện 15: Không phải là tiếng Tàu...
Ngày 18/7/2015, khi xử lý tư liệu từ wikipedia (để tự học), tôi có viết: ‘Một cách phổ biến, các nhà nhân chủng học cho rằng ‘động vật linh trưởng’ đã tồn tại trên trái đất cách đây khoảng 7 - 8 triệu năm, rồi dạng tổ tiên nguyên thủy của loài người đã xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 3,8 triệu năm, và từ đó, ‘người thượng cổ’ (hay ‘người thông minh’, cùng với thế giới tâm linh) đã hiện diện cách đây khoảng 32 - 40.000 năm’.
Tuy nhiên, sau khi đọc các bài tranh luận của hai phái về nguồn gốc (ADN, chủng tử…) của người Việt, từ hai phái - phái một cho là từ TQ, và phái hai cho chủ yếu là tại chỗ và từ các vùng xa xôi của biển Đông ‘hòa huyết’ vào, mà phái hai (Hà Văn Thùy…) lập luận có cơ sơ hơn!, sau đó được… củng cố thêm bởi hàng loạt bài của blogger Lan Hoa (O Ví), nhưng tôi cảm thấy chưa yên tâm về ‘khoảng cách thời gian’ nói trên (32-40.000 năm), nên tôi chờ, và dịp may đã đến, có đoạn như sau:
‘…Sang thế kỷ này, khoa học nhân loại khám phá sự thực khác hẳn: 70.000 năm trước, con người từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, sau 20.000 năm chung sống, họ hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. Sau đó người Lạc Việt lan tỏa ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh tiểu lục địa Ấn Độ, lên khai phá đất Trung Hoa rồi sang chiếm lĩnh châu Mỹ. Từ khảo sát 5.000 chiếc răng hóa thạch tìm thấy ở châu Âu, khoa học xác nhận: 40.000 năm trước, người Việt cổ từ Đông Á đi qua Trung Á tới châu Âu. Tại đây, họ hòa huyết với người Europid vừa từ Trung Đông lên, sinh ra người Eurasian da đen, là tổ tiên người châu Âu. Trong huyết mạch người châu Âu hiện nay có phần không nhỏ dòng máu Lạc Việt! Không chỉ vậy, ngôn ngữ Lạc Việt cũng để lại vô số di duệ trong tiếng Anh: Water là biến âm của Nác; Sand là biến âm của Sạn; People là biến âm của Bí Bầu (= người)… Khoa học cũng chứng minh rằng, không chỉ văn hóa đá mới Hòa Bình mà người Việt còn mang giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng nông nghiệp tới phương Tây. Một sự thực được khám phá: Núi Đọ xứ Thanh là nơi phát tích của phần lớn loài người sống ngoài châu Phi.
…Sang thế kỷ này, khoa học cho thấy sự thực trái ngược. Do từ 40.000 năm trước, người Lạc Việt là chủ nhân của Hoa lục nên 93% dân cư Trung Quốc hiện nay là con cháu của người Lạc Việt. Dù mang tên Hoa Hạ hay Hán, họ cũng là hậu duệ của người Việt cổ. Từ năm 1992, di truyền học phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. Điều này có nghĩa, người Việt xưa từng là tổ tiên các dân tộc châu Á! Không chỉ vậy, khoa học cũng khám phá: tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn là do người Lạc Việt sáng tạo. Mọi thành tựu rực rỡ của văn hóa Trung Hoa như kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch… là của người Việt! Tuy nhiên, do sự trớ trêu của lịch sử, người Việt Nam bị xâm lăng mất đất, bị chiếm đoạt văn hóa, lịch sử nên ngộ nhận là mình học nhờ đọc mướn từ Trung Hoa.
Gặp những cậu thanh niên xứ Nghệ nhếch nhác ở đất người, cũng như nhiều người khác, Giáo sư Ngô Bảo Châu không hề ngờ rằng, họ là hậu duệ của những người từ thềm Biển Đông lên định cư sớm nhất trên đất Việt Nam. Cái thứ tiếng nói trọ trẹ khó nghe của họ chính là dấu vết của ngôn ngữ Lạc Việt gốc, chẳng những làm nên tiếng nói Việt Nam mà còn là tiếng nói ban đầu của hơn một nghìn triệu người TQ hôm nay. Điều không dễ thấy là trong tâm hồn họ tiềm ẩn những yếu tố nhân chi sơ của văn hóa Việt…
Không trách Giáo sư vì những điều nói trên còn quá mới mẻ, chỉ được khám phá gần đây… (Hà Văn Thùy, xem đường dẫn bên dưới).


*Thực ra, những kiến thức trên có thể là (rất) mới đối với chúng ta!, nhưng vào những năm 1960 (kể cả sau 1975), ngoài việc đề xuất nên nghiên cứu ‘Triết học thần thoại Việt Nam’ của một số học giả miền Nam (nhưng vì ‘biến động 1975’ đến quá nhanh nên tạm gác lại, theo blogger Cuồng Từ), tôi đã có đọc được một số bài viết tản mạn về ‘nguồn gốc dân tộc Việt’ của họ  - trong các tạp chí như ‘Kiến thức ngày nay’, ‘Đứng dậy’…
Đầu những năm 1970, do học cuốn giáo trình ‘Ngôn ngữ và văn minh Pháp’ (NXB Tuấn Tú) mà tôi được nghe thầy cô giảng là chữ ‘le nhaque’ trong tiếng Pháp chính là xuất phát từ chữ ‘nhà quê’ của Việt Nam…
Ngày 20/1/2013, do tìm hiểu thêm về Kinh Dịch mà tôi tình cờ đọc được đoạn sau: ‘Danh từ ‘Yin Yang’ không phải ngôn ngữ của Tàu. Nó được vay mượn của dân bản địa vùng Nam Á. Trước khi mượn danh từ, lẽ dĩ nhiên họ đã ‘mượn’ tư tưởng của thuyết Âm Dương rồi. ‘Yang’ là ‘dương’ nghĩa là ‘Trời, Thần’. ‘Yang’ là chữ ‘giành’ trong tiếng Mường và là danh từ thông dụng trong hàng loạt ngôn ngữ Tây Nguyên (ví dụ như ‘yang Sri’ là thần lúa, ‘yang Dak’ là thần nước). Chữ ‘Yin’ (âm) chỉ ‘Mẹ’ của các ngôn ngữ Đông Nam Á (Yana là Mẹ trong tiếng Chàm cổ; ở Huế có đền thờ Thiên lana là Mẹ Trời; Ina là Mẹ trong tiếng Giarai; và Inang là Mẹ trong tiếng Indonesia)…’ (diendan.lyhocdongphuong.org.vn).
Ngày 11/12/2015, tôi đã viết ‘từ anh mát-xa mù, tôi dần đi đến các ý niệm dưới đây: một là, người Việt không hề thua người Tàu…; hai là, Tàu đánh Việt Nam là hỗn’ (xem đường dẫn bên dưới). Cùng ngày, anh Hai Rạch Giá bình là ‘chữ Tàu, Kim chỉ nam và nhiều thứ nữa như giấy, trà, đường… là mấy ông Chệt ăn cắp của Việt Nam’ và anh còn giới thiệu cho các blogger đọc thêm bài ‘Phát hiện thơ cổ thời Bắc Sơn’ của TS Nguyễn Thị Thanh để tham khảo (xem đường dẫn bên dưới).
Ngày 4/2/2016, do tra từ khóa ‘Ngô Bảo Châu’ trên Google, mà tôi đọc được bài ‘Có những điều giáo sư Ngô Bảo Châu chưa biết’ có nhấn mạnh đến nguồn gốc dân tộc Việt như trên.
*Không thể viết dài, vì đây chỉ là ‘bút ký’, nên tóm lại là tôi thu lượm được một số điều khá thú vị:
-Water trong tiếng Anh là biến âm của Nác; Sand là biến âm của Sạn; People là biến âm của Bí Bầu của người Việt,
-Le nhaque trong tiếng Pháp là xuất phát từ chữ ‘nhà quê’ của người Việt,
-Âm, Dương trong tiếng Tàu, trong đó chữ Âm (Yin) là xuất phát từ chữ 'mẹ' trong tiếng Chàm, Giarai, Indonesia…, và Dương (Yang' lả xuất phát từ chữ 'thần' trong tiếng Mường và tiếng của nhiều dân tộc ở Tây Nguyên, v..v…
…Từ nhiều nguồn khác nhau: ‘Lịch sử Trung Quốc có ghi chép vào thời Chu Thành Vương (1042 TCN - 1021 TCN) có người ở Việt Thường đến dâng chim trĩ trắng. Có thể đặt ra giả thiết Văn Lang là nhà nước kế tục Việt Thường, khi Văn Lang thay thế Việt Thường đã đặt tên Việt Thường làm một trong 15 bộ của mình…', (wikipedia), ‘Tháng Năm nhớ tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang’ (ca dao dân gian vẫn được truyền tụng đến ngày nay’, ‘Cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên. Chính Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng Tử đã ghi lại trong bài tựa cuốn Thượng Thư - Kinh Thư’ (xem dưới),  rồi ‘Tiếng Việt là chủ thể tạo nên tiếng Trung Hoa. Chữ tượng hình Giáp cốt văn là do người Lạc Việt sáng tạo...’ (Hà Văn Thùy), rồi ‘Nền văn minh cổ Việt đã bị người Tàu dùng sức mạnh chiến tranh và sức mạnh của chữ viết (chữ Hán) chép lại và giữ lấy làm của riêng cùng lúc với sự xâm chiếm đất đai của nước Xích Quỷ trải dài từ Ðộng Ðình Hồ xuống thẳng miền núi non phía nam của bà Âu Cơ’ (LTS cho bài nghiên cứu nói trên của TS Nguyễn Thị Thanh), v..v…, ‘tôi’ tin rằng dân tộc ta đã có nhà nước độc lập, ngôn ngữ độc lập và chữ viết độc lập trước Thời kỳ Bắc thuộc - thế kỷ thứ 2 TCN -> trước thời Chu Trang Vương - thế kỷ 11 TCN -> trước khi có Hà Đồ - thế kỷ 24 TCN -> trước xa hơn nữa, tức là chúng ta là hậu duệ của một trong những nền văn minh độc lập và cổ xưa nhất của nhân loại: ‘Nền văn minh Sông Hồng’.
…Rồi khảo sát bằng cách nhớ từ nhỏ đến ngay bây giờ… Hồi nhỏ, tôi hay đứng ngẩn ngơ trên cánh đồng và ngắm những người nông dân điều khiển những con trâu ở miền trung Trung bộ (Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…), với cụm từ ‘Hò tắc’ hay ‘Hò rì’ (đi thẳng, hay quẹo phải/quẹo trái tùy theo lực của sợi dây tác động vào cái ‘gông’ đeo trên cổ con trâu); rồi nghe mấy ông/bà nói những từ địa phương như ‘cái chồ’ (cái gác), ‘cái ảng’ (cái lu to để đựng nước/thóc), ‘ngữ đam’ (kinh của phụ nữ), ‘tôm rằn’ (tôm khô có vỏ sọc ngang), ‘rị’ (kéo)…; rồi nhớ lại câu ‘Bầu ơi, thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn’, rồi chiều nay, ông anh đọc lại câu ‘Đầu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon’…, tôi nghĩ mấy từ/cụm từ như: Hò tắc, hò rì, cái chồ, cái ảng, ngữ đam, tôm rằn, bầu, bí, giàn, nước, sạn, nhà quê, đầu tôm, ruột bầu, vợ, chồng, rị, nấu, chan, húp..., mặc dù sau này có thể bị bác học hóa chút ít trong các câu nói hay viết, nhưng chắc chắc chúng không phải là tiếng Tàu, mà nếu không nhầm, là tiếng của ‘nền văn minh sông Hồng’, và đa số từ, nếu không muốn nói là tất cả, là có trước Thời kỳ Bắc thuộc, trước nền văn minh Trung Hoa cổ đại, thậm chí có thể có từ cả chục ngàn năm trước Công Nguyên!
*Cuối cùng, tại buổi nhậu ‘thịt heo mọi’ này, ông anh có kể một câu chuyện vui:
-Ông ấy hỏi tôi: ‘Mấy ông Hoa Thanh Quế đâu rồi?’.
-‘Hoa Thanh Quế là cái gì?’, tôi không hiểu và hỏi lại.
-‘Hoa Thanh Quế’ là ‘quê Thanh Hóa’.
Vâng, chắc chắn cụm từ ‘nói lái’ này không phải là tiếng Tàu!... Suy rộng ra, cái gì của Ceasar thì hãy trả lại cho Ceasar!
…Và đây cũng là chuyện kể ngày Tết vậy.

Câu chuyện 16: Người Tàu có gì lạ không em?
Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện bằng ‘cái áo 6 triệu đồng’…
Xin nhắc lại rằng, vì có một cuộc sống lưu động - hay đi đây đi đó, tận các hang cùng, ngõ hẻm, nên tôi vốn thích mặc (những) chiếc áo ấm - gọn và nhẹ, trời nóng mặc cũng được, trời lạnh mặc cũng được, chỗ sạch cũng o.k., chỗ dơ cũng không sao, và khi cần thì có thế nhanh tay gấp nó lại và bỏ vô cốp xe chẳng hạn, và loại áo ấm mà thỏa những tiêu chí trên, theo định nghĩa của tôi, được gọi là… ‘đắt tiền’, hi… Cũng vì thế mà nhân tiện đang trên đường đi (năm ngoái), tôi đã ghé qua một gian hàng vệ đường trước Bến xe Miền Đông (QL 13, SG) để mua một cái áo ấm với giá… 50.000đ, nó làm bằng loại vải nhẹ, mềm, đủ dày, mịn và giống như loại vải dùng làm… khăn trải bàn; mà nếu để trong các tủ kính trưng bày (window) sáng trưng ở các cửa hiệu sang trọng, thì giá có thể lên đến 500-600.000đ/cái, nhưng chất lượng không khác với cái áo mà tôi đã...
Khi về quê thì, cách đây khoảng một tuần, có bà nọ khoe tôi một ‘cái áo 6 triệu đồng’ mua ở miền Bắc (HN!). Tôi biết sở dĩ nó đắt tiền vì là hàng ‘sĩ diện’: được bày bán ở các ‘siêu thị quốc tế cao tầng’, có cái ‘mác nước ngoài’, được mấy tay đầu nậu tiếp thị thổi phồng lên là ‘hàng dành cho các quý bà’ (first lady)... Nay tôi đã được tận mắt chứng kiến, vì đã từng làm việc trong hãng gia công chế biến quần áo nữ xuất khẩu, nên tôi cũng thừa biết là nó chả hơn gì cái-áo-ấm-50-ngàn mà tôi đã mua năm ngoái lắm: ‘nó làm bằng loại vải nhẹ, mềm, đủ dày, mịn và giống như như loại vải dùng làm… khăn trải bàn’, ha..ha..ha…

*Tôi có biết chuyện về trồng hoa trong nhà kính (green house) ở Đà Lạt chẳng hạn, và tôi cũng biết là người trồng hoa nếu không làm thế thì có xác suất bị ‘cơ đồ đắm biển sâu’ rất cao. Theo thông tin của một số người đã từng đến tham quan ở Đà Lạt thì người ta đầu từ cỡ 3 tỉ đồng/sào hoa (lan…): lúc mới nghe, tôi hơi bị ngạc nhiên!
Nhưng trước đó, tôi đã được nghe câu chuyện của một người bạn (không thân) của tôi: anh ta có một cái khu chơi lan khoảng 50m2, và treo khoảng năm chục 'chậu'; vì đã từng chứng kiến một chậu lan có 50 khóm (chùm), với giá là 11 triệu đồng (có chậu đến vài chục triệu đồng) nên tôi dễ dàng kiểm chứng là anh đã đầu tư cả tỉ đồng để… chơi hoa - với một mục tiêu duy nhất là ‘sĩ diện’: được người ta đến ‘trầm trồ’!, ô-kê thôi, chơi hoa là một môn thể dục tinh thần, không phản đối!, nhưng có điều là lương hưu của anh ta chỉ có 3 triệu đồng/tháng à!, và đó là chuyện lạ có thật rất phổ biến ở nước ta, híc..híc…
*À, xin kể thêm... Giá hoa cúc khoảng 300-500.000đ/chậu (to), quất khoảng 500.000đ/chậu, hoa mai từ vài triệu đến mười mấy triệu đồng/chậu (không nói đến loại vài chục triệu); bia lon Sài Gòn Xanh khoảng 220.000đ/thùng (nay hầu như người ta không dùng bia Ken nữa, vì ‘giả’ quá nhiều, và bia Sài Gòn cũng có dấu hiệu giả ngày càng tăng); xăng 14.700đ/lít (giá hôm qua, và chuyến này anh chàng Nga tiêu rồi!); áo, quần (giày dép) dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng/cái; dưa hấu loại khá ngon 10.000đ/kg; thịt heo/gà khoảng 130.000đ/ký, giá tương tự cho chả lụa, cà phê bột, heo rừng từ 500-700.000đ/ký (nhưng phải gặp dịp, vì nay chúng gần như bị diệt chủng!)…
Và kể tí về cà phê bột… Trước năm 1975, người ta thường rang cà phê (rang tay) và có bỏ vào một tí mỡ gà (cho có vị béo và đậm đà khi uống); đã nghe cậu tôi - đi Đà Lạt về - kể rằng ở bên áy có quán cà phê tẩm ‘tinh’ phụ nữ vào đó để thu hút đàn ông đến uống cà phê, và quán này rất đắt khách: nó có cái lý của nó! Nay vì cà phê giả tràn lan thị trường, và đặc biệt là sau vụ scandal về cà phê ở Ban Mê được chế biến từ ‘hương liệu Tàu’ (một chất độc hại và có khả năng gây ung thư cao), nên người ta chuyển sang tiêu thụ cà phê ‘rin’ (chế biến tại gia) mà không tẩm bất cứ hương liệu nào, với giá đắt hơn giá cà phê 'đểu' một tí: 150.000đ/kg (so với giá 130.000đ), và loại hàng ngày thường được dùng cho các đại gia, thiếu gia, đặc biệt là dùng trong nhà.
*Về thịt heo, cũng như trên, do bị bất an về thịt heo có chích ‘thuốc Tàu’ (một loại hóa chất độc hại) mà người ta cũng chuyển sang dùng thịt heo mọi nuôi tại gia, có nghĩa là mua giống heo mọi (heo đê/heo dân tộc) sống lang thang ở các bản làng về, bỏ trong vườn (rào kỹ bằng lưới B40 chẳng hạn), nuôi lớn, cho giao phối nội bộ, cho ăn chủ yếu là thức ăn tự nhiên ở trong vườn (dĩ nhiên là có cho ăn thực phẩm nhân tạo/công nghiệp, nhưng ít, vì để tránh có nhiều mỡ, bán không chạy)…; loại heo này khi xuất chuồng thường có trọng lượng trung bình cở 10-20kg (có con đến 40kg), dễ làm thịt (cạo lông, vì lông của heo rừng là ‘lông-3-chân’ (có 3 nhánh/rễ) nên rất khó cạo), da dày cỡ 5mm, tiết canh đảm bảo, đa phần là thịt (rất ít mỡ), thịt mềm, đủ dai, thơm, ngon và ‘ngọt’, giá cũng không đắt hơn heo chợ là mấy: khoảng 100.000đ (so với giá 90.000đ/kg), nhưng người ta được cái yên tâm là không phải ăn heo… Tàu.
À, nhân tiện kể thêm tí là hết phần này... Hôm qua, tôi có ngồi nhậu với một anh chàng Việt lấy vợ Tàu (người gốc Quảng Đông) - anh ta sống ở một xóm Tàu với cả ngàn người Tàu, nhưng anh không biết tiếng Tàu, còn vợ anh thì biết nói, biết viết… Tôi có hỏi ‘thức ăn Tàu có khác gì với thức ăn ở đây không?’, ‘không’, anh ta ngần ngừ một tí rồi nói tiếp ‘có điều người ta không thái thịt mỏng, mà thái thành miếng lớn’, ‘như thịt heo kho Tàu chứ gì?’ (một người trong bàn nhậu hỏi), ‘ừ, đúng rồi’… Vì cũng được quen với một số phụ nữ gốc Tàu trên đường đi (ở miền Tây), nên tôi cũng biết là ông bà của họ qua VN sinh sống đã rất lâu rồi, vì thế mà đã bị ‘đồng hóa’ và trở thành người Việt một cách tự nhiên, nên nhớ lại một câu trong một bài hát của Ngô Thụy Miên: ‘Paris có gì lạ không em?’, mà nếu được hỏi là: Ở VN,
-Người Tàu có gì lạ không em?,
thì tôi sẽ trả lời là ‘không’.

(Xem tiếp phần 8)
---------
Chú dẫn:
1-‘Anh mát-xa mù…’, xem thêm:
http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/12/773-chuyen-anh-mat-xa-mu-va-lich-su-la.html
2-Chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ: ‘Hà Đồ xuất hiện trước năm 2353 TCN, năm mà cổ sử Tàu ghi lại chữ khoa đẩu của dân tộc Việt lần đầu tiên. Chính Khổng An Quốc, cháu 12 đời của Khổng Tử đã ghi lại trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: ‘…thời Lỗ Công Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm thấy Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ khoa đẩu cổ văn do ông cha chúng ta cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả lại cho họ Khổng. Lối chữ khoa đẩu bỏ từ lâu, người đương thời không ai đọc được nữa, phải lấy sách nghe được ở Phục Sinh khảo luận văn nghĩa, định những chỗ đọc được, dùng lối chữ lệ cổ viết sang thẻ tre, nhiều hơn sách của Phục Sinh hai mươi lăm thiên…’ (Khổng Tử: Kinh Thư - Bản dịch của Trần Lê Sáng và Phạm Kỳ Nam - tr. 228-229) (diendan.lyhocdongphuong.org.vn)
3-‘Có những điều giáo sư Ngô Bảo Châu chưa biết’, Hà Văn Thùy, xem thêm:
http://www.tintuchangngayonline.com/2016/01/ha-van-thuy-co-nhung-ieu-giao-su-ngo.html
4-‘Phát hiện thơ cổ thời Bắc Sơn’, TS Nguyễn Thị Thanh, xem thêm:
http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/nguocgoc_p1.htm
5-Thời kỳ Bắc thuộc: từ năm 208 TCN (theo ‘Đại Việt sử ký toàn thư’, hay 179 TCN - theo Tư Mã Thiên) đến năm 938 SCN.

12 nhận xét:

  1. (Facebook)
    Gia Tue Bịnh mà viết nhìu vậy Huynh? Đêm ngoan giấc nè.
    11 giờ trước

    Trả lờiXóa
  2. Thi Ngoc Diep Le (FB)
    Anh LB khỏe ko..?? MT đọc com mới biết anh bệnh... Những ngày cuối năm bình yên, mau khỏe ăn tết anh nhé
    10 giờ trước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn muội, huynh đỡ kha khá rồi, mới viết xong 'câu chuyện 16'... Chuẩn bị đón Tết bên ấy vui nghen!

      Xóa
  3. Thăm anh, chúc anh năm mới vạn sự như ý !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn PH,
      chúc bạn và gia đình năm mới mọi sự an bình!

      Xóa
  4. Lưu comt SMV:

    Đi tìm tứ tuyệt, trời xuân lạnh
    Mờ tỏ khu vườn, quẩn lối đêm
    Em nghiêng nét thắm, làn thu phớt
    Anh bước chân về, ôm dáng em

    Trả lờiXóa
  5. Lưu comt MRC:

    Bài toán cuộc đời, ai đố ai
    Nửa trong thực tại, nửa ưu phiền
    Nửa sa địa ngục, chìm tận đáy
    Nửa tận thiên đường, bay dáng em

    Trả lờiXóa
  6. Chúc anh Lá Bàng đón Tết vui khỏe nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui doa, 'hóc', blog của hóc bị trục trặc, tiếc nhỉ!
      Huynh sẽ qua thăm, bên ấy chuẩn bị Tết vui nhé!

      Xóa
  7. Tết đến rồi , công chúa bé bỏng sang chúc tết để được nhận lì xì nè anh . Chúc anh cùng những người thân đón tết Bính thân VUI VẺ- NHIỀU SK - MAY MẮN .. anh LB nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ui, cám ơn công chúa bé bỏng nhé, huynh chạy lăng quăng suốt ngày,
      tối huynh sẽ qua Paris chúc Tết nhé!, hihi...

      Xóa